1. Doanh nghiệp ngành đồ uống có đường lo có thể bị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt
Đề xuất áp thuế này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng này và sau đó là hàng loạt các ngành hàng, công nghiệp phụ trợ, các chuyên gia kinh tế, y tế, xã hội.
Nhìn toàn cảnh, theo đánh giá sơ bộ, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường và nước giải khát sẽ tác động rất tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành này, ngăn trở đà phục hồi và tăng trưởng của ngành, và nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội trong bối cảnh kinh tế nước ta đang khó khăn, chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ngành nước giải khát có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị, dẫn tới ảnh hưởng với quy mô gấp 6-9 lần, ảnh hưởng đến 9.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và 1 triệu hộ kinh doanh sản phẩm, gây tác động đến hàng chục ngàn lao động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Việc đánh thuế nước giải khát có đường dự kiến sẽ tác động tiêu cực tới sinh kế của 337.000 hộ gia đình trồng mía.
TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết: “Việc đánh thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tại một số nước cho thấy thực tế chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Người tiêu dùng giảm tiêu thụ lượng nước giải khát có đường nhưng lại tìm kiếm các nước giải khát cũng có đường khác như trà hoặc các nước trái cây có đường từ đường phố”.
2. Các quốc gia châu Á chuẩn bị gì để đón đầu “nền kinh tế bạc”?
Một sự chuyển dịch nhân khẩu học thực sự đáng chú ý đang diễn ra trên toàn cầu, với tỷ lệ dân số trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 2015 đến 2015, đạt đến 2,1 tỷ người, theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới…
Theo Nikkei Asia, vào tháng 1/2024, chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế bạc. Các lĩnh vực được kêu gọi đầu tư bao gồm: hỗ trợ đi lại, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, bảo hiểm, y tế, mỹ phẩm và hoạt động giải trí. Ngoài ra, 10 khu công nghiệp dành riêng cho nền kinh tế bạc sẽ được xây dựng trên khắp đất nước.
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, rất nhiều sản phẩm và mặt hàng mới phục vụ người cao tuổi đã được giới thiệu ra thị trường. Ví dụ như tại Nhật hiện khá phổ biến các thiết bị điện thoại di động có âm lượng, màn hình lớn với giao diện đơn giản và tích hợp nhiều ứng dụng giám sát sức khỏe. Ngoài ra, nhiều sản phẩm gia dụng khác, điển hình như máy giặt và lò vi sóng cũng có các tính năng vận hành bằng giọng nói và có kích thước nhỏ, nhẹ hơn để thuận tiện sử dụng.
Chính phủ Thái Lan cũng đã tập trung vào việc xây dựng và mở rộng cơ sở vật chất để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Chính phủ cũng đầu tư mạnh mẽ vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực này. Nhờ đó, Thái Lan đã trở thành một điểm đến nổi tiếng cho du lịch y tế nhờ chi phí phải chăng và dịch vụ chất lượng cao. Nước này cũng đã điều chỉnh các chính sách visa để thu hút người nước ngoài đến nghỉ hưu và đầu tư vào thị trường bất động sản, từ đó kích thích kinh tế. Các gói visa này thường kéo dài và tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi. Loại visa này gọi là “retirement visa”.
3. Taobao miễn phí gửi hàng may mặc từ Trung Quốc ra nước ngoài
Nền tảng bán lẻ hàng đầu Taobao của tập đoàn Alibaba sẽ miễn phí vận chuyển hàng từ Trung Quốc ra nước ngoài đối với những đơn hàng thời trang. Đây sẽ cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các Taobao với các trang trực tuyến bán thời trang nhanh như Temu và Shein.
Chương trình miễn phí shipping sẽ bắt đầu từ ngày 3-8 sắp tới, ban đầu chỉ dành cho người mua hàng ở Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Macao. Taobao nói danh sách miễn phí sẽ mở rộng sang các thị trường châu Á khác vào cuối năm nay. Công ty hiện đang cố gắng thuyết phục nhiều người bán hàng (merchant) tham gia chương trình này.
Các mặt hàng thời trang được miễn phí shipping sẽ được liệt kê trên một trang riêng của Taobao.
Chi phí vận chuyển sẽ được Taobao trợ cấp. Người bán sẽ chỉ phải vận chuyển hàng hóa đến kho của Taobao ở Trung Quốc và bộ phận hậu cần của Alibaba, Cainiao, sẽ đảm nhận hầu hết các bước còn lại. Các món đồ đủ điều kiện được giao hàng miễn phí cũng sẽ có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử quốc tế khác của Alibaba, chẳng hạn như Lazada và AliExpress.
Tuy nhiên, không giống như Temu và Shein, sáng kiến miễn phí vận chuyển có thể sẽ chỉ nhắm đến những người Trung Quốc sống và làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này. Bởi Taobao vẫn là một ứng dụng của Trung Quốc chưa được địa phương hóa cho các thị trường châu Á.
4. Malaysia và Singapore siết chặt quản lý mạng xã hội, trang thương mại điện tử
Malaysia và Singapore đang mở rộng việc giám sát các trang mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin và nền tảng thương mại điện tử, nhằm giảm bớt các vụ lừa đảo trực tuyến và các nội dung tác động không tốt đối với trẻ thành niên.
Ủy ban Truyền thông và đa phương tiện Malaysia (MCMC) có kế hoạch sẽ cấp phép cho các nền tảng có hơn 25% dân số Malaysia sử dụng, tương đương 8 triệu người. Chính phủ sẽ ban hành cơ chế “kill switch” nhằm xóa nội dung được coi là gây tổn hại “nghiêm trọng”. Như vậy, các trang như Facebook, X (Twitter trước đây), TikTok và ứng dụng nhắn tin WhatsApp sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.
Dự kiến được thực hiện vào cuối năm nay, các quy định mới sẽ yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải đăng ký cấp phép và gia hạn giấy phép hàng năm. Nếu không, các nền tảng này sẽ bị xem là bất hợp pháp và bị phạt lên tới 500.000 ringgit (107.000 đô la Mỹ).
Tháng 6-2024, Singapore đã yêu cầu các trang mạng xã hội và thương mại điện tử phải “tích cực phát hiện và chống lại các hoạt động lừa đảo, nội dung độc hại”.
Để đối phó với các trường hợp lừa đảo gia tăng, Bộ Nội vụ Singapore vào tháng trước đã ban hành quy tắc “xác minh danh tính của người bán có rủi ro tiềm ẩn cao” đối với các giao dịch mua bán trên Facebook và trang mua bán đồ cũ Carousell. Hai trang này chiếm hơn 70% tổng số vụ lừa đảo trực tuyến tại Singapore trong năm 2023.
Theo quy định mới, nhà bán hàng phải được các nền tảng xác minh theo các quy định của nhà chức trách nếu muốn quảng cáo hoặc đăng bài về hàng hóa và dịch vụ họ cung cấp. Nếu số vụ lừa đảo không thuyên giảm vào cuối năm 2024, Bộ Nội vụ Singapore sẽ yêu cầu các nền tảng xác minh tất cả mọi người bán hàng.
Các quy định này là một phần của Đạo luật về tác hại hình sự trực tuyến, được Quốc hội Singapore thông qua vào năm ngoái. Đến cuối năm 2024, các trang mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin như Facebook, Instagram, Telegram, WeChat và WhatsApp phải triển khai các biến pháp phòng chống lừa đảo, nội dung độc hại và phải nộp báo cáo thường niên cho nhà chức trách.
Hàn Quốc đã trở thành ‘vương quốc’ cửa hàng tiện lợi toàn cầu, cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến với các influencer mạng xã hội và du khách cùng người dân địa phương đổ xô đến số lượng cửa hàng ngày càng tăng trên khắp đất nước.
Hãy tưởng tượng, bạn cần nhận bưu phẩm, nạp tiền thẻ tàu điện ngầm, ăn trưa và rút tiền mặt. Nếu như ở một số quốc gia, việc này đồng nghĩa với việc phải đi đến bưu điện, nhà ga, nhà hàng và cây ATM. Nhưng tại Hàn Quốc, tất cả có thể thực hiện tại cửa hàng tiện lợi gần nhất. Dĩ nhiên là không cần phải đi quá xa để tìm một cửa hàng tiện lợi. Tại một số địa điểm, thậm chí còn có thể sạc xe máy điện, đổi ngoại tệ và gửi thư quốc tế.
Theo Hiệp hội Ngành công nghiệp cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc, đến cuối năm ngoái, có hơn 55.200 cửa hàng tiện lợi tại quốc gia 52 triệu dân này – tương đương cứ một cửa hàng phục vụ cho khoảng 950 người. Con số này nhiều hơn tổng số chi nhánh McDonald’s trên toàn cầu và nó đưa Hàn Quốc lên vị trí dẫn đầu về mật độ cửa hàng trên đầu người, vượt qua Nhật Bản và Đài Loan, hai nơi cũng nổi tiếng với cửa hàng tiện lợi phong phú và đa năng.
Điều này khác xa với Mỹ, nơi cửa hàng tiện lợi thường gắn liền với trạm xăng hoặc trung tâm mua sắm và hiếm khi xuất hiện ở khu dân cư, một phần do luật quy hoạch. Ở các thành phố lớn của Hàn Quốc như Seoul, cửa hàng tiện lợi có mặt ở mọi góc phố, đôi khi có nhiều cửa hàng từ các công ty cạnh tranh trên cùng một con đường.
6. Cuộc đua “song mã” trên thị trường TMĐT: Chỉ có Shopee và TikTok Shop tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm, 3 sàn còn lại ngậm ngùi đi lùi
Theo “Báo cáo thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu 2024” được nền tảng phân tích dữ liệu thương mại điện tử (TMĐT) Metric công bố mới đây, 5 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop ghi nhận doanh số tổng cộng là 143,9 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng 54,91% so với cùng kỳ năm 2023. 1.533 triệu sản phẩm đã được giao thành công, tăng 65,55%.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ hai sàn TikTok Shop và Shopee. Xét về doanh số so với 6 tháng đầu năm 2023, TikTok Shop và Shopee tăng trưởng lần lượt 150,54% và 65,97%. Còn về sản lượng, con số tăng trưởng lần lượt là 242,15% và 25,67%.
Ở chiều ngược lại, 3 sàn Lazada, Tiki và Sendo chứng kiến cả sản lượng và doanh số đều đi lùi. Về doanh số 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, Lazada, Tiki và Sendo lần lượt tăng trưởng -43,81%, -48,55% và -70,56%. Xét theo sản lượng, những tỷ lệ này lần lượt là -37,12%, -51,37% và -62,74%.
Theo Metric, TikTok Shop và Shopee là 2 nền tảng hiểu biết sâu sắc về thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Đáng chú ý, cả 2 sàn này đều đẩy mạnh các chính sách ưu đãi mua – hủy – trả hàng lấy người tiêu dùng làm trọng tâm, đặc biệt là Shopee.
1. Chuỗi siêu thị Nhật Bản gây tranh cãi vì ‘đo’ nụ cười của nhân viên bằng công nghệ
Ngày 1/7, chuỗi siêu thị AEON cho biết đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống AI để đo lường thái độ nhân viên. Hệ thống đang được sử dụng tại 240 cửa hàng trên khắp Nhật Bản.
Được gọi là “Mr Smile”, ứng dụng này được phát triển bởi công ty công nghệ Nhật Bản InstaVR và được cho là có khả năng đánh giá chính xác thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng.
Hệ thống này đánh giá dựa trên hơn 450 yếu tố bao gồm biểu cảm khuôn mặt, âm lượng giọng nói và giọng điệu chào hỏi; sau đó đưa ra số điểm để khuyến khích nhân viên cải thiện thái độ của mình.
AEON cho biết đã thử nghiệm hệ thống này tại 8 cửa hàng với khoảng 3.400 nhân viên và nhận thấy thái độ phục vụ được cải thiện tới 1,6 lần trong vòng 3 tháng. Công ty cho biết mục tiêu của họ là “chuẩn hóa nụ cười của nhân viên và làm hài lòng khách hàng ở mức tối đa”.
Tuy nhiên, chính sách này làm dấy lên lo ngại về việc liệu hệ thống AI có làm tăng tình trạng quấy rối nơi làm việc, đặc biệt là từ khách hàng hay không – một vấn đề nghiêm trọng ở Nhật Bản.
Một người trả lời cho biết: “Khi những người làm trong ngành dịch vụ bị buộc phải mỉm cười theo một ‘tiêu chuẩn’ nào đó, với tôi, đó giống như một hình thức quấy rối vậy”.
Một người khác nói: “Nụ cười phải là thứ đẹp đẽ, xuất phát từ tấm lòng chứ không phải bị đối xử như một sản phẩm”.
“Mọi người đều khác nhau, và họ cũng thể hiện tình cảm của mình theo cách khác nhau. Sử dụng máy móc để ‘chuẩn hóa’ thái độ của mọi người nghe có vẻ lạnh lùng và ngớ ngẩn”, một người cho biết.
2. OpenAI công bố phiên bản mini của mô hình mạnh mẽ nhất GPT-4o
OpenAI thông báo sẽ ra mắt mô hình AI mới, “GPT-4o mini” dựa trên mô hình mạnh nhất hiện tại của họ – GPT-4o. Công ty sẽ cung cấp GPT-4o mini với mức giá rẻ hơn 60% so với GPT-3.5 Turbo nhằm cho phép người dùng có nhiều lựa chọn hơn.
OpenAI gọi phiên bản mới này là “mô hình nhỏ có khả năng hoạt động và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay”. Công ty có kế hoạch sẽ sớm tích hợp thêm tính năng phân tích hình ảnh, video và âm thanh vào mô hình này.
Trên thang điểm đánh giá, GPT-4o mini vượt qua GPT-3.5 Turbo và nhiều mô hình đối thủ khác trên cả trí thông minh văn bản và lý luận đa phương thức.
OpenAI cho biết trong quá trình đào tạo, họ đã lọc ra những thông tin họ không muốn mô hình của mình học hỏi chẳng hạn như lời nói căm thù, nội dung người lớn,… Bên cạnh đó, họ cũng điều chỉnh hành vi của mô hình bằng cách sử dụng các kỹ thuật như học tăng cường với phản hồi của con người (RLHF) để cải thiện độ chính xác và độ tin cậy của các phản hồi của mô hình.
3. Apple, Google, Microsoft, Amazon, NVIDIA mạnh tay bơm hàng tỷ đô vào ASEAN trong năm 2024
5 gã khổng lồ công nghệ Apple, Google, Microsoft, Amazon, NVIDIA đã và đang tăng cường đầu tư vào Đông Nam Á. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt và những thách thức mới tới từ Chính phủ Ấn Độ, các giám đốc điều hành thậm chí đã trực tiếp đi khảo sát các nước trong khu vực…
Apple công bố khoản đầu tư 250 triệu USD vào Singapore để mở rộng hoạt động và phát triển những hoạt động mới, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Việt Nam và Indonesia cũng là điểm đến của Giám đốc điều hành Apple khi tới khảo sát Đông Nam Á. Trong chuyến thăm Việt Nam, CEO Apple đã giao lưu với các nhà phát triển, người dùng và quan chức chính phủ địa phương. Apple đã chính thức ra mắt Apple Store trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam và trung tâm bán lẻ đầu tiên tại Malaysia trong năm nay.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella đầu năm nay thông báo công ty sẽ đầu tư vào ba quốc gia Nam Á là Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Ngoài ra, tháng 4 năm nay, Microsoft tuyên bố sẽ giúp trang bị kỹ năng AI cho 2,5 triệu người ở các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam vào năm 2025.
Tháng 5 năm nay, Google đã cam kết đầu tư 2 tỷ USD để thành lập trung tâm dữ liệu và khu vực đám mây đầu tiên tại Malaysia để không chỉ nâng cao các dịch vụ Google Search và Google Maps mà còn góp phần cải thiện năng lực công nghệ của Malaysia. Thông báo của Google được đưa ra vài tuần sau khi Microsoft cho biết họ sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD để phát triển trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây ở Malaysia.
Amazon Web Services (AWS) đang đầu tư 8,88 tỷ USD để mở rộng cơ sở hạ tầng đám mây tại Singapore. Khoản đầu tư này sẽ nhằm tài trợ cho việc xây dựng, vận hành và bảo trì trung tâm dữ liệu của công ty đến năm 2028. AWS cũng đã hợp tác với chính phủ Singapore triển khai chương trình đào tạo AI với mục tiêu đào tạo 5.000 cá nhân hàng năm trong ba năm tới.
NVIDIA vừa công bố kế hoạch đầu tư 200 triệu USD để thành lập một trung tâm AI tại Indonesia, đánh dấu nỗ lực mở rộng sang khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, NVIDIA cũng hợp tác với Singtel, một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất Singapore và châu Á để mang công nghệ AI đến các trung tâm dữ liệu khắp Đông Nam Á. Cuối tháng 4 vừa qua, Tập đoàn FPT và NVIDIA đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện nhằm cùng nhau nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp dịch vụ, giải pháp cho khách hàng Việt Nam và trên toàn cầu.
4. Các công ty công nghệ Hồng Kông hướng đến Việt Nam để thuê ngoài gia công
Các doanh nhân công nghệ Hồng Kông cho biết lực lượng người trẻ am hiểu công nghệ đang khiến Đông Nam Á trở thành điểm đến lý tưởng đối với các doanh nghiệp công nghệ Hồng Kông đang muốn thuê ngoài và mở rộng hoạt động, trong đó Việt Nam là một trong những thị trường hàng đầu.
Một phái đoàn bao gồm các quan chức cấp cao của chính phủ Đặc khu hành chính, các giám đốc điều hành doanh nghiệp hàng đầu Hồng Kông được cho là sẽ tới Lào, Campuchia và Việt Nam vào cuối tuần này.
Duncan Chiu, một nhà đầu tư kỳ cựu được coi là nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ của Hồng Kông cho biết Việt Nam và Thái Lan hiện được các công ty Hồng Kông đánh giá cao nhất trong số các nước cùng khu vực, nguyên nhân là vì hai quốc gia có nhiều người trẻ chuyên môn cao về công nghệ cùng kỹ năng tiếng Anh tốt. Ông cho biết gia công phần mềm tại ASEAN có thể là lựa chọn hiệu quả về mặt chi phí cho ngành công nghệ thông tin của Hồng Kông, nơi đang thiếu hụt lực lượng lao động trầm trọng và việc thuê lao động Đông Nam Á có thể giúp các doanh nghiệp trong ngành khai thác thị trường Đông Nam Á hiệu quả hơn.
Kể từ năm 2019, Việt Nam đã thu hút nhiều công ty công nghệ quốc tế muốn thuê ngoài gia công. Thậm chí một số trang tin quốc tế từng mệnh danh Việt Nam là “Thung lũng Silicon của Đông Nam Á”.
Nhà sáng lập Day8, Daniel Rejzner, nhận ra rằng 42% thành phần của cây trồng là lá, chứa rubisco, một loại protein giàu dinh dưỡng. Rubisco không gây dị ứng, là lựa chọn an toàn hơn so với đạm động vật. Day8 chọn lá chuối làm nguyên liệu chính để chiết xuất rubisco vì lá chuối dễ thu gom và chứa hàm lượng rubisco cao. Mỗi năm, hàng triệu cây chuối bị chặt bỏ sau khi thu hoạch quả, và cứ 500 kg lá chuối có thể chiết xuất khoảng 10 kg rubisco, mang lại giá trị tiềm năng khoảng 7 tỷ USD mỗi năm.
Quá trình chiết xuất rubisco từ lá chuối khá phức tạp. Lá chuối cần được thu thập tươi và nghiền nhỏ để phá vỡ các tế bào thực vật, giữ enzyme hoạt động trong môi trường nước. Sau đó, cần tách chất diệp lục để sản phẩm trở về dạng không màu, không mùi vị và có thể đưa vào thực phẩm. Thách thức lớn nhất là không sử dụng hóa chất trong quá trình chiết xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Day8 đã nhận được sự quan tâm từ khoảng 30 công ty thực phẩm và một tập đoàn lớn đã ký biên bản ghi nhớ để sử dụng sản phẩm. Công ty cũng đang tìm kiếm đối tác từ các trang trại trồng chuối trên thế giới, với tiềm năng mang lại giá trị 150 triệu USD mỗi năm cho Việt Nam. Ngoài lá chuối, các loại lá khác như lá mía, lá ngô và bèo tấm cũng có thể khai thác đạm, giảm lãng phí và tăng thu nhập cho nông dân.
Từ góc độ môi trường, việc khai thác rubisco từ lá cây giúp giảm việc khai thác đất tự nhiên và phá rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.
2. ESG là yếu tố then chốt đẩy giá trị thương vụ M&A
Khảo sát của Deloitte cho thấy trong các thương vụ M&A, những bên bán có câu chuyện về ESG rõ ràng sẽ có cơ hội thu về giá trị giao dịch cao hơn gấp 6 lần. Báo cáo mới của Deloitte châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của các công ty trong khu vực về việc đánh giá lại danh mục đầu tư để cân đối giữa đầu tư và thoái vốn. Khảo sát 250 lãnh đạo công ty với doanh thu trên 1 tỷ USD tại châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Đông Nam Á, cho thấy 5 yếu tố chính thúc đẩy việc này: căng thẳng địa chính trị, quy định về hiệu quả sử dụng vốn, áp lực từ nhà đầu tư chủ động, yêu cầu ESG và sự gia tăng của các quỹ đầu tư tư nhân.
Kết quả khảo sát cho thấy quản lý danh mục đầu tư chủ động đang trở thành yếu tố then chốt giúp các nhà lãnh đạo và Hội đồng quản trị (HĐQT) ứng phó với tác động bên ngoài. Báo cáo khuyến nghị một “tư duy quản lý danh mục đầu tư chủ động” để tận dụng các cơ hội tăng trưởng và lợi ích hợp tác ngay khi chúng phát sinh.
Deloitte khuyến nghị doanh nghiệp áp dụng tư duy “luôn sẵn sàng” trong đánh giá danh mục đầu tư, tích hợp ESG thành yếu tố trọng tâm, tối đa hóa giá trị tài sản không phù hợp và cân nhắc tác động, cơ hội về thuế trong tái cơ cấu danh mục đầu tư. Theo ông Muralidhar M.S.K. của Deloitte Đông Nam Á, quản lý danh mục đầu tư chủ động là chiến lược giá trị giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp lý và nhà đầu tư, tối đa hóa giá trị cho cổ đông và đạt mục tiêu chiến lược.
3. Liên hợp quốc không ủng hộ doanh nghiệp dựa vào tín chỉ carbon để đạt mục tiêu khí hậu
Liên hợp quốc phản đối việc các doanh nghiệp sử dụng tín chỉ carbon tự nguyện để bù đắp dấu ấn carbon, theo một văn kiện dự thảo chính sách từ nhóm đặc trách hành động khí hậu của Tổng Thư ký LHQ António Guterres. Lập trường này đối lập với chiến lược hiện tại của các tập đoàn lớn trong ngành công nghệ và dầu khí, vốn dựa vào tín chỉ carbon để đạt các mục tiêu khí hậu. LHQ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp kiểm soát lượng phát thải thay vì phụ thuộc vào thị trường tín chỉ carbon tự nguyện không được chính phủ quản lý.
Tín chỉ carbon, khi được thương mại hóa, thường tài trợ cho các dự án cắt giảm hoặc loại bỏ carbon như bảo vệ rừng nhiệt đới hoặc lưu trữ carbon dưới lòng đất. Tuy nhiên, nhiều dự án bị chỉ trích vì không thể kiểm chứng hoặc không duy trì lượng carbon giảm được. Một số tập đoàn như Chevron, ExxonMobil, Microsoft và Apple coi tín chỉ carbon là phần quan trọng trong kế hoạch khí hậu của họ. Các ngành công nghiệp phát thải nhiều như thép và xi măng cũng dựa vào tín chỉ carbon để đạt mục tiêu Net-Zero.
Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã kêu gọi doanh nghiệp tập trung giảm khí thải thay vì sử dụng tín chỉ carbon không minh bạch. Báo cáo của Cơ quan Môi trường LHQ (UNEP) và Hội đồng Khoa học quốc tế (ISC) cảnh báo rằng thiếu quy định trên thị trường carbon tự nguyện làm gia tăng rủi ro gian lận, ảnh hưởng niềm tin và đầu tư vào các giải pháp khử carbon dựa vào thiên nhiên. Báo cáo này nhấn mạnh rằng tín chỉ carbon chỉ nên là giải pháp cuối cùng sau khi doanh nghiệp đã cố gắng giảm hoặc tránh thải carbon nhưng không đạt kết quả mong muốn.
1. Bất ngờ: Campuchia nhập khẩu sầu riêng Việt Nam tăng gấp 230 lần
Trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 1,32 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với 1,22 tỷ USD, tăng gần 46%. Đáng chú ý, Thái Lan là nước nhập khẩu sầu riêng Việt Nam nhiều thứ hai, chi 47 triệu USD, tăng 90,5%. Người Thái nhập sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam để tái xuất và chế biến bánh kẹo. Đáng ngạc nhiên nhất là Campuchia, với kim ngạch nhập khẩu đạt gần 1,7 triệu USD, tăng 230 lần so với năm trước, xếp thứ 9 trong danh sách các thị trường nhập khẩu sầu riêng Việt Nam, vượt qua Hàn Quốc (1,4 triệu USD) và chỉ dưới Nhật Bản (2,7 triệu USD).
Ngược lại, xuất khẩu sầu riêng sang Mỹ giảm 43%, đạt 7,8 triệu USD, và sang Đài Loan giảm 0,8%, đạt 11,5 triệu USD. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), cho biết người Thái nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam chủ yếu để tái xuất sang các nước khác và phục vụ chế biến sản phẩm bánh kẹo. Nếu Việt Nam sớm ký được nghị định thư xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho ngành hàng này. Điều này được cả nông dân và doanh nghiệp mong đợi để mở rộng thị trường và tăng cường giá trị xuất khẩu.
Giá sầu riêng Musang King giảm sâu, khiến nhiều nhà vườn đã chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác hoặc giống khác
Khoảng 1 tuần gần đây, nhiều vựa thu mua sầu riêng thông báo giá thu mua sầu riêng Musang King (được mệnh danh sầu riêng “vua”) thấp hơn sầu riêng Monthong (Dona) đã gây sốc cho nhiều nhà vườn.
Anh Nguyễn Chi (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) cho hay đang trồng thêm 3 ha sầu riêng nhưng chỉ chọn giống Ri 6 và Dona chứ không dám trồng sầu riêng Musang King. Theo anh Chi, trước đây nhiều nhà vườn đua nhau trồng sầu riêng Musang King vì thấy giá bán cao gấp 2 – 3 lần sầu riêng thường.
“Thế nhưng, sau 4 – 5 năm, giống này cho thu hoạch với năng suất thấp, chỉ bằng 50% so với giống Dona, quả nhỏ (chỉ 1,5 – 2 kg/quả), giá bán không cao hơn sầu riêng Dona nên một số hộ đã chặt bỏ” – anh Chi chia sẻ.
Một nhà vườn đang trồng 1 ha sầu riêng Musang King và Black Thorn cho hay do đang mùa mưa, cơm sầu riêng Musang King bị nhão và sượng nước nên thương lái không mua, ngay cả khi giá dưới 50.000 đồng/kg. “Chỉ những vườn được kỹ thuật viên quản lý chặt, phủ bạt vào gốc để chặn mưa hoặc đợi trời nắng thì họ mới dám mua. Điều này khiến chi phí trồng sầu riêng Musang King cao hơn Ri 6 và Dona khoảng 50%” – chủ vườn này chia sẻ.
Theo Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ, Việt Nam chủ yếu trồng các giống sầu riêng Dona, Ri 6, Chín Hóa (gần 90%), còn lại là các giống khác. Còn sầu riêng Musang King và Black Thorn, đơn vị này chưa khuyến cáo trồng.
3. Sản xuất nông nghiệp không theo quy hoạch: Thiệt đơn, thiệt kép – Bài 1: Đổ xô trồng cây “bạc tỷ
Trong thời gian gần đây, tại tỉnh Bình Phước và các khu vực khác, việc chuyển đổi từ các cây trồng truyền thống như hồ tiêu, cà phê, điều và cao su sang trồng sầu riêng đang trở thành xu hướng do thu nhập hấp dẫn từ loại cây này. Nhiều nông dân, như ông Nguyễn Tuấn Thinh ở huyện Bù Gia Mập, đã phá bỏ diện tích hồ tiêu để trồng sầu riêng, kỳ vọng thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, sầu riêng yêu cầu điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, không nên trồng ở các vùng đất nhiễm phèn, mặn. Dù có khuyến cáo từ ngành nông nghiệp, nhiều nông dân vẫn tự phát trồng sầu riêng ở những vùng không thích hợp, dẫn đến hậu quả như cây chết và mất mùa.
Sự phát triển nhanh chóng của diện tích sầu riêng tại Bình Phước, từ 4.802ha năm 2022 lên hơn 6.000ha, phản ánh xu hướng này. Tại các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Nông và Đắk Lắk, diện tích sầu riêng cũng tăng mạnh. Đắk Lắk hiện dẫn đầu cả nước với 32.785ha, nhờ vào việc Trung Quốc cấp phép 68 mã vùng trồng sầu riêng cho tỉnh này.
Tuy nhiên, việc trồng sầu riêng tự phát đã gây ra nhiều hệ lụy. Ông Nguyễn Văn Tùng ở Tiền Giang đã phá bỏ 5 công khóm để trồng sầu riêng nhưng thất bại do đất nhiễm phèn, dẫn đến cây chết dần và thiệt hại tài chính lớn. Tình trạng này phản ánh tâm lý chọn cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không tuân thủ quy hoạch và cảnh báo từ cơ quan chuyên môn.
Các chuyên gia nông nghiệp cảnh báo rằng việc mở rộng diện tích sầu riêng một cách vội vã có thể dẫn đến nhiều rủi ro trong tương lai, đặc biệt là khi xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đòi hỏi tuân thủ nhiều yêu cầu kỹ thuật về chất lượng. Nhiều nông dân và hợp tác xã sản xuất theo kiểu truyền thống, chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng và quy trình sản xuất, dẫn đến sản phẩm không đồng nhất và khó tiếp cận thị trường.
Loài trăn thường được nuôi lấy da để dùng trong thời trang. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học và người nuôi trăn đang cho rằng thịt của chúng cũng có giá trị, có thể thay thế nhiều loại thịt truyền thống.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature cho biết, trăn có tỷ lệ chuyển đổi từ thức ăn thành thịt hiệu quả hơn bò hay gia cầm, thậm chí cả châu chấu. Ngoài ra, chúng cũng sinh sản nhanh, khi trăn cái đẻ từ 50 đến 100 trứng mỗi năm.
Patrick Aust – Giám đốc Viện Bò sát ứng dụng Châu Phi: “Chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng mà không cần thức ăn, không cần uống, mà thể trạng không hề suy suyển.”
Thịt trăn có kết cấu giống thịt gà, ít chất béo bão hòa. Từ lâu, loại thịt này đã xuất hiện trên bàn ăn của một số quốc gia Đông Nam Á, nhưng chưa thu hút được sự quan tâm rộng rãi của quốc tế.
Nhu cầu về thịt đang tăng lên trên toàn cầu, bất chấp lượng khí thải carbon liên quan đến chăn nuôi truyền thống. Trong khi chế độ ăn dựa trên thực vật thường được quảng cáo là giải pháp thay thế tốt nhất thì một số người cho rằng loài bò sát cũng là một lựa chọn tốt.
5. Thiếu nguyên liệu có xuất xứ thuần túy, doanh nghiệp cá ngừ lo mất thị trường xuất khẩu
Nghị định 37 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 26 ngày 8/3/2019 về Luật Thủy sản, đã gây ra sự sụt giảm nguồn cung cá ngừ vằn trong nước. Nghị định này quy định kích cỡ tối thiểu cho phép khai thác cá ngừ vằn là 0,5m, tương đương trọng lượng 5-7kg. Điều này dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu có xuất xứ thuần túy để sản xuất.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ trong tháng 6 vẫn duy trì sự tăng trưởng, đạt hơn 85 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt gần 472 triệu USD, tăng 23%. Các thị trường chính như Mỹ, EU, và Israel đều ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt, xuất khẩu sang Nga cũng tăng mạnh mẽ, giúp Nga trở thành một trong năm thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam.
Ngược lại, xuất khẩu cá ngừ sang các nước trong Hiệp định CPTPP lại giảm trong tháng 6, chỉ đạt gần 9 triệu USD, giảm 12%. VASEP nhận định rằng nhu cầu nhập khẩu cá ngừ đang
Quy định về bảo tồn của Liên minh châu Âu (EU) không áp dụng kích thước tối thiểu cho cá ngừ vằn mà chỉ áp dụng cho một số loài nhạy cảm. EU sử dụng biện pháp hạn ngạch và thời gian cấm biển để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điều này đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam khi các tàu cá nước ngoài vẫn có thể đánh bắt và được cấp chứng nhận thủy sản khai thác cá ngừ vằn dưới 1,5kg.
VASEP cảnh báo rằng nếu Việt Nam không nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc và khó khăn này, các doanh nghiệp sẽ mất thị trường xuất khẩu
Ngày 23-7, Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin chi tiết về giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả chủ lực đến các thị trường 6 tháng đầu năm.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, sầu riêng tiếp tục duy trì vị trí số 1 về giá trị xuất khẩu với 1,323 tỉ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Thanh long là mặt hàng xếp thứ 2 với 292 triệu USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc dù giảm giá trị nhập khẩu đến 26% (do đã có nguồn cung nội địa khá lớn để thay thế dần hàng nhập khẩu) nhưng vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu thanh long lớn nhất với giá trị 203 triệu USD, chiếm 68% thị phần.
Tín hiệu vui là hầu hết thị trường nhập khẩu thanh long ngoài Trung Quốc đều có giá trị tăng như: Ấn Độ 21 triệu USD, tăng 35%; Mỹ 18 triệu USD, tăng 90%; Hàn Quốc 10 triệu USD, tăng 36%; UAE 7,8 triệu USD, tăng 60%…
Đáng chú ý, với quả vải, xuất khẩu cũng giảm mạnh do mất mùa, thiếu sản lượng. Trong nửa năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 23,6 triệu USD quả vải, giảm đến 46% so với cùng kỳ năm nước.
Cập nhật đến tháng 7, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 3,8 tỉ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
7. Sầu riêng chín rụng tự nhiên của Malaysia thu hút khách
Sầu riêng chín rụng tự nhiên của Malaysia đang được nông dân quảng bá như một ưu thế cạnh tranh so với sản phẩm của Việt Nam và Thái Lan. Nông dân như ông Han Sing Keng từ Kulai, Johor, thu hoạch sầu riêng khi chúng rụng tự nhiên xuống lưới, giữ nguyên hương vị ngọt béo và mùi thơm nồng. Tuy nhiên, thời tiết thất thường đã ảnh hưởng đến năng suất sản xuất, đặc biệt là trong năm nay khi cây sầu riêng cần nắng nóng để cho trái tốt. Cả Han và Walter Chew, người bán sầu riêng tại Johor Baru, đều đối mặt với thách thức trong việc thu hoạch và phân phối số lượng lớn trái sầu riêng chín rụng tự nhiên.
8. Malaysia sẽ tranh giành với Việt Nam và Thái Lan thị phần sầu riêng ở Trung Quốc như thế nào?
Malaysia đang tập trung vào giống sầu riêng Black Thorn, được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và có giá cao hơn các loại sầu riêng khác. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sầu riêng Malaysia phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao của Trung Quốc và thách thức từ biến đổi khí hậu.
Malaysia đã xuất khẩu sầu riêng tách múi đông lạnh sang Trung Quốc từ năm 2011 và sầu riêng nguyên trái đông lạnh từ tháng 5-2019. Ngày 19-6-2024, Malaysia chính thức được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, cạnh tranh với Thái Lan và Việt Nam. Các chuyên gia Malaysia nhận thấy sự ưa chuộng của người tiêu dùng Trung Quốc đối với giống Black Thorn, khiến nông dân và nhà xuất khẩu phải chuyển sang trồng giống này dù mất 5-10 năm để có trái.
Chuyên gia tư vấn Lim Chin Kee cho biết Black Thorn có vị ngọt hơn Musang King và đang chiếm 1% tổng sản lượng sầu riêng Malaysia. Nông dân Malaysia dự kiến sẽ trồng nhiều Black Thorn hơn vì giá cao. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sầu riêng. Tommy Chong lưu ý rằng sầu riêng bị “cháy đầu” hay thối trái sẽ không được chấp nhận ở Trung Quốc, làm tổn hại danh tiếng của Malaysia.
Malaysia đặt mục tiêu tăng tổng doanh thu sầu riêng lên 238,4 tỷ ringgit vào năm 2033, với xuất khẩu là trọng tâm. Sản lượng sầu riêng dự kiến sẽ tăng lên hơn 505.000 tấn vào năm 2025. Tuy nhiên, Malaysia vẫn phải cạnh tranh mạnh mẽ với Thái Lan và Việt Nam, hai nước hiện đang chiếm phần lớn thị trường sầu riêng Trung Quốc.
Thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức khởi động tour đi bộ miễn phí mang tên “Ho Chi Minh City Free Walking Tour”, bắt đầu hoạt động từ ngày 22/7/2024. Tour diễn ra hàng ngày từ 9h30 sáng đến 13h00 và dành cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế muốn khám phá thành phố bằng cách đi bộ.
Khách tham gia sẽ được đón tại điểm khởi hành ở số 3-5 đường Nguyễn Huệ, Quận 1, và làm thủ tục tại Bưu điện Thành phố. Tuyến tour đi bộ sẽ bao gồm các địa điểm nổi tiếng như phố đi bộ Nguyễn Huệ, trụ sở UBND TP.HCM, Nhà hát Thành phố, Bưu điện Trung tâm, và một số địa điểm lịch sử.
Tour do các hướng dẫn viên du lịch có giấy phép điều hành, cung cấp thông tin và hiểu biết về lịch sử, văn hóa và các điểm đến của thành phố. Tham gia tour hoàn toàn miễn phí, nhằm quảng bá các điểm đến của thành phố và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du khách.
Tour là một phần trong nỗ lực của TP.HCM nhằm thúc đẩy du lịch và mang đến cho du khách cách khám phá thành phố độc đáo bằng cách đi bộ. Dự kiến sẽ thu hút cả du khách trong nước và quốc tế, cung cấp một cách tiện lợi và hiệu quả về chi phí để khám phá các công trình nổi tiếng và những điểm ẩn mình của thành phố.
2. Thị trường bánh trung thu tại TP.HCM bắt đầu khởi động
Thị trường bánh trung thu tại TP.HCM đã bắt đầu khởi động sớm hơn 2 tháng so với mùa trung thu năm nay. Nhiều tuyến đường như Quang Trung (Gò Vấp), Quốc lộ 13, Đỗ Quang Hợp (TP.Thủ Đức) đã dựng các quầy bán bánh trung thu của các thương hiệu như Kinh Đô, Như Lan, Đại Phát.
Chị Hương, chủ một ki-ốt bánh trung thu trên đường Quang Trung chia sẻ, từ ngày 7-7 dương lịch (đầu tháng 6 âm lịch) chị đã bắt đầu dựng rạp và trưng bày bánh trung thu để bán. Năm nay, bánh trung thu có nhiều đổi mới về mẫu mã và nhân, như nhân sầu riêng, đậu, dừa, cà phê.
Tuy nhiên, do chưa vào mùa cao điểm nên nhu cầu thưởng thức và biếu tặng còn thấp. Chủ yếu vẫn là khách hàng mua lẻ vài cái để thưởng thức sớm. Ở phân khúc phân phối B2B (phân phối sỉ tới doanh nghiệp, cơ quan), nhu cầu đặt hàng, xem bảng giá đã rục rịch từ đầu tháng 6 âm lịch.
Giám đốc Công ty TNHH Enjoy Online, anh Nguyễn Văn Hệ nhận định, mùa trung thu năm nay đến sớm hơn so với cùng kỳ. Các dòng bánh trung thu như Kinh Đô, Như Lan, Đại Phát đã sẵn sàng cho mùa Trung Thu tới. Về giá bán, không có quá nhiều biến động, chỉ tăng nhẹ từ 1.000 – 2.000 đồng/cái so với năm ngoái, trừ một số loại tăng 4.000 đồng/cái do có nhân bánh mới. Anh Hệ kỳ vọng mùa trung thu năm nay sẽ có dấu hiệu tích cực hơn so với cùng kỳ.
Halofai, một startup nổi tiếng trong nông nghiệp, đã giành nhiều giải thưởng khởi nghiệp và phát triển mô hình nông nghiệp mặn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Công ty đã phủ xanh các vùng đất mặn tại Cà Mau và Đồng bằng sông Cửu Long, tạo sinh kế cho người dân.
Khi bắt đầu, Halofai gặp khó khăn do thiếu tài liệu trong nước về nông nghiệp mặn. CEO Lâm Quốc Nhựt đã tìm hiểu tài liệu nước ngoài và tham vấn các chuyên gia để xác định 8 loại cây chịu mặn, trong đó có cây ô rô, quao và sơ ri, làm nguyên liệu sản xuất. Công ty hợp tác với nông dân tại Cà Mau để xây dựng vùng nguyên liệu gần 20 ha.
Halofai đã phải phát triển máy móc và công thức chế biến mới. Sau 2 năm, công ty ra mắt sản phẩm từ cây chịu mặn, gồm muối thực vật, trà ô rô, viên uống thải độc gan từ ô rô và nước uống sơ ri vào tháng 10-2023.
Nhựt tự tin rằng mô hình nông nghiệp mặn sẽ là nền tảng vững chắc cho Halofai phát triển. Trong bối cảnh hạn mặn khốc liệt, mô hình này giúp bảo đảm sinh kế và phát triển kinh tế – xã hội. Halofai đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về kinh tế nước mặn tuần hoàn bền vững và thuộc top 20 công ty nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu trên thế giới.
1. Vì đâu vốn thực rót cho các startup qua Shark Tank thấp
Trong ba mùa gần đây của Shark Tank Việt Nam, chỉ có 4-5 startup thực sự nhận được giải ngân từ các nhà đầu tư. Tỷ lệ giải ngân này chỉ chiếm khoảng 10-16% trong tổng số startup tham gia chương trình. Dù số lượng cam kết đầu tư trên sóng truyền hình là khá cao, thực tế lại chỉ ra rằng việc các startup nhận được tiền từ các “cá mập” sau quá trình thẩm định là rất hạn chế. Điều này dấy lên nhiều câu hỏi về tính hiệu quả và tính cam kết thực sự của các nhà đầu tư trong chương trình.
Một số startup nổi bật đã thành công nhận được vốn đầu tư trong các mùa gần đây. Bánh Mì Xin Chào nhận 500.000 USD từ Shark Bình là một trong những thương vụ đáng chú ý. Huepress, một startup công nghệ ánh sáng số, cũng đã nhận được 100.000 USD từ Shark Tuệ Lâm. Ngoài ra, startup phần mềm quản lý bán hàng Sổ Bán Hàng đã hoàn tất thỏa thuận và nhận vốn từ Shark Erik. Thương hiệu máy chiếu mini Beecube và startup vải công nghệ cao ADT Hitek cũng đã đạt được các điều kiện cần thiết và nhận được đầu tư từ Shark Minh Beta.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng thực sự giải ngân cho các startup. Shark Hưng, dù đã ngồi “ghế nóng” suốt 6 mùa liên tiếp, nhưng trong 3 mùa gần đây vẫn chưa một lần “xuống tiền”. Một số thương vụ của Shark Hưng vẫn đang trong quá trình thẩm định cuối cùng mà chưa có quyết định giải ngân cụ thể. Shark Thái Vân Linh cũng là một trong những nhà đầu tư nổi bật của chương trình nhưng chưa một lần giải ngân vốn cho các startup trong 4 mùa tham gia.
Lý do phổ biến khiến các startup không nhận được tiền đầu tư sau khi đã nhận được cam kết trên sóng truyền hình là do không chứng minh được các cam kết hoặc số liệu đã đưa ra. Các Shark từng chia sẻ rằng, khi đi sâu vào thẩm định, nhiều startup không thể đáp ứng được các tiêu chí ban đầu. Thậm chí, có những startup đã phải từ chối nhận đầu tư do thay đổi định hướng doanh nghiệp sau chương trình.
Dù có nhiều cam kết trên sóng truyền hình, tỷ lệ thực tế startup nhận được vốn đầu tư vẫn rất thấp. Điều này đòi hỏi các startup cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và minh bạch hơn trong việc thẩm định, để tăng khả năng nhận được đầu tư từ các nhà đầu tư trong chương trình.
2. Tài chính xanh thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo hướng bền vững
Tại Việt Nam, tài chính xanh đã được xác định là hướng đi cần thiết trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040 để xây dựng khả năng chống chịu và khử carbon, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính cần huy động thêm 144 tỷ USD từ 2021-2050 nhằm hiện thực hóa cam kết này. Điều này đòi hỏi các cơ chế, chính sách và giải pháp huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính xanh, và khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực xanh.
Các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Các sản phẩm tín dụng xanh đang ngày càng đa dạng hóa để hỗ trợ các dự án và sáng kiến có tác động tích cực đến môi trường. Từ năm 2017 đến 2023, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng cho các lĩnh vực xanh đã tăng trưởng bình quân hơn 22% mỗi năm. Đến ngày 31/03/2024, có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ gần 637 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Dù đã đạt được một số kết quả quan trọng, tài chính xanh cần được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là sự đột phá trong việc triển khai. Hiện tại, tín dụng xanh chỉ chiếm chưa đến 5% tổng vốn tín dụng cho nền kinh tế, và trái phiếu xanh mới đạt hơn 1,16 tỷ USD, một con số khá khiêm tốn so với nhu cầu vốn khoảng 20 tỷ USD mỗi năm để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh.
Các ngân hàng nước ngoài như HSBC, UOB, Standard Chartered đã dành ngân sách lớn để hỗ trợ các dự án xanh của doanh nghiệp. Tương tự, các ngân hàng thương mại trong nước cũng đang chuyển động mạnh mẽ sang hoạt động cấp tín dụng xanh cho doanh nghiệp. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã cho vay các dự án xanh từ rất sớm, với dư nợ tín dụng xanh đạt trên 74.000 tỷ đồng, chiếm gần 4,2% tổng dư nợ của BIDV và 12% tổng dư nợ tín dụng xanh toàn nền kinh tế.
3. Gã khổng lồ bột mì Nhật Bản Nippn đầu tư vào Việt Nam
Nippn đã thông báo vào ngày 23/7 rằng họ sẽ xây dựng một nhà máy tại Việt Nam để cung cấp nguyên liệu khô cho các nhà sản xuất thực phẩm địa phương. Nhà máy này, đặt gần Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ sản xuất premix dùng cho bột chiên và bánh nướng, với công suất khoảng 4.300 tấn mỗi năm khi hoàn thành vào năm 2027.
Việt Nam là quốc gia thứ ba ở Đông Nam Á mà Nippn đang thâm nhập sau Thái Lan và Indonesia. Hoạt động kinh doanh thực phẩm của Nippn bao gồm xay bột, thực phẩm chế biến và hàng đông lạnh, với tài sản tại Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia. Trong năm tài chính 2022/23, Nippn đạt doanh thu ròng 321,32 tỷ Yên (2,33 tỷ USD), thu nhập hoạt động 11,28 tỷ Yên và thu nhập ròng 9,33 tỷ Yên.
1. Cước tàu biển tăng, Bộ Công thương khuyến nghị 6 cách ứng phó
Bộ Công thương đã khuyến nghị 6 giải pháp để ứng phó với cước tàu biển tăng mạnh.
Thứ nhất là các hiệp hội ngành hàng, logistics, chủ tàu, đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vận chuyển, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu, giảm thiểu tối đa tác động của giá cước, phụ phí trong giai đoạn thị trường quốc tế nhiều diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay.
Thứ hai, phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế: Bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế, trong đó có tuyến đường vận tải đa phương kết hợp, đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang châu Âu.
Thứ 3 là tăng cường tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này.
Thứ 4, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hóa tồn đọng tại các cảng, góp phần thúc đẩy luồng hàng lưu thông và nâng cao năng lực xử lý hàng hóa tại cảng.
Thứ 5, hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng mua bán, hợp đồng bảo hiểm.
Thứ 6, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và phản ứng nhanh trước các sự cố phức tạp, rủi ro tương tự trong tương lai.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, đạt 4,1 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, hiện Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam.
“Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu của ngành hàng vào thị trường Hoa Kỳ phục hồi đáng kể. Các doanh nghiệp thuộc hiệp hội cho hay, đơn hàng vào Hoa Kỳ tăng đều qua các tháng và họ đã có đơn hàng đến hết quý II. Nhiều doanh nghiệp lớn đã có đơn hàng đến cuối năm nay. Đó là điều rất đáng mừng sau sự suy giảm và khó khăn trầm trọng của năm 2013”, ông Ngô Sỹ Hoài – Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phấn khởi chia sẻ.
Ngoài việc Hoa Kỳ cắt giảm lãi suất, kích cầu tiêu dùng, có một yếu tố cũng rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ thời gian tới, đó là Hoa Kỳ hủy điều tra. Cụ thể, ngày 17/7, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) thông báo, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc điều tra xem xét phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó đã hủy bỏ toàn bộ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Các chuyên gia nước ngoài cũng cảnh báo, doanh nghiệp Việt cần thận trọng trước việc tập trung quá mức vào xuất khẩu một sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ bởi có nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Song song với đó cần cảnh giác với nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ sản phẩm hàng hóa…
3. ‘Cơn lũ’ thép giá rẻ của Trung Quốc tiếp tục càn quét khắp thế giới, các nước đang phát triển gồng mình chống đỡ
Xuất khẩu thép của Trung Quốc đang tăng vọt khi các nhà sản xuất thép nước này bán tháo lượng sản phẩm dư thừa ra thị trường quốc tế, giữa lúc nhu cầu nội địa giảm sút. Động thái này khiến một số nước cân nhắc tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá.
Trung Quốc xuất khẩu 53 triệu tấn thép trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà này, tổng mức xuất khẩu trong cả năm nay có thể đạt mức cao kỷ lục 110 triệu tấn được ghi nhận vào năm 2015.
Lượng thép tồn kho của các nhà sản xuất Trung Quốc gần như không biến động cho đến khoảng năm 2020, nhưng hiện giờ đã tăng khoảng 4 triệu tấn. Các công ty thép đang chuyển sang xuất khẩu khi tồn kho tăng lên giữa lúc nhu cầu nội địa yếu.
Theo các công ty thép lớn, giá thép cuộn cán nóng trên thị trường Đông Nam Á đã giảm mạnh từ khoảng 700 – 900 USD/tấn, bao gồm cả phí vận chuyển, trong giai đoạn 2021 – 2022, xuống mức khoảng 510 – 520 USD/tấn do xuất khẩu từ Trung Quốc tăng lên.
Hoạt động xuất khẩu gián tiếp của Trung Quốc thông qua một nước thứ ba hoặc được xử lý để tránh các biện pháp chống bán phá giá đang gây lo ngại ở nhiều nước. Số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá trên toàn thế giới đã tăng từ 5 cuộc vào năm ngoái – 3 trong số đó liên quan đến các sản phẩm của Trung Quốc – lên 14 cuộc được tiến hành trong năm nay tính đến đầu tháng 7, trong đó có 10 cuộc liên quan đến Trung Quốc. Các nước tiến hành điều tra chống phá giá trong năm nay gồm Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Brazil, Chile…