Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực
 Tin tức về thị trường đạm thay thế
1.    Ngành thủy sản cell-based của khu vực Châu Á Thái Bình Dương xây dựng các nhà máy thí điểm nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và chế tạo
Mặc dù ngành thịt nuôi cấy trong lĩnh vực đạm thay thế ca ngợi là nguồn cung cấp protein tương lai cho nhân loại, nhưng vẫn còn những lo ngại lớn về chi phí, quy mô sản xuất và khả năng thương mại hóa của ngành này. Hiện tại, các công ty trong lĩnh vực này đang tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách giữa tốc độ sản xuất thịt hoặc thủy sản ở quy mô R&D nhỏ trong phòng thí nghiệm, với sản xuất hàng loạt trong thực tế để đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số toàn cầu.
Các công ty thủy sản cell-based tiên phong trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện đang thành lập các nhà máy sản xuất thí điểm riêng lẻ với các thử nghiệm công nghệ mới nhằm thu hẹp khoảng cách giữa R&D và sản xuất, trong bước tiến lớn tiếp theo của ngành nhằm hướng tới sản xuất và thương mại hóa hàng loạt.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/08/02/pilot-plants-key-for-apac-cultivated-seafood-sector-to-bridge-research-manufacturing-gap
2.    Ông lớn trong ngành dầu ăn Malaysia tập trung phát triển theo hướng plant-based nhằm cải tiến danh mục sản phẩm
Sime Darby (Malaysia) là một trong những nhà sản xuất và cung cấp dầu ăn lớn nhất trên thế giới và kinh doanh nhiều loại dầu thực vật từ cọ, cải dầu đến dầu dừa và nhiều loại dầu khác. Tập đoàn dầu ăn khổng lồ này tin rằng tương lai của ngành công nghiệp dầu và chất béo nằm ở việc đổi mới sản phẩm hướng đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, đồng thời công ty cũng nâng cấp hệ thống R&D của mình để mở ra nhiều hướng đi mới cho toàn ngành và mang lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/08/01/sime-darby-zooms-in-on-plant-based-development-and-wellness-products-for-edible-oil-portfolio-innovation
Tin tức nổi bật trong nước và quốc tế
3.    McDonald’s phải tăng giá do lạm phát
McDonald’s ở Anh đã tăng giá bánh mì kẹp pho mát lần đầu tiên sau 14 năm, từ mức 0,99 bảng Anh lên 1,19 bảng Anh (tức từ 28.000 lên 34.000 đồng). Gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald’s của Mỹ giải thích rằng không còn khả năng bảo vệ khách hàng. Với chi phí tăng vọt do lạm phát gia tăng đã làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, năng lượng, nguyên liệu và tiền lương của từng nhân viên.
Nguồn: https://tuoitre.vn/mcdonald-s-phai-tang-gia-do-lam-phat-20220729095358242.htm
4.    PepsiCo đầu tư 550 triệu USD để mua cổ phần của Celsius
Tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống đa quốc gia của Mỹ PepsiCo ngày 1/8 thông báo khoản đầu tư trị giá 550 triệu USD vào công ty sản xuất nước uống tăng lực Celsius Holdings như một phần của thỏa thuận phân phối dài hạn với công ty này. Khoản đầu tư trên của Pepsi sẽ chuyển thành việc nắm giữ 8,5% cổ phần của công ty Celsius.
Nguồn: https://bnews.vn/pepsico-dau-tu-550-trieu-usd-de-mua-co-phan-cua-celsius/253405.html
5.    “Còng lưng” gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade vẫn dè dặt chưa tăng giá
Năm nay bão giá khiến chi phí cho phần nguyên liệu đầu vào để làm bánh Trung thu tăng. Do đó, nhiều đại diện đơn vị kinh doanh bánh Trung thu lớn cũng cho biết giá bánh bán ra thị trường sẽ cao hơn so với những năm trước. Còn trong khi đó, các địa kinh doanh truyền thống, nhỏ lẻ tỏ ra khá dè chừng trong việc thay đổi giá cả.
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/cong-lung-ganh-phi-dau-vao-banh-trung-thu-handmade-lieu-co-tang-gia-manh-222022297111933237.htm
6.    Giá thịt, rau củ siêu thị hạ nhiệt
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 679 yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá.
Ngay khi có công điện, ghi nhận tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giá sản phẩm thực phẩm tươi sống bao gồm: thịt, rau củ và trái cây có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/gia-thit-rau-cu-sieu-thi-ha-nhiet-20220802144701834.htm
7.    Thị trường thực phẩm chay tấp nập, hút khách mùa Vu Lan
Mùa Vu Lan báo hiếu (tháng 7 âm lịch) đến, thị trường bán thực phẩm chay lại sôi động để phục vụ người tiêu dùng. Tại các kên bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, thị trường thực phẩm chay được bán rất “chạy”, các quầy tạp hóa, siêu thị lớn, siêu thị mini hay các quầy thực phẩm ở chợ dân sinh… đều có đồ chay.
Chợ online cũng náo nhiệt không kém, với giá cả niêm yết rõ ràng. Năm nay, thị trường đồ chay bán online càng tấp nập hơn năm ngoái vì không còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/thi-truong-thuc-pham-chay-tap-nap-hut-khach-mua-vu-lan-2220222810591169.htm
8.    Nhu cầu đặt đồ ăn trực tuyến tăng mạnh tại Việt Nam
Người Việt đang có xu hướng ưa chuộng các nền tảng đặt món ăn trực tuyến. Gojek cho biết, lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn tăng 35% trong nửa đầu năm 2022. Phía Gojek cho hay, trong nửa đầu năm 2022, lượng người dùng đặt món trên nền tảng GoFood tăng 66% so với cùng kỳ năm trước; Lượng người dùng mới tăng 35%, tốc độ tăng trưởng ở Hà Nội cao gấp gần 5 lần ở TP.HCM.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/nhu-cau-dat-do-an-truc-tuyen-tang-manh-tai-viet-nam-416392.html
9.    Doanh nghiệp Việt ‘ghi dấu ấn’ tại Triển lãm quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Kansai 2022
Sau ba ngày tổ chức, Triển lãm quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Kansai 2022 (Foodex Japan in Kansai 2022) đã bế mạc ngày 29/7. Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm đã để lại ấn tượng tốt về các sản phẩm thân thiện môi trường, nông sản và các loại nguyên liệu, thực phẩm.
Nguồn: https://bnews.vn/doanh-nghiep-viet-ghi-dau-an-tai-trien-lam-quoc-te-thuc-pham-va-do-uong-kansai-2022/252973.html
Nhóm tin về ngành du lịch
1.    3 nước châu Âu không công nhận hộ chiếu mẫu mới: Các công ty du lịch Việt Nam lo lắng
Các công ty du lịch Việt Nam lo lắng sẽ thất thu từ các tour đi châu Âu trong mùa thu đông tới, sau khi Cộng hòa Czech, Tây Ban Nha, và Đức không cấp thị thực cho công dân Việt Nam sử dụng mẫu hộ chiếu mới.
Nguồn: https://dulich.tuoitre.vn/3-nuoc-chau-au-khong-cong-nhan-ho-chieu-mau-moi-cac-cong-ty-du-lich-viet-nam-lo-lang-20220802134011626.htm
Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử
1.    Giá hàng hoá chưa “hạ nhiệt”, Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn
Mặc dù giá xăng dầu đã bước đầu giảm nhưng giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân vẫn ở mức cao gây ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và cuộc sống của người dân. Ngày 29-7, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/gia-hang-hoa-chua-ha-nhiet-bo-cong-thuong-chi-dao-khan-20220729152009256.htm
2.    Thủ tướng: Có chính sách phù hợp giảm giá các mặt hàng thiết yếu, chiến lược
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất thêm 0,75% vào đêm qua, các ngân hàng trung ương châu Âu và nhiều nước khác đã nhiều đợt tăng lãi suất. Để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với một số bộ trưởng và lãnh đạo các bộ, ngành tập trung bàn những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH.
Nguồn: https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-co-chinh-sach-phu-hop-giam-gia-cac-mat-hang-thiet-yeu-chien-luoc-post959661.vov
3.    Người tiêu dùng Việt Nam đang áp dụng những cách thức mua hàng mới
Ngày 29/7, PwC công bố Khảo sát nhu cầu người tiêu dùng toàn cầu vào tháng 6/2022, cho thấy người tiêu dùng vẫn tiếp tục thích nghi với gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát. Cuộc khảo sát trên có sự tham gia của hơn 9.000 người tiêu dùng trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Theo ông Mohammad Muddaser, Giám đốc Dịch vụ tư vấn thương vụ, PwC Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam đang áp dụng những cách thức mua hàng mới, đặc biệt là ở các đô thị loại 1. Họ không thỏa hiệp với chất lượng sản phẩm, lựa chọn và dịch vụ thấp hơn mà tích cực chuyển đổi giữa các kênh mua hàng để đảm bảo trải nghiệm mua sắm phù hợp.
Nguồn: https://vnbusiness.vn/tieu-dung/nguoi-tieu-dung-viet-nam-dang-ap-dung-nhung-cach-thuc-mua-hang-moi-1086993.html
4.    Những ‘điểm sáng’ trên thị trường bán lẻ Việt Nam
Miếng bánh thị trường bán lẻ ở Việt Nam được đánh giá sẽ trở nên sôi động và thú vị khi xuất hiện nhân tố mới mẻ với kế hoạch mở rộng quy mô ấn tượng, mạnh tay đầu tư công nghệ phục vụ người tiêu dùng. Với những bước đi bài bản, khôn ngoan của các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ có thêm những lựa chọn mua sắm hiện đại, tiện lợi và tốt hơn cho sức khỏe.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/nhung-diem-sang-tren-thi-truong-ban-le-viet-nam-2045685.html
5.    Khai trương siêu thị Tops Market phiên bản mới tại Việt Nam
Ngày 28/7, tập đoàn Central Retail tại Việt Nam chính thức khai trương và đưa vào vận hành siêu thị Tops Market Moonlight, tọa lạc tại đường Đặng Văn Bi, một trong những trục đường chính của TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).
Tops Market Moonlight được thiết kế theo phong cách thành thị, tạo cảm giác hiện đại khi khách hàng bước vào trải nghiệm. Mô hình trên được thiết kế đảm bảo 3 tiêu chí: thực phẩm hữu cơ tươi sống đa dạng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng uy tín, và đặc biệt là dịch vụ khách hàng tận tâm, nhằm nhằm đón đầu xu hướng mua sắm mới.
Nguồn: http://daidoanket.vn/khai-truong-sieu-thi-tops-market-phien-ban-moi-tai-viet-nam-5692491.html
6.    Lợi nhuận của các cửa hàng nhỏ cao hơn siêu thị nhiều lần
Các cửa hàng thực phẩm, siêu thị vừa và nhỏ đang cho thấy đây là mô hình bán lẻ hiệu quả hiện nay khi không chỉ giúp nhà bán lẻ tăng độ phủ nhanh chóng, mà còn đem đến lợi nhuận cao hơn so với các loại hình khác. Sự linh hoạt các chuỗi siêu thị mini với tính thích ứng cao sau dịch đang làm cho cuộc đua thị trường bán lẻ tập trung vào phân khúc này.
Những “ông lớn” như Saigon Co.op, WinMart hay Thegioididong… đều đang tập trung vào mô hình này, chưa kể thị trường còn có sự tham gia của các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như hàng cho mẹ và bé, đồ dùng thể thao, hàng thực phẩm hữu cơ…
Nguồn: https://tuoitre.vn/loi-nhuan-cua-cac-cua-hang-nho-cao-hon-sieu-thi-nhieu-lan-20220731114241172.htm
7.    Lạm phát khiến nhiều người Mỹ sẵn sàng mua hàng sắp hết hạn
Tình trạng lạm phát tại Mỹ đang ngày càng nghiêm trọng hơn khiến nhiều người dân buộc phải thay đổi lối sống. Họ tiết kiệm nhiên liệu hơn, tranh thủ làm các công việc tái chế để kiếm thêm thu nhập và mua thực phẩm sắp hết hạn để tránh lãng phí.
Nguồn: https://mekongasean.vn/lam-phat-khien-nhieu-nguoi-my-san-sang-mua-hang-sap-het-han-post9407.html
Nhóm tin về ngành thời trang
  1. Khởi nghiệp thành công từ phế phẩm bồn bồn
Chuyện về người phụ nữ tận dụng phế phẩm từ cây bồn bồn để tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ thu về tiền triệu khiến nhiều người đi từ ngỡ ngàng đến nể phục. Đó là chị Phạm Thị Hồng Nguyên (31 tuổi; ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước), với việc tận dụng lá bồn bồn bỏ đi để sản xuất ra những chiếc túi xách thời trang thân thiện với môi trường.
Nguồn: https://nld.com.vn/moi-truong/khoi-nghiep-thanh-cong-tu-phe-pham-bon-bon-20220731205340491.htm
Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ
1.    Jack Ma rời bỏ Ant Group
Tỉ phú Jack Ma đang có kế hoạch rời bỏ Ant Group sau khi tập đoàn chịu quá nhiều ảnh hưởng xấu từ mối quan hệ của ông đối với các nhà quản lý Trung Quốc. Kế hoạch này được đưa ra sau lệnh tái cơ cấu của chính phủ Trung Quốc nhằm tách Ant Group khỏi công ty liên kết Alibaba.
Nguồn: https://viettimes.vn/jack-ma-roi-bo-ant-group-post159127.html?utm_source=web_vt&utm_medium=home_tinmoi_vt&utm_campaign=click_tinmoi
2.    Doanh thu bắt đầu giảm, Alibaba, Tencent hết thời hoàng kim?
Trong gần một thập kỷ qua, Alibaba Group Holding Ltd. và Tencent Holdings Ltd. là hai hãng công nghệ tượng trưng phép màu kinh tế của Trung Quốc. Hai hãng này có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, đạt mức giá trị vốn hóa nghìn tỷ USD và phủ sóng trong “ngóc ngách” của thế giới internet ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, thời kỳ hoàng kim đó có thể chính thức kết thúc vào ngày thứ Năm (4/8) khi “đế chế” thương mại điện tử Alibaba dự kiến báo cáo quý giảm doanh thu đầu tiên trong lịch sử. Alibaba sẽ là một trong số ít hãng công nghệ lớn của Trung Quốc có kết quả này. Sau đó vài ngày, Tencent – một “đại gia” về mạng xã hội ở Trung Quốc – cũng được dự báo công bố kết quả kinh doanh tương tự.
Nguồn: https://vneconomy.vn/doanh-thu-bat-dau-giam-alibaba-tencent-het-thoi-hoang-kim.htm
3.    Shopify thông báo sa thải 10% nhân viên trên toàn cầu
Mới đây, nền tảng thương mại điện tử Shopify của Canada đã ra thông báo sa thải 1.000 nhân viên, chiếm 10% lượng nhân viên của công ty trên toàn cầu. Giám đốc điều hành Tobi Lütke thừa nhận, công ty đã mắc sai lầm khi đặt cược vào xu hướng thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ.
Sau thông báo trên, cổ phiếu Shopify đã giảm 14% xuống còn 31,55 USD. Tính tới nay, giá cổ phiếu của sàn thương mại điện tử này đã giảm khoảng 80% so với mức đạt đỉnh tháng 11/2021.
Nguồn: https://vneconomy.vn/shopify-thong-bao-sa-thai-10-nhan-vien-tren-toan-cau.htm
4.    Facebook lần đầu sụt giảm doanh thu, tiếp tục cắt giảm nhân sự
Meta vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với nhiều điểm yếu bất ngờ. Cụ thể, doanh thu đạt 28,82 tỷ USD so với dự báo 28,94 tỷ USD của nhà đầu tư, người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) là 1,97 tỷ, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) là 9,82 USD. Những con số này khiến cổ phiếu Meta giảm 3,8% trong phiên giao dịch ngoài giờ.
Trong cuộc họp qua điện thoại với các nhà phân tích, CEO Meta Mark Zuckerberg cho biết, công ty sẽ giảm nhân sự trong năm tiếp theo để thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh kinh tế giảm tốc.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/kho-chong-kho-facebook-lan-dau-sut-giam-doanh-thu-tiep-tuc-cat-giam-nhan-su-416372.html
 
5.    Cú lội ngược dòng ngoạn mục của Big Tech
Từ đầu năm 2022 đến nay, các nhà đầu tư không còn hứng thú với lĩnh vực công nghệ. Họ lo ngại lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ kéo lĩnh vực công nghệ đi xuống vực thẳm. Tuy nhiên, vào cuối tháng 7, các công ty công nghệ như Apple, Microsoft, Alphabet và Amazon đã đồng loạt công bố khoản lợi nhuận ấn tượng trong quý II/2022, cho thấy sự thống trị của họ trong bối cảnh thị trường xuống dốc. Những gã khổng lồ này cho thấy họ đã ngược dòng thị trường bất chấp rào cản của nền kinh tế toàn cầu.
Nguồn: https://zingnews.vn/cu-loi-nguoc-dong-ngoan-muc-cua-big-tech-post1340642.html
6.    Zalo chính thức bóp tính năng, thu phí tới 400.000 đồng/tháng
Bắt đầu từ ngày 1/8, ứng dụng nhắn tin qua internet (OTT) phổ biến nhất tại Việt Nam chính thức triển khai 3 gói thuê bao tháng cho người dùng tại Việt Nam, song song với đó vẫn phát hành một phiên bản miễn phí nhưng bị giới hạn về mặt tính năng.
Cụ thể, người dùng cá nhân nếu muốn sử dụng đầy đủ tính năng có thể nâng cấp lên 3 gói trả phí gồm Standard, Pro và Elite. Tuy nhiên, hiện tại Zalo chỉ mới cho phép đăng kí thử nghiệm gói Pro với giá 5.500 đồng/ngày (dùng thử miễn phí đến hết ngày 30/8) với các lợi ích gồm 120 lượt hiển thị trong kết quả tìm kiếm mỗi tháng, 120 lượt chat với người lạ, hỗ trợ danh bạ tối đa 3.000 liên hệ… 2 gói còn lại gồm Standard (giá 2.800 đồng/ngày) và Elite (55.000 đồng/ngày) chưa ấn định ngày ra mắt.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/zalo-chinh-thuc-bop-tinh-nang-thu-phi-toi-400000-dong-thang-xuat-hien-lan-song-xoa-app-danh-dau-1-sao-420221817443873.htm
7.    Nhu cầu đi xuống, smartphone đang bước vào thời kì ‘ế ẩm’
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Canalys, doanh số bán smartphone trên toàn cầu giảm 9% xuống còn 287 triệu chiếc trong quý 2/2022. Các chuyên gia phân tích thị trường nhận định, doanh số bán smartphone giảm do lượng đơn đặt hàng linh kiện đang bị cắt giảm và các nhà cung cấp bắt đầu lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/nhu-cau-di-xuong-smartphone-dang-buoc-vao-thoi-ki-e-am-42022317153253635.htm
8.    Người mua PC sụt giảm, Intel thiệt hại hàng tỷ USD
Đại dịch Covid-19 đã khiến máy tính cá nhân trở nên quan trọng hơn, thúc đẩy doanh số bán hàng bùng nổ trong 2 năm liên tiếp. Tuy vậy, thời kỳ tốt đẹp của các nhà sản xuất dường như đang dần đi đến hồi kết. Sau 2 năm bùng nổ, doanh số quý II và quý III/2022 được Intel dự báo sẽ đạt mức đáy, do nhu cầu máy tính không còn như trước.
Nguồn: https://zingnews.vn/nguoi-mua-pc-sut-giam-intel-thiet-hai-hang-ty-usd-post1340266.html
9.    Intel bị AMD vượt mặt về vốn hóa thị trường
Kết quả kinh doanh không khả quan đã góp phần đẩy gã khổng lồ sản xuất chip Intel bị AMD vượt mặt về vốn hóa. Mặc dù sự đổi ngôi này chỉ mang tính biểu tượng, nhưng cũng cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường chip máy tính và máy chủ, 2 lĩnh vực mà 2 công ty đang cạnh tranh trực tiếp. Ngoài ra, cột mốc này cũng cho thấy các nhà đầu tư coi trọng hãng sản xuất chip có ít tài sản hơn như AMD, so với một đại gia của lĩnh vực đang đổ tiền vào sản xuất.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/intel-bi-amd-vuot-mat-ve-von-hoa-thi-truong-2045191.html
10. SK hynix Inc. hoàn tất thương vụ mua lại công ty chip với giá 492 triệu USD
SK hynix Inc., nhà sản xuất chip lớn thứ hai của Hàn Quốc, vừa cho biết họ đã hoàn tất thương vụ mua lại công ty sản xuất chip Key Foundry với giá 576 tỷ won (492 triệu USD). Công ty cho biết việc mua lại này sẽ giúp tăng gấp đôi năng lực sản xuất chip theo hợp đồng của họ.
Nguồn: https://bnews.vn/sk-hynix-inc-hoan-tat-thuong-vu-mua-lai-cong-ty-chip-voi-gia-492-trieu-usd/253458.html
11. Trung Quốc thiếu hụt nghiêm trọng nhân tài thiết kế chip
Theo cuộc khảo sát do công ty chip IP Arm China và ICWise có trụ sở tại Thượng Hải thực hiện, Trung Quốc đang đối mặt với sự thiếu hụt nhân tài nghiêm trọng dù ngày càng có nhiều sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập ngành này. Theo đó, Trung Quốc sẽ cần khoảng 320.000 chuyên gia thiết kế chip vào năm 2023, nhưng đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu đến năm 2021 chỉ là 221.000. Cũng theo kết quả khảo sát, chính sự căng thẳng Trung-Mỹ và các biện pháp kiểm soát đại dịch cứng nhắc của Trung Quốc đã làm giảm đáng kể dòng tài năng chip rất cần thiết vào nước này.
Nguồn: https://1thegioi.vn/ly-do-trung-quoc-thieu-hut-nghiem-trong-nhan-tai-thiet-ke-chip-185154.html
12. Chính thức thông qua dự luật trị giá 53 tỉ USD nhằm thúc đẩy sản xuất bộ xử lý của Hoa Kỳ
Hạ viện Mĩ mới đây đã chính thức thông qua Đạo luật CHIPS, một dự luật sẽ cung cấp 52,7 tỉ USD trong vòng 5 năm để cố gắng giúp các công ty như Intel và GlobalFoundries cạnh tranh với các nhà sản xuất vi xử lý châu Á.
Dự luật được đưa ra nhằm giúp các công ty công nghệ ở Mỹ cắt giảm khoản chi phí khổng lồ cho việc sản xuất chip để giúp đảm bảo việc phát triển và cung cấp các con chip điện tử quan trọng đối với ô tô, máy tính, hệ thống vũ khí, máy rửa bát, đồ chơi và bất kỳ sản phẩm sử dụng điện nào ngày nay.
Nguồn: https://viettimes.vn/chinh-thuc-thong-qua-du-luat-tri-gia-53-ti-usd-nham-thuc-day-san-xuat-bo-xu-ly-cua-hoa-ky-post159112.html?utm_source=web_vt&utm_medium=home_tinmoi_vt&utm_campaign=click_tinmoi
13. Vingroup đạt được nhiều thỏa thuận công nghệ để đưa hoạt động kinh doanh xe điện ra toàn cầu
Tập đoàn Vingroup và công ty con VinFast đã định vị mình trở thành công ty toàn cầu trong lĩnh vực xe điện thông qua một loạt thương vụ với các công ty công nghệ. Mới đây, VinFast thông báo hợp tác với Intel và các nhà phát triển pin, nhắm tới mục tiêu bán 1 triệu ô tô điện trong 6 năm.
Nguồn: https://conglyxahoi.net.vn/kinh-te-doanh-nghiep/vingroup-dat-duoc-nhieu-thoa-thuan-cong-nghe-de-dua-hoat-dong-kinh-doanh-xe-dien-ra-toan-cau-164945.html
14. Dự án xe điện 10 tỷ USD của Xiaomi gặp khó
Theo Bloomberg, kế hoạch sản xuất xe điện trị giá 10 tỷ USD của Xiaomi Corp đang đối mặt với trở ngại lớn. Gã khổng lồ điện thoại thông minh gặp khó trong việc xin cấp phép dự án xe điện. Được biết, công ty đã thảo luận với Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc về việc cấp phép trong nhiều tháng. Nhưng đến nay, các cuộc đàm phán với chưa có kết quả.
Nguồn: https://zingnews.vn/du-an-xe-dien-10-ty-usd-cua-xiaomi-gap-kho-post1340355.html
15. Uber Eats thí điểm giao đồ ăn bằng robot và ô tô không người lái
Uber Eats đang thí điểm giao hàng tự động bằng robot và ô tô không người lái tại Los Angeles (Mĩ). Công ty đang làm việc với đại diện của Motional và Serve Robotics để khởi động dự án. Việc giao hàng bằng robot Serve Robotics sẽ chỉ giới hạn ở các tuyến đường ngắn xung quanh khu vực Tây Hollywood của thành phố, trong khi Motional sẽ phụ trách các tuyến đường giao hàng dài hơn ở Santa Monica. Trong bối cảnh đó, không ít người lao động đang lo ngại sẽ bị mất việc làm.
Nguồn: https://vneconomy.vn/uber-eats-thi-diem-giao-do-an-bang-robot-va-o-to-khong-nguoi-lai.htm
Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng – năng lượng
1.    Vấn đề nguồn cung khí đốt Nga-châu Âu không ngừng căng thẳng, Mỹ bất ngờ hưởng lợi lớn
Dữ liệu của EIA cho thấy lượng LNG xuất khẩu của Mỹ đã tăng 12% trong 6 tháng đầu năm nay. Trong 5 tháng đầu năm, ít nhất 71% lượng LNG xuất khẩu của Mỹ được chuyển tới Liên minh châu Âu (EU) và Anh khi căng thẳng năng lượng giữa Nga và khu vực này leo thang. Vào tháng 3, Tổng thống Joe Biden từng hứa sẽ giúp châu Âu đảm bảo nguồn cung khí hóa lỏng (LNG) thay thế cho khí đốt của Nga. Mỹ trở thành nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới khi châu Âu đang trong cơn khát năng lượng.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/van-de-nguon-cung-khi-dot-nga-chau-au-khong-ngung-cang-thang-my-bat-ngo-huong-loi-lon-42022297153514920.htm
2.    Bất chấp các lệnh trừng phạt, Iran đang thu về lợi nhuận tăng đến 580% từ dầu mỏ
Iran đang phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ về dầu mỏ. Tuy nhiên trong bối cảnh an ninh năng lượng đang bị đe dọa, các quốc gia vẫn tăng cường mua dầu thô từ Iran và có phần “phớt lờ” những lệnh trừng phạt, giúp quốc gia này thu được lợi nhuận tăng vọt.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/bat-chap-cac-lenh-trung-phat-quoc-gia-nay-dang-thu-ve-loi-nhuan-tang-den-580-tu-dau-mo-4202229713572159.htm
3.    Ấn Độ có thêm ‘chiêu’ mới để tăng mua dầu đại hạ giá từ Nga
Ấn Độ chuẩn bị có thêm các kênh mới để mua dầu giá rẻ của Nga. Đối tác mới của họ chính là các thương nhân nhỏ lẻ – vốn coi Ấn Độ là thị trường tiềm năng bằng cách chào bán các thùng dầu bị phương Tây xa lánh sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Sẵn sàng làm việc với các nhà giao dịch nhỏ, kém uy tín hơn, miễn là đẩy nhanh tốc độ giao dịch, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cho thấy họ đang thực sự “khát” dầu của Nga.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/an-do-co-them-chieu-moi-de-tang-mua-dau-dai-ha-gia-tu-nga-42022297101622437.htm
4.    Nhu cầu than toàn cầu đang thiết lập mức kỷ lục trong năm 2022
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết giá khí đốt tự nhiên tăng cao đang làm tăng nhu cầu than trên toàn thế giới, với mức tiêu thụ được thiết lập trong năm nay là mức cao kỷ lục so với năm 2013 và tiếp tục nhảy lên mức cao nhất mọi thời đại trong năm tới. Giá khí đốt tự nhiên tăng cao khiến than được ưu tiên sử dụng hơn, nhiều nước châu Âu đang trong tình trạng bị siết khí đốt muốn quay lại dùng than cũng khó.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/nhu-cau-than-toan-cau-dang-thiet-lap-muc-ky-luc-trong-nam-2022-bi-siet-khi-dot-nhieu-nuoc-chau-au-muon-quay-lai-dung-than-cung-kho-420223077394838.htm
5.    Nhu cầu dầu xăng dầu toàn cầu bắt đầu giảm khi kinh tế rơi vào suy thoái
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu chưng cất trên toàn cầu đã bắt đầu giảm tốc do giá cao và hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa chậm lại, điều này sẽ làm giảm bớt sức nóng của giá dầu trong vài tháng tới.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/nhu-cau-dau-xang-dau-toan-cau-bat-dau-giam-khi-kinh-te-roi-vao-suy-thoai-42022286141382.htm
6.    Dòng chảy dầu thô của Nga sang Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng
Trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, Trung Quốc đang mua những thùng dầu của Nga thông qua các phương thức “bí mật” thông qua những chuyến tàu chuyển nhượng, hay còn được gọi là chuyển tàu “đen”, bởi vậy lượng dầu của Nga chảy sang Trung Quốc vẫn đang tăng một cách nhanh chóng khi Nga nỗ lực tìm những khách hàng thay thế cho EU.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/dong-chay-dau-tho-cua-nga-sang-trung-quoc-van-tiep-tuc-tang-thi-truong-tieu-thu-lon-nhat-the-gioi-dang-mua-dau-cua-nga-nhu-the-nao-420221814645665.htm
7.    Tạm biệt mất điện: Lưới điện của Trung Quốc có thể “reset” lại chỉ sau ba giây nhờ AI
Theo tờ South China Morning Post, công ty lưới điện quốc doanh của Trung Quốc vừa giới thiệu một hệ thống AI mới giúp giải quyết các vấn đề về điện chỉ trong ba giây. Quá trình này trước đây thường mất từ 6-10 giờ. Hiện tại, hệ thống này chỉ mới được thử nghiệm trong một tháng ở Qitailu, một cộng đồng dân cư với hơn 200 gia đình ở Urumqi thuộc vùng Tân Cương.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/tam-biet-mat-dien-luoi-dien-cua-trung-quoc-co-the-reset-lai-chi-sau-ba-giay-nho-ai-7202231715122756.htm
8.    Tiếp tục đà rơi, giá thép giảm lần thứ 12 liên tiếp
Chiều 2/8, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép ra thông báo hạ giá sản phẩm lần thứ 12 trong gần 3 tháng qua với mức giảm 200.000 đồng/tấn. Từ ngày 11/5, giá thép giảm liên tục 12 lần với tổng mức giảm đến hơn 4 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền.
Nhận định về diễn biến thị trường thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, thị trường thép nửa cuối năm sẽ còn khó khăn hơn khi dự báo giá thép xây dựng đã giảm mạnh trong tháng 7, 8 và có thể kéo dài đến hết quý III do nhu cầu thép vẫn giảm mạnh. Trong đó, những yếu tố khiến triển vọng thị trường thép nửa cuối năm khá u ám, bao gồm tốc độ giải ngân đầu tư công chậm, ngân hàng siết tín dụng bất động sản, mùa cao điểm xây dựng đã qua…
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/da-roi-chua-co-dau-hieu-dung-lai-gia-thep-giam-lan-thu-12-lien-tiep-4202238105551534.htm
Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới
1.    Pharmacity công bố quan hệ hợp tác với Boehringer Ingelheim Việt Nam
Ngày 29/7, Pharmacity và Boehringer Ingelheim Việt Nam (BIVN) vừa công bố quan hệ đối tác để cung cấp các chương trình đào tạo cho đội ngũ dược sĩ chuyên môn Pharmacity.
Trong thỏa thuận mới này, BIVN sẽ cung cấp các chương trình đào tạo phối hợp cho 5.600 dược sĩ của Pharmacity nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức của họ. Các lĩnh vực trọng tâm được đào tạo là bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp và bệnh cơ xương khớp. BIVN cũng sẽ phối hợp tạo ra một chương trình hỗ trợ tăng cường kiến thức dành riêng cho bệnh nhân Pharmacity thông qua kênh Facebook chuỗi nhà thuốc.
Nguồn: https://giadinhonline.vn/pharmacity-cong-bo-quan-he-hop-tac-voi-boehringer-ingelheim-viet-nam-d183770.html
2.    Số thương vụ mua bán sáp nhập trong ngành tiêu dùng và bán lẻ giảm do lạm phát
Giá cả sinh hoạt leo thang trên khắp châu Âu, khiến các thương vụ mua bán sáp nhập trong ngành tiêu dùng và bán lẻ giảm đáng kể, thậm chí thấp hơn mức giảm trong các lĩnh vực khác.
Theo dữ liệu của Refinitiv, số tiền chi cho các vụ mua bán sáp nhập trong ngành tiêu dùng và bán lẻ châu Âu năm nay đã giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 45 tỷ USD. Trong khi đó, giao dịch trên tất cả các lĩnh vực chỉ giảm 4% xuống còn 601 tỷ USD. Số lượng giao dịch trong ngành tiêu dùng và bán lẻ ở châu Âu đã giảm 24%, trong khi số liệu này trên tất cả các lĩnh vực giảm 12%.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/so-thuong-vu-mua-ban-sap-nhap-trong-nganh-tieu-dung-va-ban-le-giam-do-lam-phat-post959601.vov
3.    Công ty con của Singtel và FPT Software hợp tác mở trung tâm công nghệ
FPT Software (công ty thành viên của Tập đoàn FPT) và NCS (công ty thành viên của tập đoàn Singtel của Singapore) ngày 1-8 đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm công nghệ chiến lược tại Việt Nam. Trung tâm này được mở nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược mở rộng mạng lưới phát triển, cung cấp dịch vụ công nghệ toàn cầu của cả hai bên. Trung tâm dự kiến đạt quy mô hơn 3.000 nhân sự vào năm 2025. Đây cũng là trung tâm công nghệ chiến lược thứ 3 của NCS tại châu Á. Trước đó, NCS đã phát triển hai trung tâm công nghệ tương tự tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/cong-ty-con-cua-singtel-va-fpt-software-hop-tac-mo-trung-tam-cong-nghe/
4.    Spirit đồng ý nhận 3,8 tỷ USD để ‘về chung một nhà’ với JetBlue
Hãng hàng không giá rẻ của Mỹ Spirit Airlines đã đồng ý bán lại cho JetBlue Airways với giá 3,8 tỷ USD. Khi “về chung một nhà”, Spirit Airlines và JetBlue Airways sẽ tạo nên hãng hàng không lớn thứ năm của Mỹ, sau American, Delta, United và Southwest.
Nguồn: https://bnews.vn/spirit-dong-y-nhan-3-8-ty-usd-de-ve-chung-mot-nha-voi-jetblue/253291.html
Tham khảo thêm: https://www.vietnamplus.vn/ky-nguyen-bay-re-cua-nuoc-my-co-ket-thuc-sau-thuong-vu-spirit/808676.vnp
5.    Nano Việt Nam huy động được 6,4 triệu đô la Mỹ trong vòng gọi vốn tiền series A
Công ty khởi nghiệp Nano chuyên cung cấp mô hình Chi lương Linh hoạt thông qua sản phẩm Vui App – vừa thông báo đã huy động thành công 6,4 triệu đô la Mỹ (150 tỷ đồng) trong vòng gọi vốn tiền series A. Openspace đã dẫn dắt vòng gọi vốn này, đây là quỹ đã từng đầu tư vào Gojek, Kumu và Finhay.
Nguồn: https://vnbusiness.vn/khoi-nghiep/nano-viet-nam-huy-dong-duoc-6-4-trieu-do-la-my-trong-vong-goi-von-tien-series-a-1087083.html 
Nhóm tin về nông sản – thủy sản – chăn nuôi
1.    Nguy cơ thiếu thịt lợn dịp cuối năm
Giá thức ăn tăng cao khiến người chăn nuôi e dè trong việc tái đàn khiến cho áp lực thiếu thịt lợn vào cuối năm tăng cao. Không chỉ các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, mà ngay với các hộ có mô hình trang trại cũng đang băn khoăn cho việc có nên vào đàn thời điểm này hay không.
Tại nhiều tỉnh trọng điểm chăn nuôi lớn trên cả nước, nguồn cung lợn ra thị trường cũng đang có chiều hướng giảm hơn so với các tháng trước đây từ 5-10%. Một phần cũng do nhiều trang trại đợi giá lợn hơi tăng cao chờ xuất bán. Nếu xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào dịp Tết, thời điểm tiêu thụ thực phẩm nhiều nhất trong năm, thì việc giá thịt lợn hơi tăng vượt mức 100.000 đồng/kg lợn là khó tránh khỏi. Điều này đã từng xảy ra sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát hồi năm 2019. Khi đó cả người chăn nuôi, lẫn người tiêu dùng sẽ đều phải chịu thiệt.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/nguy-co-thieu-thit-lon-dip-cuoi-nam-20220728085621654.htm
2.    Chăn nuôi Việt Nam liên kết lỏng lẻo, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu
Ngày 3/8, tại Triển lãm quốc tế lần thứ 8 về Chăn nuôi, thú y, ngành sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản Việt Nam – ILDEX Viet Nam 2022 tổ chức ở TPHCM, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Bộ NN&PTNT nhìn nhận ngành chăn nuôi trong nước vẫn còn rất nhiều khó khăn. Đó là thiếu liên kết giữa sản xuất và thị trường. Tính đến năm 2021, cả nước mới có 1.100 mô hình liên kết chăn nuôi; trong đó chỉ 5% số chuỗi liên kết ứng dụng các truy xuất nguồn gốc. Việc liên kết còn lỏng lẻo, dễ đổ vỡ khi có biến động dịch bệnh, thị trường.
Đặc biệt, lãnh đạo Cục chăn nuôi nhấn mạnh đến việc ngành này còn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Năm 2021, nước ta nhập khẩu trên 19 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đến nay, Việt Nam chỉ mới chủ động được một phần con giống, hàng năm vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn con giống từ nước ngoài.
Nguồn: https://tienphong.vn/chan-nuoi-viet-nam-lien-ket-long-leo-phu-thuoc-nhieu-vao-nhap-khau-post1458658.tpo
3.    Trồng cây ớt luân canh dưới chân ruộng giúp nông dân Tiền Giang làm giàu
Gần đây, nông dân tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cây rau màu luân canh dưới chân ruộng cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Trong đó, mô hình trồng cây ớt thương phẩm hiện đang trúng mùa, trúng giá giúp nhà nông bội thu.
Cây ớt trồng dưới chân ruộng ở tỉnh Tiền Giang phát triển rất tốt, chỉ sau 3,5 tháng là cho thu hoạch, năng suất vụ này đạt bình quân từ 1,2-1,4 tấn/ha. Gần đây, do xuất khẩu mạnh, nhất là thị trường Trung quốc nên trái ớt hút hàng, tăng giá. Song để mô hình này cho thu nhập ổn định cần phát huy tính liên kết trong khâu trồng và tiêu thụ sản phẩm, nhất là nhân rộng các tổ hợp tác, hợp tác xã có hợp đồng với doanh nghiệp trong việc cung ứng con giống tốt và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/trong-cay-ot-luan-canh-duoi-chan-ruong-giup-nong-dan-tien-giang-lam-giau-post959360.vov
4.    Xu hướng đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tại Hậu Giang
Đưa sản phẩm, nông sản lên sàn thương mại điện tử đang là xu hướng mới của nông dân Hậu Giang, góp phần thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp nông thôn.
Ông Phạm Giang Sơn, Giám đốc Bưu điện tỉnh Hậu Giang cho biết, tính đến hết tháng 6/2022, Bưu điện tỉnh đã hỗ trợ thiết lập 30.351 tài khoản hoạt động cho hộ sản xuất nông nghiệp trên sàn Postmart.vn, 4.678 giao dịch đã thực hiện thành công, mang lại doanh thu gần 1 tỉ đồng. Còn theo ông Huỳnh Trọng Khiêm, Giám đốc Chi nhánh Viettel Post Hậu Giang, đến nay đã có 39.440 hộ sản xuất nông nghiệp với 535 sản phẩm được đưa lên sàn Voso.vn, trong đó 26.542 tài khoản hoạt động với 3.760 giao dịch, tổng giá trị giao dịch đạt 1,13 tỷ đồng.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/nong-dan-len-san-tmdt-muon-lam-se-tim-cach-khong-muon-thi-tim-ly-do-2044270.html
5.    5 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý
Ngày 25-7, ông Nguyễn Văn Vũ, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở KH-CN Bến Tre, cho biết, Bến Tre đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 5 sản phẩm tiêu biểu.  Theo đó, 5 sản phẩm gồm: Bưởi da xanh Bến Tre, dừa xiêm xanh Bến Tre, sầu riêng Cái Mơn, cua biển Bến Tre và tôm càng xanh Bến Tre.
Nguồn: https://www.sggp.org.vn//5-san-pham-duoc-cap-chi-dan-dia-ly-830347.html
6.    Sầu riêng Việt: ‘Lột xác’ chinh phục thị trường tỷ dân
Việc Trung Quốc vừa chính thức ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng là cơ hội lớn đối với “vua trái cây” Việt. Tuy nhiên, trước hàng loạt yêu cầu khắt khe, để sầu riêng Việt có thể cạnh tranh được tại thị trường Trung Quốc người dân và DN phải thay đổi đột phá từ các vấn đề về vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng… Bên cạnh đó, chúng ta phải xây dựng được thương hiệu bài bản, chuyên nghiệp.
Nguồn: https://tienphong.vn/sau-rieng-viet-lot-xac-chinh-phuc-thi-truong-ty-dan-post1457924.tpo
Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu
1.    Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm chế biến giữa Việt Nam – Thụy Sĩ
Ngày 30/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ đã tổ chức chuyến thăm và làm việc tại thị trấn Vevey, Thụy Sĩ, nhằm thúc đẩy giao thương giữa các địa phương của hai nước, chú trọng hợp tác cải thiện chất lượng nông sản, thực phẩm chế biến để tăng cường xuất khẩu.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/thuc-day-giao-thuong-nong-san-thuc-pham-che-bien-giua-viet-nam-thuy-si-20220731203515867.htm
2.    Xuất khẩu thủy sản hạ nhiệt do khan hiếm nguyên liệu
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 7/2022, xuất khẩu (XK) thủy sản tiếp tục chững lại với kim ngạch 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.
Nguyên nhân XK giảm tốc từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến đến sản lượng thủy sản.
Nguồn: https://tienphong.vn/xuat-khau-thuy-san-ha-nhiet-do-khan-hiem-nguyen-lieu-post1458265.tpo
3.    Giá tiêu xuất khẩu khó “cải thiện” trong những tháng cuối năm
Theo IPC, tổng nguồn cung hạt tiêu toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 ngàn tấn, giảm gần 3% so với năm 2021 và giảm chủ yếu từ Việt Nam và Ấn Độ. Nhu cầu toàn cầu năm nay yếu hơn so với mọi năm, đặc biệt sức mua sụt giảm từ thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường mua lớn nhất thế giới đã đẩy giá tiêu xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua.
Nguồn: https://nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn/gia-tieu-xuat-khau-kho-cai-thien-trong-nhung-thang-cuoi-nam-post3099184.html
4.    Đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, ngành mía đường cầu cứu khẩn
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) vừa gửi văn bản cầu cứu về tình trạng đường nhập lậu hoành hành trở lại từ đầu năm 2022 đến nay khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Việc đường nhập lậu tràn lan trên thị trường đã bịt đầu ra cho đường sản xuất trong nước, và ngành mía đường lại đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/dung-truoc-nguy-co-bi-xoa-so-nganh-mia-duong-cau-cuu-khan-20220730153441733.htm
5.    Áp thuế chống bán phá giá 42,99% với đường nhập từ Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Myanmar
Bộ Công Thương vừa cho biết ngày 1-8, cơ quan này đã ban hành Quyết định số 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/ap-thue-chong-ban-pha-gia-4299-voi-duong-nhap-tu-campuchia-indonesia-malaysia-lao-myanmar-20220802091433906.htm
6.    Nhập khẩu ô tô: khối lượng tăng nhưng giá trị giảm
Báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính đã có khoảng 17.000 xe ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước trong tháng 7/2022, tăng hơn 11,3% so với tháng liền trước. Tuy nhiên, nếu xét trên yếu tố giá trị thì mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vẫn đang phủ gam màu ảm đạm lên bức tranh chung của thị trường. Mức giá trị kim ngạch ước tính 312 triệu USD đạt được trong tháng 7 tiếp tục cho thấy đà xuống dốc rõ rệt.
Nguồn: https://nhipsongkinhdoanh.vn/nhap-khau-o-to-vi-sao-luong-tang-gia-tri-giam-post3099284.html
7.    Giá cước vận tải biển có xu hướng tăng trở lại
Cước vận tải biển một lần (không theo hợp đồng dài hạn) và phụ phí đang có xu hướng tăng trên nhiều tuyến thương mại do tình trạng tắc nghẽn tại cảng và trên biển. Điều này khiến giá container giao ngay tuyến Mỹ đi châu Âu tăng và nâng giá sàn cước vận tải đường biển lên mức mới cho các chuyến hàng từ châu Á tới bờ Đông nước Mỹ.
Nguồn: https://ndh.vn/hang-hoa/gia-cuoc-van-tai-bien-co-xu-huong-tang-tro-lai-1321069.html