Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực

Tin tức về thị trường đạm thay thế

1.    Chìa khóa cho tương lai của ngành đạm thực vật: sáng tạo hình thức mới cho sản phẩm và tập trung vào phân khúc khách hàng nhỏ tuổi
Theo ông Didier Chanove –  GĐ PTKD  của mảng đạm thực vật tại công ty Kerry, giới thiệu đạm thực vật với nhiều định dạng mới mẻ và nhắm đến các đối tượng nhân khẩu học mới chính là chìa khóa để thu hút người tiêu dùng mới và trung thành với dòng sản phẩm này. Cụ thể, các công ty có thể đưa thịt plant-based  thành một phần trong bữa ăn của trẻ mới biết đi hoặc sản xuất hải sản có nguồn gốc thực vật.
Ngành công nghiệp đạm thay thế từ thực vật đã chứng kiến ​​sự bùng nổ chưa từng có trong những năm gần đây, với các công ty lớn và nhỏ liên tục tung ra các sản phẩm mới. Trên mạng, lượng tìm kiếm về các lựa chọn thịt thay thế đã tăng gấp ba lần trong năm năm qua. Tuy nhiên, theo Chanove, chênh lệch lớn về giá so với thịt thông thường đang cản trở người tiêu dùng châu Á mua thịt có nguồn gốc thực vật thường xuyên hơn. Tuy nhiên, các công ty vẫn có thể khai thác yếu tố giá thịt đang tăng do lạm phát như hiện nay để thu hút người tiêu dùng chuyển đổi sang thịt thực vật.
Từ đó,  ông Didier cũng chia sẻ về bốn bước mà các nhà sản xuất thịt thực vật có thể tham khảo để đưa sản phẩm đến với nhiều người dùng hơn:
–        Đầu tiên, họ có thể cho đại đa số người tiêu dùng tiếp xúc với thịt làm từ thực vật bằng cách cung cấp trải nghiệm ẩm thực chuyên biệt theo phong cách Michelin cho các nhà hàng. Ngoài ra, các công ty cũng có thể làm việc với các nhà hàng bằng cách chế biến các món ăn địa phương quen thuộc sử dụng thịt thực vật. Làm như vậy có thể giúp người tiêu dùng thiết lập một kết nối cảm xúc với thịt có nguồn gốc thực vật – đây là bước đầu tiên để họ thử các sản phẩm plant-based.
–        Thứ hai, các công ty cần phải thông tin đến người tiêu dùng về lợi ích của các thành phần thực vật trong sản phẩm.  Điều này sẽ mang lại cho người tiêu dùng lý do để gắn bó với thịt có nguồn gốc thực vật, tuy nhiên trên hết việc sử dụng các thành phần mới này vẫn phải đảm bảo mang lại trải nghiệm quen thuộc và cảm giác ngon miệng cho người tiêu dùng.
–        Thứ ba, giới thiệu thịt thực vật ở các định dạng mới đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng sự chấp nhận của người tiêu dùng. Vd: ra mắt bữa ăn đầy dủ và dưỡng chất cho trẻ; thịt hải sản plant-based…
–        Thứ tư, các công ty có thể xem xét các giải pháp đột phá sáng tạo về công nghệ, như làm cho sản phẩm thịt “thật” hơn, các sản phẩm thịt in 3D, nâng cao thành phần hàm lượng dinh dưỡng, cũng như giảm chi phí giá thành.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/10/31/New-formats-and-demographics-key-to-increasing-plant-based-meat-adoption
2.    Nguyên liệu tạo màu tự nhiên đang dần trở thành tiêu chuẩn
Trước sức ép từ các quy định mới về an toàn thực phẩm của các chính phủ, các công ty thực phẩm tại Châu Á đang hướng đến sử dụng nguyên liệu tạo màu tự nhiên như là một tiêu chuẩn bắt buộc, thay vì chỉ là một xu hướng như trước đây.
Cụ thể, dự kiến đến năm 2024, chính phủ các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ buộc các công ty thực phẩm phải hạn chế sử dụng chất tạo màu công nghiệp cũng như phải minh bạch các thành phần hóa chất trên bao bì. Đây được xem như là động thái buộc các công ty thực phẩm phải cân nhắc kĩ càng hơn các thành phần nguyên liệu họ đang sử dụng, và một trong số đó là các chất tạo màu công nghiệp được sử dụng phổ biến trước đây.
Màu sắc được xem là yếu tố rất quan trọng trong ngành thực phẩm, và sắp tới đây, các công ty trong ngành thực phẩm sẽ phải giải bài toán: không chỉ làm sao để các sản phẩm có màu sắc thu hút mà còn phải “xanh” hơn và an toàn hơn cho người dùng.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/10/27/policy-measures-further-pushing-asian-food-colouring-sector-towards-natural
3.    “Mùa đông” của ngành thịt thực vật và bài học để thay đổi
Beyond Meat là một hãng làm thịt thay thế từ nguồn gốc thực vật như kiểu đồ chay giả thịt gà, thịt heo. Mới năm 2019 Beyond Meat trở thành một hiện tượng trên sàn chứng khoán Mỹ khi giá cổ phiếu tăng vọt như pháo thăng thiên: từ mốc khởi điểm 25 đô la, chỉ trong mấy tháng giá đạt mức đỉnh 234 đô la.
Nay giá cổ phiếu công ty này đã xẹp xuống, đầu tuần trước còn 13,34 đô la Mỹ, còn gần bằng một nửa giá lên sàn. Đây là một bài học điển hình về chuyện dựa vào quảng bá quá mức làm động lực tăng trưởng chứ không dựa vào thực chất.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/thit-gia-chong-xep/
Tin tức nổi bật trong nước và quốc tế
1.    Gucci, Dior mở nhà hàng, quán cà phê sang chảnh
Dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy các thương hiệu xa xỉ quảng bá các mặt hàng thời trang của họ trên không gian kỹ thuật số. Cách thức này thành công không chỉ đối với khách hàng ở độ tuổi 20 và 30, mà còn cả những người ở độ tuổi 60 và 70. Từ đó, các nhà mốt bắt đầu mở nhà hàng và quán cà phê nhằm giúp khách hàng thưởng thức đồ ăn và đồ tráng miệng với không gian, phục vụ đến từ nhãn hàng cao cấp.
Các thương hiệu này đang có xu hướng “lấn sân” và tập trung nhiều cho mảng kinh doanh nhà hàng, như một cách để duy trì hình ảnh sang trọng và tiếp tục thu hút sự chú ý từ những khách hàng trẻ, theo SCMP.
Nguồn: https://zingnews.vn/gucci-dior-mo-nha-hang-quan-ca-phe-sang-chanh-post1368859.html
2.    Khủng hoảng lương thực dâng cao, các nhà buôn ngũ cốc ‘vớ bẫm’
Các nhà kinh doanh ngũ cốc đang đạt được lợi ích từ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu khi nhu cầu đối với mặt hàng này từ khắp nơi trên thế giới dâng cao. Những ông lớn hàng đầu thế giới cho biết họ đang ghi nhận lợi nhuận tăng gấp đôi so với cùng kì năm trước.
Hai trong số những gã khổng lồ lớn nhất thống trị hoạt động kinh doanh và chế biến ngũ cốc toàn cầu là Archer Daniels Midland (ADM) và Bunge đều có trụ sở tại Mỹ đã cho biết trong tuần này rằng bất chấp lo ngại về suy thoái kinh tế, nhu cầu về nhiên liệu sinh học và thức ăn chăn nuôi của họ vẫn ghi nhận ở mức cao.
Nguồn: https://markettimes.vn/khung-hoang-luong-thuc-dang-cao-cac-nha-buon-ngu-coc-vo-bam-6933.html
3.    Nga ngừng tham gia thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc
Ngày 29/10, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Moskva đã quyết định ngừng vô thời hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine, bên bờ Biển Đen do LHQ làm trung gian. Tính tới nay, thỏa thuận này kéo dài được 3 tháng, giúp nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực của Ukraine.
Nga đã quyết định ngừng tham gia thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc sau khi cáo buộc Kiev tiến hành cuộc tấn công bằng phương tiện không người lái vào Hạm đội Biển Đen của Nga tại bán đảo Crime. Trong khi phía Ukraine đã cáo buộc Nga tạo cớ để rút khỏi thỏa thuận này. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc đã liên lạc với Nga về vấn đề trên. Theo Ankara, còn quá sớm để biết các cuộc đàm phán với Nga có thể làm thay đổi quyết định trên hay không.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/nga-ngung-tham-gia-thoa-thuan-xuat-khau-ngu-coc-20221030175259991.htm
4.    Buffet trở lại ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc, nhiều chuỗi cửa hàng bán đồ ăn tự chọn nổi tiếng bắt đầu hoạt động trở lại, thậm chí mở thêm chi nhánh mới. Bên cạnh đó, không ít quán ăn khác cũng đang đi theo trào lưu bán hàng này bằng cách sử dụng hình thức tự phục vụ, theo Sixth Tone.
Đối với những khách hàng thích đồ ăn phong phú hoặc những người đang trong cảnh “thắt lưng buộc bụng”, một bữa ăn vừa có mức giá hợp lý vừa có nhiều món là một lựa chọn hấp dẫn. Chính vì vậy, những nhà hàng buffet trở thành điểm đến đầy thu hút đối với người dân Trung Quốc.
Nguồn: https://zingnews.vn/buffet-tro-lai-o-trung-quoc-post1369912.html
5.    Tấn công thị trường đồ ăn vặt Việt với bắp rang bơ
Công ty cổ phần Funny Group, đơn vị sở hữu thương hiệu bắp rang bơ Propercorn vừa mở cửa Flagship Store đầu tiên ở thị trường Hà Nội. Đây được coi là “Ngôi nhà bỏng ngô” được trình bày rất bắt mắt và thu hút khách hàng, dù diện tích khá khiêm tốn với 60 m2, gồm khu sản xuất trực tiếp, khu quầy Bar và TakeAway, khu trưng bày và trải nghiệm của khách hàng.
Đặc biệt, thương hiệu này gây chú ý với mục tiêu vươn tới 1.000 điểm bán bắp rang bơ thông qua hình thức nhượng quyền với 3 mô hình: Shop, Store, Kiosk.
Nguồn: https://baodautu.vn/tan-cong-thi-truong-do-an-vat-voi-bap-rang-bo-d176310.html
6.    Bùng nổ thị trường giao nhận đồ ăn trực tuyến
Báo cáo mới đây của Google và Temasek về Kinh tế số Đông Nam Á cho biết Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng tốt nhất, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD ngay trong năm nay. Báo cáo này chỉ ra dịch vụ giao đồ ăn là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất, khi sau đại dịch, người dùng đã có những thói quen mới khi sử dụng dịch vụ này. Thậm chí có tới 60% người dùng internet cho biết đã đặt đồ ăn trực tuyến ít nhất một lần trong năm qua. Năm 2022 có thể coi là năm bùng nổ của thị trường giao nhận đồ ăn trực tuyến.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/bung-no-thi-truong-giao-nhan-do-an-truc-tuyen-20221029055418816.htm
7.    Mì ăn liền tăng giá
Giá các sản phẩm ăn liền của thương hiệu Acecook – nhà sản xuất giữ thị phần sản phẩm ăn liền lớn nhất Việt Nam – vừa vào đợt điều chỉnh mới với mức tăng 3 – 19%, theo các nhà bán lẻ. Trong đó, tăng mạnh nhất là các sản phẩm mì xào khay Táo Quân, từ hơn 171.000 đồng/thùng lên hơn 204.000 đồng/thùng 18 khay, tương ứng tăng 19,3%. Sản phẩm phở ăn liền Đệ Nhất cũng tăng hơn 16%, với giá mới 207.000 đồng/thùng 30 gói, giá bán lẻ khoảng 8.000 đồng/gói. Các hương vị của nhãn mì Hảo Hảo có mức tăng bình quân 10,5%, với giá bán lẻ đề nghị khoảng 4.500 đồng/sản phẩm… Theo các nhà bán lẻ, mức đề nghị điều chỉnh từ giữa tháng 10 nhưng đến nay nhiều nơi mới bắt đầu áp dụng giá mới sau khi hết hàng dự trữ.
Nguồn: https://tuoitre.vn/mi-an-lien-tang-gia-20221028143419926.htm
8.    Giá thịt heo, gạo có thể tăng nhẹ những tháng cuối năm
Dự báo của Bộ Nông nghiệp cho biết giá gạo và thịt heo có thể tăng nhẹ do nhu cầu các dịp lễ Tết cuối năm. Giá một số mặt hàng như rau, củ, quả và thực phẩm tươi sống có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào, nhu cầu ổn định.
Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-thit-heo-gao-co-the-tang-nhe-nhung-thang-cuoi-nam-20221028154045615.htm
9.    Cơ hội của Masan MEATLife trên thị trường thịt mát
Với thu nhập khả dụng cao hơn, mức sống của người Việt Nam sẽ được cải thiện tương ứng, dẫn đến xu hướng tiêu thụ thực phẩm có thương hiệu và đảm bảo chất lượng. Do đó, thịt mát được dự báo sẽ là xu hướng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Tại Việt Nam, năm 2018, Masan MEATLife (MML) ra mắt thịt mát có thương hiệu MEATDeli với nhà máy ở Hà Nam, đến năm 2020 mở rộng thêm với tổ hợp MEATDeli Sài Gòn với số vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Trong kế hoạch phát triển của MML, quy mô doanh thu năm 2027 ước đạt 17.500 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ thịt tươi là gần 10.000 tỷ đồng, tương đương 20% thị phần thịt mát tại Việt Nam vào năm 2027. Số liệu này được dự phóng dựa trên tỷ lệ thâm nhập của thịt mát năm 2012 tại Trung Quốc là 14%. Tỷ lệ thâm nhập của thịt mát tại Việt Nam được ước tính sẽ vào khoảng 12% vào năm 2027, tương đương với giá trị thị trường thịt mát đạt xấp xỉ 51.000 nghìn tỷ đồng.
Nguồn: https://toquoc.vn/co-hoi-cua-masan-meatlife-tren-thi-truong-thit-mat-20221031170734645.htm
10. Nho sữa Trung Quốc giá siêu rẻ tràn ngập các chợ
Nếu như trước đây các loại nho cao cấp như nho ruby, nho sữa, nho kẹo chỉ có trong siêu thị hoặc các cửa hàng hoa quả nhập khẩu thì hiện chúng lại được bày bán la liệt tại các chợ với giá siêu rẻ, chỉ từ 35.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đây là nho sữa Trung Quốc, không phải loại nho sữa Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Nguồn: https://tienphong.vn/nho-sua-trung-quoc-gia-sieu-re-tran-ngap-cac-cho-post1481044.tpo
11.  GC Food sắp lên sàn chứng khoán với kỳ vọng từ nha đam, thạch dừa
CTCP Thực phẩm GC Food đang có kế hoạch lên sàn chứng khoán vào cuối năm 2022, với các sản phẩm chủ lực làm từ nguyên liệu hữu cơ là nha đam và thạch dừa, vốn chiếm gần 90% tổng doanh thu của công ty.
Nguồn: https://mekongasean.vn/gc-food-sap-len-san-chung-khoan-voi-ky-vong-tu-nha-dam-thach-dua-post13468.html

Nhóm tin về ngành du lịch

1.    Du lịch nông nghiệp: Hãy học người miền Tây!
Ở Tây Nam Bộ, các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đã phát triển từ nhiều năm và trở thành thương hiệu đặc trưng của khu vực này. Ngoài các lợi ích về kinh tế, du lịch nông nghiệp còn mang lại các lợi ích phi kinh tế cho các nhóm thụ hưởng gồm nông dân, du khách và cộng đồng địa phương. Với nông dân là tiềm năng tăng doanh thu và mong muốn duy trì lối sống nông nghiệp. Cộng đồng được hưởng lợi từ cơ hội việc làm và tiền thuế từ doanh nghiệp. Còn với du khách, trước áp lực đô thị hóa, các trải nghiệm du lịch nông nghiệp mang lại sự giải trí, hứng khởi và cơ hội học hỏi, mở rộng kiến thức.
Nguồn: https://vov.vn/du-lich/du-lich-nong-nghiep-hay-hoc-nguoi-mien-tay-post980107.vov
2.    Tăng hơn 8.000 chuyến bay dịp Tết Nguyên đán
Cục Hàng không Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho hay, các hãng hàng không nội địa đã lên kế hoạch và được cấp phép bay tăng cường phục vụ tháng cao điểm đi lại Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 sắp tới.
Dự kiến, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng hàng không sẽ khai thác tăng cường hơn 8.000 chuyến bay so với thường ngày, nâng tổng số ghế toàn mạng bay nội địa lên hơn 6,7 triệu chỗ.
Nguồn: https://tienphong.vn/tang-hon-8000-chuyen-bay-dip-tet-nguyen-dan-post1481922.tpo

Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử

1.    Những đại gia công nghệ Trung Quốc tiến sâu vào thị trường Mỹ và Châu Âu, đụng độ trực tiếp với Amazon
Pinduoduo và chủ sở hữu TikTok, ByteDance, đã ra mắt các trang web thương mại điện tử ở nước ngoài trong năm nay, đặt mục tiêu bán các sản phẩm từ Trung Quốc cho khách hàng nước ngoài. Động thái này đặt hai hãng công nghệ Trung Quốc vào cuộc “đụng độ” trực tiếp với Amazon.
Cả hai công ty này đều cố gắng tìm cách tái tạo thành công của Shein, thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng của Trung Quốc trị giá 100 tỷ USD và đã thành công thu hút một lượng lớn khách hàng lớn ở Mỹ và các khu vực lân cận.
Nguồn: https://vneconomy.vn/nhung-dai-gia-cong-nghe-trung-quoc-tien-sau-vao-thi-truong-my-va-chau-au-dung-do-truc-tiep-voi-amazon.htm
2.    Thế Giới Di Động dừng mở các cửa hàng mới
Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động cho biết từ nay đến cuối năm công ty tạm dừng mở mới cửa hàng ở tất cả các chuỗi (ngoại trừ một số ít cửa hàng thực nghiệm hoặc các cửa hàng mang lại lợi nhuận ngay); rà soát và cắt bỏ mọi thứ lãng phí, không hiệu quả, tiếp tục tìm cách thức tối ưu vận hành, tự động hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động; kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho ở các chuỗi để đảm bảo phục vụ khách hàng nhưng không gây ra gánh nặng cho năm tới.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/the-gioi-di-dong-dung-mo-cac-cua-hang-moi-20221030135513488.htm
Đọc thêm: Bán lẻ di động bão hoà, TGDĐ, FPT Retail đang ‘all-in’ vào đâu?
Nguồn: https://markettimes.vn/ban-le-di-dong-bao-hoa-tgdd-fpt-retail-dang-all-in-vao-dau-7178.html
3.    Nhà bán lẻ công nghệ đua nhau mở cửa hàng
Bán lẻ công nghệ vào giai đoạn cuối năm khá rộn ràng khi hàng loạt hệ thống thông báo mở rộng chuỗi. CellphoneS, FPT Shop, ShopDunk, Di Động Việt đều có cửa hàng mới mở.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/nha-ban-le-cong-nghe-dua-nhau-mo-cua-hang-5005045.html
4.    Masan nắm giữ gần 50% thị phần cửa hàng bán lẻ hiện đại trên toàn quốc
Ngày 28/10, Tập đoàn Masan (MSN), công bố bản phân tích chi tiết kết quả kinh doanh chưa soát xét của quý 3 năm 2022 và 9 tháng năm 2022. Theo đó, doanh thu thuần của Masan trong 9 tháng qua đạt 55.546 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước là 52.978 tỷ đồng.
Về mặt số lượng điểm bán, WinMart+ đã tăng thị phần từ 40% vào cuối năm 2021 lên 48% vào cuối Quý 3. Tính đến cuối quý 3, WinCommerce có 128 siêu thị WinMart đi vào hoạt động.
Nguồn: https://bnews.vn/masan-nam-giu-50-thi-phan-cua-hang-ban-le-hien-dai-tren-toan-quoc/263650.html
5.    Tung hàng giá rẻ bán Tết
Đứng trước những biến động lớn liên quan đến tỉ giá, lãi suất và rủi ro lạm phát… có thể khiến sức mua giảm sút, nhiều doanh nghiệp (DN) chủ động tiết giảm chi phí để không tăng giá sản phẩm, giảm áp lực cho người tiêu dùng và kích thích nhu cầu mua sắm cuối năm.
Theo Sở Công Thương TP HCM, các DN đã có kế hoạch chuẩn bị gần 40.000 tấn hàng hóa, lương thực, thực phẩm phục vụ thị trường Tết Quý Mão 2023. Trong tháng 10 và 11, sở cùng các sở, ngành sẽ làm việc với các DN nắm lại kế hoạch sản xuất, chuẩn bị số lượng hàng hóa. Từ ngày 15-11 đến 15-12, chương trình “Tháng khuyến mãi tập trung” sẽ được tổ chức với hàng loạt hoạt động khuyến mãi, giảm giá (mức giảm giá có thể lên đến 100%).
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/tung-hang-gia-re-ban-tet-2022102819353368.htm
6.    Hàng Thái Lan sản xuất tại Việt Nam ngày càng nhiều
Ngày 27-10, trao đổi bên lề “Tuần lễ khám phá hương vị Thái Lan” tại hệ thống MM Mega Market Việt Nam, bà Wiraka Moodhitaporn, tổng lãnh sự Thái Lan tại TP.HCM, cho biết đang có sự dịch chuyển trong sản xuất các sản phẩm hàng Thái Lan sang Việt Nam.
Tại tuần lễ năm nay, ngoài những mặt hàng Thái Lan nhập khẩu thì có khoảng 30% là sản phẩm thương hiệu Thái Lan được sản xuất tại Việt Nam. Xu hướng dịch chuyển sản xuất của hàng Thái Lan ngày càng rõ rệt hơn từ sau dịch COVID-19 đến nay, có khá nhiều nhà đầu tư Thái Lan muốn mở rộng các hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Nguồn: https://tuoitre.vn/hang-thai-lan-san-xuat-tai-viet-nam-ngay-cang-nhieu-20221027164155101.htm
7.    Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon tăng hơn 80%
Bất chấp những thách thức lớn từ đại dịch và sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, số lượng các nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon vẫn tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, theo thống kê, hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) tăng hơn 90% số lượng, doanh thu bán hàng qua FBA cũng tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mức tăng trưởng nhà bán Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Mỹ vào năm ngoái là 15%.
Nguồn: https://vneconomy.vn/doanh-nghiep-viet-ban-hang-tren-amazon-tang-hon-80.htm
8.    Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế số cao nhất khu vực Đông Nam Á
Nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD trong năm nay, theo báo cáo mới phát hành của Google, Temasek và Bain & Company.
Động lực tăng trưởng kinh tế số Việt Nam tiếp tục dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Ngành này tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/viet-nam-dat-tang-truong-kinh-te-so-cao-nhat-khu-vuc-dong-nam-a-trong-nam-2022-5005153.html

Nhóm tin về ngành thời trang

  1. Bí kíp bán hàng từ đế chế thời trang Shein Trung Quốc
Theo nguồn tin trong ngành, nhà bán lẻ trực tuyến Shein đang trên đà đạt doanh thu 24 tỷ USD trong năm nay. Shein, một hãng thời trang nhanh được thành lập tại Trung Quốc và hiện có trụ sở tại Singapore đã phát triển nhanh chóng nhờ mô hình kinh doanh độc đáo cho phép công ty bán những sản phẩm quần áo với giá cực kì rẻ và phản ứng cực kì nhanh với các xu hướng thời trang đang thay đổi.
Tại trang web của hãng, các sản phẩm quần áo dành cho nữ có giá chỉ 2 USD và một số bộ váy với giá chỉ dưới 5 USD, mức giá rẻ bất ngờ so với mặt bằng chung. Tổng giá trị hàng hóa của công ty dự kiến sẽ tăng 50% lên 30 tỷ USD vào năm 2022.
Nguồn: https://markettimes.vn/bi-kip-ban-hang-tu-de-che-thoi-trang-trung-quoc-ban-quan-ao-voi-gia-re-chua-den-5-usd-van-thu-loi-nhuan-khung-canh-tranh-gay-gat-voi-cac-ong-lon-nhu-zara-h-m-7084.html
  1. Doanh thu và lợi nhuận 9 tháng tại May 10 đều tăng mạnh
Báo cáo tài chính quý III/2022 của Tổng Công ty May 10 (Mã: M10) ghi nhận, kết thúc 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần đạt gần 3.463 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ, thực hiện 91% mục tiêu của năm 2022. Kết quả, lợi nhuận trước thuế tại May 10 trong quý III/2022 đạt 30,4 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, May 10 đạt gần 92 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 53% so với năm trước.
Nguồn: https://mekongasean.vn/doanh-thu-va-loi-nhuan-9-thang-tai-may-10-deu-tang-manh-post13569.html

Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ

1.    Elon Musk tính chuyện thay máu Twitter
Chia sẻ với New York Times, nguồn tin thân cận cho biết Elon Musk dự định sa thải hàng loạt nhân viên Twitter bắt đầu từ ngày 29/10. Ông còn yêu cầu quản lý các phòng ban phải lên danh sách các nhân viên sắp sửa bị cắt giảm.
Theo New York Times, kế hoạch đuổi việc nhân sự sẽ bắt đầu trước ngày 1/11. Đây là thời điểm các nhân viên được nhận khoản thưởng cổ phiếu theo như hợp đồng. Điều này giúp Musk không cần phải trả khoản thưởng cổ phiếu đắt đỏ cho các nhân viên.
Nguồn: https://zingnews.vn/elon-musk-thay-mau-twitter-post1370151.html
2.    Ngành bán dẫn Trung Quốc thiếu nhân sự
Các công ty trong lĩnh vực bán dẫn của Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự cấp cao sau khi Mỹ ban hành lệnh cấm mới. Các công ty nhân sự trong ngành cho biết những quy định mới sẽ khiến nguồn nhân lực chất lượng trở nên khan hiếm. Trong đó, các công ty bán dẫn của Trung Quốc, những đơn vị vốn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm, sẽ chịu áp lực ngày càng lớn.
Nguồn: https://zingnews.vn/linh-vuc-cong-nghe-cua-trung-quoc-gap-kho-khan-sau-lenh-cam-cua-my-post1368462.html
3.    Công ty bán dẫn Mỹ giảm quy mô hoạt động tại Trung Quốc
Nhà thiết kế vi xử lý Marvell Technology Group là công ty bán dẫn Mỹ mới nhất tham gia vào xu hướng cắt giảm quy mô hoạt động tại Trung Quốc. Trước đó, các công ty US DRAM và Micron Technology cũng đã có những động thái tương tự từ đầu năm.
Tại Đại lục, quyết định của Marvell đã thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp bán dẫn địa phương. Các trang tin cho biết, nhiều văn phòng, bộ phận của công ty thiết kế chip tại Thượng Hải và Thành Đô sẽ sa thải nhân sự hoặc giảm quy mô hoạt động.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/cong-ty-ban-dan-my-dong-loat-giam-quy-mo-hoat-dong-tai-trung-quoc-5004925.html
4.    Mercedes chính thức rời thị trường Nga
Hãng xe Đức đã ngừng sản xuất ô tô ở Nga vào tháng 3 năm 2022 và hiện công bố kế hoạch bán tài sản còn lại của mình cho một nhà đầu tư địa phương. Chuỗi đại lý Avtodom của Nga sẽ mua cổ phần của Mercedes-Benz trong các công ty con địa phương. Tập đoàn này đang có kế hoạch tìm đối tác để duy trì hoạt động của các cơ sở sản xuất trong nhà máy công nghiệp Esipovo ở ngoại ô Moscow.
Nguồn: https://tienphong.vn/mercedes-chinh-thuc-roi-thi-truong-nga-post1482040.tpo
5.    EU hướng tới cấm toàn bộ xe ô tô chạy bằng động cơ đốt trong từ năm 2035
27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vừa đạt được thỏa thuận cấm toàn bộ các loại ô tô mới chạy bằng xăng và dầu vào năm 2035. Đây là một phần trong nỗ lực của Liên minh châu Âu nhằm đạt mục tiêu cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính trong thập kỷ này.
Theo thỏa thuận, các nhà sản xuất ô tô sẽ được yêu cầu giảm 55% lượng khí thải của ô tô mới bán ra vào năm 2030 so với năm 2021, trước khi đạt mức cắt giảm 100% vào năm 2035. Để có hiệu lực, thỏa thuận phải được Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên thông qua.
Nguồn: https://vov.vn/o-to-xe-may/o-to/eu-huong-toi-cam-toan-bo-xe-o-to-chay-bang-dong-co-dot-trong-tu-nam-2035-post980441.vov
6.    Baidu ra mắt xe điện với công nghệ tự lái, đã có hơn 1.000 đơn đặt hàng
Trang tìm kiếm của Trung Quốc Baidu mới đây đã cho ra mắt một chiếc xe điện phiên bản giới hạn được trang bị tính năng tự động lái. Chiếc xe có tên gọi Robo 01 Lunar Edition có giá 399.000 nhân dân tệ (55.300 USD). Liên doanh xe điện của Baidu đã nhận được hơn 1.000 đơn đặt hàng và đang mở rộng thêm 1.000 chiếc, dự kiến sẽ giao hàng vào năm tới.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/google-cua-trung-quoc-ra-mat-xe-dien-voi-cong-nghe-tu-lai-da-co-hon-1000-don-dat-hang-20221029020850831.htm
7.    Công ty xe điện của Huawei âm thầm giảm giá, cạnh tranh với Tesla
Aito, một thương hiệu xe điện do Huawei hậu thuẫn âm thầm giảm giá các mẫu xe crossover chạy điện khoảng 8.000 NDT (1.100 USD), dường như là phản ứng tức thì trước đợt giảm giá của Tesla nhằm thúc đẩy nhu cầu. Động thái này là dấu hiệu mới nhất cho thấy một cuộc chiến giá mới nổ ra trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Trước đó, ngày 24/10 Tesla đã đưa ra một mức giảm giá đáng kể đối với các loại xe điện phổ biến của hãng, khiến các nhà phân tích dự đoán, tình huống này có thể buộc các nhà sản xuất ô tô khác phải làm theo.
Nguồn: https://viettimes.vn/cong-ty-xe-dien-cua-huawei-am-tham-giam-gia-canh-tranh-voi-tesla-post161479.html
8.    Cuộc đua sản xuất pin xe điện: Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu
Bất chấp những nỗ lực của Mỹ và châu Âu nhằm tăng cường hoạt động sản xuất pin xe điện trong nước, thị trường này vẫn do công ty châu Á thống trị. Hiện tại, các công ty Trung Quốc chiếm 56% thị phần pin xe điện toàn cầu, theo sau là các doanh nghiệp Hàn Quốc (26%) và Nhật Bản (10%).
Dẫn đầu thế giới là công ty CATL của Trung Quốc với thị phần tăng từ 32% năm 2021 lên 34% năm 2022. Kể từ năm 2011, khi được tách ra từ mảng sản xuất pin điện thoại của TDK, chuyên cung cấp cho Apple và các công ty khác, CATL đã phát triển nhanh chóng. Công ty hiện cung cấp pin xe điện cho nhiều hãng xe lớn như Tesla, Peugeot, Hyundai, Honda, BMW, Toyota, Volkswagen và Volvo.
Nguồn: https://markettimes.vn/cuoc-dua-san-xuat-pin-xe-dien-trung-quoc-van-la-trum-my-va-chau-au-khong-co-cua-7369.html
9.    Huawei 5G và cuộc chơi mới trong hệ thống vận chuyển siêu tốc
Với sức mạnh của mạng lưới 5G đang dần trở nên dầy đặc, phổ biến hơn trên toàn cầu, sự ảnh hưởng của công nghệ này không chỉ tạo giá trị cho người dùng cá nhân mà còn đóng góp lớn vào quá trình vận hành của nền công nghiệp, cụ thể hơn là quy trình logistic.
Một số cảng biển 5G đang thành công trên toàn cầu có thể kể đến như cảng Ningbo-Zhoushan (Trung Quốc), cảng Quingdao (Trung Quốc) cảng Livorno (Ý), cảng đường sắt Fényeslitke Hungary đầu tiên ở Châu Âu. Trong đó, Trung Quốc hiện là nước đi đầu trong việc ứng dụng 5G vào hoạt động cảng khi bắt đầu triển khai từ năm 2020.
Nguồn: https://toquoc.vn/huawei-5g-va-cuoc-choi-moi-trong-he-thong-van-chuyen-sieu-toc-20221028180421562.htm
10. ‘Triều đại’ của Big Tech đang lung lay khi khiến các nhà đầu tư thất vọng
BigTech là tên gọi chung cho những công ty lớn nhất và đang thống trị trong ngành công nghệ thông tin của Mỹ, đó là Amazon, Apple, Google, Facebook và Microsoft.
Nhưng trong bối cảnh lạm phát gia tăng, những lo ngại về nền kinh tế và người tiêu dùng ngày càng có ý thức về thu hẹp ngân sách đã bắt đầu gây ảnh hưởng tới các Big Tech theo một cách ngày càng rõ rệt.
Nguồn: https://toquoc.vn/trieu-dai-cua-big-tech-dang-lung-lay-khi-facebook-amazon-khien-cac-nha-dau-tu-that-vong-2022102815292326.htm
11.  Công nhân lũ lượt rời nhà máy Foxconn, Apple đối mặt thêm thách thức
Theo Reuters, việc bùng phát dịch Covid-19 tại nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới của Foxconn tại Trịnh Châu, Trung Quốc khiến nhân viên đồng loạt rời khỏi nhà máy có thể làm ảnh hưởng tới 30% tổng sản lượng của nhà máy trong tháng 11 tới.
Nhà lắp ráp iPhone chính của Apple, Foxconn, cho biết họ đang chuẩn bị chuyển sản xuất sang các khu vực khác của Trung Quốc khi hàng loạt công nhân rời bỏ trung tâm sản xuất chính của mình để thoát khỏi đợt bùng phát Covid đang tồi tệ hơn.
Nguồn: https://markettimes.vn/cong-nhan-lu-luot-roi-nha-may-foxconn-apple-doi-mat-them-thach-thuc-7428.html
12.  Startup châu Á và cuộc cách mạng hóa công nghệ hỗ trợ sức khỏe tinh thần trong đại dịch
Nhiều quốc gia châu Á đã đưa ra các chính sách thắt chặt hơn nhằm hạn chế dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh dịch bệnh, người dân còn lo ngại về mức độ căng thẳng, lo lắng và cô lập tăng cao. Nắm bắt xu thế, một số startup trẻ đã tận dụng công nghệ nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc cho mảng sức khỏe tinh thần này.
Nguồn: https://vneconomy.vn/startup-chau-a-va-cuoc-cach-mang-hoa-cong-nghe-ho-tro-suc-khoe-tinh-than-trong-dai-dich.htm
13.  Các startup Việt nhắm đến mảng ứng dụng công nghệ Blockchain
Trong những năm gần đây, Việt Nam được biết đến trên bản đồ thế giới là một trong những quốc gia có nhiều doanh nghiệp Blockchain tiềm năng. Việt Nam cũng liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng của Chainalysis về Chỉ số chấp nhận tài sản kỹ thuật số.
Sự xuất hiện của các startup Việt ứng dụng Blockchain giúp đưa công nghệ này gần hơn với thực tế. Đây cũng là minh chứng cho thấy Blockchain không chỉ là những cuộc chơi tài chính.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/bung-no-cac-startup-viet-ung-dung-cong-nghe-blockchain-5005096.html
14.  Startup Việt Nam chào bán xe bay: Giá từ 2 tỷ, 4 mẫu, đã bay thử 1.000 km ở Hà Nội và miền Tây
Sáng 26/10, Airlios trưng bày nguyên mẫu mô tô bay cá nhân đầu tiên khu vực Đông Nam Á tại triển lãm Vietnam Motor Show 2022. Airlios là một startup Việt Nam, trụ sở đặt tại Hà Nội, chào bán 4 mẫu mô tô bay, bao gồm Air One, Pegasus, Minotaur và Custom, giá bán quy đổi lần lượt 2 tỷ đồng, 2,2 tỷ đồng, 2,46 tỷ đồng và 2,46 tỷ đồng. Tất cả đều được sản xuất tại Việt Nam.
Nguồn: https://toquoc.vn/startup-viet-nam-chao-ban-xe-bay-gia-tu-2-ty-4-mau-da-bay-thu-1000-km-o-ha-noi-va-mien-tay-20221026172645968.htm
15.  250 doanh nghiệp dự triển lãm về máy móc, thiết bị, công nghệ TP. HCM
Ngày 2/11, Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (VINAMAC EXPO 2022) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7. Triển lãm do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cùng các hiệp hội doanh nghiệp và Công ty cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (Vietfair) tổ chức.
Triển lãm năm nay có sự tham dự của khoảng 250 đơn vị trưng bày hơn 300 gian hàng, chủ yếu thuộc nhóm ngành hàng, gồm cơ khí-tự động hóa, cao su-nhựa, chế biến lương thực-thực phẩm…; trong đó doanh nghiệp tập trung giới thiệu máy móc thiết bị công nghiệp; điều khiển, tự động hóa; công nghệ hàng cắt và gia công kim loại…
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/250-doanh-nghiep-du-trien-lam-ve-may-moc-thiet-bi-cong-nghe-tp-hcm/826876.vnp

Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng – năng lượng

1.    Kim loại từ Nga vẫn có đầu ra ổ định
Khi Sàn giao dịch kim loại London (LME) đang loay hoay không biết phải làm gì với nguồn kim loại từ Nga và đang xem xét về lệnh cấm vận, kim loại của Nga vẫn được nhiều khách hàng đặt mua. Hơn một nửa số đồng trong các kho của LME với phần lớn có nguồn gốc từ Nga đã được đặt hàng để giao trong ba tuần qua, chủ yếu là do các thương nhân lên kế hoạch giao cho những người mua đến từ Trung Quốc.
Nguồn: https://markettimes.vn/khach-hang-van-mua-nhiet-tinh-nga-dang-chung-minh-rang-kim-loai-cua-ho-khong-the-bi-tay-chay-7081.html
2.    Giao Bộ Công Thương quản lý xăng dầu: Xóa bỏ cảnh ‘bộ này chỉ bộ kia’
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra ngày 29-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Công Thương sửa đổi nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, với tinh thần chung là quy về một đầu mối quản lý phù hợp tình hình.
Trước đó, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội ngày 29-10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sắp tới sẽ đề nghị sửa đổi nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, trong đó “giao toàn diện phần xăng dầu về cho Bộ Công Thương” gồm quyết định về giá và chi phí định mức, nhằm đảm bảo nguồn cung chủ động.
Nguồn: https://tuoitre.vn/giao-bo-cong-thuong-quan-ly-xang-dau-xoa-bo-canh-bo-nay-chi-bo-kia-20221029215150531.htm

Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới

1.    Chỉ 25 startup đạt mức kỳ lân trong quý 3, giảm mạnh so với năm 2021
Theo công ty nghiên cứu đầu tư mạo hiểm CB Insights, trong làn sóng sa thải nhân viên, CEO từ chức và một số đặc quyền bị loại bỏ, các nhà đầu tư gần đây chỉ tạo ra 25 công ty trị giá trên 1 tỷ USD trong quý 3/2022. Trong khi con số này ở năm trước đó nhiều hơn gấp năm lần.
Lãi suất tăng đột biến và những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến nền kinh tế rùng mình, các công ty công nghệ lớn và nhỏ giảm dần tuyển dụng và cắt giảm các khoản đầu tư mới. Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn chưa tìm ra hướng đổi mới công nghệ lớn tiếp theo. Kỳ lân trên lý thuyết đại diện cho những ý tưởng tuyệt vời sẽ giúp Thung lũng Silicon đạt được điều lớn lao tiếp theo, nhưng tiền điện tử, Web3 và thực tế ảo vẫn chưa thành công mặc dù hàng tỷ người đã tham gia.
Nguồn: https://vneconomy.vn/chi-25-startup-dat-muc-ky-lan-trong-quy-3-giam-manh-so-voi-nam-2021.htm

Nhóm tin về nông sản – thủy sản – chăn nuôi

1.    Cây dược liệu giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao
Năm 2017, sau nhiều năm bươn bả với đồi ngô khô khốc và làm công nhân, vợ chồng chị Ngải Thị Dín (xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) cùng với nhiều hộ dân tại mảnh đất vùng cao này nghe theo vận động của ngành nông nghiệp huyện Bắc Hà tham gia trồng loại cây mới – cây cát cánh. Đây là một nguyên liệu hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp.
Một vụ mùa thu hoạch dược liệu cát cánh mang lại thu nhập gấp đôi, ba lần so với vụ ngô, sắn. Công việc ổn định, dược liệu được trồng theo tiêu chuẩn của GACP-WHO và được bảo đảm đầu ra khiến cho nhiều người dân vùng cao Tả Van Chư chuyên tâm trồng dược liệu quý giá này.
Nguồn: https://nhandan.vn/khi-cay-duoc-lieu-giup-xoa-doi-giam-ngheo-cho-nguoi-dan-vung-cao-post722282.html
2.    Người dân trồng hoa, rau vụ Tết ở Đà Nẵng gian nan sau mưa lũ
Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích đất sản xuất trồng hoa và rau vụ Tết của người dân tại TP Đà Nẵng bị ngập, hư hại. Hơn 130 ha hoa màu và cây ăn quả; trên 300.000 chậu hoa cúc và các loại hoa phục thị trường Tết bị dập; 200.000 bịch nấm rơm cũng bị hư hại khiến người dân lâm vào cảnh khó khăn. Hiện bà con nông dân khẩn trương dọn vệ sinh đồng ruộng, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/nguoi-dan-trong-hoa-rau-vu-tet-o-da-nang-gian-nan-sau-mua-lu-post980573.vov
3.    Lộ trình phát triển cho ngành trồng sâm Việt Nam từ nay đến năm 2030
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có tờ trình gửi Thủ tướng về việc p hê duyệt dự thảo Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045 (gọi tắt Chương trình phát triển sâm). Theo dự thảo, mục tiêu chương trình sẽ phát triển sâm thành thương hiệu quốc gia, đưa sâm Việt Nam thành sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y – dược, chăm sóc sức khỏe và đa dạng hóa sản phẩm.
Hiện Việt Nam có hơn 7.500ha trồng sâm và ngành nông nghiệp đặt mục tiêu nâng diện tích vùng trồng sâm Việt Nam lên khoảng 24.000ha vào năm 2030, trong đó tập trung phát triển vùng nguyên liệu ở Quảng Nam, Kon Tum và Lai Châu.
Nguồn: https://tuoitre.vn/sam-viet-nam-se-duoc-tap-trung-trong-o-tinh-nao-tu-nay-den-nam-2030-20221029105933203.htm
4.    Giá hành lá tăng mạnh
Thời gian gần đây giá các loại rau gia vị, đặc biệt là hành lá tăng cao đáng kể. Cụ thể, tại một số chợ khu vực quận Đống Đa, Cầu Giấy… giá hành lá đang dao động ở mức 60.000 – 70.000 đồng/kg, cà chua từ 40.000 – 50.000 đồng/kg, mùi tàu 4.000 – 5.000 đồng/mớ, thì là 5.000 đồng/mớ… Như vậy, các loại rau ghi nhận mức tăng khoảng 20-30% so với tháng trước. thời gian gần đây giá các loại rau gia vị, đặc biệt là hành lá tăng cao đáng kể. Cụ thể, tại một số chợ khu vực quận Đống Đa, Cầu Giấy… giá hành lá đang dao động ở mức 60.000 – 70.000 đồng/kg, cà chua từ 40.000 – 50.000 đồng/kg, mùi tàu 4.000 – 5.000 đồng/mớ, thì là 5.000 đồng/mớ… Như vậy, các loại rau ghi nhận mức tăng khoảng 20-30% so với tháng trước.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/gia-hanh-la-tang-manh-20221028144341753.htm
5.    Người trồng dừa Bến Tre thất thu vì ‘thiệt hại kép”
Hiện nay, người trồng dừa ở tỉnh Bến Tre đang ở trong giai đoạn rất khó khăn, bị “thiệt hại kép” do giá dừa rớt chạm đáy và sâu bệnh tấn công gây tổn thất nặng nề. Người dân xứ dừa rất lo ngại về tương lai của loại cây này vì thu nhập quá thấp.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/nguoi-trong-dua-ben-tre-that-thu-vi-thiet-hai-kep-post980330.vov
6.    Sầu riêng Tiền Giang vụ nghịch được giá
Cuối tháng 10/2022, tại Tiền Giang, nông dân vùng chuyên canh sầu riêng đang bắt đầu thu hoạch vụ nghịch với niềm vui trúng mùa, được giá. Ông Võ Văn Men, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện tỉnh có khoảng 8.000 ha sầu riêng đang cho thu hoạch trong vụ này, tập trung ở các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) là Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy. Vụ sầu riêng dự kiến kéo dài từ nay đến tận tháng 3/2023.
Trong vụ nghịch năm nay, nhà vườn Tiền Giang đã tập trung thâm canh, chăm sóc nên đạt năng suất cao, bình quân 25 đến 30 tấn/ha. Thương lái đang đến tận vườn thu mua sầu riêng với giá từ 78.000-80.000 đồng/kg, tùy loại, cao hơn thời điểm đầu tháng 10/2022 bình quân khoảng 10.000 đồng/kg.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/sau-rieng-tien-giang-vu-nghich-duoc-gia-20221031100533792.htm
7.    Đua nhau chặt cà phê, tiêu để trồng sầu riêng
Việc Trung Quốc cấp phép cho sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang nước này, mở ra cơ hội lớn cho một loại quả trở thành một mặt hàng xuất khẩu tỷ USD. Tuy nhiên, người dân tại một số địa phương đổ xô chặt bỏ cà phê, tiêu…để chuyển sang trồng sầu riêng, gây nguy cơ bất ổn về cung cầu, cơ cấu cây trồng.
Nguồn: https://tienphong.vn/dua-nhau-chat-ca-phe-tieu-de-trong-sau-rieng-post1482381.tpo
8.    Phấn đấu chủ động 50% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước
Đến thời điểm này, các mặt hàng thức ăn chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu giảm giá khiến các hộ chăn nuôi không khỏi lo lắng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị trình Chính phủ xem xét, phê duyệt dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ sản xuất nhằm chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước.
Dự thảo đề cập đến các vấn đề về hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước. Đồng thời, phát triển các vùng nguyên liệu ngô, đậu tương nhằm chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/phan-dau-chu-dong-50-nguon-nguyen-lieu-thuc-an-chan-nuoi-trong-nuoc/

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

1.    Mây tre đan, đồ trang trí của Việt Nam dễ xuất khẩu
Những năm gần đây, các sản phẩm dụng cụ nhà bếp, đồ gia dụng hay thủ công của Việt Nam bắt đầu được ưa chuộng và xuất khẩu nhiều hơn. Theo số liệu của Amazon Global Selling, trong một năm qua (tính đến hết tháng 8/2022), tổng số sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam bán ra trên Amazon lên tới 10 triệu. Khoảng 80% số hàng hóa này tập trung ở các ngành hàng dụng cụ nhà bếp, đồ gia dụng, dệt may. Trong đó ngành hàng dụng cụ nhà bếp chiếm 20-30%, đây vẫn là ngành hàng chủ lực của doanh nghiệp Việt trên Amazon kể từ năm 2019.
Nguồn: https://zingnews.vn/may-tre-dan-do-trang-tri-cua-viet-nam-de-xuat-khau-post1369506.html
2.    Thúc đẩy xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử quốc tế
Khi thương mại điện tử đang trở thành xu hướng phát triển toàn cầu, các cá nhân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng quốc tế.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, thời gian qua, Bộ Công thương, Sở Công thương Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch thành phố phối hợp các Hiệp hội doanh nghiệp, các đối tác như Amazon, Alibaba, Shopee… đã tổ chức nhiều chương trình hội thảo, tập huấn, trang bị kỹ năng cho các doanh nghiệp Hà Nội tham gia vào chuỗi phân phối toàn cầu qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Nguồn: https://nhandan.vn/thuc-day-xuat-khau-qua-san-thuong-mai-dien-tu-quoc-te-post721998.html
3.    Sản phẩm và thương hiệu Việt Nam ghi dấu ấn tại Singapore
Từ ngày 26-29/10, tại Trung tâm triển lãm Marina Bay Sands (Singapore) đã diễn ra Triển lãm công nghệ nông nghiệp-thực phẩm châu Á (AFTEA) và Hội chợ nhượng quyền thương hiệu châu Á 2022 (FLA2022), với sự tham gia của hàng trăm đơn vị, doanh nghiệp Singapore, khu vực và quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Tại triển lãm và hội chợ năm nay, gian hàng trưng bày sản phẩm của Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chức, doanh nghiệp Singapore và quốc tế.
Nguồn: https://bnews.vn/san-pham-va-thuong-hieu-viet-nam-ghi-dau-an-tai-singapore/263545.html
4.    Mục tiêu đến năm 2025, xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định Phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỷ USD và đến năm 2030 đạt khoảng 6,5 tỷ USD. Để đạt mục tiêu trên, có 14 loại cây ăn quả chủ lực được chọn để tập trung phát triển thời gian tới. Đó là: thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh dây, bơ và na.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/muc-tieu-den-nam-2025-xuat-khau-trai-cay-dat-tren-5-ty-usd-20221029131743169.htm
5.    140 tấn sầu riêng xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai
Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết, đến nay đã có tổng cộng 140 tấn sầu riêng tươi được xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, thành phố Lào Cai. Để thông quan thuận lợi, các DN phải đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan chuyên ngành về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; thực hiện đúng quy cách về đóng gói, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chính xác. Song song với quản lý chặt chẽ theo quy định, tỉnh Lào Cai cũng chỉ đạo các ngành chức năng tại cửa khẩu tạo điều kiện tốt nhất về bến bãi, phân luồng, khai báo hải quan; chủ động liên lạc, phối hợp với phía Trung Quốc để hoạt động thông quan được nhanh chóng.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/140-tan-sau-rieng-xuat-sang-trung-quoc-qua-cua-khau-lao-cai-post980354.vov
6.    Xuất khẩu nông sản tăng sát mốc kỳ tích 54 tỷ USD
Chiều 28/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, trong 10 tháng năm này, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của cả nước ước đạt gần 45 tỷ USD (tăng 14% so với cùng kỳ năm trước). Với đà tăng trưởng này, từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp có khả năng đạt mốc lịch sử 53-54 tỷ USD, tiếp tục duy trì vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế.
Nguồn: https://tienphong.vn/xuat-khau-nong-san-tang-sat-moc-ky-tich-54-ty-usd-post1481903.tpo
7.    Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất trong vòng 1 năm qua
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 10 giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 425 – 430 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Mức giá này cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan và Ấn Độ. Xuất khẩu gạo nhờ đó đạt hơn 6 triệu tấn, thu về gần 3 tỷ USD, tăng hơn 17% về khối lượng và hơn 7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 43,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 2,47 triệu tấn và 1,14 tỷ USD, tăng 35,3% về khối lượng và tăng 22,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Không chỉ vậy, Theo Viện Chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, ngành gạo Việt trong những năm gần đây đang có sự chuyển dịch từ gạo ở phân khúc thấp sang gạo chất lượng cao. Nhờ đó xuất khẩu gạo sang các thị trường khó tính ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/gia-gao-xuat-khau-viet-nam-cao-nhat-trong-vong-1-nam-qua-20221027085601728.htm
Tham khảo thêm: Gạo Việt vượt qua ‘cái bóng’ Thái Lan
Nguồn: https://tuoitre.vn/gao-viet-vuot-qua-cai-bong-thai-lan-20221030080159754.htm
8.    Cơ hội cho sản xuất và xuất khẩu chuối Việt Nam
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa diễn ra từ ngày 30/10 đến 1/11/2022, 13 văn kiện đã được các ban, bộ, ngành, Trung ương và địa phương ký kết. Trong số đó, có Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Chia sẻ về Nghị định thư này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, Nghị định thư sẽ mang lại cơ hội, lợi ích cho người trồng chuối và xuất khẩu chuối của Việt Nam. Nghị định thư sẽ đảm bảo việc xuất khẩu chuối chính thức, ổn định bền vững; đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lợi ích cho người trồng chuối.
Nguồn: https://bnews.vn/bo-truong-le-minh-hoan-co-hoi-cho-san-xuat-va-xuat-khau-chuoi-viet-nam/264265.html
9.    Việt Nam – Tây Phi hợp tác đầu tư, kinh doanh ngành điều
Việt Nam và các nước khu vực Tây Phi có nhiều lợi thế bổ sung cho nhau trong ngành chế biến xuất khẩu điều. Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo tiềm năng hợp tác đầu tư – kinh doanh với thị trường Tây Phi trong ngành nông sản, do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với nền tảng công nghiệp tích hợp ARISE tổ chức ngày 2/11.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/viet-nam-tay-phi-hop-tac-dau-tu-kinh-doanh-nganh-dieu-20221102154202392.htm
10.  Cơ hội tỉ USD từ viên nén gỗ
Trái ngược với sự chững lại sau nhiều năm tăng trưởng cao của tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ, xuất khẩu viên nén gỗ đang tăng mạnh, góp phần quan trọng để ngành gỗ đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2022. Trong chín tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ ước đạt 530 triệu USD, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tốc độ tăng trưởng được duy trì như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2022 có thể đạt trên 700 triệu USD.
Theo một số chuyên gia, với mức tăng trưởng khá bất ngờ của đặt hàng viên nén gỗ từ Việt Nam, cùng năng lực thích ứng nhạy bén của doanh nghiệp trong nước, viên nén gỗ có thể gia nhập nhóm các mặt hàng “tỉ USD” trong tương lai gần.
Nguồn: https://tuoitre.vn/co-hoi-ti-usd-tu-vien-nen-go-2022103023011275.htm
11.  Đề xuất EU từng bước bỏ kiểm soát ethylene oxide trong mỳ ăn liền
Bộ Công Thương vừa có văn bản số 6768/BCT-KHCN chuẩn bị nội dung phiên họp Ủy ban SPS/WTO lần thứ 84 để trả lời của Văn phòng SPS Việt Nam tại Công văn số 565/SPS-BNNVN ngày 14//10/2022 và đề nghị có ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn trước việc sản phẩm mỳ ăn liền bị kiểm soát dư lượng ethylene oxide (EO).
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/de-xuat-eu-tung-buoc-bo-kiem-soat-ethylene-oxide-trong-my-an-lien-20221102111138709.htm
BSAi