Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực

       Tin tức nổi bật trong nước và quốc tế

1.    Trà sữa vẫn sống khỏe
Trà sữa đã trở thành đồ uống gắn bó với người Việt. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, mô hình kinh doanh trà sữa vẫn chưa có dấu hiệu bão hòa. Trên thực tế, sau 2 năm lao đao vì Covid-19, quy mô ngành trà sữa trong nước đã bị thu hẹp cả về số lượng cửa hàng lẫn thương hiệu. Tuy nhiên, ít nhất trong tương lai gần, trà sữa khó rơi vào tình trạng bão hòa khi đã trở thành thức uống cơ bản và phổ biến của người Việt.
Nguồn: https://zingnews.vn/tra-sua-van-song-khoe-post1347457.html
2.    Chuỗi F&B – miếng bánh tỷ đô tại Việt Nam
Số liệu doanh thu ngành F&B nửa đầu tháng 04/2022 cho thấy những thay đổi tích cực khi mức tăng trưởng của các doanh nghiệp đạt gần 40% so với cùng kỳ quý 01/2022 và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ quý 04/2021.
Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cũng dự báo, ngành F&B Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn từ năm 2021-2026.
Nguồn: https://tienphong.vn/chuoi-fb—mieng-banh-ty-do-tai-viet-nam-post1463954.tpo
3.    Hiện tượng cà phê Việt được ‘hâm mộ’ tại Malaysia
Trong ba năm khởi nghiệp, bất chấp đại dịch COVID-19 năm 2020 và 2021 khiến cả thế giới chao đảo, nhưng Kee Nguyen – chuỗi cà phê Việt tại Malaysia do Tan Sek Kee sáng lập vẫn âm thầm phát triển. Với một lượng ‘fan hâm mộ’ ổn định, mỗi cửa hàng của Kee Nguyen bán được trung bình từ 70-120 cốc càphê Việt mỗi ngày với giá trung bình từ 5-12 RM/cốc.
Đến thời điểm hiện tại, Kee Nguyen đã có 42 cửa hàng càphê Việt trong khắp các siêu thị lớn của Malayisa. Không dừng lại ở con số này, anh Kee mong muốn sẽ phát triển đến 50 cửa hàng sang tận đảo Sabah và Sarawak và sau đó sẽ mang thương hiệu của mình ra nước ngoài.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/kee-nguyen-hien-tuong-caphe-viet-duoc-ham-mo-tai-malaysia/811762.vnp
4.    Mất đi Starbucks, người Nga có thêm Stars Coffee
Theo Reuters, ngày 18/8, doanh nhân Anton Pinskiy cùng rapper Timati đã ra mắt chuỗi cửa hàng cà phê Stars Coffee để thay thế cho sự biến mất của Starbucks tại Nga. Trong buổi ra mắt công chúng tại Moscow, rapper Timati đã giới thiệu thương hiệu mới với logo có hình ảnh một người phụ nữ cùng ngôi sao trên đầu. Các cửa hàng chính thức hoạt động từ ngày 19/8.
Nguồn: https://zingnews.vn/thay-starbucks-bang-stars-coffee-post1347452.html
5.    Coca-Cola và McDonald’s đã rời khỏi Nga, câu chuyện thương hiệu liệu có kết thúc?
Các công ty phương Tây như Coca-Cola đã rút khỏi Nga đang đối mặt với cuộc chiến kéo dài nhiều năm với các sản phẩm bắt chước tại Nga và các sản phẩm được nhập khẩu chưa được phép.
Các luật sư về quyền sở hữu trí tuệ cho biết, các công ty đang bảo vệ thương hiệu trước việc để mất giá trị trong trường hợp quay lại Nga. Tuy nhiên, các công ty hiện tại đang phải đối mặt với những kẻ cơ hội, các nhà nhập khẩu và các phán quyết bất lợi từ tòa án.
Nguồn: https://bnews.vn/coca-cola-va-mcdonald-s-da-roi-khoi-nga-cau-chuyen-thuong-hieu-lieu-co-ket-thuc/255259.html
6.    Coca-Cola hợp tác với Grab trên toàn khu vực Đông Nam Á
Quan hệ đối tác giữa Coca-Cola Singapore và Grab sẽ được triển khai tại 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Mối quan hệ hợp tác này sẽ tận dụng mạng lưới bán lẻ ngoại tuyến của Coca-Cola và mạng lưới trực tuyến của Grab để mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh thị trường tiêu dùng kỹ thuật số đang phát triển.
Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/coca-cola-hop-tac-voi-grab-tren-toan-khu-vuc-dong-nam-a-98114.htm
7.    Nhật Bản khuyến khích người dân uống nhiều rượu hơn
Chính phủ Nhật Bản phát động cuộc thi trên toàn quốc nhằm kêu gọi các ý tưởng khuyến khích người dân uống nhiều rượu hơn trong bối cảnh người trẻ nước này thờ ơ với đồ uống có cồn.
Cơ quan Thuế Quốc gia Nhật Bản (NTA) cho biết mức tiêu thụ rượu ở Nhật Bản giảm từ mức trung bình 100 lít/người/năm vào năm 1995 xuống còn 75 lít/người/năm vào năm 2020. Việc giảm doanh số bán rượu ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của Nhật Bản, vốn đang thâm hụt hơn 48 nghìn tỷ yen (khoảng 350 tỷ USD).
Nguồn: https://zingnews.vn/nhat-ban-khuyen-khich-nguoi-dan-uong-nhieu-ruou-hon-post1346723.html
8.    Cuộc đua giảm giá gà rán tại Hàn Quốc
Theo Bloomberg, các siêu thị tại Hàn Quốc đang đua nhau hạ giá thịt gà trong bối cảnh giá các mặt hàng khác đều tăng. Lý do là các siêu thị sẽ cần một số mặt hàng giữ giá, hoặc thậm chí giảm giá để thu hút thêm khách hàng.
Theo Bloomberg, tổng doanh số hàng tháng của các quán chuyên gà rán tại Hàn Quốc lên đến 610 tỷ won, trong khi doanh thu hàng năm lên đến 7.300 tỷ won. Với chiến dịch “Dangdang Chicken”, chuỗi siêu thị Homeplus đã bán được đến 460.000 khay gà rán, thu về gần 3,2 tỷ won cho riêng mặt hàng này trong tháng 6.
Nguồn: https://zingnews.vn/cuoc-dua-giam-gia-ga-ran-tai-han-quoc-post1348342.html
9.    Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs bị nghi chứa chất gây ung thư
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam đang mở rộng chương trình thu hồi tự nguyện sản phẩm kem Haagen dazs. Cụ thể, nhằm đề phòng rủi ro, thay vì chỉ mỗi vị vani như trước, Công ty Ân Nam tiếp tục thu hồi thêm kem Haagen dazs vị socola Bỉ (loại 473 ml và 100 ml), vị bánh quy và kem (loại 473 ml và 100 ml), cùng caramen, vị hạnh nhân (loại 80 ml)… Tổng số lượng kem thu hồi trong đợt mở rộng là 1.419 sản phẩm.
Trước đó, Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam đã thông báo chương trình thu hồi 7.953 hộp kem Haagen dazs vị Vani (loại 473ml và 100ml) có hạn sử dụng trước ngày 7/3/2023. Nhà sản xuất General Mills đã đưa ra quyết định thu hồi sau khi phát hiện một lượng vết othylene oxide (ETO) trong hai lô kem Haagen Dazs tại Đài Loan (Trung Quốc).
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/thu-hoi-san-pham-kem-haagen-dazs-bi-nghi-chua-chat-gay-ung-thu-20220823145044893.htm
10.     Người Việt ăn bao nhiêu gói mì ăn liền mỗi năm? Ăn mì nào nhiều nhất?
Việt Nam là quốc gia có sản lượng tiêu thụ mì ăn liền cao thứ ba thế giới, xếp sau Trung Quốc và Indonesia. Năm 2021, người Việt tiêu thụ 8,56 tỉ gói mì ăn liền, tăng 21,7% so với năm 2020. Trung bình, mỗi người Việt tiêu thụ 87 gói mì/năm.
Thị trường mì gói Việt Nam nhiều năm qua vẫn được thống trị bởi ba ông lớn Acecook, Masan Consumer và nhóm Aisa Food. Bộ ba này nắm giữ khoảng 70% thị phần với các thương hiệu nổi bật như Hảo Hảo, Omachi, Gấu Đỏ.
Nguồn: https://viettimes.vn/nguoi-viet-an-bao-nhieu-goi-mi-an-lien-moi-nam-an-mi-nao-nhieu-nhat-post159922.html
11.    Masan Consumer nói gì về lô mì gói Omachi bị Đài Loan phát hiện chứa chất cấm?
Mới đây, hãng tin CNA (Đài Loan) đưa tin Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Cơ quan Y tế và Phúc lợi Đài Loan (Trung Quốc) đã phát hiện mì ăn liền Omachi có chứa chất cấm ethylene oxide (EO) từ Việt Nam. Cụ thể, tổng khối lượng lô mì ăn liền Omachi có chất cấm EO là 1.440kg bị thu hồi và tiêu hủy (tương đương 600 thùng mì 30 gói, mỗi gói 80 gam).
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Masan Consumer cho biết đã lập tức tiến hành các bước xác minh cần thiết. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, Masan Consumer không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mì Omachi Xốt tôm chua cay cho đối tác có tên Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan như thông tin cảnh báo của TFDA.
Tại Việt Nam, chất EO và ngưỡng giới hạn cho phép chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tính đến nay.
Nguồn: https://vnbusiness.vn/tieu-dung/masan-consumer-noi-gi-ve-lo-mi-goi-omachi-bi-dai-loan-phat-hien-chua-chat-cam-1087551.html
12.    Dầu ăn giảm giá theo xăng
Theo Sở Tài chính TPHCM, giá xăng dầu từ tháng 7/2022 đến nay được điều chỉnh giảm liên tục, Sở đã có công văn đề nghị doanh nghiệp tham gia BOTT các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu rà soát mức giá bán đăng ký để đánh giá việc điều chỉnh phù hợp với biến động giảm của xăng dầu trong cơ cấu hình thành giá.
Do đó, kể từ ngày 22/8, giá dầu ăn loại 1 lít trong Chương trình BOTT tại Liên hiệp HTX thương mại TPHCM (Saigon Co.op) giảm 3.000 đồng còn 47.000 đồng/chai. Tại Công ty CP Thương mại Bách Hóa Xanh (Bách Hóa Xanh), dầu ăn Nakydaco loại 1 lít, 2 lít, 5 lít giảm giá lần lượt 4.000 đồng, 7.000 đồng và 15.000 đồng còn 43.000 đồng/lít, 86.000 đồng/2 lít và 215.000 đồng/5 lít.
Nguồn: https://tienphong.vn/dau-an-giam-gia-theo-xang-post1464052.tpo

Nhóm tin về ngành du lịch

1.    Xu hướng du lịch tự túc tiếp tục bùng nổ
Trong thời gian gần đây, nhiều gia đình đang có xu hướng chuyển sang du lịch tự túc thay vì chọn đi tour cố định như mọi năm vì giá vé máy bay, combo du lịch tăng cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp lữ hành cần đổi mới sản phẩm, dịch vụ nếu không muốn đứng ngoài ‘cuộc chơi’.
Nguồn: https://daibieunhandan.vn/doi-song-xa-hoi/xu-huong-du-lich-tu-tuc-tiep-tuc-bung-no-i298362/
2.    ‘Cháy’ tour du lịch nghỉ lễ 2/9, nhiều đoàn khách đông kỷ lục
Mặc dù vừa trải qua cao điểm nghỉ hè nhưng nhu cầu du lịch của người dân vẫn không có dấu hiệu giảm sút. Đại diện doanh nghiệp lữ hành cho biết, kỳ nghỉ lễ 2/9 sắp tới đang có dấu hiệu “cháy” tour khi lịch trình đã kín hết, nhiều đoàn khách lớn mua tour trước cả tháng trời.
Nguồn: https://vtc.vn/chay-tour-du-lich-nghi-le-2-9-nhie-u-doa-n-kha-ch-dong-ky-lu-c-ar695534.html
3.    Khách du lịch Ấn Độ quan tâm đến Việt Nam
Nhiều địa phương đã triển khai chương trình xúc tiến du lịch thị trường Ấn Độ như Đà Nẵng, Khánh Hòa. Một số đường bay cũng được triển khai như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đi 3 thành phố thủ phủ của vùng tây, trung và nam Ấn Độ, gồm Ahmedabad, Hyderabad và Bangalore (Bengaluru).
Ấn Độ là thị trường có tiềm năng du lịch rất lớn với dân số hơn 1,3 tỷ dân. Thị trường khách du lịch Ấn Độ mới mẻ, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả và lâu dài phải cần thêm thời gian.
Nguồn: https://zingnews.vn/khach-du-lich-an-do-quan-tam-den-viet-nam-post1347108.html
4.    Chuỗi khách sạn RedDoorz sắp bổ sung 2.000 cơ sở tại Đông Nam Á
Chuỗi khách sạn bình dân RedDoorz đặt mục tiêu tăng thêm 2.000 thành viên trong mạng lưới khắp Đông Nam Á, từ nay đến năm 2023. Có trụ sở chính tại Singapore, chuỗi khách sạn bình dân RedDoorz hiện có hơn 3.500 thành viên trên khắp Đông Nam Á. Bên cạnh thị trường lớn nhất là Indonesia, RedDoorz đã xuất hiện tại Singapore, Việt Nam, Philippines và mới đây nhất là Thái Lan.
Nhà sáng lập RedDoorz cũng dự báo nhu cầu du lịch tại Đông Nam Á sẽ bùng nổ vào giữa năm 2023. Một khi thị trường Trung Quốc trở lại, nhu cầu khách sạn và giá cả sẽ gia tăng nhanh chóng tại những điểm đến như Bali (Indonesia) hay Phuket (Thái Lan).
Nguồn: https://vov.vn/du-lich/chuoi-khach-san-sap-bo-sung-2000-co-so-tai-dong-nam-a-post965157.vov
5.    Tân binh hàng không của Hàn Quốc sắp có mặt tại Việt Nam
Hãng hàng không mới thành lập Air Premia (Hàn Quốc) vừa chỉ định Flyone là Tổng đại lý (GSA) tại Việt Nam. Theo thỏa thuận, Flyone sẽ là đối tác chính thức thay mặt cho Air Premia để bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ đặt chỗ, và chăm sóc khách hàng của hãng tại Việt Nam.
Việc chỉ định được thực hiện để chuẩn bị cho chuyến bay hành khách đầu tiên của Air Premia từ đầu tháng 10/2022 giữa Seoul (Hàn Quốc) và TP.HCM (Việt Nam) với tần suất 4 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tan-binh-hang-khong-cua-han-quoc-sap-co-mat-tai-viet-nam-d563266.html
6.    Đại gia hàng không Myanmar sắp có mặt ở Việt Nam
Hãng hàng không tư nhân lớn nhất Myanmar –  Myanmar Airways International (MAI) sẽ bắt đầu khai thác các chuyến bay thẳng đến Việt Nam, theo Aircargo News. Đường bay Yangon – Nội Bài được Myanmar Airways International khai thác với tần suất 2 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần vào thứ Hai và thứ Sáu, bắt đầu từ 16/9 tới.
Ngay sau đó, từ 22/9, hãng sẽ tiếp tục khai thác đường bay Yangon – TP.HCM với tần suất 1 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần vào thứ năm. Tất cả chuyến bay được hãng khai thác bằng máy bay Airbus A320.
Nguồn: https://zingnews.vn/dai-gia-hang-khong-myanmar-sap-co-mat-o-viet-nam-post1347300.html

Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử

1.    Central Group chi 848 triệu USD để mở rộng hơn nữa ở Việt Nam
Tập đoàn Central của Thái Lan đang có kế hoạch mở rộng quy mô tại Việt Nam và các nước láng giềng với kỳ vọng nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng vọt sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.
Công ty con chuyên bán lẻ của tập đoàn, Central Retail, đã dành 30 tỷ baht (848 triệu USD) để đầu tư vào Việt Nam, với kế hoạch tăng doanh thu lên 100 tỷ baht trong 5 năm tới từ mức 38,6 tỷ baht hiện tại, theo chiến lược kinh doanh được công bố trong báo cáo thường niên của Tập đoàn.
Nguồn: https://vnbusiness.vn/viet-nam/central-group-chi-848-trieu-usd-de-mo-rong-hon-nua-o-viet-nam-1087454.html
2.    Điện máy Xanh supermini chính thức chạm mốc 1.000 cửa hàng, kỳ vọng thu về 12.500 tỷ doanh thu
Ngày 20/8, hệ thống Điện máy Xanh Supermini của Thế giới Di động đã chính thức đạt 1.000 cửa hàng trên toàn quốc. Dù tác động của dịch Covid 19, chuỗi liên tục tăng trưởng và mở rộng phủ khắp 63 tỉnh, thành phố, trở thành át chủ bài giúp MWG duy trì tăng trưởng trong 2 năm qua.
Dự kiến kết thúc năm nay, Điện máy Xanh supermini sẽ về đích với hơn 1.000 cửa hàng, thu về 12.500 tỷ doanh thu và kỳ vọng năm tiếp theo mang về 20.000 tỷ doanh thu, đóng góp lớn vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn MWG.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dien-may-xanh-supermini-chinh-thuc-cham-moc-1-000-cua-hang-ky-vong-nam-2022-thu-ve-12-500-ty-doanh-thu-post304188.html
3.    Thế giới Di động lên kế hoạch bán Bách hóa Xanh trị giá 1,5 tỷ USD
Công ty Cổ phần Thế giới Di động (MWG) đã thuê tư vấn để tìm hiểu việc bán chuỗi cửa hàng tạp hóa Bách hóa Xanh. Một nguồn tin thân cận cho biết công ty được định giá hơn 1,5 tỷ USD.
Theo dữ liệu từ Refinitiv, đây sẽ là thương vụ lớn thứ hai của Việt Nam sau thương vụ mua lại công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn trị giá 4,8 tỷ USD vào năm 2017.
Nguồn: https://vnbusiness.vn/thi-truong/the-gioi-di-dong-len-ke-hoach-ban-bach-hoa-xanh-tri-gia-1-5-ty-usd-1087552.html
4.    Mondelez Kinh Đô đẩy mạnh các kênh bán truyền thống với gần 1.000 điểm bán mới
Mùa bánh Trung thu năm nay, Mondelez Kinh Đô đẩy mạnh các kênh bán truyền thống với gần 1.000 điểm bán mới là các quầy trung thu trên dọc các tuyến phố, cùng hệ thống siêu thị lớn, các cửa hàng tiện lợi, nâng tổng số điểm phân phối bánh Trung thu lên 13.500 cửa hàng trên toàn quốc.
Không những vậy, Mondelez Kinh Đô hoạt động nổi bật trên các kênh mua sắm trực tuyến lớn Lazada, Shopee, và Tiki từ rất sớm với nhiều tiện ích và dịch vụ gia tăng cho khách hàng.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/mondelez-kinh-do-day-manh-cac-kenh-ban-truyen-thong-voi-gan-1-000-diem-ban-moi-post304343.html
5.    Các chuỗi cửa hàng dược phẩm ‘mọc như nấm’ ở Việt Nam
Theo tờ Nikkei Asia, trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lây lan trên khắp Việt Nam, các chuỗi cửa hàng dược phẩm đang phát triển mạnh như “nấm sau mưa” ở quốc gia Đông Nam Á này.
Nikkei Asia cho biết số lượng các cửa hàng dược phẩm do ba công ty quản lý chuỗi lớn nhất điều hành đã tăng gấp 8 lần kể từ năm 2019 trong bối cảnh người dân Việt Nam ngày càng có ý thức hơn về vấn đề sức khỏe kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nikkei-asia-cac-chuoi-cua-hang-duoc-pham-moc-nhu-nam-o-viet-nam/812737.vnp

Nhóm tin về ngành thời trang

1.    Thế hệ Gen Z Trung Quốc đẩy ngành hàng xa xỉ vào thế khó
Các nhãn hàng lớn đang “đau đầu” với xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng trẻ tại Trung Quốc, không chỉ vì Trung Quốc đại lục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của ngành hàng xa xỉ trong những năm gần đây, mà còn bởi vì độ tuổi tiêu dùng hàng cao cấp ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này thấp hơn cả chục tuổi so với mức trung bình toàn cầu là 38 tuổi.
Một nghiên cứu gần đây của Oliver Wyman cho thấy một số thương hiệu cao cấp đang hạ thấp đáng kể dự báo doanh thu đối với thị trường Trung Quốc trong điều kiện hiện tại. 80% các giám đốc điều hành được hỏi không cho rằng sẽ có một sự phục hồi tích cực trong năm nay.
Nguồn: https://bnews.vn/gen-z-day-nganh-hang-xa-xi-vao-the-kho/255668.html
2.    Adidas mất thị trường Trung Quốc
Tình hình kinh doanh của adidas tại Trung Quốc dường như đang bị đình trệ. Các cửa hàng của adidas tại Trung Quốc đang bị thu hẹp. Ngoài ra, khách hàng không quá mặn mà với sản phẩm từ nhãn hàng.
Ngày 4/8, adidas công bố báo cáo tài chính quý II cho thấy doanh thu là 5.596 tỷ euro, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ròng là 309 triệu euro, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Ở Trung Quốc, doanh thu của thương hiệu trong quý I và II giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: https://zingnews.vn/adidas-mat-thi-truong-trung-quoc-post1348127.html

Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ

1.    Doanh nghiệp Mỹ tăng tốc đưa việc làm về nước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang tăng tốc đưa chuỗi cung ứng về nước và nỗ lực đó dự kiến tạo ra gần 350.000 việc làm trong năm nay, theo báo cáo của Reshoring Initiative, công ty có trụ sở ở Chicago (Mỹ), chuyên vận động hành lang đưa việc làm trong ngành sản xuất về Mỹ. Đây sẽ là con số việc làm cao nhất mà các doanh nghiệp Mỹ đưa về quê hương kể từ khi Reshoring Initiative bắt đầu theo dõi dữ liệu vào năm 2010.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-my-tang-toc-dua-viec-lam-ve-nuoc/
2.    Toyota và Apple tạm dừng sản xuất ở Trung Quốc vì cắt điện
Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, thiếu hụt mưa nên nhiều tỉnh thành của Trung Quốc đã yêu cầu các nhà máy tạm ngừng sản xuất trong giai đoạn 15/8 – 20/8 nhằm đảm bảo đủ điện cho sinh hoạt hàng ngày. Danh sách các nhà máy phải dừng hoạt động bao gồm cả nhà cung cấp của Apple và công ty Toyota Motor liên doanh tại Trung Quốc.
Các quan chức chính phủ Trung Quốc đang lo ngại về tình hình này. Việc các nhà máy ngừng sản xuất với quy mô lớn sẽ khiến nền kinh tế, vốn đã bị cản trở bởi chính sách Zero Covid, tiếp tục suy giảm.
Nguồn: https://zingnews.vn/toyota-va-apple-tam-dung-san-xuat-o-trung-quoc-vi-cat-dien-post1346406.html
3.    Foxconn sẽ xây thêm nhà máy 300 triệu đô la tại Việt Nam, mở rộng việc cung ứng cho Apple
Foxconn, nhà sản xuất điện tử hàng đầu Đài Loan và là doanh nghiệp lớn trong chuỗi cung ứng của Apple vừa quyết định đầu tư thêm 300 triệu đô la Mỹ để xây nhà máy mới tại Bắc Giang.
Theo thông tin từ KBC, Foxconn dự kiến sẽ đầu tư vào dự án mới này với tổng mức đầu tư hơn 300 triệu đô la Mỹ, sử dụng hơn 30.000 lao động địa phương. Dự án hứa hẹn sẽ là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong tương lai gần, mang lại nhiều giá trị tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/foxconn-se-xay-them-nha-may-300-trieu-do-la-mo-rong-viec-cung-ung-cho-apple/
4.    Samsung có thể giảm sản lượng smartphone
Trong thời gian gần đây, thị trường smartphone đang có dấu hiệu chững lại. Báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu Canalys chỉ ra lượng điện thoại xuất xưởng trong quý II/2022 đã giảm 9%. Tình hình này sẽ còn biến tệ trong tương lai tới.
Trong đó, Samsung cũng không phải ngoại lệ. Thị trường bấp bênh đã buộc Samsung thay đổi chiến lược bán hàng của mình. Tập đoàn sẽ giảm số lượng đặt hàng smartphone từ 300 triệu chiếc xuống còn 260 triệu chiếc.
Nguồn: https://zingnews.vn/samsung-mat-tu-tin-post1347284.html
5.    2 gã công nghệ lớn nhất Trung Quốc cắt giảm chi phí
Alibaba và Tencent đã cảm nhận được ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến mọi thứ, từ chi tiêu của người tiêu dùng đến ngân sách quảng cáo. Việc thắt chặt các quy định về công nghệ trong nước trong những lĩnh vực từ chống độc quyền đến chơi game trong 1 năm rưỡi qua cũng đang đè nặng lên kết quả kinh doanh.
Khi doanh thu vẫn đang chịu áp lực, cả hai gã khổng lồ đã trông có vẻ kỷ luật hơn trong cách tiếp cận chi tiêu của họ.
Nguồn: https://1thegioi.vn/2-ga-cong-nghe-lon-nhat-trung-quoc-cat-giam-chi-phi-dau-dau-tim-nguon-doanh-thu-moi-186009.html
6.    Huawei chuẩn bị cho cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
Ông Nhậm Chính Phi (77 tuổi), người sáng lập hãng Huawei Technologies Co, nói với các nhân viên rằng họ nên tập trung vào lợi nhuận và dòng tiền thay vì doanh thu để đảm bảo cho sự tồn tại của công ty trong 3 năm tới, theo hãng truyền thông Yicai (Trung Quốc).
Theo đó, Huawei sẽ thu hẹp quy mô hoặc thoái vốn các hoạt động kinh doanh không cốt lõi, báo hiệu rằng có thể sẽ cắt giảm nhiều việc làm hơn sau khi số lượng nhân viên của công ty giảm 2.000 vào năm 2021, mức giảm đầu tiên kể từ 2008.
Nguồn: https://1thegioi.vn/su-ton-tai-cua-huawei-bi-de-doa-nha-sang-lap-canh-bao-nhan-vien-ve-thoi-gian-song-gio-186092.html
7.    Alibaba Cloud kết hợp với Deloitte Trung Quốc để sản xuất xe điện
Alibaba Cloud và Deloitte Trung Quốc đã thành lập Trung tâm công nghiệp ô tô đám mây Deloitte – Alibaba. Đây sẽ là nơi nghiên cứu, tìm ra giải pháp đầu – cuối cho hệ thống lái xe tự động, đồng thời sản xuất xe thông minh và tiếp thị kỹ thuật số.
Trung tâm tập trung vào việc tháo gỡ những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp ô tô tự hành Trung Quốc. Cả Alibaba Cloud và Deloitte đều hướng tới quá trình số hóa ô tô, đồng thời hai bên tận dụng lợi ích của công nghệ điện toán đám mây để mở ra những cơ hội mới trong ngành ô tô.
Nguồn: https://conglyxahoi.net.vn/cong-nghe/alibaba-cloud-ket-hop-voi-deloitte-trung-quoc-de-san-xuat-xe-dien-165662.html
8.    Cuộc chiến trên thị trường ô tô điện Trung Quốc lên đỉnh điểm
Cuộc chiến trên thị trường ô tô điện (EV) Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm khi 5 mẫu xe mới của các nhà sản xuất nội địa sẵn sàng để giao hàng, đem đến cho người mua nhiều lựa chọn hơn và gia tăng sự cạnh tranh với Tesla.
Những mẫu ô tô mới này được định giá khá tốt trong phạm vi 6 chữ số, tự cho mình là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Tesla và thậm chí là phân khúc cao cấp như BMW. Đây là bước đi đánh dấu sự trưởng thành ngày càng tăng của các nhà sản xuất xe điện ở Trung Quốc, nhấn mạnh những thách thức với Tesla để duy trì doanh số dẫn đầu.
Nguồn: https://1thegioi.vn/cac-doi-thu-tesla-tang-toc-cuoc-chien-tren-thi-truong-o-to-dien-trung-quoc-len-dinh-diem-185970.html
9.    Ford cắt giảm khoảng 3.000 việc làm, đầu tư sản xuất ô tô điện
Ngày 22/8, Hãng chế tạo ô tô hàng đầu của Mỹ Ford xác nhận sẽ cắt giảm khoảng 3.000 việc làm, chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ và Ấn Độ trong bối cảnh hãng này đang trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất xe điện (EV).
Theo người phát ngôn của hãng Ford, việc tái cơ cấu này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2.000 nhân viên làm công ăn lương và 1.000 nhân viên hợp đồng của Ford, chủ yếu ở Mỹ, Canada và Ấn Độ, song không ảnh hưởng đến các công nhân tại các nhà máy của hãng.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/tai-co-cau-chuyen-sang-nganh-xe-dien-ford-sa-thai-3000-nhan-luc-2052329.html
10.   VW, Mercedes-Benz tiếp cận nguyên liệu Canada để sản xuất pin xe điện
Chính phủ Canada ngày 23/8 đã ký hai thỏa thuận riêng biệt với Volkswagen và Mercedes-Benz để đảm bảo quyền tiếp cận của hai nhà sản xuất ôtô của Đức đối với nguồn nguyên liệu thô của Canada để sản xuất pin xe điện, gồm cobalt, than chì, nickel và lithium. Các thỏa thuận này được đưa ra 1 tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành kế hoạch cung cấp các khoản khấu trừ thuế cho xe điện được sản xuất ở Bắc Mỹ.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/vw-mercedesbenz-tiep-can-nguyen-lieu-canada-de-san-xuat-pin-xe-dien/812698.vnp
11.     Indonesia với tham vọng mời gọi Elon Musk sản xuất xe điện Tesla
Đầu tháng 8 vừa qua, theo Chính phủ Indonesia, Tesla đã ký hợp đồng 5 năm với các công ty chế biến niken hoạt động ngoài Morowali ở đảo Sulawesi. Vật liệu niken sẽ được sử dụng trong pin lithium của Tesla. Indonesia đang cố gắng mời gọi Tesla thiết lập một cơ sở sản xuất tại quốc gia có trữ lượng nickel lớn này. Thậm chí, hồi đầu năm nay, Tổng thống Joko Widodo đã gặp người sáng lập Tesla Elon Musk để thúc đẩy đầu tư.
Hiện tại, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đang muốn phát triển ngành công nghiệp xe điện và pin trong nước. Do đó, Chính phủ Indonesia đã ngừng xuất khẩu quặng niken để đảm bảo nguồn cung cho các nhà đầu tư.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/quoc-gia-dong-nam-a-nay-dang-co-tham-vong-moi-goi-elon-musk-san-xuat-xe-dien-tesla-20220820103531914.htm
12.      Grab thành lập hiệp hội bảo vệ nhân viên giao hàng
Ba “gã khổng lồ” trong ngành giao đồ ăn tại Singapore, gồm Grab, Foodpanda và Deliveroo, vừa cùng nhau thành lập Hiệp hội Công nghiệp Nền tảng Kỹ thuật số (DPIA) nhằm tăng cường các khuôn khổ, hướng dẫn và chính sách hỗ trợ nhân viên giao hàng và người bán hàng. Chủ tịch đầu tiên của DPIA là ông Jason Parke, Tổng Giám đốc Deliveroo Singapore.
Theo một tuyên bố chung của 3 công ty hôm 18/8, DPIA sẽ xác định các lĩnh vực cần cải thiện và làm việc với chính phủ Singapore cũng như các bên liên quan khác để tạo ra các giải pháp nhằm phản ánh tiếng nói của các đối tác giao hàng và người bán hàng, vốn là hai nhân tố cốt lõi trong hoạt động của các công ty này.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/grab-thanh-lap-hiep-hoi-bao-ve-nhan-vien-giao-hang-a565271.html
13.       Các ứng dụng giao đồ ăn đang “chết dần” ở Hàn Quốc
Một cuộc thăm dò do Seoul Institute thực hiện vào tháng 3 cho thấy khoảng 52% người dân Seoul không sử dụng dịch vụ giao hàng trong quý đầu năm nay do giá đồ ăn và phí ship tăng cao. Chi phí giao đồ ăn trung bình ở Seoul trong tháng 5 đã tăng khoảng 12% so với tháng 3, theo dữ liệu từ Hội đồng các tổ chức người tiêu dùng quốc gia Hàn Quốc.
Phí ship tăng cao khiến nhiều khách, chủ nhà hàng xứ củ sâm không hài lòng. Trong khi đó, các ứng dụng đau đầu cạnh tranh còn tài xế phải chịu điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Nguồn: https://zingnews.vn/giao-do-an-dang-chet-dan-o-han-quoc-post1348399.html
Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng – năng lượng
1.    Myanmar nhập khẩu xăng dầu của Nga
Một phát ngôn viên của chính quyền quân sự Myanmar cho biết quốc gia này sẽ nhập khẩu xăng và dầu nhiên liệu của Nga để giảm bớt nỗi lo ngại về nguồn cung và giá cả tăng cao. Hãng Reuters đưa tin quốc gia Đông Nam Á này đang duy trì mối quan hệ hữu nghị với Nga, trong bối cảnh cả hai bên đang là mục tiêu của hàng loạt lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây. Nga đang tìm kiếm các khách hàng mới trong khu vực châu Á, do châu Âu – điểm đến xuất khẩu năng lượng lớn nhất của họ sẽ áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu của Nga vào cuối năm nay.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/myanmar-nhap-khau-xang-dau-cua-nga-20220818155432461.htm
2.    Châu Á đang có hàng loạt lựa chọn dầu thô giá rẻ và cạnh tranh so với Trung Đông
Sau các nước bị trừng phạt dầu thô như Nga hay Iran, ngày càng nhiều các quốc gia đẩy mạnh dầu chiết khấu cao vào thị trường châu Á trong bối cảnh thị trường này đang tìm kiếm nguồn cung dầu trong dài hạn.
Nhận thấy nhu cầu xăng dầu nội địa ở mức thấp trong mùa hè này, Mỹ đã thúc đẩy xuất khẩu dầu vào châu Á, đặc biệt là Trung Quốc với mức chiết khấu lớn và lượng nhập khẩu dầu thô Mỹ của thị trường tỉ dân cũng lên mức kỉ lục trong tháng 7 vừa qua. Không chỉ vậy, dòng chảy dầu từ Brazil cũng đang chảy vào thị trường châu Á, thúc đẩy sự cạnh tranh cho các nhà sản xuất Trung Đông.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/chau-a-bong-dung-co-hang-loat-lua-chon-dau-tho-gia-re-dau-my-brazil-chiet-khau-lon-de-canh-tranh-voi-trung-dong-20220823144539343.htm
3.    Cú trượt ngã đau đớn của doanh nghiệp điện gió ở Tây Nguyên
Trong 2 năm 2020-2021 là giai đoạn thành công đặc biệt của khu vực Tây Nguyên trong thu hút đầu tư, nếu tính theo giá trị các dự án được triển khai. Trong đó, chỉ riêng các dự án điện gió, đã rót vào khu vực hơn 85.000 tỷ đồng, cùng bao kỳ vọng về hiệu quả kinh tế, xã hội.
Thế nhưng, khi thời gian dành cho các dự án này đã hết, Tây Nguyên lại là vũng lầy của nhiều tồn đọng, bất cập. Những dự án kịp hòa lưới hưởng giá FIT của chính phủ cũng không thực sự thành công; những dự án lỡ hẹn càng trở thành gánh nặng của DN… cùng nhiều sai phạm của cách làm tắt, làm sai, đang chờ được điều tra, xử lý.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/cu-truot-nga-dau-don-cua-doanh-nghiep-dien-gio-o-tay-nguyen-post964411.vov
4.    Người Đức đổ xô tích trữ than
Tại Đức, người dân đang gấp rút mua than đá để sưởi ấm cho mùa đông, bất chấp loại nhiên liệu này thải ra khí carbon và muội than độc hại. Chưa từng có mùa hè nào như năm nay, ai cũng muốn mua than tích trữ, đây là lời chia sẻ của đại diện nhà cung cấp than có tuổi đời trăm năm ở Berlin.
Nhiều nhà cung cấp than ở Berlin đang cạn nguồn cung khi nhiều ngành nghề tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu quay lại sử dụng loại nhiên liệu này. Giá than đã tăng hơn 30% trong mùa hè, nhưng vẫn rẻ hơn so với củi, vốn đã tăng giá hơn gấp đôi.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/nguoi-duc-do-xo-tich-tru-than-20220818170006948.htm
5.    Nga tìm được đối tác mua than sau khi bị EU từ chối
Vào tháng 7, Nga đã tìm được khách hàng mới cho tất cả số than mà EU từ chối sau khi áp đặt lệnh trừng phạt đối với chính quyền ông Putin, với mức chiết khấu cực kì lớn. Xuất khẩu than của Nga chủ yếu được chuyển hướng sang Trung Quốc và Ấn Độ. Trong tháng 6/2022, lượng than xuất khẩu từ Nga bằng đường biển lên tới 16,45 triệu tấn.
Các tính toán cho thấy than của Nga đang bán với mức hơn 200 USD tấn so với mức tiêu chuẩn trong khu vực, tương đương với mức chiết khấu khoảng 45-50%. Mức chiết khấu lớn gấp hơn 10 lần so với đợt giảm giá hồi đầu năm.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/nga-tim-duoc-khach-hang-mua-than-sau-khi-bi-eu-tu-choi-chiet-khau-len-den-50-20220822091537729.htm
6.    Doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga tăng gần 100 tỷ USD trong năm nay
Nền kinh tế Nga đang tăng trưởng tốt hơn dự báo ​​ban đầu khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, do doanh thu năng lượng tăng mạnh. Theo hãng tin Reuters và Đài châu Âu Tự do (RFE/RL), Bộ Kinh tế Nga dự báo xuất khẩu năng lượng của Moskva sẽ tăng vọt trong năm nay, điều có thể giúp nền kinh tế nước này đương đầu với các lệnh trừng phạt của phương Tây vốn đang làm tê liệt một số ngành công nghiệp.
Cụ thể, Bộ Kinh tế Nga hiện dự kiến ​​doanh thu xuất khẩu năng lượng sẽ đạt 338 tỷ USD vào năm 2022, tăng hơn 1/3 so với mức 244 tỷ USD hồi năm ngoái. Như vậy, doanh thu xuất khẩu năng lượng năm nay của Moskva sẽ tăng gần 100 tỷ USD do giá hàng hóa cao hơn bù đắp cho việc giảm khối lượng.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/doanh-thu-xuat-khau-nang-luong-cua-nga-tang-gan-100-ty-usd-trong-nam-nay-20220823153147241.htm

Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới

1.    Tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc rót mạnh vốn vào 2 công ty dược Việt Nam
Báo cáo cập nhật sở hữu tính đến cuối tháng 7/2022 cho thấy tập đoàn Hàn Quốc SK Group đang là cổ đông ngoại lớn nhất sở hữu 14,5% cổ phần của Maroon Bells – công ty mẹ đang sở hữu Pharmacity. Việc người của SK trở thành đại diện pháp luật của Pharmacity có thể coi là bước mở đường cho tuyên bố đầu tư 100 triệu USD vào chuỗi nhà thuốc.
Cùng tại mảng dược, Tập đoàn này vừa nắm quyền kiểm soát một công ty sản xuất thuốc lớn là Imexpharm (IMP) khi nâng sở hữu lên gần 54% cũng vào cuối tháng 7 vừa qua. Điều này cho thấy SK đang rất quan tâm đến lĩnh vực này.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/tap-doan-lon-thu-hai-han-quoc-rot-manh-von-vao-2-cong-ty-duoc-viet-nam-20220821200531046.htm
2.    Startup công nghệ On Group mua lại Topship
Startup công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực thương mại xã hội On Group vừa tuyên bố mua lại thành công TopShip – nền tảng phân phối vận chuyển đầu cuối tối ưu dành cho nhà bán hàng trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Thương vụ M&A này biến hệ sinh thái ON thành một nền tảng thương mại xã hội hợp nhất dành cho người bán hàng online với ba trụ cột: Nguồn hàng – Vận chuyển – Tài chính.
Các chuyên gia đánh giá, thương vụ M&A này là một trong những bước đi chiến lược, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo của startup công nghệ On Group sau khi huy động thành công 1,1 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm Touchstone Partners và ThinkZone Ventures.
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/doanh-nhan/doanh-nghiep-24h/startup-cong-nghe-on-group-mua-lai-topship-/20220824035711498

Nhóm tin về nông sản – thủy sản – chăn nuôi

1.    Đồng Tháp: Nhân giống thành công cúc mini bằng phương pháp cấy mô
Để có loại hoa cúc mini cung cấp thị trường quanh năm, cũng như cho khách du lịch thưởng thức, hiện nay ở Làng hoa Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp đã nhân được giống cúc mini cấy mô.
Theo đánh giá của nông dân trồng hoa ở Sa Đéc, giống cúc mini cấy mô do Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp sản xuất có chất lượng đồng đều, sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, ra nụ đều và đẹp.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dong-thap-nhan-giong-thanh-cong-cuc-mini-bang-phuong-phap-cay-mo/812253.vnp
2.    Nông dân sáng tạo, làm giàu từ xơ mướp
Xơ mướp tưởng chừng không có nhiều giá trị về kinh tế, thế nhưng, anh Tạ Quý Tôn, ở xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, lại biến chúng trở thành những bộ sản phẩm đồ gia dụng hữu ích, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu, mang lại giá trị kinh tế cao.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/nong-dan-sang-tao-lam-giau-tu-xo-muop-20220824092243144.htm
3.    Giá mít Thái tăng trở lại
Giá mít Thái tại tỉnh Đồng Tháp hiên đã tăng trở lại với giá từ 19.000-22.000 đồng/kg, tăng từ 9.000- 10.000 đồng/kg so với tháng 7/2022. Với giá mít hiện nay, người trồng mít lãi hơn 10.000 đồng/kg cho mít loại 1, còn mít loại 2 là 12.000 đồng/kg, mít chợ là 3.000 đồng/kg.
Giá mít Thái tăng một phần do vào cuối vụ nên số lượng mít tươi cung ứng ra thị trường giảm. Cùng với đó, các cửa khẩu phía Bắc đã thông thương trở lại nên nhu cầu xuất khẩu mặt hàng trái mít Thái tươi có chiều hướng tăng.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/gia-mit-thai-tang-tro-lai-20220824132152717.htm
4.    Giá tăng, người trồng nha đam ở bà Rịa-Vũng Tàu thu vài chục triệu đồng/tháng
Người trồng nha đam tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, gần 2 tháng qua, sản phẩm bẹ nha đam tươi được các thương lái, công ty chế biến nước giải khát thu mua tại ruộng với giá khá cao, người trồng nha đam phấn khởi. Các hộ trồng nha đam cho biết, do mùa Hè năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng nha đam tăng cao, giá bán cũng tăng theo.
Trong khi đó, thời tiết thuận lợi, nắng nhiều, nguồn nước tưới đảm bảo nên cây nha đam sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất bình quân đạt từ 3-3,5 tấn/sào/đợt và khoảng 5 tuần cho thu hoạch 1 lần. Nhờ vậy, nhiều hộ trồng nha đam thu lãi vài chục triệu đồng/tháng.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/gia-tang-nguoi-trong-nha-dam-o-ba-ria-vung-tau-thu-vai-chuc-trieu-dongthang-post964321.vov
5.    Dưa lưới Trung Quốc tràn sang chợ Việt
Các loại dưa lưới vàng và dưa lưới xanh Trung Quốc đang tràn sang chợ Việt với giá rẻ chỉ bằng 1/4 so với hàng Việt Nam. Tuy không có thống kê cụ thể, nhưng dễ nhận thấy dưa lưới Trung Quốc là một trong những loại trái cây được nhập về Việt Nam nhiều năm nay. Thời điểm này, loại dưa lưới vàng và dưa lưới xanh (trái hình bầu dục, trọng lượng từ 2-4kg/quả) của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường, tại các chợ trong nước.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/top-dau-the-gioi-dua-luoi-trung-quoc-lan-tran-cho-viet-2049802.html
6.    Lặn biển ‘săn’ nhum, ngư dân Quảng Ngãi phấn khởi thu bạc triệu
Ngâm mình ngụp lặn suốt hàng giờ đồng hồ ở khu vực biển gần bờ, ngư dân Quảng Ngãi “bỏ túi” bạc triệu mỗi ngày nhờ nhum được mùa, được giá. Cũng như nhiều ngư dân địa phương, từ tháng 5 đến tháng 8 Âm lịch hằng năm, ông Thái Văn Cường (trú thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải) tạm gác lại các chuyến vươn khơi xa để tập trung cho vụ chính khai thác nhum ở vùng biển gần bờ.
Theo ông Cường, trung bình một ngày, ông cùng 2 bạn thuyền trầm mình ngụp lặn ở Gành Yến khoảng 6 tiếng đồ hồ và bắt được 5 tạ nhum, sau khi tách vỏ sẽ cho khoảng 20 – 25kg thịt nhum. “Mỗi ký thịt nhum dao động từ 200.000 – 250.000 đồng. Năm nay, nhum được mùa lại được giá nên chúng tôi hết sức phấn khởi”, ông Cường nói.
Nguồn:  https://vov.vn/kinh-te/lan-bien-san-nhum-ngu-dan-quang-ngai-phan-khoi-thu-bac-trieu-post964579.vov
7.    Giá cá tra cao kỷ lục
Ngày 18-8, tại TP Cao Lãnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tăng cường kiểm soát chất lượng giống cá tra. Theo ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản, ngành hàng cá tra đã tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2022. Giá cá tra giống có thời điểm duy trì ở mức cao kỷ lục trong hơn 2 năm qua do nguồn cung hạn chế, sức mua tăng, đạt khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg giống (loại 30-35 con/kg).
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/gia-ca-tra-cao-ky-luc-20220818213230867.htm
8.    Chu kì biến động của giá nông sản đang mở ra cánh cửa mới cho ngành chăn nuôi
Giá các mặt hàng nông sản làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) liên tục tăng lên và duy trì ở mức cao kể từ đầu năm 2021 đến nay vẫn luôn là mối bận tâm và vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước đang đối mặt. Tuy nhiên, triển vọng ngành đang tích cực hơn trong quý IV tới khi áp lực chi phí giảm bớt và giá thịt heo ổn định dần.
Nguồn:http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/chu-ki-bien-dong-cua-gia-nong-san-dang-mo-ra-canh-cua-moi-cho-nganh-chan-nuoi-20220819062209875.htm

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

1.    Xuất khẩu xơ dừa sang Australia tăng 272%
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu xơ dừa của Việt Nam vào Australia tăng 272%. Sản phẩm từ dừa Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại của Thái Lan.
Không riêng gì xơ dừa, xuất khẩu dừa Việt Nam sang Australia tăng 44%. Ngay cả trong mùa đông, trái dừa Việt Nam cũng hiện diện tại Australia. Hiện có 4 thương hiệu quả dừa tươi Việt Nam tiếp cận thị trường tiềm năng này là: Mekong, VietAsia, 4waysfresh, batoausale, Cocosmile (An Việt), AusAsia…
Nguồn: https://www.anninhthudo.vn/xuat-khau-xo-dua-sang-australia-tang-272-post514349.antd
2.    Xuất khẩu cá tra giảm tốc
Sau khi đạt 310 triệu USD vào tháng đầu của quý II, thời điểm diễn ra các hội chợ Thuỷ sản quốc tế tại Mỹ và châu Âu, xuất khẩu cá tra bắt đầu hạ nhiệt dần trong các tháng tiếp theo. Xu hướng đó thể hiện rõ nét ở hai thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, chiếm 29,6% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Tháng 4, xuất khẩu cá tra đông lạnh sang thị trường này đạt đỉnh 116,6 triệu USD, nhưng tới tháng 7 ở mức 48 triệu USD, giảm 58,8%. Cùng xu hướng với Trung Quốc, trong 3 tháng qua giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ (thị trường xuất khẩu lớn thứ hai), cũng đi xuống từ 81 triệu USD tháng 4 còn 31 triệu USD vào tháng 7.
Nguồn: https://ndh.vn/nong-san/xuat-khau-ca-tra-giam-toc-1322325.html
3.    Tôm sú Việt Nam vẫn ‘hút khách’ Nhật Bản
Theo số liệu mới cập nhật của VASEP, tính đến nửa đầu tháng 7, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản – thị trường lớn thứ ba (sau Mỹ và Trung Quốc) tăng trưởng khá tốt với giá trị đạt 873,3 triệu USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.
VASEP cho biết hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm sú lớn nhất của Việt Nam 7 tháng đầu năm nay. Đây cũng là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này. Đến hiện tại, xuất khẩu tôm sang thị trường này vẫn tăng trưởng nhờ giá xuất khẩu cao và ổn định.
Nguồn: https://ndh.vn/nong-san/tom-su-viet-nam-van-hut-khach-nhat-ban-1322552.html
4.    Xuất khẩu thủy sản dự kiến vượt mốc trên 10 tỷ USD trong năm nay
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 7 tháng của năm ghi nhận con số cao kỷ lục 6,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, xuất khẩu thủy sản sẽ lần đầu tiên vượt mốc trên 10 tỷ USD trong năm nay, tăng 12 – 15% so với năm 2021, trong đó, tôm và cá tra chiếm khoảng 6,5 tỷ USD. Mục tiêu đến năm 2025 tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 12,5 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 6 tỷ USD vượt qua Ấn Độ.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/xuat-khau-thuy-san-du-kien-vuot-moc-tren-10-ty-usd-trong-nam-nay-post965177.vov
5.    Xuất khẩu gỗ lao đao vì lạm phát cao
Theo số liệu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tuần từ ngày 26/7 đến ngày 2/8/2022 là 335,4 triệu USD, giảm 7,6% so với tuần trước đó. Trong nửa cuối năm 2022, phía trung tâm dự báo nhu cầu đối với nội thất văn phòng không cao. Nguyên nhân do thương mại toàn cầu đang bị đứt gãy, cộng thêm cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt, trong khi chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc.
Trong bối cảnh người dân ở nhiều thị trường nhập khẩu gỗ từ Việt Nam phải “thắt lưng buộc bụng”, đồ nội thất không phải là ưu tiên lựa chọn. Tất cả các yếu tố trên sẽ dẫn tới việc kinh doanh gặp nhiều bất ổn và các doanh nghiệp sẽ tạm thời thu hẹp hoạt động, theo đó nhu cầu tiêu thụ đồ nội văn phòng dự kiến sẽ giảm trong thời gian tới.
Nguồn: https://ndh.vn/nguyen-lieu/xuat-khau-go-lao-dao-vi-lam-phat-cao-1322109.html
6.    Mỹ áp thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ hoang mang
Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, đơn vị này vừa nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) từ chối bản bình luận của gần 40 doanh nghiệp tủ bếp, tủ nhà tắm của Việt Nam cho nội dung điều tra xem xét phạm vi sản phẩm. Nguyên nhân do các doanh nghiệp này nộp bản bình luận muộn hơn thời hạn. Do đó, DOC yêu cầu các doanh nghiệp chủ động gỡ bỏ hoặc xóa các tập tài liệu đã nộp trên hệ thống.
“Việc DOC từ chối bản bình luận của các doanh nghiệp Việt khiến vụ áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng gỗ dán của Việt Nam tăng thêm độ căng thẳng. Các doanh nghiệp Việt hiện rất lo lắng và hoang mang. Đặc biệt, những doanh nghiệp có tên trong danh sách không hợp tác, hoặc phản hồi không đúng của DOC”, ông Hoài chia sẻ.
Nguồn: https://tienphong.vn/my-ap-thue-chong-ban-pha-gia-doanh-nghiep-xuat-khau-go-hoang-mang-post1463233.tpo

7.    Vì sao giá xuất khẩu gạo khó bứt phá khi nhiều nước bị khủng hoảng lương thực?
Xuất khẩu gạo đang có sự gia tăng cả về sản lượng và giá trị. Tuy nhiên, giá xuất khẩu gạo lại không được như năm 2021, mặc dù thời gian vừa qua, nhiều quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực, giá lương thực nhiều nước tăng cao.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Philippines, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường Philippines chủ yếu chỉ có nhu cầu nhập khẩu loại gạo có mức giá trung bình. Những thị trường khác vẫn ổn định nhưng sản lượng nhập không cao. Do đó, khả năng thị trường lúa gạo sẽ tiếp tục trầm lắng đến hết vụ thu hoạch lúa Hè Thu.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/vi-sao-gia-xuat-khau-gao-kho-but-pha-khi-nhieu-nuoc-bi-khung-hoang-luong-thuc-20220819105843206.htm
8.    Vì sao số lượng gạo Việt vẫn còn khiêm tốn tại các thị trường cao cấp?
Xuất khẩu gạo trong 7 tháng đầu năm đạt trên 4,2 triệu tấn, tăng hơn 20% so với cùng kỳ, nhưng chỉ tăng 9% về giá trị, điều đó cho thấy xuất khẩu gạo vẫn chưa đạt được mục tiêu giảm sản lượng nhưng vẫn tăng giá trị. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần qua 2 cường quốc xuất khẩu gạo là Thái Lan và Ấn Độ chào bán gạo trắng hạt dài liên tục giảm nguyên nhân là do giá trong nước hạ nhiệt, thiếu vắng nhu cầu nhập khẩu mới và đồng baht, rupee suy yếu so với USD.
Do bị cạnh tranh gay gắt ở phân khúc gạo trắng thông thường, gạo Việt Nam loại 5%, 25% cũng đã giảm về mốc dưới 400 USD/tấn, riêng chỉ có gạo 100% tấm duy trì được mức giá 383 USD/tấn và gạo thơm Jasmines vẫn giữ được giá trên 500 USD/tấn, ngang bằng với thời điểm đầu năm. Điều này cho thấy phân khúc gạo thơm, phẩm cấp cao đang ngày càng được thị trường ưa chuộng và còn nhiều dư địa tăng sản lượng, tăng giá xuất khẩu.
Nguồn: https://nhadautu.vn/vi-sao-so-luong-gao-viet-van-con-khiem-ton-tai-cac-thi-truong-cao-cap-d68724.html
9.    Thiếu thương hiệu: Gạo Việt đánh mất cơ hội tại thị trường EU
Theo các doanh nghiệp (DN), gạo Việt Nam đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, được người tiêu dùng thừa nhận. Tuy nhiên, khi xuất sang thị trường châu Âu (EU), gạo Việt phải “thay tên đổi họ”, không còn giữ được thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ. Hạn chế về thương hiệu đang khiến gạo Việt phải mang mác gạo nước ngoài, bỏ lỡ cơ hội vào thị trường lớn.
Nguồn: https://tienphong.vn/thieu-thuong-hieu-gao-viet-danh-mat-co-hoi-tai-thi-truong-eu-post1462596.tpo
10. Hơn 38 ngàn tấn gạo bán sang Philippines bị coi là nhập lậu do quota nhập khẩu phía Phillippines hết hạn
Ngày 19/8/2022, tờ The Manila Times của Philippines đã đưa tin, có khoảng 38.400 tấn gạo được cho là từ Việt Nam đã nhập lậu vào Philippines. Lượng gạo nhập lậu có trị giá hơn 1 tỉ peso, tương đương hơn 418 tỉ đồng, được cho đã dỡ xuống cảng Iloilo.
Theo xác minh, 38.400 tấn gạo trên bị giữ lại ở cảng Iloilo (Philippines) có thể do bên các thương nhân Philippines nhập khẩu chưa gia hạn được giấy phép nhập khẩu. Nhưng giấy phép nhập khẩu gạo là việc của nhà nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam không thể can thiệp được. Doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất khẩu gạo theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, nên thông tin họ bán gạo lậu gạo sang Philippines là hoàn toàn xuyên tạc” và không chính xác.
Nguồn: https://nhipsongkinhdoanh.vn/hon-38-ngan-tan-gao-ban-sang-philippines-doanh-nghiep-se-kho-thu-tien-neu-quota-nha-nhap-khau-het-han-post3100065.html
11.     Phí thông quan nông sản sang Trung Quốc tăng 12 lần?
Một số doanh nghiệp phía Nam cho hay chi phí thông quan nông sản sang TQ tăng khoảng… 12 lần so với trước dịch. Theo bà Đoàn Thu Hà – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, hiện ở cửa khẩu phía Việt Nam công khai toàn bộ các loại phí (phí hạ tầng, phí cắt container, một số khoản chi phí khác) với khoảng 3-4 triệu đồng/container. Tuy nhiên, các loại phí phía bạn rất cao do phải phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19, ước tính 16 – 17 triệu đồng/container, chưa kể chi phí phát sinh. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể cũng mất thêm chi phí bên ngoài.
Nguồn: https://tuoitre.vn/vi-sao-phi-thong-quan-nong-san-sang-trung-quoc-tang-12-lan-20220821222949131.htm
12. Dự trữ cà phê ở Việt Nam xuống thấp kỷ lục, đe doạ tăng mạnh giá cà phê toàn cầu
Thị trường cà phê toàn cầu đang đối mặt với một trong những đợt thâm hụt lớn nhất trong những năm gần đây sau khi hạn hán và băng giá làm giảm sản lượng của Brazil. Colombia đang vật lộn để phục hồi sau những trận mưa gây hại mùa màng trong khi Honduras, Guatemala và Nicaragua đang cạn kiệt nguồn cung từ vụ thu hoạch 2021-2022. Vụ mùa tiếp theo của Costa Rica đang có dấu hiệu căng thẳng và hạn hán đã làm giảm sản lượng robusta ở Uganda. Bên cạnh đó, sản lượng từ Việt Nam – nhà cung cấp cà phê robusta lớn nhất thế giới và nhà sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, dự kiến vẫn giảm trong giai đoạn 2022-2023.
Dự trữ ngày càng cạn kiệt và triển vọng thu hoạch kém xảy ra vào thời điểm tiêu thụ cà phê toàn cầu đang phục hồi. Các kho dự trữ tại Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 200.000 tấn khi bắt đầu mùa vụ mới vào đầu tháng 10, so với ước tính khoảng 400.000 tấn một năm trước, trong khi sản lượng có thể giảm 6% xuống 1,72 triệu tấn trong năm 2022-2023. Đây là một tín hiệu có thể đẩy giá cà phê toàn cầu lên cao hơn nữa trong thời gian tới.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/du-tru-o-viet-nam-xuong-thap-ky-luc-de-doa-tang-manh-gia-ca-phe-toan-cau-20220824145150288.htm

Nhóm tin về ảnh hưởng của cuộc chiến Nga – Ukraine

1.    Những kệ hàng trống không trong siêu thị khắp thế giới
Người tiêu dùng toàn cầu đang phải đối mặt với tình trạng thực phẩm bị thiếu hoặc tăng giá, từ các mặt hàng cơ bản như bánh mì, bơ, đến thịt, đồ uống và gia vị. Dù ở bất cứ đâu trên thế giới, khi đi mua hàng quanh siêu thị, khách hàng rất có thể sẽ bắt gặp những khoảng trống trên các kệ hàng, theo Washington Post.
Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, tác động kéo dài của đại dịch Covid-19, xung đột tại Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng nằm trong những lý do gây nên tình trạng thiếu hụt này.
Nguồn: https://zingnews.vn/nhung-ke-hang-trong-khong-trong-sieu-thi-khap-the-gioi-post1347366.html

BSAi