1. Chuyển hồ sơ người livestream bán hàng trốn thuế sang cơ quan công an
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa ban hành Công văn số 3153/TCT-DNNCN chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số; tăng cường giám sát tuân thủ đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo trong hoạt động livestream bán hàng.
Bên cạnh công tác tăng cường giám sát tuân thủ đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo trong hoạt động livestream bán hàng, cơ quan thuế cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Nếu phát hiện các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế cần đồng thời lập danh sách và phối hợp với các ban, ngành, địa phương kiểm tra tại địa bàn để xử lý theo pháp luật thuế và các pháp luật chuyên ngành, hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan công an phối hợp xử lý nếu xác định đây là hành vi trốn thuế.
2. Ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc bóp nghẹt các đối thủ toàn cầu thế nào?
Bị hấp dẫn bởi giá siêu rẻ và ưu đãi miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng chỉ từ 10 USD, người mua sắm toàn cầu đang đổ xô đến 4 nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc, gồm Shein, Temu, AliExpress và TikTok Shop, để mua mọi thứ từ quần áo đến đồ điện tử.
Năm ngoái, Temu – phiên bản quốc tế của Pinduoduo Trung Quốc, cùng với Shein là hai ứng dụng mua sắm hàng đầu toàn cầu về số lượt tải xuống và tốc độ tăng trưởng tải xuống, theo công ty phân tích thị trường Data.ai.
AliExpress của Tập đoàn Alibaba lần lượt xếp thứ ba và thứ tư trong các chỉ số trên. Trong khi đó, TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất trên toàn cầu, với hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Bộ tứ này đã thu về hơn 100 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2023, chiếm hơn một phần ba tổng GMV thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc trong năm.
Trong đó, AliExpress dẫn đầu với 40 tỷ USD, tiếp theo là Shein 36,5 tỷ USD, Temu 16,5 tỷ USD và TikTok Shop đạt 13,6 tỷ USD, theo báo cáo của HSBC.
“Bốn rồng nhỏ” của Trung Quốc đã sớm thành công trên toàn cầu bằng cách giúp mua sắm trực tuyến rẻ hơn và nhanh hơn thông qua cuộc chiến giá cả, quản lý hiệu quả và sản xuất linh hoạt.
Temu nhanh chóng tạo dựng được vị thế ở Trung Quốc với mô hình giá cực rẻ. Mô hình này yêu cầu các nhà cung cấp phải khớp hoặc giảm giá thị trường để bán sản phẩm của họ trên nền tảng. Temu cũng tạo ra cuộc chiến giá cả giữa các người bán bằng cách cung cấp cho họ những giá thầu thấp nhất nhưng có lưu lượng truy cập lớn.
Trong khi đó, Shein phát triển mạnh mẽ nhờ chuỗi cung ứng nhanh nhẹn, đặc trưng bởi “các đơn hàng nhỏ thu về lợi nhuận nhanh”, ưu tiên tính linh hoạt và tốc độ để phản ứng nhanh với các thay đổi.
3. Đông Nam Á ‘loay hoay’ ứng phó hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc
Các quốc gia Đông Nam Á đang có động thái nâng cao rào cản đối với hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, đặc biệt là những mặt hàng nhập khẩu thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Khoảng 49.000 công nhân Indonesia trong ngành dệt may và giày dép đã bị sa thải trong năm nay vì các nhà máy ở các tỉnh Banten, Tây Java và Trung Java đóng cửa.
Để đáp lại lời kêu gọi của các nhà sản xuất hàng dệt may, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan vào tháng 6 cho biết chính phủ sẽ xem xét áp thuế lên tới 200% đối với vải nhập khẩu. Ông chỉ ra rằng các loại thuế mới cũng đang được xem xét để giải quyết tình trạng nhập khẩu gốm sứ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm và đồ điện tử tăng mạnh.
Vào tháng 1, Malaysia đã áp dụng thuế bán hàng 10% đối với hàng hóa nhập khẩu được mua trực tuyến với giá dưới 500 ringgit (108 USD). Những mặt hàng như vậy trước đây được miễn thuế bán hàng, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thái Lan trong tháng này cũng đã mở rộng thuế giá trị gia tăng (VAT) 7% đối với các giao dịch mua hàng có giá trị dưới 1.500 baht (42 USD).
Tuy nhiên, các quan chức Đông Nam Á khẳng định rằng việc giám sát hàng nhập khẩu của họ không chỉ dành riêng cho hàng hóa Trung Quốc.
1. Xem cách người Trung Quốc bán điện thoại mới thấy họ quả là thiên tài: Thắc mắc bao năm đã có lời giải
Các thương hiệu Trung Quốc dường như đang nhắm đến một mục tiêu rất cụ thể: bán khối lượng lớn các sản phẩm có giá trị cho người mua có ý thức về giá để thiết lập vị thế.
Vì châu Á có dân số đông đảo, chủ yếu là từ Trung Quốc và Ấn Độ, các thương hiệu có lợi thế là chơi theo số lượng. Họ có thể đủ khả năng bán thiết bị của mình với mức lợi nhuận thấp hơn nếu điều đó giúp cho thiết bị sẽ bán được số lượng lớn.
Đối với các thương hiệu giá rẻ như Redmi và Realme, mục tiêu không phải là kiếm lợi nhuận từ phần cứng. Thay vào đó, họ kiếm lợi nhuận từ các quảng cáo tích hợp và các ứng dụng bloatware được cài đặt sẵn.
Vì vậy, cách hợp lý để đạt được mục tiêu đó là đưa điện thoại của họ đến tay càng nhiều người càng tốt, sử dụng hàng loạt sự kết hợp với người nổi tiếng và tài trợ sự kiện. Ngoài ra, họ lựa chọn lợi thế của người đi sau để tránh rủi ro đầu tư vào R&D cho những sáng kiến có thể thất bại.
Họ cũng tiết kiệm chi phí bằng cách tận dụng chi phí lao động thấp trong nước để cắt giảm chi phí sản xuất.
Ngoài ra, họ còn được hưởng mức phí vận chuyển thấp hơn vì thị trường mục tiêu chính là các nước châu Á lân cận như Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Indonesia, v.v. Điều này cũng giúp họ dễ dàng thiết lập các cơ sở sản xuất ở nước ngoài để tránh thuế nhập khẩu cao.
Tất cả những khoản tiết kiệm này sau đó được chuyển cho người tiêu dùng bằng cách làm cho sản phẩm rẻ hơn. Để so sánh, việc nhắm mục tiêu vào các thị trường xa xôi như Mỹ và Canada sẽ đòi hỏi chi phí thu hút khách hàng cao hơn nhiều.
Dựa trên báo cáo trích dẫn từ dữ liệu tài chính, OpenAI đang trên đà chi khoảng 7 tỷ USD cho khâu đào tạo các mô hình AI và 1,5 tỷ USD cho nhân sự.
Con số này vượt xa chi phí của các đối thủ khác như Anthropic do Amazon hậu thuẫn, với mức chi tiêu dự kiến trong năm 2024 là 2,7 tỷ USD.
Theo phân tích của The Information, chi phí điều hành đắt đỏ có thể khiến nhà sản xuất ChatGPT lỗ tới 5 tỷ USD khi hết năm 2024 và đối diện nguy cơ hết tiền trong vòng 12 tháng tới.
Để củng cố bảng cân đối kế toán, OpenAI có thể buộc phải huy động thêm một vòng tài trợ khác trong vòng 12 tháng.
Trước đó, theo dữ liệu từ Tracxn, cha đẻ ChatGPT đã hoàn thành 7 vòng tài trợ và huy động được hơn 11 tỷ USD.
Bất chấp chi phí tăng cao, sự phát triển lớn tiếp theo của ChatGPT đang được đồn đại rất nhiều trong thời gian gần đây.
Ngày 19/6, bà Mira Murati, Giám đốc Công nghệ của OpenAI đã đưa ra một số thông tin rõ ràng hơn về khả năng của GPT-5 (tên gọi dự kiến).
Cụ thể, trong một cuộc phỏng vấn với Dartmouth Engineering được đăng trên mạng xã hội X, Murati mô tả bước nhảy từ GPT-4 lên GPT-5 giống như một người đã tốt nghiệp bậc trung học và đang bước vào đại học.
2. OpenAI dấn bước vào thị trường tìm kiếm do Google thống trị với SearchGPT
Doanh nghiệp công nghệ OpenAI đang mạo hiểm tiến vào một lĩnh vực mà Google thống trị từ lâu với việc ra mắt có chọn lọc SearchGPT, một công cụ tìm kiếm hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng truy cập thông tin theo thời gian thực từ internet.
Công ty khởi nghiệp đằng sau ChatGPT đã thông báo rằng họ đang thử nghiệm nguyên mẫu SearchGPT, được thiết kế để kết hợp sức mạnh của các mô hình AI do họ phát triển với thông tin từ Internet.
Công cụ này có thẻ trả lời các truy vấn trực tuyến một cách nhanh chóng và cung cấp các nguồn thông tin có liên quan.
OpenAI cho biết SearchGPT đang được cung cấp cho một nhóm nhỏ người dùng và nhà xuất bản tin tức để thu thập phản hồi.
Công ty sẽ cung cấp cho các nhà xuất bản quyền truy cập vào những công cụ để quản lý cách nội dung của họ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của SearchGPT.
Theo OpenAI, các tính năng tìm kiếm được tinh chỉnh trong nguyên mẫu sẽ được đưa vào ChatGPT trong tương lai.
OpenAI cho biết người dùng sẽ có thể tương tác với SearchGPT thông qua những truy vấn hội thoại và có thể đặt các câu hỏi tiếp theo như khi họ nói chuyện với một con người.
3. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt chậm chân trong ứng dụng AI vào sản xuất
Trao đổi bên lề Hội thảo “Diễn Đàn AIoT: Giải Pháp Và Dịch Vụ Điện Toán Biên Thông Minh” diễn ra sáng 26/7, ông Đỗ Đức Hậu, Tổng Giám đốc Advantech Việt Nam, đã chia sẻ một thực tế đáng chú ý. Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất. Trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đang tích cực áp dụng AI vào quy trình sản xuất và kinh doanh.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đã quan tâm và tích cực phát triển, ứng dụng AI vào sản xuất. Điều này phù hợp với xu thế của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, theo nhận định của ông Hậu, quá trình ứng dụng AI vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt vẫn có phần chậm hơn so với thế giới. Sự chậm trễ này diễn ra ở cả các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp cung cấp nền tảng, ứng dụng AI.
Trả lời câu hỏi vì sao các doanh nghiệp Việt chậm chân hơn so với thế giới trong việc ứng dụng AI vào sản xuất, kinh doanh cũng như những thách thức chính trong quá trình này, ông Đỗ Đức Hậu đã đưa ra những khó khăn chính.
Đầu tiên là về vấn đề dữ liệu. Do việc đào tạo các mô hình AI cần nhiều dữ liệu song hiện nay vấn đề số hóa dữ liệu của các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, nhiều dữ liệu từ trước đó được lưu thủ công trên giấy tờ. Thiếu dữ liệu số đang là rào cản lớn cản trở việc ứng dụng AI trong sản xuất tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, dù AI có tiềm năng ứng dụng lớn song nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá e dè trong việc ứng dụng công nghệ này. Sự thiếu hiểu biết về AI và cách thức hoạt động của công nghệ, cùng với tâm lý lo ngại về chi phí và rủi ro, đã khiến việc chuyển đổi số trong sản xuất diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng.
Ngày 30/7, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) đã ra mắt phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust. Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, sử dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra số điện thoại, số tài khoản, đường dẫn trang web (link) và mã QR.
Phần mềm cũng hỗ trợ chức năng rà soát, quét các ứng dụng trên điện thoại, phát hiện mã độc hoặc phần mềm giả mạo. Người dùng có thể tải phần mềm từ 2 chợ ứng dụng phổ biến là Google Play với hệ điều hành Android và App Store với hệ điều hành iOS (điện thoại iPhone).
nTrust là dự án phần mềm phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội. Phần mềm này đã được giới thiệu vào ngày 13-5 tại hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do NCA tổ chức.
Mô hình tôm – lúa ở Kiên Giang đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế và môi trường đáng kể cho người dân địa phương. Đây được đánh giá là mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, vừa mang lại hai nguồn lợi chính là tôm và lúa, vừa góp phần cải thiện đất đai, môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về mặt kinh tế, mỗi năm người dân có thể thu 2 vụ lúa và 1-2 vụ tôm, mang lại thu nhập khoảng 150-300 triệu đồng/ha. Nhiều hộ dân đã nhờ đó mà thoát nghèo và trở nên khá giả. Chính quyền địa phương cũng chủ động có các chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, giống, vốn vay… giúp người dân phát triển mô hình hiệu quả hơn.
Về mặt môi trường, việc luân canh tôm – lúa giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất, hạn chế tích tụ muối, kiềm chế sự phát triển của cỏ dại. Hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương được xây dựng đồng bộ phục vụ tốt cho canh tác lúa và nuôi tôm. Mô hình còn góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc tái sử dụng nước, giảm phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên, mô hình cũng đối mặt với những thách thức như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trong nuôi tôm. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục hỗ trợ người dân giải quyết các vấn đề này để phát triển mô hình bền vững hơn. Với những ưu điểm nổi bật, mô hình tôm – lúa vẫn là một hướng đi hiệu quả cho nông nghiệp bền vững ở Kiên Giang.
1. Dừa tươi Việt sắp xuất sang Trung Quốc, người Thái lo lặp lại kịch bản sầu riêng
Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch quả dừa tươi sang Trung Quốc sau khi hai bên đã ký kết kết thúc đàm phán nghị định thư về kiểm dịch thực vật. Điều này mở ra cơ hội lớn cho ngành dừa Việt Nam, bởi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ dừa lớn với 1,4 tỷ dân và khoảng cách địa lý gần, giúp giảm chi phí vận chuyển. Năm ngoái, xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt gần 243 triệu USD, và với việc thâm nhập thị trường Trung Quốc, ngành dừa có thể thu thêm khoảng 300 triệu USD.
Việt Nam hiện có khoảng 200.000ha đất trồng dừa, sản lượng 2 triệu tấn, đứng thứ 7 thế giới. Trung Quốc là thị trường tiềm năng với nhu cầu sử dụng khoảng 2,6 tỷ trái dừa tươi và 1,5 tỷ trái dừa chế biến mỗi năm, trong khi sản lượng trong nước chỉ đáp ứng 10%. Lợi thế về địa lý giúp sản phẩm dừa Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ.
Ngành công nghiệp dừa Thái Lan, hiện trị giá hàng tỷ USD, đang lo ngại trước sự cạnh tranh từ Việt Nam. Trung Quốc là thị trường chính của Thái Lan, chiếm hơn 60% sản lượng dừa chế biến xuất khẩu. Gần đây, Việt Nam cũng đã thành công xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, làm giảm thị phần của Thái Lan từ 95% xuống còn 65,1% trong năm 2023.
Các doanh nghiệp Thái Lan lo ngại về chất lượng sản phẩm dừa thơm của mình khi một số nhà sản xuất không tuân thủ các tiêu chuẩn chỉ dẫn địa lý, ảnh hưởng đến hương vị và độ ngọt. Ngành dừa Việt Nam, với lợi thế về giá cả cạnh tranh, cần đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn của Trung Quốc để có thể chiếm lĩnh thị trường này. Kỳ vọng xuất khẩu chính ngạch sẽ giúp giá dừa tươi và khô tại Việt Nam ổn định hơn, mang lại lợi ích lớn cho người nông dân.
2. Thanh long Việt Nam đã lấy lại thứ hạng, chỉ sau sầu riêng
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, thanh long xuất khẩu đạt 292 triệu USD, đứng thứ hai sau sầu riêng. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết trước đây thanh long là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, đạt kỷ lục gần 1,3 tỷ USD vào năm 2018. Tuy nhiên, sau đó giá trị xuất khẩu giảm dần và mất mốc 1 tỷ USD vào năm 2022. Sự bứt phá của sầu riêng khiến thanh long mất vị trí “ngôi vương”.
Ông Nguyên nhấn mạnh thanh long được gọi là “siêu trái cây” nhờ lợi ích sức khỏe. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 90% thanh long nhập khẩu của nước này và đạt 203 triệu USD trong nửa đầu năm 2024, chiếm 68% thị phần. Mặc dù giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 26%, thanh long Việt Nam vẫn giữ thứ hạng nhờ điều kiện trồng thuận lợi, đặc biệt là thanh long ruột đỏ có hương vị ngọt và mát.
Để giữ thị phần và khẳng định chất lượng, các doanh nghiệp xuất khẩu đã chuyển hướng sang các thị trường khác. Ông Nguyễn Văn Hùng, một doanh nghiệp ở Bình Thuận, cho biết khi thanh long mất “ngôi vương” vào giữa tháng 7-2022, doanh nghiệp đã chuyển tập trung sang Đông Nam Á và làm các chứng nhận Halal để vào siêu thị Malaysia. Các thị trường nhập khẩu thanh long khác ngoài Trung Quốc đều có giá trị tăng, như Ấn Độ tăng 35% với 21 triệu USD, Mỹ tăng 90% với 18 triệu USD, Hàn Quốc tăng 36% với 10 triệu USD, và UAE tăng 60% với 7,8 triệu USD.
3. Khơi thông hành lang pháp lý cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn từ việc tiếp cận nguồn lực tài chính đến quy định pháp lý. Ông Lê Văn Tuấn từ Agribank chỉ ra rằng các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều bất cập, như khó khăn trong cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp và thiếu tiêu chí cụ thể cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc xác định tiêu chuẩn cho vay do thiếu các quy định rõ ràng.
Thiếu vốn đầu tư là một thách thức lớn, vì phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi nguồn vốn lớn để xây dựng hạ tầng, xử lý môi trường, đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, và công nghệ. Việc tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều bất cập, cản trở quá trình sản xuất quy mô lớn.
Năng lực khoa học công nghệ nội sinh trong nông nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu công nghệ chế biến sâu và phụ thuộc vào chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Sự tuân thủ trong chuỗi giá trị và thị trường bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển tương xứng, với nhiều bất cập trong việc tuân thủ hợp đồng và số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm còn hạn chế.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng còn hạn hẹp và không ổn định, với nhiều nông sản xuất khẩu chỉ ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp, và chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, với đa số lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo.
Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ông Phạm Đình Nam đề xuất cần nhanh chóng ban hành các khung pháp lý, hỗ trợ chi phí cơ sở hạ tầng, và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, thu hút lao động trẻ và có trình độ.
Trong nửa đầu năm nay, thị trường nông sản Việt Nam ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,76 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm chính gồm cà phê, gạo, rau quả và hạt điều đóng góp lớn vào thành công này.
Cà phê là sản phẩm nổi bật nhất, với xuất khẩu đạt 3,22 tỷ USD dù khối lượng giảm 10,5%. Giá cà phê tăng 80% so với năm ngoái, đạt 125.000 đồng/kg, đã bù đắp cho sự giảm sút về lượng. Dự báo xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục tăng cao nhờ giá duy trì ở mức cao và nhu cầu thị trường thế giới lớn.
Gạo tiếp tục khẳng định vị thế chủ lực, đạt 4,68 triệu tấn xuất khẩu, tương đương gần 3 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng và 32% về giá trị. Giá gạo hiện ở mức 559-570 USD/tấn. Các thị trường nhập khẩu lớn như Philippines, Indonesia, Trung Quốc và châu Phi đều tăng mua với mức tăng hai con số.
Ngành rau quả ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực, đạt 3,33 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước. Sầu riêng đóng góp lớn nhất, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trung Quốc là thị trường lớn nhất, đạt 2,2 tỷ USD. Giá rau quả xuất khẩu cũng tăng cao, đặc biệt là sầu riêng, thanh long, xoài và chuối.
Xuất khẩu hạt điều đạt gần 2 tỷ USD với 350.000 tấn, tăng 24,9% về lượng và 17,4% về giá trị. Giá hạt điều thô tăng kỷ lục lên 43.000-45.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cao su đạt khoảng 722.000 tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, dù lượng giảm 5,8%, giá trị vẫn tăng 4,5%.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ này phần lớn nhờ vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng mua. Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino làm giảm nguồn cung nông sản, đẩy giá nhiều mặt hàng lên mức kỷ lục. Dự báo trong nửa cuối năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam tiếp tục thuận lợi nhờ yếu tố mùa vụ và nguồn cung dồi dào.
Malaysia vừa ra mắt chương trình “Du lịch sầu riêng 2024-2025” với 62 tour từ 27 nhà điều hành tour địa phương, nhằm thu hút du khách thông qua các trải nghiệm ẩm thực và tham quan độc đáo. Các tour kéo dài khắp 12 bang, nổi bật với các hoạt động như thưởng thức sầu riêng, dã ngoại, nghỉ dưỡng tại rừng và thám hiểm. Các gói tour tiêu biểu bao gồm: Jom Pi Dusun – trải nghiệm nếm sầu riêng địa phương và dã ngoại; Durian with Mother Nature Glamping – kỳ nghỉ ba ngày tại chalet trong rừng; Genting Highlands & Durian – tham quan vườn sầu riêng Musang King và đi cáp treo Skyway; Kuala Selangor – Sekinchan – Durian Tour – chuyến đi ngắm đom đóm và thưởng thức sầu riêng; I Love Durian Fullboard Package – thăm cửa hàng Durian Man SS2 và các điểm du lịch nổi tiếng; Sehari D Dusun – một ngày ăn sầu riêng và trekking.
Các tour có giá từ 15 đến 40 USD mỗi khách, với các nhóm từ 80 đến 255 USD. Đại diện Cục xúc tiến Du lịch Malaysia nhấn mạnh, các gói tour này không chỉ giới thiệu sầu riêng mà còn mang đến cơ hội trải nghiệm văn hóa địa phương, dự kiến sẽ bán khoảng 2 triệu tour trong năm 2024 và 2025.
2. Cà phê Việt Nam được ưa chuộng như thế nào trên thế giới
Cà phê muối của Việt Nam gần đây đã trở thành trào lưu phổ biến trên các mạng xã hội và thậm chí xuất hiện trong thực đơn của Starbucks tại Việt Nam. Món cà phê này nổi tiếng từ một quán cà phê nhỏ ở Huế, nơi chủ quán đã sáng tạo ra hỗn hợp gồm sữa đặc có đường và kem muối. Sự kết hợp độc đáo này đã thu hút sự chú ý của người dân địa phương và khách du lịch, trở thành một đặc sản được yêu thích. Chị Hồ Thị Thanh Hương và anh Trần Nguyễn Hữu Phong, chủ quán, chia sẻ rằng hỗn hợp này giúp làm dịu vị đắng của cà phê và cân bằng vị ngọt của sữa đặc.
Ngày nay, cà phê muối đã phổ biến ở nhiều quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và Siberia. Ngoài cà phê muối, các thức uống cà phê khác từ Việt Nam cũng được ưa chuộng toàn cầu. Theo WTO, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 2,9 tỷ đô la trong năm tháng đầu năm nay, tăng 43,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại cà phê Việt Nam nổi tiếng khác bao gồm cà phê trứng, cà phê dừa, cà phê sinh tố trái cây và cà phê sữa chua.
Người tiêu dùng ngoài châu Á, đặc biệt là thế hệ Gen Z tại Hoa Kỳ, ngày càng quan tâm đến các loại cà phê Việt Nam. Các chuỗi cà phê Việt như 7 Leaves Café tại Mỹ và Caphe House tại London đã mở rộng, cung cấp các loại cà phê đặc trưng của Việt Nam.
1. Hãng thực phẩm Nhật đầu tư vào startup Mỹ nhằm tìm giải pháp, cơ hội kinh doanh mới
Calbee, một hãng sản xuất khoai tây chiên hàng đầu, đang hợp tác với Pegasus Tech Ventures, một quỹ đầu tư mạo hiểm tại Silicon Valley, để tích hợp trí thông minh nhân tạo vào quy trình sản xuất đồ ăn nhẹ. Quan hệ đối tác này nhằm đầu tư vào các startup công nghệ thực phẩm tại Mỹ, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm snack lành mạnh hơn, cải thiện hiệu suất sản xuất và khám phá các mô hình kinh doanh mới.
AI đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hoạt động của Calbee, từ sản xuất, tiếp thị đến giao dịch văn phòng. Công nghệ này giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu và phát triển bằng cách mô phỏng thử nghiệm sản phẩm và sở thích người tiêu dùng, cho phép Calbee nhanh chóng tung ra sản phẩm mới. Ngoài ra, AI còn có khả năng phân tích dữ liệu người tiêu dùng để điều chỉnh độ dày, độ giòn, độ mặn và độ cay của sản phẩm cho phù hợp với các thị trường khác nhau. Hơn nữa, AI có thể được sử dụng để phát triển vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường và giữ sản phẩm tươi lâu hơn. Calbee coi quan hệ đối tác này là cách tiếp cận nhanh hơn và hiệu quả hơn để đạt được các mục tiêu công nghệ, so với việc tự đầu tư vào các startup.
Ngoài AI, Calbee còn quan tâm đến công nghệ thực phẩm từ thực vật và côn trùng, nhằm đáp ứng các xu hướng mới nổi ở châu Á. Công ty cũng mong muốn tìm các startup giúp cải thiện tính bền vững của sản phẩm và mở rộng hoạt động tại các thị trường châu Á.
1. Vì sao Trung Quốc sẽ luôn dẫn đầu thế giới về mua vàng?
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) là tổ chức mua vàng hàng đầu thế giới, với tỷ lệ vàng dự trữ chiếm 4,9% tổng dự trữ quốc gia. Dự kiến ngân hàng này sẽ tiếp tục mua thêm vàng với khối lượng lớn. Việc theo dõi động thái của PBoC trên thị trường vàng gặp khó khăn do sự kín tiếng của các công ty mua bán vàng. Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) sử dụng dữ liệu từ PBoC để theo dõi dự trữ vàng của Trung Quốc. Năm 2023, PBoC đã mua ròng 224,9 tấn vàng, chiếm khoảng 5% nhu cầu toàn cầu. Trong năm 2024, PBoC tiếp tục mua ròng 28,9 tấn vàng từ tháng 1 đến tháng 4, nhưng ngừng mua vào tháng 5 và 6 do giá vàng tăng cao. Tính đến cuối tháng 6, Trung Quốc nắm giữ 2.264,3 tấn vàng, tăng 22% so với cuối năm 2018. Việc mua thêm vàng của PBoC giúp người dân Trung Quốc tin tưởng hơn vào kim loại quý này.
PBoC đã tăng mạnh lượng vàng nắm giữ vào năm 2015 và 2016, trong bối cảnh đối đầu Mỹ – Trung gia tăng. Từ tháng 11-2022 đến tháng 4-2024, PBoC liên tục mua vàng, tăng dự trữ thêm 316 tấn. Các biện pháp cấm vận Nga của phương Tây đã khiến Trung Quốc nhận thấy vàng là biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Trung Quốc xếp thứ bảy về dự trữ vàng, sau Mỹ, Đức, IMF, Ý, Pháp và Nga. Với tỷ lệ dự trữ vàng thấp, Trung Quốc có khả năng tăng thêm lượng nắm giữ trong dài hạn, đa dạng hóa rủi ro đối với đồng nội tệ và giảm sự phụ thuộc vào đô la Mỹ.
2. Đặc khu kinh tế Phnom Penh muốn thu hút đầu tư từ Việt Nam và Thái Lan
Đặc khu kinh tế Phnom Penh (PPSEZ) đặt mục tiêu thu hút các công ty từ Việt Nam, Thái Lan và các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại hai nước này đến thuê đất và lập nhà xưởng tại đây. Đây là một phần của nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu của PPSEZ trước những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện có hơn 90 công ty từ 15 quốc gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp từ Việt Nam, đã thuê nhà xưởng tại đặc khu này. Các công ty Nhật Bản và Trung Quốc chiếm 2/3 tổng số công ty thuê.
PPSEZ, thành lập từ năm 2006, có diện tích 3,57 km2 và là một trong những khu công nghiệp hàng đầu ở Campuchia sau một khu công nghiệp lớn khác ở Sihanoukville. Với sự quản lý chủ yếu từ Royal Group, PPSEZ đã trở thành động lực chính cho nền kinh tế Campuchia. Giá trị xuất khẩu của khu đặc khu này đã gia tăng đáng kể, từ 316 triệu USD vào năm 2016 lên 1,621 tỉ USD vào năm 2023.
PPSEZ đã thu hút các tên tuổi lớn như MinebeaMitsumi của Nhật Bản và Marvel Garment của Trung Quốc. Việc thu hút các nhà đầu tư từ Việt Nam và Thái Lan là mục tiêu tiếp theo, với chiến lược “Thailand Plus One” hướng đến việc mở rộng sản xuất ra nước ngoài để giảm chi phí sản xuất tại quê nhà. Tương lai của PPSEZ còn phụ thuộc vào khả năng giảm chi phí hậu cần và tăng cường sự ổn định chính trị để thu hút thêm đầu tư nước ngoài.
3. Trung Quốc vươn lên dẫn đầu số dự án đầu tư mới tại Việt Nam
Trong 7 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu về số dự án đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam, vượt qua các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian này. Trung Quốc chiếm 29,7% số dự án, đánh dấu mức tăng hơn 7 lần so với trước đây. Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, năng lượng tái tạo, và công nghiệp chế tạo chất lượng cao.
Năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,47 tỷ USD, tăng 77,6% so với năm 2022. Sự gia tăng đầu tư này bắt đầu từ năm 2019, khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc leo thang và kinh tế Trung Quốc chậm lại. Ngoài ra, chính sách Zero Covid của Trung Quốc bị bãi bỏ cũng thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, bao gồm cả các tập đoàn lớn trong các ngành công nghệ, điện – điện tử, chế biến, chế tạo, và năng lượng tái tạo, đã mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Điển hình là Tập đoàn BOE với dự án nhà máy thiết bị đầu cuối thông minh tại Bà Rịa-Vũng Tàu và các dự án lớn khác ở Bắc Ninh, Bắc Giang, và Thái Bình. Sự tăng tốc đầu tư của Trung Quốc đã tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo báo cáo tài chính mới đây, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – SAB) ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 2.342,6 tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với nửa đầu năm 2023. Trung bình mỗi ngày, hãng bia này thu về gần 12,9 tỷ đồng tiền lãi.
Trong báo cáo trước đó, SSI Research dẫn số liệu từ AC Nielsen cho thấy, trong khi ngành bia Việt Nam ghi nhận mức giảm 4-6% trong quý I, Sabeco lại đi ngược xu hướng với việc giành thêm thị phần. SAB cũng cho biết so với cùng kỳ, sản lượng tiêu thụ bia mùa Tết năm nay tăng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo lưu ý rằng công ty vẫn phải mất một vài năm nữa mới đạt được mức doanh thu trước Covid.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SAB chốt phiên cuối tuần ở 55.000 đồng một đơn vị. So với đầu năm, thị giá đã giảm hơn 13%.
Tổng cục Thống kê vừa có số liệu mới nhất về tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá trong tháng 7 và 7 tháng năm.
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 35,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 226,98 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 63,08 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 163,9 tỷ USD, tăng 13,8%, chiếm 72,2%.
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 33,8 tỷ USD, tăng 11% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 212,9 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78 tỷ USD, tăng 21,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 134,9 tỷ USD, tăng 16,9%.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 66,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 79,2 tỷ USD.
Về cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng, ước tính xuất siêu 14,08 tỷ USD (cùng kỳ năm 2023 xuất siêu 16,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,92 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29 tỷ USD.
2. Điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ
Bộ Công thương vừa ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ. Một số hàng hóa bị điều tra là sản phẩm thép HRC hợp kim hoặc không hợp kim; chưa được gia công quá mức cán nóng; đã tẩy gỉ hoặc không tẩy gỉ…
Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1.7.2023 đến ngày 30.6.2024. Theo Bộ Công thương, bên yêu cầu điều tra đã cung cấp các cơ sở chứng cứ để chứng minh hành vi bán phá giá của hàng hoá, xác định biên độ phá giá của HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc ở mức 27,83%.
Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm định và xác định rằng bên yêu cầu đáp ứng về tính đại diện cho ngành sản xuất trong nước; có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước. Căn cứ các quy định liên quan, Bộ Công thương quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm HRC có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 6 vừa qua Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn thép HRC, tương đương 151% sản lượng sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 77%. Nguyên nhân là giá sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc rất thấp, bình quân 560 USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác từ 45 – 108 USD/tấn.
Vừa trở về từ Hội chợ Triển lãm Dệt may và Thời trang – Texworld New York (Mỹ), bà Trần Hoàng Phú Xuân, Tổng Giám đốc Công ty CP Kết nối thời trang Faslink kiêm Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM (AGTEX), báo tin vui khu vực Vietnam Ho Chi Minh Pavillion tại sự kiện này đã đón rất nhiều khách tham quan trong suốt thời gian diễn ra triển lãm. Sau triển lãm, nhiều DN đã xác định Mỹ là thị trường trọng điểm cần khai thác.
Theo ông Trần Phú Lữ, Giám đốc ITPC, hiện nay Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may và thị trường này đang có sự phục hồi rất tốt. Thị trường Mỹ còn dư địa lớn để DN Việt khai thác, dù đang có sự so kè gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh khác. “Các nhà mua hàng quốc tế và cả DN sản xuất, xuất khẩu dệt may từ Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka… cũng rất quan tâm đến gian hàng của DN dệt may Việt Nam. Ngược lại, các DN Việt rất tự tin có thể cạnh tranh được với hàng dệt may của các nước cả về chất lượng lẫn giá cả” – ông Lữ nhìn nhận.
Khảo sát mới đây của Hiệp hội Thời trang Mỹ (USFIA) về lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ cho thấy Việt Nam có tổng điểm số cao hơn Trung Quốc và Bangladesh khi Mỹ đang có xu hướng chuyển đổi nhà cung cấp khỏi Trung Quốc. Vì vậy, trong dài hạn, ngành dệt may Việt Nam được kỳ vọng sẽ chiếm dần thị phần tại thị trường Mỹ.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy so với các quốc gia xuất khẩu dệt may khác, các DN dệt may Việt Nam đang có lợi thế hơn nhờ vị trí địa lý, hệ thống cảng lớn, khả năng sản xuất đa dạng các sản phẩm giá trị cao như áo vest, áo khoác mùa đông, đồ bơi… với mẫu mã phong phú, giao hàng nhanh.
4. Việt Nam chính thức được phép xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc cho mục đích y tế
Cục Thú y Việt Nam cho biết ngày 29/7/2024, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức có văn bản thông báo với Cục Thú y đồng ý với Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu khỉ từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Khỉ nuôi để xuất khẩu hiện nay không nhằm phục vụ nhu cầu nuôi thú cảnh hay làm thực phẩm, mà chủ yếu phục vụ ngành sản xuất vaccine. Tại Việt Nam hiện đã có một số trang trại chuyên nuôi khỉ để xuất khẩu.
Khỉ xuất khẩu sang Trung Quốc phải được sinh ra hoặc nuôi nhốt ít nhất 2 năm ở Việt Nam. Trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc, khỉ đã qua kiểm dịch tại trang trại gốc xứ sẽ được cách ly 30 ngày tại địa điểm kiểm dịch được phía Việt Nam phê duyệt. Trong thời gian cách ly, khỉ sẽ được kiểm tra lâm sàng, xác nhận khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm. Tất cả khỉ sẽ được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được phía Việt Nam phê duyệt và chỉ những con khỉ có kết quả âm tính mới được xuất khẩu sang Trung Quốc.
5. Thêm xung lực mở rộng xuất khẩu giày dép sang Ấn Độ
Trong số gần 30 mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ, giày dép được ghi nhận là mặt hàng có nhiều tiềm năng. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân- Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, Ấn Độ có thị trường phong phú, nằm ở nhiều phân khúc khách hàng. Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường.
Nhắc đến xuất khẩu giày dép sang thị trường Ấn Độ nhiều doanh nghiệp vẫn lo lắng bài toán cạnh tranh. Bởi lẽ, Ấn Độ là thị trường sản xuất giày dép lớn thứ 2 thế giới hiện nay với tổng sản lượng 2,2 tỷ đôi/năm.
Tuy nhiên, theo bà Xuân, sản phẩm giày dép của Ấn Độ chủ yếu sử dụng cho thị trường nội địa, tỷ lệ xuất khẩu rất thấp. Đặc biệt, quốc gia này có có thế mạnh với mặt hàng giày da. Trong khi đó, Việt Nam mặc dù đứng thứ 3 sau Trung Quốc, Ấn Độ về sản xuất nhưng lại đứng thứ 2 về xuất khẩu, sau Trung Quốc. “Chúng ta có thế mạnh với dòng giày thể thao, đấy cũng là lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ và “né” được cạnh tranh trực tiếp”, bà Xuân nói.
Bên cạnh đó, quốc gia này đã và đang tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất; đơn giản hóa hoạt động kinh doanh thông qua quản lý cấp phép, phê duyệt các giấy tờ trực tuyến, cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đây cũng được xác định là một yếu tố “thuận” để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ.
Tuy vậy, bà Xuân cũng nhìn nhận, dù có nhiều cơ hội nhưng thách thức cho doanh nghiệp da giày Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang Ấn Độ cũng không phải ít, nhất là với những yêu cầu mới về thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững và yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với hàng xuất khẩu cũng là rào cản lớn. Doanh nghiệp Việt Nam cần thêm xung lực từ việc tận dụng mối quan hệ tốt giữa hai nước để có nhiều cơ hội xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu giày dép hơn nữa.