Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực

Thị trường đạm thay thế

  1. Thách thức cho ngành plant-based trước những mong đợi của khách hàng tương lai
Hiện tại, thị trường thực phẩm plant-based toàn cầu dự kiến sẽ đạt đến 77 tỉ USD vào năm 2025 và gấp đôi con số đó vào năm 2030. Dù đó là một viễn cảnh hết sức tiềm năng, nhưng theo kết quả của công ty Kerry sau cuộc khảo sát nhóm tập trung về mùi vị và dinh dưỡng thì chặng đường sắp tới của các doanh nghiệp trong ngành sẽ chẳng hề dễ dàng.
15-20 năm trước, ở giai đoạn thị trường “plant-based 1.0”, khách hàng chỉ là những người ăn chay thuần túy vì tín ngưỡng. Ở thị trường “plant-based 2.0” bùng nổ cách đây 5-6 năm, thì khách hàng chính là nhóm chuyển đổi chế độ dinh dưỡng, cắt giảm tiêu thụ thịt động vật vì một trong những lý do: vì sức khỏe, vì quan tâm đến sự bền vững của môi trường và vì quyền lợi của động vật. Ngày nay, thị trường plant-based 3.0 đang chứng kiến sự mong đợi của khách hàng tăng cao rất nhiều so với trước đây: họ muốn được ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, họ muốn “thịt chay” nhìn thật hơn và sau hết thì những sản phẩm này vẫn phải đáp ứng được yếu tố bền vững với môi trường.
Theo đó, có những mối quan tâm chính của khách hàng mà công ty Kerry đã ghi nhận được từ kết quả khảo sát, cụ thể như sau:
Băn khoăn về yếu tố dinh dưỡng
Công ty Kerry tin rằng cách để thành công ở thị trường plant-based 3.0 chính là các công ty phải tạo ra những bước đột phá để đáp ứng kì vọng của khách hàng về dinh dưỡng. Sức khỏe từng là yếu tố thúc đẩy khách hàng chuyển đổi, nhưng giờ đây họ còn quan tâm rằng liệu thịt thực vật có thể cung cấp được các chất dinh dưỡng, các loại khoáng và protein như thịt động vậy hay không? Và đó là bài toán đầu tiên mà các công ty trong ngành cần phải giải quyết.
Sự hoài nghi về tính an toàn
Ngày nay, yếu tố “có nguồn gốc từ thực vật” không còn tương đương với “lành mạnh/ tốt cho sức khỏe” đối với khách hàng. Họ muốn hiểu rõ hơn về cách sản phẩm được sản xuất: nguyên liệu đầu vào, chế biến ra sao,… Điều này buộc các nhà sản xuất phải xem xét lựa chọn những nguyên liệu tự nhiên, cũng như điều chỉnh thông tin trên bao bì để minh bạch hóa quy trình sản xuất của sản phẩm, từ đó mới có thể tạo dựng lòng tin về sản phẩm đối với khách hàng.
Không thỏa hiệp với sự đánh tráo khái niệm về bền vững
Khách hàng ngày nay đã nhận thức được rằng thịt từ thực vật chưa hẳn đã hoàn toàn bền vững, do việc tạo ra nguyên liệu (như đậu nành, gạo…) có thể dẫn đến nạn phá rừng, cũng như tạo ra nhiều khí thải CO2 không hề thua kém so với ngành chăn nuôi truyền thống. Đây chính là một thách thức đặt ra cho ngành plant-based khi phải đảm bảo bài toán chuỗi cung ứng song song với việc đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường.
Yếu tố cảm xúc đã từng bị xem nhẹ
Đối với khách hàng, ăn uống không phải chỉ đơn thuần là hoạt động mang tính chức năng, nó còn phải mang lại niềm vui và cả sự tận hưởng. Đây là thách thức lớn nhất buộc các công ty phải nghiên cứu và nắm bắt nhiều hơn nhu cầu đã từng bị xem nhẹ này để từ đó đưa ra các sản phẩm “ngon” và thật hơn cả về vẻ ngoài và mùi vị để mang lại niềm cảm hứng mới để thúc đẩy khách hàng chuyển đổi từ các sản phẩm thịt chăn nuôi truyền thống hiện nay. 
  1. Thai Union tập trung thúc đẩy công nghệ chiết xuất omega-3 từ tảo biển
Ông lớn trong ngành hải sản chế biến Thai Union của Thái Lan không chỉ hài lòng với mảng kinh doanh sản phẩm đóng hộp, những năm gần đây họ đang mở rộng phát triển sang mảng cung ứng nguyên liệu từ việc tận dụng các phụ phẩm trong quá trình chế biến. Cụ thể chính là việc Thai Union hướng tới trở thành một nhà cung cấp dầu Omega-3 cho các đơn vị mỹ phẩm, dược phẩm… nhờ trích xuất loại dầu này từ các phụ phẩm từ cá ngừ  trong chuỗi sản xuất của họ
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, Thai Union vừa đầu tư vào công ty Mara Renewables Corporation (Canada) để phát triển công nghệ trích xuất Omega-3 từ tảo biển. Đây có thể là nước đi nhằm hướng tới đa dạng hóa nguồn cung cũng như bắt kịp với xu hướng plant-based chung của toàn ngành để chuẩn bị cho thị trường Omega đang rất tiềm năng này. Được biết, nhu cầu của thị trường Omega-3 trên toàn thế giới đang rơi vào khoảng 5,6 tỉ USD với tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 8.6% đến năm 2028.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/06/23/Global-seafood-producer-Thai-Union-taps-on-microalgal-omega-3-potential

Xu hướng bền vững, thân thiện môi trường

  1. Giải pháp đột phá từ công ty Ấn Độ giúp giữ hoa quả tươi lâu hơn trên quầy kệ siêu thị
Nhận ra hiện trạng lãng phí thực phẩm do hư hỏng, cụ thể là các loại hoa quả tươi khi trưng bày tại siêu thị, start-up Greenpods Labs (Ấn Độ) đã nghiên cứu và phát triển thành công các gói hoạt tính sinh học(kích thước 5cmx5cm) giúp duy trì sự tươi ngon của hoa quả. Nguyên liệu của các gói này chủ yếu là các thành phần tự nhiên và hoạt động trên cơ chế hoạt tính sinh học nên đảm bảo về mặt an toàn, không hóa chất độc hại.
Theo kết quả thử nghiệm, gói hoạt tính này có thể dùng cho 2-5kg hoa quả tươi trong điều kiện nhiệt độ từ 12-45 độ C, và giúp kéo dài thời gian trên kệ của trái cây thêm 40-60%. Hiện tại, công ty này đã đưa ra thị trường sản phẩm gói hoạt tính để bảo quản xoài, và đang nghiên cứu và phát triển gói hoạt tính hỗ trợ cho các loại rau quả khác như: ớt, các loại rau ăn lá, nho và cà chua.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/06/27/india-s-greenpod-labs-seeks-to-slash-fresh-produce-waste-with-bioactive-sachets

Tin tức nổi bật trong nước và quốc tế

1.    Phát triển ngành nước mắm ở Việt Nam giống ngành rượu vang thế giới!
Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản tại hội thảo cho thấy cả nước có hơn 4.200 cơ sở sản xuất nước mắm với sản lượng trung bình trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít… Ngành hàng nước mắm Việt Nam những năm qua đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, bảo đảm an toàn vệ sinh trong sản xuất, đáp ứng khẩu vị cũng như tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nước mắm Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu với thị phần còn khiêm tốn so với tiềm năng. Việc đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm cần sự hợp sức của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cũng như các hiệp hội ngành nghề.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/phat-trien-nganh-nuoc-mam-o-viet-nam-giong-nhu-nganh-ruou-vang-the-gioi-20220624161627903.htm
2.    Sẽ không còn chuyện… “trâu đội lốt bò”
Theo TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng bộ phận thường trực Nam Bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia), hiện có nhiều tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao được ứng dụng trong chăn nuôi và thủy sản. Điển hình như kỹ thuật tạo ra con lai giữa trâu đực Murrah và trâu cái địa phương phát triển thành đàn trâu dễ nuôi, ít bệnh tật. Nhờ kỹ thuật này, bà con có thể tạo ra đàn trâu nhanh hơn, trọng lượng lớn hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“Hiện nay, có một số thịt bò trên thị trường là từ con trâu nhưng sẽ đến lúc thịt trâu được trả lại đúng tên vì thịt trâu là đặc sản. Bởi lẽ, ngành nuôi trâu thịt đang có điều kiện thuận lợi để phát triển, rất có thể tương lai thịt trâu giá còn cao hơn thịt bò vì chất lượng không hề kém.” – ông Bắc cho biết
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/se-khong-con-chuyen-trau-doi-lot-bo-2022062416194716.htm
3.    Nâng tầm ẩm thực Việt Nam từ xếp hạng sao Michelin danh giá
Được coi là giải Oscar hay Grammy trong ngành ẩm thực thế giới, sao Michelin là mục tiêu vươn tới của bất cứ nhà hàng nào trên khắp thế giới. Những năm gần đây, các nhà hàng tại Việt Nam đã và đang nỗ lực hoàn thiện để được xếp hạng sao Michelin danh giá. Đó cũng là cách để hiện thực khát vọng đưa Ẩm thực Việt Nam nâng tầm và khẳng định vị thế trên bản đồ Ẩm thực thế giới.
Nguồn: https://nhandan.vn/dien-dan-dulich/nang-tam-am-thuc-viet-nam-tu-xep-hang-sao-michelin-danh-gia-702882/
4.    Đặc sản miền Tây ra Hà Nội, bán 700.000 đồng mỗi kg hút khách sành ăn
Đặc sản “vũ nữ chân dài” là cái tên gây sự tò mò cho nhiều thực khách. Thực ra, đó chính là tên gọi vui mà mọi người đặt cho món khô nhái miền Tây. “Khô nhái có thể chiên giòn tan hoặc chiên mắm rất ngon, đây là hai cách chế biến phổ biến và đơn giản nhất. Nếu như món ếch khi chế biến xong ăn vẫn thấy mùi tanh thì ngược lại, khô nhái miền Tây không tanh, chiên lên giòn tan ăn cả xương, những khách thích nhậu rất ưng ý”. Giá nhái cơm ngon nhất hiện đang bán lẻ ở mức 700.000 đồng/kg, còn với những khách lấy nhiều từ vài cân hay nhà hàng, quán nhậu đặt mua, mức giá là 650.000 đồng/kg.
Nguồn: https://infonet.vietnamnet.vn/thi-truong/24h/dac-san-mien-tay-che-bien-lam-mon-nhau-ngon-het-nac-gia-700-000-dong-kg-van-dat-khach-ha-noi-414081.html
5.    200 đơn vị trong nước và quốc tế góp mặt tại triển lãm Café show Việt Nam
Triển lãm Quốc tế Café show Việt Nam chuyên ngành cà phê, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam là sự kiện thường niên nằm trong chuỗi triển lãm café show tại Seoul (Hàn Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc), Paris (Pháp) và Việt Nam. Sự kiện này sẽ được diễn ra từ ngày 21 đến 23.7.2022 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm quốc tế Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM, với sự tham gia của hơn 200 đơn vị trưng bày trong nước và quốc tế với nhiều nhóm ngành hàng khác nhau.
Đây là cơ hội để các nhà quản lý, các chuyên gia hàng đầu trong nước và nước ngoài gặp gỡ, chia sẻ các định hướng, chiến lược, giải pháp và công cụ quản lý thực tiễn trong ngành sản xuất, chế biến, phân phối cà phê, trà, thực phẩm đồ uống nói chung và ngành ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống cho các nhà hàng, khách sạn cũng như các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống khác nói riêng.
Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/200-don-vi-trong-nuoc-va-quoc-te-gop-mat-tai-trien-lam-cafe-show-viet-nam-35494.html

Nhóm tin về ngành du lịch

1.    Chuẩn bị mở tuyến xe buýt xuyên 3 nước Thái Lan-Lào-Việt Nam
Chính phủ Thái Lan đã chấp thuận các cuộc đàm phán xúc tiến mở một tuyến xe buýt kết nối 3 nước qua tuyến R12 từ Nakhon Phanom (Thái Lan) đến thị xã Thakhek (Trung Lào) sang tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam). Ba địa phương nêu trên đều được đánh giá là hấp dẫn khách du lịch, với các điểm đến về văn hóa, nghệ thuật bản địa, cùng những công trình, đền chùa, địa điểm tôn giáo và thắng cảnh thiên nhiên.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/chuan-bi-mo-tuyen-xe-buyt-xuyen-3-nuoc-thai-lan-lao-viet-nam-cac-tin-do-food-tour-co-co-hoi-ngap-trong-xoi-nep-pao-thai-4202225613331088.htm
2.    Tour nước ngoài bắt đầu “nóng”
Thị trường du lịch nước ngoài đang hồi phục mạnh trong dịp hè, Theo ghi nhận, nhiều công ty du lịch đang chào bán trở lại tour đi Hàn Quốc sau thời gian dài thị trường này “ngủ đông” vì dịch Covid-19. Cả khách đi tự túc, đi công tác đến Hàn Quốc đều đang chờ được cấp visa để trở lại xứ sở kim chi sau khi nước này chính thức mở cửa du lịch trở lại từ đầu tháng 6-2022. Các thị trường đã đón khách Việt như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia… cũng nhộn nhịp trở lại.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/tour-nuoc-ngoai-bat-dau-nong-20220623205654162.htm
3.    Du lịch Bình Thuận chuyển mình với hàng loạt thương hiệu quốc tế xuất hiện
Những nỗ lực của chính quyền địa phương, cũng như sự xuất hiện của các thương hiệu quốc tế đã tạo ra những thay đổi tích cực, đem đến làn gió mới cho du lịch tỉnh Bình Thuận và góp phần vào phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Đáng chú ý, hàng loạt thương hiệu tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực ẩm thực như nhà hàng Au Lac do Brazil, Marina Club, Seorae BBQ, Dynasty House, chuỗi cửa hàng, cà phê nổi tiếng như Gloria Jean’s Việt Nam, Phindeli Café… lần đầu tiên đã xuất hiện tại địa phương, góp phần đem đến những trải nghiệm tiêu chuẩn quốc tế cho du khách và người dân. Đây cũng được coi là tín hiệu tích cực sau nhiều nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế của chính quyền tỉnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2023, Bình Thuận sẽ là địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia và các hoạt động du lịch cấp quốc gia, quốc tế.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/du-lich-binh-thuan-chuyen-minh-voi-hang-loat-thuong-hieu-quoc-te-xuat-hien-420222361737607.htm
4.    Việt Nam có cộng đồng du lịch lạc quan hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Chỉ xếp sau Ấn Độ và chênh lệch 1%, Việt Nam là một trong những cộng đồng hào hứng du lịch trở lại nhất hậu đại dịch, cũng như hết sức tự tin chào đón khách du lịch nước ngoài.
Theo chỉ số tự tin về du lịch (Travel Confidence Index) được thống kê bởi Booking.com – công ty du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới, Việt Nam đứng thứ 2 về mức độ tự tin du lịch, với 85% khách du lịch Việt có dự định đi du lịch trong 12 tháng sắp tới. Dẫn đầu danh sách là khách du lịch đến từ Ấn Độ (86%), và theo sau Việt Nam là Trung Quốc (79%).
Nguồn: https://www.sgtiepthi.vn/viet-nam-co-cong-dong-du-lich-lac-quan-hang-dau-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong/
Nhóm tin về ngành bán lẻ
1.    Những bước đi của các ông lớn nhằm thâu tóm thị trường bán lẻ
Với nguồn tài chính mạnh, các ông lớn như MWG (Thế giới di động), FPT, Nova Retail đang từng bước đưa mọi lĩnh vực bán lẻ từ phụ kiện điện thoại, nhà thuốc và cửa hàng tiện lợi, từ mô hình cửa hàng nhỏ lẻ về quy mô chuỗi cửa hàng chuyên nghiệp.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/dai-gia-ban-le-vung-nghin-ty-ban-hang-gia-re-2031956.html

Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ

1.    Tesla trước nguy cơ phá sản
Tesla đang đối mặt với thua lỗ hàng tỷ USD tại các nhà máy mới của hãng, vấn đề chuỗi cung ứng và lệnh phong tỏa vì Covid-19 ở Trung Quốc. Theo ông Gordon Johnson tại GLJ Research, Tesla đang đối mặt với rủi ro phá sản, bởi khoản tiền mặt khổng lồ của họ đã bị mắc kẹt ở Trung Quốc và Tesla chỉ có lãi khi mở rộng sang Trung Quốc. Với việc Bắc Kinh không cho phép các công ty chuyển USD về nước, Tesla thực sự đang gặp vấn đề.
Nguồn: https://zingnews.vn/elon-musk-lo-tesla-pha-san-post1329368.html
2.    Tesla đóng cửa văn phòng ở San Mateo, sa thải 200 nhân viên
Tờ CNBC đưa tin, Tesla đã thông báo đóng cửa văn phòng ở San Mateo, California, Mỹ và sa thải khoảng 200 nhân viên đang làm việc tại đó như một phần của nỗ lực cắt giảm chi phí gần đây.
Nguồn: https://doanhnhanvn.vn/tesla-dong-cua-van-phong-o-san-mateo-sa-thai-200-nhan-vien.html
3.    Cuộc đua chuyển đổi sang xe điện cho thuê tại Mỹ
Giá xăng tăng góp phần buộc hàng loạt các đại lý thuê xe lớn của Mỹ tuyên bố kế hoạch thay thế dần từ xe xăng sang xe điện. Hãng thuê xe của Hertz đã có thương vụ trị giá 4,2 tỷ USD để mua 100.000 xe điện của Tesla vào cuối năm nay. Công ty thuê xe này cũng đang đầu tư xây dựng mạng lưới sạc của riêng mình. Hai đối thủ lớn của Hertz là Enterprise Holding và Avis Budget Group cũng không muốn bị chậm chân khi tham gia vào cuộc đua chuyển đổi sang xe điện.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/nong-cuoc-dua-chuyen-doi-sang-xe-dien-cho-thue-tai-my-20220624105158475.htm
4.    Xe điện Trung Quốc, Hàn Quốc đẩy mạnh sản xuất, phát triển tại thị trường Đông Nam Á
Thị trường ô tô điện có tín hiệu phát triển ở Đông Nam Á khi các nhà sản xuất ô tô có kế hoạch bắt đầu sản xuất tại ít nhất ba địa điểm trong năm nay, một bước quan trọng để làm cho những chiếc xe này có giá hợp lý hơn cho khách hàng trong khu vực. Nhiều công ty trong số đó có trụ sở chủ yếu ở Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản – hiện chiếm hơn 90% tổng doanh số bán ô tô mới ở Đông Nam Á – lại tụt lại phía sau.
Nguồn: https://tienphong.vn/xe-dien-trung-quoc-han-quoc-day-manh-san-xuat-phat-trien-tai-thi-truong-dong-nam-a-post1448318.tpo
5.    Shopee, iPrice… ồ ạt sa thải nhân viên
Các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã sa thải hàng trăm nhân viên trong vài tháng qua. Điều này báo hiệu làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu đang lan sang lĩnh vực này.
Có ít nhất 6 công ty công nghệ đã cho nhân viên thôi việc, trong đó có Sea Limited, công ty mẹ của Shopee có trụ sở tại Singapore. Giới đầu tư cho rằng, đây chỉ là bước khởi đầu trong quá trình cắt giảm nhân sự trong ngành công nghệ khi lãi suất tăng và bất ổn kinh tế xuất hiện. Các công ty buộc phải chọn lợi nhuận thay vì mở rộng quy mô, tăng trưởng.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/shopee-iprice-o-at-sa-thai-nhan-vien-chuyen-gi-dang-xay-ra-2033136.html
6.    Đối tác Apple chi đậm để tăng sản lượng iPhone
Theo SCMP, nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới tại Trịnh Châu (Trung Quốc), thuộc sở hữu Foxconn Technology Group, đã bắt đầu chiến dịch tuyển dụng mới. Foxconn đã tăng mức thưởng mỗi công nhân mới lên 1.345 USD cho 4 tháng làm việc. Mục đích chính là để thu hút thêm nhân công và đảm bảo tiến độ sản xuất iPhone 14. Chiến dịch tuyển dụng quy mô lớn này diễn ra sau khi chính quyền Trịnh Châu áp đặt lệnh phong tỏa 7 ngày trong thành phố như một phần của các biện pháp phòng chống Covid-19.
Nguồn: https://zingnews.vn/doi-tac-san-xuat-cua-apple-chi-tien-khung-de-tang-san-luong-iphone-post1330867.html
7.    Thương mại điện tử B2B: Mỏ vàng không còn bỏ ngỏ
Mô hình thương mại điện tử B2B (Business to Business – giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) đang là xu hướng mới được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Báo cáo mới nhất của Hãng Statista cho biết, doanh thu thị trường thương mại điện tử mô hình B2C (doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng) tại Việt Nam được dự đoán đạt 14,8 tỷ USD trong năm 2022, tăng 16,48%. Trong khi đó, với quy mô lớn hơn, thương mại điện tử B2B cao hơn 5 lần, được dự báo đạt 80 tỷ USD trong năm nay.
Nguồn: https://baodautu.vn/thuong-mai-dien-tu-b2b-mo-vang-khong-con-bo-ngo-d168247.html
8.    Các hãng công nghệ Trung Quốc đối mặt với các chấn chỉnh mới từ ngày 1-7
Các nhà phân tích đang theo dõi những xoay xở của Alibaba, Tencent và các tập đoàn công nghệ khác trước các đợt sóng chấn chỉnh mới. Từ ngày 1-7, các hãng công nghệ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các hình phạt nặng nề hơn khi những sửa đổi trong luật chống độc quyền có hiệu lực. Đây là những sửa đổi đầu tiên kể từ khi luật này có hiệu lực từ năm 2008.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/cac-hang-cong-nghe-trung-quoc-doi-mat-voi-cac-chan-chinh-moi-tu-ngay-1-7/

Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng

  1. Các nhà máy thép Trung Quốc chao đảo – triển vọng ngành thép ra sao?
Tại Trung Quốc, các chủ nhà máy thép trên khắp đất nước đang đối mặt với tình trạng tồi tệ. Tồn kho thép đang chất đống trong các kho của trung tâm sản xuất thép lớn nhất của đất nước ở thành phố Đường Sơn, cũng như các tỉnh Giang Tô và Sơn Đông. Họ cho biết nhu cầu về thép đang giảm trong bối cảnh đất nước này phong tỏa để chống dịch, các nhà máy đóng cửa và hoạt động xây dựng bị tê liệt. Thép là nguyên liệu quan trọng của cường quốc sản xuất hàng đầu thế giới, tuy nhiên lại đang không được sử dụng trên khắp đất nước trong bối cảnh các hoạt động sản xuất bị gián đoạn vì Covid, buộc nhu cầu và giá cả giảm xuống. “Nếu giá thép tiếp tục giảm mạnh với mức lỗ kéo dài, chính phủ Trung Quốc có thể đưa ra con số chính xác về việc cắt giảm sản lượng – giống như những gì OPEC đã làm đối với dầu mỏ khi dịch Covid ở đỉnh cao vào năm 2020-2021.”
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/cac-nha-may-thep-trung-quoc-chao-dao-trien-vong-nganh-thep-ra-sao-42022266142032903.htm

Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới

1.    Startup Việt gọi vốn được 50 triệu đô la từ SeaTown Holdings
Ngày 24/6, OnPoint – Đơn vị cung cấp các giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử Việt Nam ký kết gọi vốn thành công từ SeaTown Private Capital Master Fund, quỹ đầu tư trực thuộc SeaTown Holdings International, một thành viên của Temasek Holdings (Singapore). Tổng giá trị đầu tư dự kiến của SeaTown là 50 triệu USD, và đây sẽ là thương vụ rót vốn cổ phần tư nhân lớn nhất trong ngành hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á trong 5 năm vừa qua.
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/startup-viet-goi-von-duoc-50-trieu-do-la-tu-seatown-holdings-1716675.html
2.    Tập đoàn TTC chính thức mua lại Trường Đại học Yersin Đà Lạt
Mới đây, người đứng đầu Tập đoàn TTC đã chia sẻ thông tin Tập đoàn này đã hoàn tất giao dịch mua lại Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Đây là thương vụ M&A mới nhất, giúp TTC sở hữu lại trường đại học vốn trước đây là thành viên trong hệ sinh thái Tập đoàn. Mặc dù, ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Tập đoàn TTC không chia sẻ cụ thể về giá trị thương vụ này, tuy nhiên đây là bước khởi đầu để tái lập ngành Giáo dục TTC, một danh mục mà trước đây TTC đã đầu tư.
Nguồn: https://baodautu.vn/tap-doan-ttc-chinh-thuc-mua-lai-truong-dai-hoc-yersin-da-lat-d168322.html
3.    Công ty khởi nghiệp ngành làm đẹp ở Ấn Độ được đầu tư 48 triệu USD
GIC của Singapore gần đây đã đầu tư 48 triệu đô la Mỹ vào Wow Skin Science – một công ty khởi nghiệp về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp có trụ sở tại Ấn Độ. Công ty khởi nghiệp này kinh doanh các sản phẩm làm đẹp tự nhiên, không chứa độc tố, từ các mặt hàng dưỡng da, tóc và cơ thể đến các chất bổ sung giúp quản lý cân nặng và sức khỏe.
Wow Skin Science có mức định giá sau khi gọi vốn là 275 triệu đến 280 triệu đô la Mỹ và trị giá công ty này được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng.
Nguồn: https://vneconomy.vn/cong-ty-khoi-nghiep-nganh-lam-dep-o-an-do-bo-tui-48-trieu-usd.htm
4.    Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ: Thêm sân chơi cho các startup công nghệ
Tại sự kiện ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ ngày 26-6, TS Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tổ Tư vấn Chính sách của Thủ tướng Chính phủ – cho biết việc hình thành các vườn ươm là cần thiết, thậm chí không thể thiếu trong bối cảnh hiện nay. Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ kỳ vọng trở thành trung tâm tư vấn giải pháp ứng dụng công nghệ blockchain hàng đầu của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.
Nguồn: https://nld.com.vn/cong-nghe/vuon-uom-khoi-nghiep-doanh-nhan-tre-them-san-choi-cho-cac-startup-cong-nghe-20220626120953504.htm

Nhóm tin về nông sản – thủy sản – chăn nuôi

1.    Muối được giá nhưng diêm dân mất mùa
Thời điểm này hàng năm, bà con vùng muối Tuyết Diêm, thị xã Sông Cầu, Phú Yên bắt đầu thu hoạch với sản lượng khoảng 4.000-5.000 tấn, nhưng năm nay, sản lượng muối chỉ đạt 400-500 kg. Muối mất mùa, sản lượng ít nên giá muối tăng cao.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/muoi-duoc-gia-nhung-diem-dan-mat-mua-post952583.vov
2.    Tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn
Mới đây,  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề án tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020, kết quả năng suất sau tái canh tăng hơn 3 tạ/ha. Tuy vậy, ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết việc tái canh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/tai-canh-ca-phe-cac-tinh-vung-tay-nguyen-van-con-nhieu-kho-khan-post952533.vov
3.    Vì đâu dân không muốn tái canh cây tỷ đô?
Nhiều năm liền Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê vối, mang về hàng tỷ đô-la Mỹ (USD). Tuy nhiên, ngành hàng này đang đối mặt nhiều thách thức khi nông dân chần chừ tái canh do những khó khăn như:
  • Thiếu chính sách giải quyết hiệu quả sinh kế cho người tái canh cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
  • Vốn tái canh lớn, rủi ro cao trong khi việc tiếp cận vốn vay còn nhiều trở ngại
  • Giải ngân vốn thực hiện nhiều lần, mỗi lần phải kiểm tra tiến độ dự án, tình hình sử dụng vốn, khiến người dân e ngại và chọn vay theo cơ chế thương mại chấp nhận lãi suất cao để được giải ngân 1 lần
  • Giá cả bấp bênh, 1 số hộ chặt bỏ vườn cà phê, chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn…
Nguồn: https://tienphong.vn/vi-dau-dan-khong-muon-tai-canh-cay-ty-do-post1448919.tpo
4.    Chi phí tăng cao, người chăn nuôi ở Tiền Giang điêu đứng
Tiền Giang là địa phương có mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL. Gần đây, trước tình trạng giá xăng dầu tăng cao, Giá con giống, thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong khi giá bán sản phẩm tăng chậm và dưới mức chi phí, khiến nhiều hộ nuôi cá, nuôi heo ở Tiền Giang đã phải dừng nuôi.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/chi-phi-tang-cao-nguoi-chan-nuoi-o-tien-giang-dieu-dung-post952357.vov
5.    Giá phân bón bắt đầu hạ nhiệt, nông dân chưa vội mừng
Sau khi lập đỉnh lịch sử cao nhất trong 50 năm trở lại đây, giá phân bón trên thế giới và trong nước bắt đầu hạ nhiệt. Lý giải về việc giá phân U rê giảm, đại diện Đạm Cà Mau cho biết, nguyên nhân là Trung Quốc thay đổi chính sách, cho phép xuất khẩu phân bón trở lại khi cao điểm mùa vụ tại Trung Quốc đã qua. Đồng thời, Nga bắt đầu xuất khẩu phân bón sang Ấn Độ và Nam Mỹ với giá bán thấp hơn 30% mặt bằng giá thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu liên tục leo thang, nỗi lo của nông dân vẫn còn thường trực.
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-phan-bon-bat-dau-ha-nhiet-nong-dan-chua-voi-mung-post1448548.tpo
6.    Khuyến cáo nhà vườn không trồng dừa lấy nước ồ ạt
Gần đây, do giá cả, đầu ra một số trái cây gặp bấp bênh; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao nên nhiều nhà vườn tỉnh Tiền Giang ổ ạt chuyển qua trồng cây dừa Xiêm (dừa tươi lấy nước). Nhiều nhà vườn ở thành phố Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Châu Thành còn phá bỏ các vườn cây khác để trồng cây dừa lấy nước hoặc trồng xen canh.
Tuy nhiên, theo ngành nông nghiệp cây dừa lấy nước tuổi thọ không cao và năng suất giảm sau 10 năm cho trái. Hơn nữa, đa số dừa lấy nước chỉ tiêu thụ nội địa, nhất là dừa Mã Lai hay bị sâu bệnh tấn công, chất lượng nước không cao. Do đó, ngành nông nghiệp khuyến cáo nhà vườn không nên ồ ạt phá bỏ vườn cây khác để trồng dừa vì nguy cơ rớt giá khi “cung vượt cầu”.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/khuyen-cao-nha-vuon-khong-trong-dua-lay-nuoc-o-at-post952164.vov
7.    “Thủ phủ” khoai lang miền Tây quay lưng với cây khoai
Vĩnh Long là tỉnh có diện tích trồng khoai lang nhiều nhất trong khu vực ĐBSCL. Thời kỳ hoàng kim, nông dân thu về lợi nhuận 100 triệu đồng/hecta. Tuy nhiên kể từ năm 2020, diện tích khoai bị thu hẹp dần và thay vào đó là các loại cây trồng có múi. Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện từ đầu năm 2020, đường xuất khẩu bị “bít cửa” thời gian dài đã khiến cho giá khoai lang tím nhật ở Bình Tân lao dốc không phanh. Kéo dài 2 năm, người trồng khoai hết vốn tái sản xuất. Đây chính là nguyên nhân khiến nông dân bỏ hẳn cây khoai.
Nông dân Vĩnh Long đang quay lưng với với nghề trồng khoai lang vốn là nghề mà nông dân đã từng gắn bó từ nhiều năm qua. Điều này đã và đang làm cho địa phương và ngành chức năng lo ngại diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh sẽ xáo trộn và phá vỡ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thu-phu-khoai-lang-mien-tay-quay-lung-voi-cay-khoai-post952882.vov
8.    Ngành điều đương đầu với nhiều thách thức
Thống kê của VINACAS cho thấy 5 tháng đầu năm 2022 toàn ngành đã xuất khẩu được 206.112 tấn điều nhân các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,19 tỷ USD, giảm 7,81% về lượng, và giảm 6,81 về trị giá. Trong khi đó, về mùa vụ thu hoạch điều năm 2022 ở Việt Nam và Ấn Độ không thuận lợi, vụ điều tại Việt Nam năm nay đến trễ hơn do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, ở một số vùng trồng điều chính cũng có dấu hiệu sâu bệnh.
Những diễn biến của thế giới như xung đột Nga – Ukraine và lạm phát toàn cầu đang ảnh hưởng đến sự tiêu thụ và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. Xuất khẩu giảm cả về lượng và giá trị trong khi giá nguyên liệu tăng, diễn biến thị trường thế giới bất lợi đang khiến ngành điều đối mặt nhiều khó khăn, dự kiến xuất khẩu cả năm sẽ thấp hơn năm 2021.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/nganh-dieu-duong-dau-voi-nhieu-thach-thuc-20220625184015890.htm
9.    Hết thời giải cứu bán rẻ như cho, thanh long bất ngờ khan hàng, giá tăng vọt
Từ giá giải cứu thậm chí chỉ 3000-5.000 đồng/kg, khoảng gần tháng nay giá thanh long bỗng tăng vọt lên 35.000 đồng/kg nhưng không có để mua. Nguyên nhân thanh long khan hiếm do hàng mùa đứt lứa. Bên cạnh đó, vừa qua nhiều vùng trồng thanh long như Bình Thuận, Long An… xảy ra tình trạng nông dân ồ ạt chặt bỏ thanh long do xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó, giá thanh long xuống thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tiêu thụ thanh long khó khăn, trong khi chi phí sản xuất lớn, dẫn tới người nông dân lãi ít, không có lãi, thậm chí thua lỗ.
Nguồn: https://infonet.vietnamnet.vn/thi-truong/24h/loai-qua-truoc-giai-cuu-la-liet-nay-khan-hang-tang-gia-414059.html
10. Nông dân Quảng Ngãi ồ ạt bán keo non vì được giá
Sau nhiều năm liên tục rớt giá, hiện nay, giá gỗ keo nguyên liệu tăng cao nên nhiều nông dân ở tỉnh Quảng Ngãi phấn khởi vì có thu nhập khá. Thế nhưng, nhiều người vì thấy lợi trước mắt đã ồ ạt bán cả keo non chưa đến kỳ khai thác.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/nong-dan-quang-ngai-o-at-ban-keo-non-vi-duoc-gia-post953337.vov

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

1.    Tã trẻ em của Việt Nam, ROSE BABY, được phân phối ở Mỹ
Không chỉ đạt các tiêu chuẩn chất lượng nhập khẩu vào Mỹ, thương hiệu tã em bé Rose Baby đến từ Việt Nam đã thu hút sự chú ý bởi những cải tiến vượt bậc về chất lượng. Để phù hợp với nhu cầu của người dùng, thương hiệu tã đến từ Việt Nam này tỏ ra rất “thức thời” khi đã tạo ra một sản phẩm theo xu hướng xanh, nguồn gốc tự nhiên, bảo vệ môi trường – những tiêu chuẩn rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ. Đây cũng là điểm mấu chốt để Roosevelt LLC Group, một trong những tập đoàn phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất Hoa Kỳ, quyết định phân phối sản phẩm này.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/mot-san-pham-tre-em-cua-viet-nam-duoc-phan-phoi-o-my-420222569594834.htm
2.    Ngành thủy sản hồi phục nhanh
Xuất khẩu thủy sản thu về hơn 1 tỉ USD/tháng trong 3 tháng liên tiếp, đạt mức tăng trưởng 10%-90% tùy thị trường, giá bán bình quân tăng 10%-15%. Tuy nhiên, Tổng Thư ký VASEP cho rằng xuất khẩu những tháng cuối năm không có nhiều thuận lợi và dự báo cả năm chỉ đạt ngưỡng 10 tỉ USD. Nguyên nhân là do lạm phát ở mức cao đang lan rộng ở các thị trường Mỹ, châu Âu khiến nhu cầu sụt giảm.
Bên cạnh đó, Trung Quốc – thị trường lớn của thủy sản Việt Nam – tiếp tục áp dụng chính sách “zero Covid” làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam với các loại hàng hóa nói chung. Với giá trị xuất khẩu 1,2 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành cá tra được đánh giá là hồi phục nhanh và có nhiều triển vọng.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/nganh-thuy-san-hoi-phuc-nhanh-20220622214632675.htm
3.    Xuất khẩu thủy sản năm 2022 kỳ vọng dấu mốc 10 tỷ USD
Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam đạt hơn 4,7 tỷ USD, tăng hơn 44% so với cùng kỳ năm 2021. Với tốc độ tăng trưởng và bối cảnh cung – cầu hiện nay, dự báo XK thủy sản năm nay sẽ đạt mốc kỷ lục 10 tỷ USD. Trong đó, hết các thị trường (trừ Trung Quốc) mở cửa hoàn toàn sau COVID-19, giao thương thuận lợi. Giá XK tăng vì nhiều DN ký được hợp đồng từ cuối năm 2021 với giá cao. DN thủy sản Việt trở lại với các hội chợ thủy sản quốc tế, thu hút thêm nhiều nhà nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu tăng cao tại Mỹ, EU, hồi phục tại Trung Quốc, 3 thị trường chi phối và chiếm hơn 60% tổng XK thủy sản của Việt Nam.
Nguồn: https://tienphong.vn/xuat-khau-thuy-san-nam-2022-ky-vong-dau-moc-10-ty-usd-post1448154.tpo
4.    Cá ngừ VN xuất khẩu có cơ hội khi giá thịt gà Mỹ lập đỉnh?
Mỹ đang đối mặt với lạm phát cao nhất 40 năm. Các mặt hàng thực phẩm liên tục tăng giá, thịt gà không nằm ngoài xu hướng. Giá bán lẻ gà nguyên con của Mỹ 1,70 USD/pound, tương đương 3,8 USD/kg vào tháng 4 – kỷ lục trong 15 năm, cao hơn 19% so với trung bình 10 năm qua. Việc giá gà tăng có thể là cơ hội để ngành cá ngừ quảng bá những lợi ích về sức khỏe đi cùng giá cả phải chăng hơn.
5 tháng đầu năm nay, giá nhập khẩu trung bình thịt gia cầm tươi, ướp lạnh của Mỹ đã tăng lên mức 4,7 – 4,8 USD/kg, trong khi một số sản phẩm cá ngừ vây vàng đông lạnh nhập khẩu ở mức 4,5 – 4,6 USD/kg. Đây có thể là cơ hội tốt để các nhà xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tìm kiếm cơ hội ở thị trường Mỹ.
Nguồn: https://ndh.vn/nong-san/ca-ngu-co-co-hoi-khi-gia-thit-ga-my-lap-dinh-1318741.html
5.    Xuất khẩu 8 triệu USD vải thiều qua Lạng Sơn mỗi tuần
Thời điểm này, bắt đầu đã vào chính vụ thu hoạch vải thiều , nhiều thương nhân, doanh nghiệp đã đăng ký tờ khai, làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng nông sản này qua cửa khẩu Tân Thanh , huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là mặt hàng dễ bị hư hỏng, vì vậy lực lượng chức năng đã chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi nhất để vải quả tươi của các doanh nghiệp được thông quan nhanh chóng. Trong tuần qua đã có trên 35.000 tấn vải tươi được xuất khẩu với giá trị đạt gần 8 triệu USD.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/xuat-khau-8-trieu-usd-vai-thieu-qua-lang-son-moi-tuan-20220623103307147.htm
6.    Vải thiều Bắc Giang thu hút khách hàng Thái Lan
Hiện nay, 1,5 tấn vải thiều Lục Ngạn đã được Tập đoàn Vina T&T Group (TP Hồ Chí Minh) đưa vào hệ thống Central World , Central Chidlom thuộc Central Group tại Thái Lan. Đại diện Tập đoàn cho biết, vải thiều được thu mua từ Lục Ngạn, vận chuyển theo đường hàng không đến Thái Lan vào ngày 21/6, đưa vào hệ thống siêu thị và trưng bày tại hội nghị cao cấp giữa đoàn công tác của Việt Nam, Thái Lan tại nước này.
Nguồn: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/386073/vai-thieu-bac-giang-thu-hut-khach-hang-thai-lan.html
7.    Thanh long, vải thiều được thông quan trở lại qua cửa khẩu Lào Cai
Ngày 27/6, các lực lượng quản lý biên giới phía Trung Quốc đã thí điểm nhập khẩu các loại nông sản của Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) với 3 mặt hàng thanh long, vải thiều và xoài.
Nếu đáp ứng được các yêu cầu về phòng dịch COVID-19, phía Trung Quốc sẽ chính thức thực hiện thông quan trở lại các mặt hàng nông sản của Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/thanh-long-vai-thieu-duoc-thong-quan-tro-lai-qua-cua-khau-lao-cai-2022062808292415.htm
8.    Ngành điều xin giảm 600 triệu USD chỉ tiêu doanh số xuất khẩu
Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết: Sau dịch Covid-19, tình hình xuất khẩu năm 2022 tiếp tục gặp khó khăn. Giá cước tàu biển vẫn còn ở mức cao, giá điều nhân xuất khẩu không tăng đồng bộ với đà tăng của điều thô, các nhà máy không thể cân đối giá thành chế biến và giá xuất khẩu… Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức chỉ tiêu doanh số xuất khẩu điều nhân năm 2022, khoảng 3,2 tỷ USD, giảm 600 triệu USD so với kế hoạch đề ra hồi đầu năm.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/nganh-dieu-xin-giam-600-trieu-usd-chi-tieu-doanh-so-xuat-khau-post952776.vov
9.    Xuất khẩu nông sản tăng vọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nâng mục tiêu đạt 55 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, bất chấp những khó khăn do tác động của môi trường kinh tế thế giới, xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao, tăng 13,9% với tổng kim ngạch 27,88 tỷ USD. Với sự thuận lợi như hiện nay, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu xuất khẩu đến cuối năm sẽ đạt khoảng 55 tỷ USD, cao hơn mức Chính phủ giao 5 tỷ USD.
Nguồn: https://tienphong.vn/xuat-khau-nong-san-tang-vot-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-nang-muc-tieu-dat-55-ty-usd-post1449376.tpo

Nhóm tin kinh tế Hậu Covid

  1. H&M đóng cửa hàng lớn nhất tại Thượng Hải
Thương hiệu thời trang H&M của Thụy Điển đã đóng cửa cửa hàng lớn nhất tại Thượng Hải, khi nhu cầu tiêu dùng giảm do việc phong tỏa nhằm kiểm soát dịch COVID-19 và tập đoàn này bị tác động trước sự phản đối nhằm vào các công ty từ chối sử dụng bông của vùng Tân Cương.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/hm-dong-cua-hang-lon-nhat-tai-thuong-hai-20220624200823325.htm
  1. Các nhà hàng và quán ăn tại Thượng Hải mở cửa trở lại
Bắt đầu từ ngày 28/6, các nhà hàng và quán ăn ở Thượng Hải – thành phố lớn nhất Trung Quốc, đã mở cửa phục vụ thực khách, đánh dấu giai đoạn phục hồi của llĩnh vực vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài 2 tháng tại thành phố này.
Các chuỗi cửa hàng lớn như thương hiệu lẩu Haidilao, các cơ sở ăn uống cao cấp và quán ăn do gia đình sở hữu đã bắt đầu cọ bàn ghế, chuẩn bị từ ngày 25/6 sau khi chính quyền thành phố thông báo nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-cac-nha-hang-va-quan-an-tai-thuong-hai-mo-cua-tro-lai/801036.vnp
  1. Làn sóng lạm phát dâng cao trên toàn cầu, những ông lớn nào trong ngành bán lẻ đang có nguy cơ phá sản?
Vào tuần trước, gã khổng lồ trong ngành mĩ phẩm với 90 năm tuổi đời Revlon đã nộp đơn xin phá sản, trở thành các tên đầu tiên trong lĩnh vực tiêu dùng đầu tiên trong nhiều tháng.Câu hỏi được đặt ra là những nhà bán lẻ nào sẽ là cái tên tiếp theo và trong bao lâu nữa?
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/lan-song-lam-phat-dang-cao-tren-toan-cau-nhung-ong-lon-nao-trong-nganh-ban-le-dang-co-nguy-co-pha-san-4202225663956511.htm
13. Giá vé máy bay “nhảy múa” từng ngày
Theo ghi nhận cùng với sự phục hồi của thị trường du lịch sau đại dịch, giá vé máy bay đến các điểm nóng du lịch mùa hè cũng đang tăng nóng.Thời điểm hiện tại, lên mạng tìm vé máy bay của Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways… cho các chuyến bay đến các địa điểm du lịch nội địa vào cuối tháng 6 và tháng 7, hành khách không khỏi bất ngờ khi giá vé “nhảy múa” theo từng ngày. Nhu cầu khách đi du lịch tăng cao khiến giá vé bay nội địa tới các điểm đến hàng đầu của Việt Nam như Phú Quốc, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, … luôn căng thẳng. Dự báo, giá vé bay còn tăng trong thời gian tới.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/gia-ve-may-bay-nhay-mua-tung-ngay-20220625064708544.ht

Nhóm tin về ảnh hưởng của cuộc chiến Nga –Ukraine

1.    Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
Tại Sri Lanka, người dân phải xếp hàng dài hàng km để đổ đầy một bình nhiên liệu. Thủ tướng nước này tuần trước cho biết nền kinh tế của quốc gia Nam Á với 22 triệu dân “phải đối mặt với sự sụp đổ hoàn toàn” và kêu gọi mọi người sử dụng tiết kiệm nhiên liệu. Tại Ấn Độ và Pakistan, tình trạng mất điện buộc các trường học phải đóng cửa, các cơ sở kinh doanh ngừng hoạt động và người dân sống trong cảnh ngột ngạt khi không có điều hòa nhiệt độ bất chấp những đợt nắng nóng cực điểm. Ngay cả ở các quốc gia tương đối giàu có như Australia, người tiêu cũng dùng cảm nhận được sức ép từ các hóa đơn năng lượng cao hơn. Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/da-tang-cua-gia-nang-luong-gay-hon-loan-tai-chau-a-20220627191730139.htm
2.    Tình trạng thiếu xăng lan rộng ở nhiều quốc gia
Hàng trăm chiếc xe ô tô xếp hàng dài ở mỗi trạm xăng đã trở thành cảnh tượng quen thuộc tại Nigieria trong những ngày gần đây, bất chấp thực tế rằng Nigeria là thành viên của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC với trữ lượng dầu thô lên tới 37 tỷ thùng. Với việc giá xăng tăng cao trên phạm vi toàn cầu, kết hợp với tình trạng các quốc gia đua nhau nhập khẩu nhiên liệu dự trữ, nguồn cung cấp xăng ở Nigeria đã nhanh chóng cạn kiệt. Bên cạnh Nigeria, nhiều nền kinh tế đang phát triển, phụ thuộc phần lớn vào xăng dầu nhập khẩu cũng trở thành nạn nhân của tình trạng giá nhiên liệu tăng vọt trong những tháng gần đây, trong đó có thể kể đến như Ấn Độ và Sri Lanka.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/tinh-trang-thieu-xang-lan-rong-o-nhieu-quoc-gia-20220627150745739.htm
3.    Lạm phát đẩy dân công sở Hàn Quốc ăn vội bữa trưa tại các cửa hàng tiện lợi
Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu do ảnh hưởng từ cuộc chiến Ukraine đã khiến giá món ăn trong các nhà hàng tại Hàn Quốc tăng 7,4% so với năm ngoái, một tốc độ tăng chưa từng có trong 24 năm qua. Trong bối cảnh đó, các cửa hàng tiện lợi với những sản phẩm ăn liền có mức giá dưới 5 USD trở thành điểm đến ưa thích đối với những người làm công ăn lương ở Hàn Quốc nhằm cắt giảm chi phí sinh hoạt.
Trong một cuộc khảo sát do công ty tuyển dụng Incruit thực hiện vào tháng trước, có tới 96% trong tổng số 1.004 nhân viên công sở chia sẻ họ cảm nhận được gánh nặng trong những giờ ăn trưa. Một nửa trong số đó đang tìm cách cắt giảm chi phí ăn trưa của mình.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/lam-phat-day-dan-cong-so-han-quoc-an-voi-bua-trua-tai-cac-cua-hang-tien-loi-20220629112049411.htm
4.    Mỹ bàn với châu Âu áp trần giá lên dầu Nga
Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đang thảo luận với các đồng minh châu Âu về việc ‘giới hạn giá’ đối với dầu của Nga. Như vậy, Washington hi vọng có thể vừa duy trì được nguồn cung toàn cầu, vừa hạn chế được nguồn thu khủng của Moscow.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/my-ban-voi-chau-au-ap-tran-gia-len-dau-nga-de-mot-mui-ten-trung-2-dich-42022296114610541.htm
BSAi