TIN TỨC THẾ GIỚI
  1. Grab lỗ 1 tỷ USD, cổ phiếu vội ‘bốc hơi’ gần 40%
Cổ phiếu của nền tảng ‘siêu ứng dụng’ Grab giao dịch tại Mỹ lao dốc tới 37% trong ngày giao dịch 3/3 sau một công bố kết quả kinh doanh đáng thất vọng.
Doanh thu quý IV/2021 của Grab chỉ đạt 122 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước và công ty này lý giải rằng họ đã “đầu tư trước để phát triển” đội ngũ tài xế. Trong kỳ, startup Đông Nam Á này báo lỗ 1,1 tỷ USD, phần lớn là do chi phí thương vụ IPO bom tấn tại Mỹ vào năm ngoái. Đây cũng là thương vụ IPO lớn nhất của một công ty Đông Nam Á trên Phố Wall.
Grab tiến hành IPO vào tháng 12/2021 bằng việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Công ty này đã huy động được 4,5 tỷ USD trong thương vụ IPO và được định giá gần 40 tỷ USD khi đó. Nhưng với giá cổ phiếu hiện hành, vốn hóa thị trường chỉ còn khoảng 12,3 tỷ USD.
Được thành lập năm 2012, Grab đã nhanh chóng vươn lên trở thành công ty tư nhân có giá trị lớn nhất Đông Nam Á trước khi IPO. Năm 2018, Grab mua lại mảng kinh doanh Đông Nam Á của Uber và từ đó mở rộng kinh doanh sang nhiều loại dịch vụ khác, bao gồm giao đồ ăn, thanh toán điện tử và thậm chí cả dịch vụ tài chính.
Trong vài năm gần đây, Grab được ví như “siêu ứng dụng”, cung cấp cho người dùng nhiều loại dịch vụ, từ đặt chuyến đi đến mua bảo hiểm và cho vay. Năm 2021, Grab có khoảng 24 triệu người sử dụng mỗi tháng để thực hiện giao dịch ở 480 thành phố của 8 quốc gia.
Nguồn: https://baodautu.vn/grab-lo-1-ty-usd-co-phieu-voi-boc-hoi-gan-40-d161670.html
  1. Giá gạo tăng vọt
Gạo trở thành mặt hàng mới nhất bị cuốn vào tình trạng hỗn loạn khi Nga thực hiện “Chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine. Các thương nhân trên thị trường gạo đặt cược rằng mặt hàng này sẽ trở thành một lựa chọn thay thế cho lúa mì – vốn đang trở nên quá đắt đỏ. Và người mua bắt đầu tranh giành mua bất cứ loại ngũ cốc nào.
Giá gạo Mỹ ngày 3/2 đã tăng 4,2% lên 16,89 USD/100 lb, cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020. Tính từ đầu tuần đến nay, giá gạo Mỹ đã tăng 11%, cao nhất kể từ năm 2018.
Tại Châu Á, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này cũng tăng khi các tuyến đường vận chuyển sang Trung Quốc được mở cửa trở lại, giữa bối cảnh các thương nhân hai nước cũng đặt cược vào nhu cầu bổ sung từ những khách hàng đang tìm kiếm các nguồn thay thế do cuộc khủng hoảng Ukraine.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 3/3 được chào bán ở mức 400 USD/tấn, so với 395- 400 USD một tuần trước đó. Các thương nhân Việt Nam cho rằng xung đột ở Ukraine đang diễn ra có thể khiến người mua nhập khẩu nhiều gạo hơn từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng do Trung Quốc đang mở lại biên giới với Việt Nam sau giai đoạn hạn chế chống Covid-19.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này cũng tăng nhẹ lên 403 – 400 USD/tấn, so với 400 USD/tấn tuần trước, một phần nữa bởi những dấu hiệu về sự biến động tỷ giá, với việc đồng baht tăng lên 32,60 THB/USD hôm 3/3.
Nhu cầu đối với gạo xuất khẩu của Ấn Độ cũng đang được cải thiện. Giá gạo đồ 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ tuần này vững ở 370 – 376 USD/tấn trong bối cảnh tỷ giá rupee giảm bù lại cho nhu cầu xuất khẩu tăng. Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho hay nhu cầu đối với gạo tấm đã được cải thiện do giá ngô đang tăng, và một số người mua đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho ngô.
Điểm sáng trong bối cảnh này là nguồn cung gạo toàn cầu rất dồi dào, trong đó xuất khẩu gia tăng từ Ấn Độ – nước xuất khẩu và có lượng dự trữ lớn nhất thế giới – dự báo tăng 0,4 triệu tấn.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/gia-gao-tang-vot-4202243112119352.htm
  1. Giá than tăng gấp 2,5 lần so với đầu năm
Cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đã gây sốc cho thị trường than và các năng lượng khác, khiến giá than Newcastle – tham chiếu cho thị trường thế giới – tăng vọt trong những ngày gần đây và dự báo sẽ còn duy trì cao như hiện tại đến quý 4.
Căng thẳng leo thang ở Đông Âu đã tạo ra một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu, làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nguồn cung than trong bối cảnh thị trường vốn đang rất thiếu cung do sự gián đoạn nguồn cung ở các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới là Indonesia và Australia, giữa lúc giá dầu và các mặt hàng khác cũng tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm.
Giá than nhiệt tham chiếu trên thị trường thế giới tuần này tăng vọt lên mức cao kỷ lục, có lúc đạt 446 USD/tấn, trong khi đầu năm 2022 giá chào bán chỉ là 175 USD/tấn.
Nhà phân tích Rory Simington của Wood Mackenzie cho biết: “Giá than nhiệt trên thị trường châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục lịch sử, với giá các hợp đồng giao sau cho đến quý 4 năm 2022 vẫn đạt trên 400 USD/tấn”.
Một số người mua ở Nhật Bản và châu Âu cho biết họ đang tìm cách thay thế nguồn cung của Nga, và than nhiệt từ các nước châu Âu khác ngoài Nga đang hút khách hàng với giá cao hơn đáng kể so với giá than nhiệt của Nga. Thông tin từ Wood Mackenzie cho biết, các khách hàng mua than ở các thị trường bao gồm châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đang tranh giành nhau để mua than ở những nguồn thay thế khác thay cho nguồn cung từ Nga.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, hoạt động nhập khẩu than từ Nga có thể sẽ vẫn được duy trì tương đối bình thường, bởi nếu gián đoạn nguồn cung từ Nga quá lâu có thể gây thiệt hại cho cả Nga và các nước nhập khẩu, khi mà các nước Châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn than Nga.
Than của Nga chiếm khoảng 30% nhập khẩu than luyện kim của châu Âu và gần 70% nhập khẩu than nhiệt của châu Âu. Các khách hàng ở Bắc Á, là Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng tiếp xúc đáng kể với than của Nga với than nhiệt của Nga – chiếm 20% nhập khẩu của Hàn Quốc và hơn 10% của Nhật Bản; trong khi than luyện kim của Nga chiếm lần lượt hơn 15% và 5% nhập khẩu của các thị trường Bắc Á.
Nga là nhà sản xuất than lớn thứ 6 trên thế giới, đã xuất khẩu 223 triệu tấn vào năm 2021. Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhập khẩu tổng cộng khoảng 90 triệu tấn than nhiệt của Nga và 25 triệu tấn than luyện kim của Nga vào năm 2021. Trung Quốc là khách hàng than lớn nhất của Nga. Than của Nga chiếm 17,6% nhập khẩu than của Trung Quốc năm 2021, là 324 triệu tấn.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/gia-than-tang-gap-25-lan-so-voi-dau-nam-420225361627962.htm
Tham khảo thêm: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/ca-the-gioi-quay-cuong-vi-than-do-khung-hoang-o-ukraine-4202293213759725.htm
  1. Cái bắt tay lịch sử của hai ông lớn Nhật Bản
Hai gã khổng lồ Nhật Bản là Sony và Honda Motor đang thành lập một liên doanh để phát triển xe điện, với mục tiêu đưa ra mẫu xe đầu tiên vào năm 2025, trang tin Asia Nikkei dẫn thông báo từ hai công ty. Sự kết hợp giữa công nghệ giải trí của Sony và công nghệ ô tô của Honda có thể sẽ tạo ra một sản phẩm đặc biệt trên thị trường xe điện.
Cả hai CEO đã ký một biên bản ghi nhớ về việc thành lập liên doanh phát triển và bán xe điện. CEO Honda Toshihiro Mibe gọi liên doanh mới này là một quan hệ đối tác “mở”, cho phép sự tham gia của nhiều công ty và có thể mở rộng sang các ngành công nghiệp khác.
Theo thỏa thuận, Honda sẽ sản xuất xe và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng, trong khi đó Sony sẽ phụ trách phát triển các tính năng giải trí, internet và tính năng di động khác trên xe điện. Liên doanh sẽ thiết kế, phát triển và bán chiếc xe.
Honda cho biết hãng sẽ tiếp tục phát triển xe điện một cách độc lập và sẽ không bán những chiếc do liên doanh phát triển dưới thương hiệu riêng của mình. Ông Mibe cũng nhấn mạnh rằng Honda sẽ áp dụng các công nghệ thương hiệu riêng được phát triển trong liên doanh. Các công ty chưa công bố tên của liên doanh hoặc thương hiệu xe mới sẽ được bán.
Cả hai vị CEO đều làm rõ trong hội nghị, đồng thời cho biết thêm rằng họ mong muốn giữ mối liên kết với các công ty khác. Sony cũng kỳ vọng sẽ cung cấp các dịch vụ và nền tảng của mình cho các nhà sản xuất ô tô khác.
Ngoài ra, cả hai CEO đều úp mở về khả năng niêm yết liên doanh mới trong tương lai. “Đó là một lựa chọn và chúng tôi sẽ xem xét nếu cần thiết”, nhà lãnh đạo Honda Motor chia sẻ.
Nguồn: https://doanhnhanvn.vn/cai-bat-tay-lich-su-cua-hai-ong-lon-nhat-ban.html
  1. Loạt thương hiệu xa xỉ dừng kinh doanh tại Nga
Ngày 4/3, nhà sản xuất túi Birkin Hermès và tập đoàn Richemont (chủ sở hữu thương hiệu Cartier) là những thương hiệu xa xỉ lớn đầu tiên tuyên bố đóng cửa hàng tại Nga. Sau đó, LVMH, Kering và Chanel cũng có hành động tương tự.
LVMH, tập đoàn sở hữu các thương hiệu như Christian Dior, Givenchy, Kenzo, TAG Heuer và Bulgari, sẽ đóng cửa 124 cửa hàng ở Nga từ 6/3. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ trả lương cho 3.500 nhân viên.
Công ty đa quốc gia Kering của Pháp, đơn vị sở hữu các thương hiệu gồm Gucci, Saint Laurent, Bottega Veneta… cũng tuyên bố hỗ trợ cho các nhân viên sau khi ngừng kinh doanh. Công ty này hiện có hai cửa hàng và 180 nhân viên tại Nga. Richemont – chủ của loạt thương hiệu như Jaeger-LeCoultre, Montblanc, Piaget và Van Cleef & Arpels… đã đóng các cửa hiệu từ 3/3.
Việc kinh doanh tại Nga trở nên phức tạp kể từ khi nước này mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Mỹ, Anh cùng Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay lên Moskva.
Dù ngày càng nhiều người Nga giàu có quan tâm đến hàng xa xỉ, các nhà phân tích đánh giá doanh số bán hàng hiệu ở nước này vẫn nhỏ so với các thị trường lớn như Trung Quốc hay Mỹ. Ngân hàng đầu tư Jefferies ước tính, số tiền người Nga chi cho hàng hiệu chiếm khoảng 9 tỷ USD doanh thu hàng năm, chỉ bằng 6% chi tiêu của người Trung Quốc và 14% của người Mỹ.
Nguồn: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/loat-thuong-hieu-xa-xi-dung-kinh-doanh-tai-nga-37701/
Tham khảo thêm: https://1thegioi.vn/cac-thuong-hieu-thoi-trang-lon-da-lam-gi-giua-cuoc-khung-hoang-ukraine-178855.html
  1. Nhiều yếu tố bất lợi ập đến, giá dầu tăng dựng đứng gần 10% – tiến sát 130 USD/thùng
Cuộc đàm phán nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân của Iran và các cường quốc đã bị sa lầy vào ngày chủ nhật (6/3) sau khi Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo các lệnh trừng phạt mà nước này phải đối mặt trong cuộc xung đột Ukraine không ảnh hưởng đến thương mại của họ với Tehran. Theo các nguồn tin, Trung Quốc cũng đưa thêm các yêu cầu mới.
Phản hồi lại yêu cầu của Nga, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm chủ nhật rằng các lệnh trừng phạt áp đặt với Nga không liên quan đến một thoả thuận hạt nhân tiềm năng với Iran.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh châu Âu đang thăm dò về một động thái cấm nhập khẩu dầu của Nga, ông Blinked cho biết hôm chủ nhật. Nhà Trắng đã phối hợp với các uỷ ban quan trọng của Quốc hội và tiến hành lệnh cấm của riêng họ.
Dầu Brent tập tức tăng 11,67 USD, tương đương 9,9% lên 129,78 USD/thùng vào lúc 6h50 chiều (giờ Mỹ) trong khi dầu thô Tây Texas tăng 10,83 USD, tương đương 9,4% lên 126,51 USD/thùng, mức tăng điểm phần trăm cao nhất kể từ tháng 5/2020.
Trong vài phút giao dịch đầu tiên vào ngày chủ nhật, giá của cả 2 loại dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008 với dầu Brent ở mức 139,13 USD/thùng và dầu WTI ở mức 130,50 USD/thùng.
“Ý tưởng không phải là trừng phạt dầu và khí đốt vì bản chất thiết yếu của chúng nhưng dầu Nga đang bị ‘trừng phạt’ bởi các thương gia không muốn mua chúng hoặc các cảng không muốn nhận. Việc này càng kéo dài, chuỗi cung ứng càng thắt chặt”, Daniel Yergin  – Phó chủ tịch của S&P Global cho biết.
Nga xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu/ngày và các sản phẩm tinh chế, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Một lượng không nhỏ dầu xuất khẩu của Kazakhstan từ các cảng của Nga cũng bị thị trường “tẩy chay”.
Các nhà phân tích tại Bank of America cho biết nếu phần lớn dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm, sự thiếu hụt trên thị trường có thể lên đến 5 triệu thùng/ngày hoặc lớn hơn. Điều này đồng nghĩa giá dầu có thể tăng gấp đôi từ 100 USD lên 200 USD/thùng.
Cũng hỗ trợ cho việc tăng giá dầu thô là việc các mỏ El Feel và Sharara của Libya đóng cửa, dẫn đến thâm hụt 300.000 thùng dầu/ngày, Tập đoàn dầu mỏ quốc gia NOC cho biết hôm 6/3. Libya, một thành viên OPEC, đã sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2021.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/nhieu-yeu-to-bat-loi-ap-den-gia-dau-tang-dung-dung-gan-10-tien-sat-130-usd-thung-161220703082658057.htm
  1. Giá kim loại đồng loạt ‘biểu tình’ lập đỉnh mới
Nhiều mặt hàng kim loại đang liên tục phá kỷ lục về giá. Chẳng hạn, giá đồng đã vọt lên mức cao nhất mọi thời đại trong khi nickel tăng giá hơn 16% do giá năng lượng tăng vọt và lo ngại về gián đoạn nguồn cung đã làm chao đảo thị trường hàng hoá tuần qua.
Đồng, được sử dụng trong dây cáp điện và hệ thống dây điện, đã tăng 1,5% lên mức 10.835 USD/tấn trên Sàn giao dịch kim loại London, đánh bạo mức cao kể lục trước đó vào tháng 5/2021. Nga là nhà sản xuất đồng quan trọng và xuất khẩu của nước này chiếm khoảng 3,3% sản lượng toàn cầu, theo JPMorgan & Chase.
Nguồn cung đồng vốn đã căng thẳng trước khi chiến sự nổ ra tại Ukraine. Sự chuyển dịch của thế giới sang năng lượng tái tạo và giao thông vận tải điện khiến nhu cầu đồng tăng mạnh. Do đó, thị trường đang trong giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với bất cứ sự gián đoạn nào.
Nhôm cũng đạt mức giá cao nhất mọi thời đại với giá chạm ngưỡng 4.000 USD trong khi nickel tăng 16% lên mức 33.650 USD/tấn còn palladium tăng kỷ lục. Nga cung cấp 35% nguồn cung palladium toàn cầu.
“Với việc tồn kho kim loại cơ bản đang ở mức cực thấp, thị trường sẽ rất khó chịu đựng bất cứ sự gián đoạn nguồn cung nào nữa – cho dù đó là gián đoạn trực tiếp từ Nga hay thông qua giá điện và khí đốt cao hơn trong thời gian dài”, JPMorgan cho biết trong một bản ghi chú gửi đến khách hàng.
“Mặc dù chưa có sự gián đoạn nguồn cung trực tiếp nào nhưng vẫn có những lo ngại lớn rằng Nga có thể hạn chế xuất khẩu hàng hoá để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ”, RCB nhận định.
Nguồn:  https://doanhnghieptiepthi.vn/gia-kim-loai-dong-loat-bieu-tinh-lap-dinh-moi-161220703111552150.htm
  1. Giá cà phê giảm mạnh khi các nhà xuất khẩu đưa Nga vào danh sách thị trường rủi ro cao buộc phải thanh toán trước khi giao hàng
Các nhà kinh doanh các phê đang tìm cách để các hợp đồng mới bán cho khách hàng Nga được thanh toán tiền trước khi ký kết, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên hệ thống tài chính của nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ 6 trên thế giới.
Các thương nhân ở Brazil, nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Nga, cho biết họ đã thêm nước này vào danh sách các điểm đến rủi ro và buộc phải thanh toán trước khi giao hàng. Danh sách này trước đây bao gồm Syria, Lebanon và Iran.
Ba nhà kinh doanh cà phê của một trung tâm thương mại hàng hóa lớn có trụ sở tại châu Âu thông tin với hãng Reuters rằng họ sẽ không nhận bất kỳ đơn đặt hàng cung cấp mới nào với các nhà rang xay của Nga, cho biết thêm hoạt động kinh doanh trong bất kỳ trường hợp nào cũng bị chậm lại do đồng rúp của Nga lao dốc.
Nhà môi giới cà phê Thomas Raad – sở hữu một công ty kinh doanh thường xuyên vận chuyển hàng hóa đến các điểm đến rủi ro – cho biết: “Hiện có quá nhiều bất ổn về khả năng thanh toán của họ, vì vậy các giao dịch mới chỉ có thể thực hiện với 100% trả trước”.
Jose Marcos Magalhaes, người phụ trách Liên minh cà phê quốc tế Minasul, cho biết việc thanh toán trước sẽ được yêu cầu đối với bất kỳ đơn hàng mới nào đối với Nga, mặc dù Nga là một khách hàng thường xuyên. Ông cho biết, Liên minh của ông cũng sẽ cần có các bảo hiểm liên quan đến vận chuyển, vì các đường dây vận chuyển container đang hạn chế việc giao hàng tới Nga kể từ khi Nga thực hiện “Chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu Brazil Cecafe cho biết những thay đổi đối với SWIFT chắc chắn có thể ảnh hưởng đến các giao dịch, nhưng tình hình vẫn chưa rõ ràng. Theo Cecafe, Nga đã mua 1,2 triệu bao cà phê của Brazil trong năm 2021, trị giá 177 triệu USD.
Nga cũng là một thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam bởi loại cà phê mà người tiêu dùng Nga ưa thích là cà phê hòa tan. Hiện nay, trong phân khúc cà phê hòa tan, Nga đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Anh về tiêu dùng bình quân đầu người. Phân khúc cà phê hòa tan gần như đạt đến điểm bão hòa. Trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ tiêu dùng cà phê hòa tan và cà phê rang (bột và hạt) đang dần thay đổi theo chiều hướng gia tăng tiêu thụ cà phê rang xay. Cà phê không được trồng ở Nga nên thị trường trong nước phụ thuộc vào xu thế phát triển của thị trường thế giới: như giá tăng, nguồn cung giảm do điều kiện khí hậu và các yếu tố khác.
Năm 2021, trong khi xuất khẩu cà phê của cả nước giảm nhẹ 0,2% về khối lượng thì xuất khẩu sang Nga vẫn tăng. Theo đó, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nga năm vừa qua đạt 81.818 tấn, kim ngạch 173,2 triệu USD, tăng mạnh 18,27% về khối lượng và tăng 25,32% về kim ngạch so với năm trước đó, chiếm tỷ trọng hơn 5% trong tổng xuất khẩu cà phê, đưa Nga trở thành thị trường xuất khẩu mặt hàng này lớn thứ 6 của nước ta.
Với tình trạng xuất khẩu sang Nga gặp khó khăn cả về việc thanh toán cũng như chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá cà phê thế giới đang có xu hướng giảm nhanh. Giá arabica trên sàn ICE phiên 4/3 chạm mức thấp nhất 3,5 tháng, là 2,2165 USD/lb, trong khi robusta phiên 3/3 chạm mức thấp nhất 6 tháng, là 2.013 USD/tấn, tính chung cả tuần giảm hơn 7%.
Các nhà kinh doanh mặt hàng này đều đang lo ngại rằng bất kỳ sự suy thoái kinh tế toàn cầu nào liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đều có thể hạn chế nhu cầu, bên cạnh nỗi lo việc bán hàng cho các khách hàng Nga có thể chậm lại do lệnh trừng phạt.
Xu hướng giá thế giới giảm bắt đầu tác động lên giá trong nước. Cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tuần này được bán ở mức giá 38.900-41.000 đồng (1,70-1,80 USD) / kg, giảm so với mức 40.600-41.800 đồng của tuần trước. Trong khi đó, cà phê robusta loại 2 (5% đen & vỡ) giấ trừ lùi 325 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 7 trên sàn London, so với mức trừ lùi 330 – 340 USD của tuần trước.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/gia-ca-phe-giam-manh-khi-cac-nha-xuat-khau-dua-nga-vao-danh-sach-thi-truong-rui-ro-cao-buoc-phai-thanh-toan-truoc-khi-giao-hang-161220603191211554.htm
  1. Giới kinh doanh đặt cược giá dầu có thể vượt 200 USD/thùng trong tháng này
Giá dầu ngày 7/3 đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ 2008 do lo ngại Mỹ và các đồng minh ở Châu Âu xem xét cấm nhập khẩu dầu Nga và tương lai dầu thô Iran sớm trở lại thị trường trở nên xa vời.
JPMorgan Chase & Co tuần trước đưa ra dự báo giá dầu thô Brent có thể kết thúc năm ở mức 185 USD/thùng nếu nguồn cung của Nga tiếp tục bị gián đoạn, trong khi Australia & New Zealand Banking Group Ltd. khẳng định ​​nguồn cung dầu qua đường biển và đường ống dẫn dầu bị ảnh hưởng tương đương khoảng 5 triệu thùng/ngày do những biện pháp trừng phạt mới.
Đến lúc này, các nhà phân tích của Mitsubishi UFJ Financial Group Inc (MUFG) bắt đầu tin rằng giá dầu có thể tăng lên 180 USD và gây ra suy thoái toàn cầu. Các nhà phân tích của Bank of America cũng cho biết nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm, có thể xảy ra sự thiếu hụt ít nhất 5 triệu thùng mỗi ngày, đẩy giá lên tới 200 USD.
Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Saudi Arabia. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, thành viên này của nhóm OPEC+ đã xuất khẩu 7,8 triệu thùng/ngày các sản phẩm dầu thô, khí ngưng tụ và dầu mỏ trong tháng 12 năm ngoái, cung cấp các nhiên liệu chính như diesel, dầu nhiên liệu, dầu khí và dầu nguyên liệu hóa thạch – được gọi là naphtha – cho các khách hàng ở khắp các Châu Âu, Mỹ và Á.Việc mất đi nguồn cung của Nga sẽ khó có thể thay thế, ngay cả khi ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ tăng sản lượng.
Ông Daniel Yergin, Phó chủ tịch Công ty Nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết xung đột vũ trang Nga-Ukraine lần này có thể dẫn tới sự gián đoạn trên thị trường năng lượng ở cấp độ tương tự như những cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn vào thập niên 1970. “Đây sẽ là một sự gián đoạn thực sự lớn về mặt hậu cần, và thị trường sẽ ra sức mua dầu”, ông Yergin nói. “Đây là một cuộc khủng hoảng nguồn cung, một cuộc khủng hoảng hậu cầu, một khủng khủng hoảng thanh toán, và quy mô của khủng hoảng sẽ giống như hồi những năm 1970. Cuộc khủng hoảng này sẽ là lớn nhất từ vụ thế giới Arab cấm vận dầu lửa và cách mạng Iran, hai cú sốc dầu lửa lớn”.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/gioi-kinh-doanh-dat-cuoc-gia-dau-co-the-vuot-200-usd-thung-trong-thang-nay-420228361939878.htm
  1. Giá lúa mì tăng kỷ lục, vượt thời điểm khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008
Lúa mì đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại khi cuộc chiến gia tăng của Nga ở Ukraine đã cắt đứt một trong những nguồn cung cấp bánh mì hàng đầu thế giới, nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực mới.
Giá lúa mỳ kỳ hạn giao sau trên Sàn giao dịch nông sản Chicago tăng 5,4% lên 13,63 USD 1/2 giạ. Giá đã tăng chóng mặt hơn 60% trong hai tuần qua do chiến sự tại Ukraine làm gián đoạn hơn một phần tư nguồn cung lương thực chủ yếu của thế giới được sử dụng trong mọi thứ, từ bánh mì đến bánh quy và mì.
Giá cả tăng cao đang gây ra những lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng tăng và khuấy động quá khứ từ hơn một thập kỷ trước, khi giá cả tăng vọt dẫn đến bạo loạn lương thực ở hơn 30 quốc gia, bao gồm cả ở châu Phi và Trung Đông.
Các thương nhân trên thị trường gạo đặt cược rằng mặt hàng này sẽ trở thành một lựa chọn thay thế cho lúa mì – vốn đang trở nên quá đắt đỏ. Và người mua bắt đầu tranh giành mua bất cứ loại ngũ cốc nào. Giá gạo Mỹ ngày 2/3 đã tăng 4,2% lên 16,89 USD/100 lb, cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020.
Các nhà nhập khẩu lúa mì đối mặt với mối đe dọa nguồn cung bánh mì sau khi Nga tấn công Ukraine, khiến họ không thể tiếp cận được với loại ngũ cốc có giá thấp hơn ở Biển Đen mà họ phụ thuộc.
Mọi thứ từ lúa mì đến dầu mỏ hay phân bón đều chứng kiến giá tăng vọt khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine lên đến đỉnh điểm, làm dấy lên lo ngại về sự tác động lan truyền đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều đó làm trầm trọng thêm nỗi lo về lạm phát vào đúng thời điểm nạn đói đang gia tăng.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/gia-lua-mi-tang-ky-luc-vuot-thoi-diem-khung-hoang-luong-thuc-toan-cau-nam-2008-161220803094438697.htm
  1. McDonald’s, Starbucks và loạt thương hiệu biểu tượng Mỹ dừng hoạt động tại Nga
Những ngày gần đây, Pepsi, Coca-Cola, McDonald’s và Starbucks hứng chịu nhiều chỉ trích vì tiếp tục kinh doanh tại Nga trong khi nhiều doanh nghiệp Mỹ khác đã tuyên bố tạm dừng hoặc rút khỏi thị trường này.
PepsiCo đã bán hàng tại Nga trong hơn 6 thập kỷ, trong khi chuỗi ăn nhanh McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên tại trung tâm Moscow chỉ vài tháng sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Sự hiện diện của thương hiệu đồ ăn nhanh Mỹ trở thành biểu tượng cho chủ nghĩa tư bản Mỹ hưng thịnh trong kỷ nguyên hậu Liên Xô.
Nga hiện là một trong số ít khu vực trên thế giới mà Coca-Cola có sự hiện diện ít hơn so với đối thủ PepsiCo. Trong một báo cáo gửi cơ quan chức năng, hãng này cho biết thị trường Nga và Ukraine đóng góp khoảng 1-2% doanh thu hoạt động ròng và lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm 2021.
Về phần PepsiCo, gần 4% tổng doanh thu năm 2021 của hãng này đến từ thị trường Nga. Dù tuyên bố dừng hoạt động, hãng sẽ vẫn tiếp tục bán một số sản phẩm thiết yếu như sữa bột trẻ em, sữa và thực phẩm cho trẻ em. Hãng sẽ ngừng cung cấp các nhãn hiệu đồ uống Pepsi-Cola, 7UP và Mirinda ở Nga, đồng thời hoãn các khoản đầu tư vốn cũng như tất cả hoạt động quảng cáo và khuyến mại.
McDonald’s hôm qua tuyên bố tạm thời đóng cửa toàn bộ 847 cửa hàng tại Nga. Trước đó, Công ty này hầu như giữ im lặng về các diễn biến của cuộc xung đột, do đó vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ hơn so với những chuỗi nhà hàng dù vẫn tiếp tục mở cửa nhưng lên án cuộc chiến.
Khoảng 84% các cửa hàng tại Nga của McDonald’s thuộc sở hữu của công ty này, số còn lại thuộc về các đối tác nhượng quyền. Sở hữu nhiều cơ sở hơn đồng nghĩa với doanh thu lớn hơn nhưng cũng nhiều rủi ro hơn trong thời kỳ hỗn loạn hoặc suy thoái kinh tế.
Trong khi đó, Starbucks có bước đi mạnh mẽ hơn McDonald’s khi tuyên bố sẽ dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Nga, bao gồm việc xuất khẩu sản phẩm vào nước này. Cuối tuần trước, ông Kevin Johnson, CEO của Starbucks, cũng lên án cuộc tấn công của Nga.
Theo tổng hợp của Giáo sư Jeffrey Sonnenfeld và nhóm nghiên cứu Đại học Yale, tính tới chiều ngày 8/3, đã có hơn 300 công ty nước ngoài tuyên bố rút khỏi hoặc ngừng hoạt động tại Nga sau cuộc tấn công của Nga vào nước láng giềng.
Trong đó, một số doanh nghiệp lớn của Mỹ bao gồm Amazon, Alphabet, Apple, American Airlines, Exxon Mobil, Intel…Các doanh nghiệp toàn cầu khác đã dừng kinh doanh tại Nga gồm có Samsung, Shell, Hyundai, Honda…
Nguồn: https://vneconomy.vn/mcdonalds-starbucks-va-loat-thuong-hieu-bieu-tuong-my-dung-hoat-dong-tai-nga.htm
  1. Trung Quốc thu mua 38.000 tấn thịt lợn để dự trữ khi giá liên tục giảm
Trung tâm Quản lý Dự trữ Hàng hóa Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ mua 38.000 tấn thịt lợn để dự trữ vào ngày 10/3/2022. Đây là đợt mua dự trữ lần thứ 2 trong năm 2022 của Trung Quốc, sự kiện này diễn ra khi Chính phủ nước này tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ giá lợn hơi sau khi liên tục giảm mạnh.
Đợt thu mua dự trữ đầu tiên vừa được thực hiện vào ngày 28/2. Theo Trung tâm quản lý hàng hóa dự trữ Hoa Thương Trung Quốc, đợt giao dịch đấu thầu mua lưu kho lần 2 sẽ thực hiện với số lượng 38.000 tấn, trong khi đợt thứ nhất là 40.000 tấn.
Người chăn nuôi trên khắp đất nước Trung Quốc đã và đang chịu thiệt hại lớn do giá thịt lợn giảm và chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao. Các nhà phân tích cho biết, việc thua lỗ kéo dài có thể khiến một số doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường, dẫn đến sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm mạnh.
Giá thịt lợn ở Trung Quốc liên tục giảm từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn nước này, giá thịt lợn trung bình trên thị trường bán buôn nông sản Trung Quốc ngày 7/3 là 18,21 CNY (khoảng 67.000 đồng)/kg, tiếp tục giảm 2,3% so với ngày 4/3.
Thịt lợn chiếm hơn 60% lượng tiêu thụ thịt ở Trung Quốc, nó được coi là thước đo phúc lợi tài chính và là điểm tựa cho giá các loại thực phẩm khác. Giá thịt lợn là yếu tố quan trọng đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng như sinh kế của người dân ở Trung Quốc.
Theo Reuters, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ tăng trở lại vào năm 2022, sau khi giảm vào năm 2021. Năm 2022, dự kiến Trung Quốc sẽ nhập khẩu gần 4,8 triệu tấn thịt lợn, tăng gần 6% so với năm 2021. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu sẽ vẫn ở dưới mức kỷ lục xác lập vào năm 2020 khi nguồn cung thịt lợn bị ảnh hưởng trầm trọng do dịch bệnh.
Dữ liệu Tổng cục Hải quan Hoa Kỳ cho biết nhập khẩu thịt của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, do nguồn cung trong nước tăng cao đã hạn chế sự ‘thèm khát’ với các lô hàng quốc tế. Trung Quốc đã nhập khẩu 1,07 triệu tấn thịt trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2, giảm 33% so với 1,6 triệu tấn của cùng kỳ năm 2021.
Đàn lợn nái của Trung Quốc đạt 42,9 triệu con vào cuối tháng 1, tăng 2% so với năm trước. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước dồi dào và giá thịt lợn thấp sẽ tiếp tục đè nặng lên nhập khẩu trong những tháng tới.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/trung-quoc-thu-mua-38000-tan-thit-lon-de-du-tru-khi-gia-lien-tuc-giam-161221003105442558.htm
  1. Bất thường giá gạo tấm ở Châu Á vọt lên ngang giá gạo nguyên hạt
Thương mại gạo quốc tế đang chứng kiến hiện tượng bất thường khi nhu cầu gạo tấm dùng làm thức căn chăn nuôi tăng vọt, khiến chênh lệch giá giữa gạo trắng từ 5% đến 100% tấm bị thu hẹp đáng kể, thậm chí có lúc ngang bằng hoặc cao hơn, nguyên nhân chủ yếu do giá ngô tăng cao, một phần do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tại các thị trường gạo ở Châu Á, nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng cao ở cả thị trường trong nước và quốc tế đã dẫn tới nhu cầu gạo tấm gia tăng, khiến khoảng cách giá giữa gạo nguyên hạt và gạo tấm thu hẹp đáng kể.
Về thị trường xuất khẩu, các nguồn tin từ các thị trường châu Á cho biết nhu cầu gạo tấm từ Trung Quốc tăng cao bất thường trong thời gian qua, đặc biệt là những ngày gần đây, tập trung nhiều nhất vào gạo Ấn Độ và Pakistan.
Một người bán gạo ở Ấn Độ cho biết nhu cầu “rất mạnh” từ khách hàng Trung Quốc, trong khi Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với tình trạng nguồn cung gạo tấm hạn chế bởi năng suất xay xát gạo nguyên hạt từ vụ Kharif cao hơn kỳ vọng, trong khi nhu cầu gạo trắng 25% tấm cao hơn 5% tấm và những khó khăn trong việc vận chuyển gạo tấm từ các nhà máy nội địa đến cảng Kakinada.
Tại Pakistan, thông tin từ các nhà xuất khẩu cũng cho biết nhu cầu gạo tấm cực kỳ mạnh từ Trung Quốc trong khi nhu cầu gạo nguyên hạt giảm sút. Nhiều nguồn tin báo cáo rằng các nhà máy chế biến thóc chỉ đơn giản là để chiết xuất gạo tấm – thường được coi là một sản phẩm phụ. Một nhà xuất khẩu thậm chí tuyên bố rằng một số nhà máy đang làm vỡ gạo nguyên hạt để thành gạo tấm cung cấp cho các đơn hàng, chủ yếu của khách Trung Quốc. Một số nguồn tin cho biết giá gạo trắng 25% tấm giảm có lúc xuống thấp hơn giá gạo trắng 100% tấm. Theo S&P Global Platts thì giá 2 loại gạo này hôm 28/2 lần đầu tiên trong lịch sử ngang bằng nhau.
Ngay cả bên ngoài Trung Quốc, các động thái thương mại gạo tấm bất thường gần đây cũng xuất hiện ở châu Á. Một nhà xuất khẩu Thái Lan ngày 28 tháng 2 thông báo một chuyến tàu chở gạo tấm gần đây đã rời Bangkok đi Mỹ. Nguồn tin xác nhận rằng người mua ở Mỹ Mỹ đang tránh không mua gạo Pakistan và Ấn Độ vì lý do dư lượng thuốc trừ sâu, và hợp đồng mua bán này là “bất thường” vì người mua Mỹ trong trường hợp cần thiết thường đáp ứng nhu cầu gạo tấm của mình bằng cách nhập khẩu từ Brazil.
Nguồn:  http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/bat-thuong-gia-gao-tam-o-chau-a-vot-len-ngang-gia-gao-nguyen-hat-4202210316343724.htm
  1. Tập đoàn Bayer bán tháo công ty con với giá 2,6 tỷ USD để trả nợ
Tập đoàn hóa chất và dược phẩm Bayer (Đức) ngày 10/3 thông báo đã nhượng lại Environmental Science Professional – công ty con chuyên sản xuất hóa chất kiểm soát sâu bệnh của tập đoàn này – cho công ty cổ phần tư nhân Cinven (Anh) với giá 2,6 tỷ USD.
Theo ông Rodrigo Santos – người đứng đầu Bộ phận Khoa học cây trồng của Bayer, tập đoàn đã thông báo ý định bán đơn vị có trụ sở tại Mỹ này từ năm ngoái. Lần thoái vốn này sẽ tạo cơ hội để Bayern tập trung thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn được xem là cốt lõi của tập đoàn. Thông báo của Bayer nêu rõ thương vụ trên sẽ được hoàn tất trong nửa cuối năm nay. Khoản tiền thu được sẽ dùng để hỗ trợ chi trả khoản nợ ròng của hãng.
Environmental Science Professional chuyên cung cấp giải pháp xử lý sâu bệnh, dịch bệnh và cỏ dại trong các khu vực phi nông nghiệp, bao gồm khu vực quản lý sâu bệnh chuyên nghiệp, rừng và vườn.Đơn vị có 800 nhân viên, hoạt động tại hơn 100 quốc gia, với doanh thu 600 triệu euro.
Thương vụ trên được thực hiện trong bối cảnh tập đoàn Bayer đang phải gánh chịu khoản nợ ngày càng tăng trong những năm gần đây, từ khi vấp phải những rắc rối pháp lý khi mua lại công ty hóa chất Monsanto vào năm 2018.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tap-doan-bayer-ban-thao-cong-ty-con-voi-gia-26-ty-usd-de-tra-no/777466.vnp
TIN TỨC TRONG NƯỚC
  1. Tập đoàn Framas đầu tư nhà máy tại Đồng Nai
Tập đoàn Framas – nhà sản xuất máy ép phun của Đức vừa thuê khu nhà xưởng xây sẵn rộng 20.000m2 tại Khu công nghiệp KTG Industrial Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai), theo thông tin do KTG cung cấp vào ngày 7-3.
Framas là doanh nghiệp sản xuất các bộ phận làm từ nhựa chất lượng cao cung cấp cho phân khúc giày dép, có danh mục đầu tư tại nhiều thị trường như Việt Nam, Indonesia, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đức.
Ông Fabian Urban, Giám đốc phụ trách mảng công nghệ giày dép tại Framas Việt Nam, cho biết nhà máy mới của framas tại Nhơn Trạch 2 nằm trong chiến lược theo đuổi lĩnh vực giày dép đang trên đà phát triển tại Việt Nam. Cơ sở mới cho phép Framas đáp ứng nhu cầu đang gia tăng của khách hàng, cung cấp cho họ các sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả trong thời gian ngắn.
Framas cho biết họ thuê 20.000m2 của KTG Industrial là đơn vị phát triển nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với các cơ sở vật chất chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn quốc tế. Đơn vị uy tín này cung cấp nhà xưởng với đầy đủ tiện nghi cho Framas trong thời hạn 10 năm, bao gồm quản lý, hệ thống an ninh và các dịch vụ hành chính hỗ trợ.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/tap-doan-framas-dau-tu-nha-may-tai-dong-nai/
  1. Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Tây Nguyên ‘mỏi mắt’ chờ thương lái
Những ngày này, nông dân trồng dưa hấu ở Tây Nguyên đứng ngồi không yên trên những ruộng dưa chín rộ. Nhiều hộ dân chưa kịp ăn mừng khi dưa hấu được mùa nay lại phải “khóc ròng” vì tái diễn cảnh được mùa, mất giá, hàng ngàn tấn dưa hấu đến kỳ thu hoạch song vẫn chưa tiêu thụ được.
Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có hơn 1.400 ha dưa hấu, trong đó, huyện Krông Pa hơn 1.000 ha, huyện Ia Pa 350 ha, thị xã Ayun Pa 60 ha, số diện tích dưa hấu này chủ yếu được người từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên lên thuê đất trồng. Thời điểm này, người trồng dưa hấu đã bắt đầu vào vụ thu hoạch song lại đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ khi thị trường trong và ngoài nước đều bị “đóng băng” thời gian dài.
Anh Huỳnh Ngọc Hồng, một hộ nông dân trồng dưa hấu cho biết, ngay khi Trung Quốc mở cửa khẩu nhập nông sản trở lại, cùng với nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong dịp Tết, giá dưa hấu tăng lên mức 8.000 đồng/kg. Thương lái ồ ạt thu mua, nhiều chủ dưa bán khoán cả diện tích với giá 35-38 triệu đồng/sào. Tuy nhiên, những ngày gần đây, giá dưa giảm sâu chỉ còn từ 1.500 đồng tới 2.000 đồng/kg khiến người dân không khỏi lo lắng. Chưa kể, một số diện tích thương lái đã đặt cọc trước đó thì giờ quay lại cò kè bớt giá thấp hơn giá cũ gấp nhiều lần.
Diện tích dưa hấu năm 2022 của tỉnh Đắk Lắk là 524ha, tập trung ở các huyện như Ea Súp 230ha, Buôn Đôn 135ha, Krông Ana 50ha. Nửa tháng nay, người trồng dưa hấu tại các địa phương này cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi giá thu mua thấp cùng sức mua giảm sút khiến người trồng dưa lao đao.
Không chỉ nông dân mà các thương lái buôn dưa cũng trong tình trạng thất thu nặng, nhiều thương lái tỏ ra không mấy mặn mà với vụ dưa này. Đang cho công nhân thu gom dưa, bà Nguyễn Thị Lợi, thương lái ở miền Trung liên tục gọi điện thoại đi khắp nơi thăm dò thị trường và tìm mối “đẩy” hàng đi. Bà Lợi cho biết, buôn bán dưa 23 năm song có lẽ đây là vụ dưa “đắng” nhất mà bà trải qua.
Nguồn: https://vtc.vn/dua-hau-rot-gia-the-tham-nong-dan-tay-nguyen-moi-mat-cho-thuong-lai-ar664590.html
  1. Sức mua máy lạnh bắt đầu tăng
Vừa vào mùa nắng nóng, các trung tâm, siêu thị điện máy tại TP HCM đã nhanh chóng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá để kích cầu, tập trung vào nhóm hàng máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt…
Tại hệ thống siêu thị Điện máy Xanh, nhiều mẫu máy lạnh được giảm giá mạnh.  Tại hệ thống siêu thị Điện máy Chợ Lớn, máy lạnh của các thương hiệu Electrolux, Samsung, Panasonic, Aqua, Sharp, Toshiba… đều được giảm giá đến hơn 3 triệu đồng/bộ.  Còn tại hệ thống siêu thị Điện máy Nguyễn Kim, nhiều thương hiệu máy lạnh giảm giá đến 33% và giảm thêm 500.000 đồng cho khách mua hàng online.
Để kích cầu tiêu dùng, các hãng và nhà bán lẻ cũng tăng mức hỗ trợ tiền vật tư, công lắp đặt lên 1-1,3 triệu đồng, gấp đôi so với trước đây. Các siêu thị điện máy xác định với nguồn hàng đang khá dồi dào, giai đoạn này là cơ hội tốt để giải phóng hàng tồn kho sau thời gian thị trường ảm đạm do tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.
Nguồn: https://nld.com.vn/oto-xe-dien-may/suc-mua-may-lanh-bat-dau-tang-20220305200522099.htm
  1. Dấu hiệu tích cực cho blockchain ở Việt Nam
Gần đây, các dự án blockchain Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư quốc tế. Sau Axie Infinity, những dự án như Coin98, Ancient8, Summoner Arena được các quỹ đầu tư tiền số lớn như Binance Labs, Dragonfly, Coinbase rót vốn.
Đây là thông tin tích cực cho lĩnh vực blockchain Việt Nam khi nhiều dự án GameFi lừa đảo liên tục xuất hiện vào cuối năm 2021, gây mất niềm tin ở nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Ngày 5/1, quỹ đầu tư Binance Labs thông báo rót vốn vào Coin98. Đây là nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) với các sản phẩm như ví không lưu ký Coin98 Wallet, sàn giao dịch phi tập trung Coin98 Exchange và cổng giao dịch đa chuỗi Space Gate.
Trong quá khứ, Coin98 đã có những vòng gọi vốn thành công và được nhiều quỹ đầu tư chú ý. Đầu tháng 4/2021, quỹ đầu tư Alameda Research thuộc sàn giao dịch FTX đã quyết định rót 4 triệu USD vào Coin98 Finance. Binance Labs và Alameda Research đều là những quỹ lớn, uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tiền mã hóa.
Đầu năm nay, dự án blockchain tập trung vào mảng gaming guild Ancient8 của Việt Nam huy động được 4 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư nổi tiếng. Vòng gọi vốn này của Ancient8 có sự tham gia của các tổ chức lớn như Dragonfly Capital, Hashed, Coinbase Ventures, Alameda Research…
Gần đây, Summoner Arena thông báo kết thúc vòng gọi vốn với số tiền 3 triệu USD. Loạt quỹ đầu tư lớn gồm Pantera Capital, Coinbase Ventures, Onechain Technology đã tham gia vào đợt góp vốn này.
Sau Axie Infinity, loạt dự án GameFi từ đội ngũ người Việt, “ăn theo” trào lưu mọc lên như nấm sau mưa. Trong số đó, có nhiều dự án mang dấu hiệu lừa đảo như Zuki Moba, Crypto Bike… khiến người tham gia thua lỗ, mất tiền. Từ đó, nhà đầu tư trong nước cảnh giác với GameFi trong nước, mất niềm tin vào “dev Việt”.
Ông Phạm Hưởng, người sáng lập GFS Ventures, nhận định rằng việc Coin98, Ancient8 hay Summoner Arena nhận được đầu tư từ Binance, Coinbase là dấu hiệu tích cực cho blockchain Việt Nam, giúp gây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước vào dự án khởi nghiệp Việt Nam. Theo ông Hưởng, qua những sự kiện này, blockchain Việt sẽ nhận được cái nhìn thiện cảm hơn, giúp thị trường phát triển bền vững.
Nguồn: https://zingnews.vn/dau-hieu-tich-cuc-cho-blockchain-o-viet-nam-post1300311.html
  1. Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng như thế nào tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam?
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đang tác động toàn diện và sâu sắc tới thị trường cá ngừ thế giới, ảnh hướng tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các nước, trong đó có Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến hết năm 2021, Nga và Ukraine đang là 2 trong số 20 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam tính theo giá trị. Cả hai nước này đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ đông lạnh của Việt Nam.
Đối với thị trường Nga, thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 13 của Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong 10 năm qua đã tăng từ 364 nghìn USD năm 2012 lên hơn 14 triệu USD năm 2021, tăng gấp hơn 39 lần. Mặc dù trong 5 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này không ổn định nhưng đang có xu hướng tăng và phục hồi tốt sau đại dịch. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga năm 2021 chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của cá nước, tăng 58% so với năm 2020, và cao hơn cả so với năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Và riêng trong tháng 1/2022, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 427% so với cùng kỳ.
Tại thị trường Ukraine, thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 19 của Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ đã tăng gấp 58 lần trong 10 năm, từ mức 115 nghìn USD năm 2012 lên 6,8 triệu USD năm 2021. Và trong 5 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng liên tục. Riêng năm 2021, giá trị xuất khẩu tăng 106% so với năm 2020, và tăng gấp 3 lần so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 1% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của cá nước.
Theo các doanh nghiệp, cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine nổ ra, một số đơn hàng đã gửi đi phải quay trở lại, giao dịch xuất khẩu cá ngừ sang cả 2 nước nói trên đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng. Chuỗi cung ứng cho sản xuất và xuất nhập khẩu bị đứt gẫy. Các doanh nghiệp đang phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác.
Bên cạnh đó, Nga và Ukraine là nhà cung cấp dầu hướng dương quan trọng nhất cho thị trường toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam, do đó nếu cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine tiếp tục leo thang, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cá ngừ. Hiện giá của hầu hết các loại dầu thực vật đều tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 1/2022, trong khi các nhà chế biến cá ngừ đóng hộp đang phải đối mặt với giá dầu hướng dương tăng cao chưa từng có. Mà giá dầu hướng dương bị đẩy lên cao sẽ đẩy chi phí sản xuất cá ngừ đóng hộp/túi tăng theo.
Thị trường dầu mỏ đã chịu áp lực từ đại dịch toàn cầu và biến thể Omicron. Giá cả cũng bắt đầu tăng kể từ khi căng thẳng giữ Nga – Ukraine leo thang. Chi phí nhiên liệu tăng dự kiến sẽ đẩy giá cá ngừ nguyên liệu thô tăng do chi phí đánh bắt tăng. Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển đường biển vốn đã ở mức cắt cổ dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Và hiện các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, tăng chi phí vận chuyển…
Do đó, trước tình hình này, mặc dù hai thị trường không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, nhưng trước nhưng tác động nói trên VASEP dự kiến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong những tháng tới sẽ “giảm tốc”.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/xung-dot-nga-ukraine-anh-huong-nhu-the-nao-toi-xuat-khau-ca-ngu-cua-viet-nam-420227393444116.htm
  1. Tiền Giang: Giá thanh long ‘chạm đáy’, nhà vườn phá bỏ cải tạo vườn cây
Trong một thời gian dài giá trái thanh long rớt thê thảm, nhiều nhà vườn tỉnh Tiền Giang đã kém phần tha thiết với loại cây ăn trái này. Không ít vườn cây thanh long bị đốn bỏ để cải tạo lại vườn hoặc chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.
Bà Huỳnh Thị Mỹ Vân cũng như nhiều nông dân ở ấp Hưng Ngãi, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) có ý định phá bỏ 8 công vườn trồng cây thanh long đã kém năng suất, lại giá thấp để trồng lại cây này hoặc chuyển sang cây trồng khác hy vọng hiệu quả hơn. Bởi trái thanh long ruột trắng, ruột đỏ hiện rớt “chạm đáy”, chỉ còn vài nghìn đồng/kg, không đủ trả tiền nhân công thu hoạch.
Ở vùng trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang có nhiều nhà vườn thuê cơ giới đào gốc thanh long, cải tạo lại khu vườn khi trái thanh long đầu ra khó khăn, rớt giá kéo dài dẫn đến thua lỗ. Nhiều hộ dân chuyển sang trồng cây dừa, bưởi da xanh, mít thậm chí trồng hoa màu xen canh…
Tại xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo hiện có khoảng 40 cơ sở, doanh nghiệp chuyên thu mua trái thanh long nhưng đa phần đều đóng cửa. Nhiều nông dân còn phá vườn thanh long già cỗi để trồng lại cây lúa, cây dừa…
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/tien-giang-gia-thanh-long-cham-day-nha-vuon-pha-bo-cai-tao-vuon-cay-post929083.vov
  1. Mở cửa du lịch: Sát ‘giờ G’ tour khách Tây vẫn ế vì ‘bắt cách ly, test liên tục’
Trước thời điểm dự kiến mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới (15/3/2022) chỉ một tuần, các doanh nghiệp vẫn đang ngày ngày mong ngóng quyết định phê duyệt chính thức từ Chính phủ. Việc chưa có phương án mở cửa thống nhất, rõ ràng khiến các doanh nghiệp không thể tự tin giới thiệu, bán tour cho du khách quốc tế.
Các doanh nghiệp cũng e ngại, việc mở cửa “nửa kín nửa hở” sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Campuchia…
Ông Hà Đức Mạnh – Giám đốc công ty du lịch Amica Travel chuyên thị trường khách Pháp bày tỏ quan điểm: “Chúng ta không thể “ảo tưởng” rằng, du khách đang đứng sẵn trước cửa nhà mình và khi mình mở cửa, họ sẽ tấp nập đổ vào. Hoàn toàn không có chuyện đó. Thực tế, khi có phương án mở cửa, chúng tôi phải trình bày rất rõ với họ mở cửa như thế nào, thuận tiện ra sao, ưu điểm là gì, thậm chí phải chèo kéo bằng các hình thức truyền thông, quảng cáo, tung nhiều sản phẩm hấp dẫn… thì họ mới tới”.
Trong chương trình thí điểm từ tháng 11/2021 đến nay, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Anex Việt Nam đã đón hơn 4.000 khách Nga đến với Khánh Hòa nhưng ông Bùi Quốc Đại, Trưởng phòng Điều hành công ty này vẫn bày tỏ lo ngại số lượng khách đến Việt Nam sau ngày 15/3 sẽ không nhiều.
Ông cho biết ngày 17/3 công ty sẽ có đoàn khách Nga, song sản phẩm vẫn phải xây dựng theo quy định đợt thí điểm giai đoạn hai (trước 15/3), tức là du khách ở trong khu nghỉ dưỡng 3 ngày đầu tiên và khi có kết quả xét nghiệm âm tính mới có thể tham gia các tour du lịch.
Ông Đại cho rằng nếu quy định này không thể bỏ sau 15/3, doanh nghiệp du lịch sẽ mất đi phân khúc khách hàng tầm trung, vì chi phí ở khu nghỉ dưỡng 3 ngày đã chiếm tới 50% cả kỳ nghỉ. Nếu mất đi dòng khách này thì không thể lấp đầy các chuyến bay thuê bao và làm giá tour tiếp tục tăng cao. Cũng theo ông Đại, việc yêu cầu khách cách ly 72 giờ và test liên tục cũng sẽ không phù hợp với thị trường khách đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, châu Á.
Nhiều doanh nghiệp cũng kêu khó khi Việt Nam chỉ chấp nhận thời hạn không quá 6 tháng của giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine Covid-19 trong khi hầu hết quốc gia châu Âu là 9 tháng.
“Các doanh nghiệp du lịch chịu tổn thương rất lớn sau dịch Covid-19 kéo dài đằng đẵng hai năm qua, nhiều doanh nghiệp đang thoi thóp. Nếu không có chính sách mở cửa hợp lý, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội vàng để cứu sống “ngành công nghiệp không khói”. Tôi e rằng, nếu còn cách ly, còn yêu cầu test Covid-19 liên tục, còn các ràng buộc phức tạp của từng địa phương cá thể thì chúng ta sẽ không đón nổi khách nào”, bà Bùi Băng Giang – Giám đốc công ty lữ hành Asia Exotica chuyên thị trường khách nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bày tỏ. “Chúng ta không nên chủ quan nhưng không thể chỉ mở cửa cầm chừng mãi được”, bà nói thêm.
Theo bà Giang, một khó khăn lớn với việc đón khách quốc tế trở lại Việt Nam chính là việc thiếu đường bay. Trước đây, thị trường khách quốc tế nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha có thể tới Việt Nam hàng ngày với các chuyến bay của nhiều hãng hàng không lớn Qatar, Emirates, Turkish, Vietnam Airlines, ThaiAirway, Cathay Pacific… thì nay, rất ít hãng đã mở lại.
Chiến sự giữa Nga và Ukraine cũng ảnh hưởng trực tiếp tới công ty Anex Việt Nam. Ông Đại cho biết, thời điểm này, số lượng chuyến bay đưa du khách Nga sang Việt Nam đã giảm 25%, từ 8 chuyến xuống 6 chuyến/tháng.
Theo các doanh nghiệp du lịch này, họ còn gặp khó khăn khi các đối tác như khách sạn, resort, nhà hàng bị ảnh hưởng lớn sau dịch Covid-19, đội ngũ nhân lực ngành du lịch hạn chế.
“Rất nhiều đối tác thân thiết của chúng tôi trước đây như khách sạn, nhà hàng chuyên đồ Pháp đã đóng cửa rất lâu, có nơi nhân sự tan rã, chủ doanh nghiệp chuyển nghề. Những bên còn duy trì hoạt động thì cũng cần thời gian dài dể tuyển lại nhân viên, đào tạo đầu bếp, đầu tư cải tạo cơ sở vật chất… Có điều, với chính sách hiện tại, họ cũng không dám đầu tư mạnh tay do không dám chắc sẽ có khách”, ông Hà Đức Mạnh – Giám đốc công ty du lịch Amica Travel chia sẻ.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/du-lich/du-lich-mo-he-doanh-nghiep-tho-dai-mo-rong-cua-cheo-keo-con-chua-co-khach-820819.html
  1. Việt Nam ưu đãi nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Campuchia với thuế suất đặc biệt
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2021 và 2022. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4 đến hết ngày 31/12/2022.
Về phạm vi điều chỉnh, Thông tư 06/2022/TT-BCT quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất 0%) khi nhập khẩu vào Việt Nam năm 2021 và 2022.
Đối tượng áp dụng là các thương nhân nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo đó, tổng lượng hạn ngạch năm 2022 đối với mặt hàng gạo là 300.000 tấn, nếu là thóc thì tỷ lệ quy đổi là 2kg thóc = 1kg gạo; số lượng của năm 2021 cũng là 300.000 tấn. Đối với mặt hàng lá thuốc lá khô là 3.000 tấn mỗi năm.
Điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do Bộ Thương mại Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy định của phía Campuchia và làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại các cặp cửa khẩu quy định (24 cặp cửa khẩu giữa các tỉnh từ Gia Lai đến Kiên Giang của Việt Nam và các tỉnh phía Campuchia).
Riêng đối với mặt hàng lá thuốc lá khô, thương nhân nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.
Được biết, trong năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu hơn 3,5 triệu tấn thóc (tương đương khoảng 1,7-1,8 triệu tấn gạo) sang Việt Nam, tăng hơn 60% so với năm 2020. Bên cạnh gạo, những năm gần đây, Campuchia cũng xuất khẩu nhiều nông sản sang Việt Nam như sắn, hạt điều, ngô, đậu xanh, đậu tương, các loại trái cây như bưởi, chuối, xoài…
Nguồn: https://tienphong.vn/viet-nam-uu-dai-nhap-khau-300-000-tan-gao-tu-campuchia-voi-thue-suat-dac-biet-post1421541.tpo
  1. Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 chạm mốc 1,5 tỷ USD
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, sau khi tăng 44% đạt 872 triệu USD trong tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang tháng 2/2022 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với mức tăng đột phá 62% ước đạt 635 triệu USD.
Trong tháng 2, xuất khẩu cá tra tăng mạnh nhất, với con số 127% đạt 171 triệu USD, lũy kế 2 tháng đầu năm, cá tra đạt doanh số 384 triệu USD, tăng 93%. Xuất khẩu tôm trong tháng qua cũng tăng 50% so với cùng kỳ đạt 237 triệu USD, đưa kết quả 2 tháng đầu năm lên 550 triệu USD, tăng 46%.
Xuất khẩu các mặt hàng hải sản đều tăng mạnh từ 30-90% so với tháng 2/2021. Xuất khẩu cá ngừ tháng 2 đạt 68 triệu USD, 2 tháng đầu năm mang về 156 triệu USD, tăng 83%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc tháng 2 đạt 34 triệu USD, tăng 47% và 2 tháng đầu năm mang về con số 97 triệu USD, tăng 45%.
Theo VASEP, nhu cầu của các thị trường đều rất cao đối với thủy sản Việt Nam. Tại Mỹ, thủy sản đông lạnh đang được ưa chuộng hơn thủy sản tươi sống. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng tập trung vào thực phẩm tiện dụng, đồ chế biến sẵn, ăn liền và đồ bảo quản lâu. Trong tháng 2, Mỹ tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu thủy sản Việt Nam, tăng 85% với 146 triệu USD và 2 tháng cuối năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này đạt 346 triệu USD, tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng 2-3 con số thì xuất khẩu sang Nhật trong tháng 2 chỉ tăng 8% đạt 75 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm thị trường này nhập khẩu 209 triệu USD thủy sản từ Việt Nam, tăng 15%. So với các thị trường lớn, Nhật Bản đang trong tình trạng trì trệ kinh tế, mặt bằng lương tăng rất chậm, trong khi đó thuế tiêu dùng tại nước này tăng liên tục từ 3% lên tới 10%, ảnh hưởng thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng.
Xuất khẩu sang Trung Quốc đã có những tín hiệu hồi phục tích cực từ tháng 1 và tiếp tục tăng mạnh 135% trong tháng 2 đạt 91 triệu USD. Hai tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 168 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù, các quy định và rào cản của Trung Quốc vẫn khắt khe, đặt biệt lại được đưa ra vào thời điểm các cơ quan hải quan của Trung Quốc thắt chặt giám sát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu trong đại dịch COVID-19, nhưng không phải là trở ngại chính của các công ty xuất khẩu sang thị trường này. 
Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường truyền thống khác đều tăng mạnh trong tháng 2. Trong đó xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 48%, sang Canada tăng 55%, sang Australia tăng 64%. Đáng lưu ý là xuất khẩu sang Đức tăng 140%, sang Bỉ tăng 11%…
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/xuat-khau-thuy-san-2-thang-dau-nam-2022-cham-moc-15-ty-usd-4202283153852490.htm
  1. Quỹ đầu tư của Hồng Kông sắp rót hàng trăm triệu đô la vào bất động sản Việt Nam
Quỹ đầu tư đến từ Hồng Kông – Gaw NP Capital lên kế hoạch rót từ 200 đến 500 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam trong vòng 12 đến 18 tháng tới. Người đại diện của Gaw NP Capital đã chia sẻ thông tin này với báo chí bên lề sự kiện Bất động sản công nghiệp: Filling in and Filling up, diễn ra tại TPHCM vào ngày 9-3.
Theo ông Võ Sỹ Nhân, Giám đốc điều hành và là đồng sáng lập Gaw NP Capital, sau thành công ban đầu của các dự án bất động sản công nghiệp cũng như nhìn thấy tiềm năng lớn ở thị trường trong nước, Gaw NP Capital quyết định sẽ rót vốn lớn vào các dự án bất động sản ở Việt Nam trong thời gian tới. Đáng chú ý là bất động sản công nghiệp. Sau khi triển khai 3 dự án đầu tư ở Thái Nguyên và Hải Phòng, Gaw NP Industrial tiếp tục mở rộng dự án nhà xưởng xây sẵn tại tỉnh Nghệ An.
GNP định hướng tiếp tục mở rộng quỹ đất cho lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Với quy mô hiện có gần 50 ha đất nhà máy xây sẵn (RBF) và nhà kho xây sẵn (RBW) cho thuê, Gaw NP Industrial đặt mục tiêu sẽ mở rộng quỹ đất của mình ở Việt Nam lên đến 100 ha trong năm 2022.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/quy-dau-tu-cua-hong-kong-sap-rot-hang-tram-trieu-do-la-vao-bat-dong-san-viet-nam/
  1. Coolmate tiếp tục huy động vốn từ STIC Ventures và VIC Partners
Bà Nguyễn Hoài Xuân Lan, đồng sáng lập Coolmate xác nhận với phóng viên Báo Đầu tư điện tử – baodautu.vn rằng, đợt huy động vốn lần này được hoàn tất vào hôm qua (9/3) sau khi toàn bộ số tiền nhà đầu tư cam kết giải ngân đã về tài khoản. Việc tiếp tục huy động thêm 1.1 triệu USD từ 2 nhà đầu tư cũ là STIC Ventures và VIC Partners được kỳ vọng giúp Coolmate đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong năm nay.
Start-up này công bố doanh thu năm ngoái cao gấp hơn 3.5 lần năm 2020, khi đạt 139 tỷ đồng và đưa ra kế hoạch năm nay sẽ tăng lên 440 tỷ đồng, cũng như từng bước tiến tới IPO vào năm 2025.
Thành lập tháng 2/2019, Coolmate định hướng là thương hiệu đồ cho nam giới, cung cấp các sản phẩm cơ bản, với thiết kế đơn giản và tập trung vào trải nghiệm khách hàng với cam kết 100% hài lòng trong dịch vụ của mình. Mô hình của Coolmate là cung cấp sản phẩm may mặc “sản xuất tại Việt Nam”, được bán trực tiếp tới tay khách hàng qua nền tảng thương mại điện tử (D2C Ecommerce) với giá cả được cho là hợp lý hơn do tiết kiệm được nhiều các chi phí mặt bằng và bán hàng truyền thống.
Nguồn: https://baodautu.vn/coolmate-tiep-tuc-huy-dong-von-tu-stic-ventures-va-vic-partners-d161910.html
  1. Ớt tươi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, mới đây, đơn vị này đã nhận được thông báo từ Thương vụ Việt Nam tại Bắc kinh về việc Tổng Cục Hải quan Trung Quốc về việc cho phép xuất khẩu trở lại mặt hàng quả ớt tươi của Việt Nam.
Đây là kết quả của 1 quá trình đàm phán bắt đầu từ việc xây dựng phương pháp nghiên cứu và trực tiếp tiến hành thực hiện thí nghiệm xác định thông số xử lý của Cục Bảo vệ thực vật. Tháng 10/2021 phía Tổng Cục Hải quan Trung Quốc đã có văn bản đồng ý với các biện pháp kỹ thuật do Cục đề xuất và tiến hành kiểm tra trực tuyến với các cơ sở đóng gói của Việt Nam.
Sau quá trình đàm phán và khắc phục các vấn đề mà phía Trung Quốc nêu ra, đến nay phía bạn đã đồng ý công nhận cho 5 công ty xuất khẩu ớt tươi gồm Công ty TNHH Thành An Onion, Công ty cổ phần Thương mại và xuất nhập khẩu Cái Lân, Công ty TNHH Cẩm Long – Đồng Tháp, Công ty TNHH Nông nghiệp Vĩnh Bình, Công ty TNHH Nông sản Tân Đông. – Công ty TNHH Thành An Onion
Trong thời gian tới để phía Trung Quốc sẽ có hướng dẫn để công nhận thêm các cơ sở đóng, Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với các địa địa phương hướng dẫn các cơ sở chế biến, đóng gói có nhu cầu xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của phía Trung Quốc, đệ trình danh sách để Tổng cục Hải quan Trung Quốc thực hiện kiểm tra và phê duyệt.
Hiện tại Cục Bảo vệ thực vật đang nỗ lực đàm phán để ký nghị định thư xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, 5 đơn vị đã được cấp phép nêu trên có thể thực hiện xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc nếu lô hàng bảo đảm các yêu cầu trong dự thảo nghị định thư, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu về lô hàng ớt xuất khẩu phải thực hiện việc xử lý kiểm dịch thực vật bao gồm cả 2 biện pháp xử lý bằng methyl bromide và xử lý lạnh.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/ot-tuoi-duoc-xuat-khau-chinh-ngach-sang-trung-quoc-4202293132344357.htm
  1. Giá chanh tăng gấp đôi, nhiều nhà vườn trúng đậm
Hiện nay, do nhu cầu nước giải khát và tiêu dùng trong ăn uống ngày càng tăng nên giá chanh thương phẩm ở mức cao. Nhà vườn tỉnh Tiền Giang vào mùa thu hoạch loại trái cây này rất phấn khởi, bội thu.
Ở thời điểm này, nhà vườn thu hoạch chanh bán cho thương lái tại vườn với mức giá từ 10.000 – 13.000 đồng/kg (tùy chất lượng). Riêng giá chanh tươi ngoài chợ giá lên đến trên 20.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn trước Tết gấp 2 lần; thậm chí trong đợt giãn cách xã hội trước đây trái chanh ế ẩm, bế tắc đầu ra. Cũng theo nhà vườn, giá chanh trên 5.000 đồng/kg là đã có lãi.
Tỉnh Tiền Giang có hàng nghìn ha chanh thương phẩm, trồng tập trung nhiều ở huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy. Loại cây này cho trái quanh năm, năng suất cao và giá tăng lên vào mùa khô hạn. Đây là mức giá cao trong vài năm gần đây nên người trồng chanh có lãi khá.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/gia-chanh-tang-gap-doi-nhieu-nha-vuon-trung-dam-post929184.vov
  1. Bán 100 container điều sang Ý qua môi giới, doanh nghiệp lo gặp lừa đảo
Tối 8-3, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) có văn bản hỏa tốc gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ý, Thương vụ Việt Nam tại Ý đề nghị hỗ trợ trong tình huống “khẩn cấp”. Cụ thể, một số doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân sang Ý thông qua một công ty môi giới tại Việt Nam với số lượng gần 100 container trị giá hàng trăm triệu USD nhưng không nhận được tiền thanh toán và có nguy cơ mất hàng.
Các lô hàng này được vận chuyển bởi các hãng: Cosco, Yangming, HMM, One,…đã và đang đến một số cảng của Ý. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp gửi hồ sơ nhờ thu tiền từ ngân hàng Việt Nam đến ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ của bên mua theo hướng dẫn thì bị thay đổi số Swift (mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch liên ngân hàng trên toàn cầu). Sau khi ngân hàng bên mua nhận chứng từ thì họ thông báo bên mua không phải khách hàng của họ và trả lại bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào dù phía ngân hàng Việt Nam đã nhiều lần liên hệ.
Một số khách hàng gửi hồ sơ đến ngân hàng Ý thì ngân hàng Ý trả lời hồ sơ họ nhận là bản photo, không phải bản gốc. Hiện tại, các doanh nghiệp rất lo lắng vì không biết hồ sơ gốc các lô hàng ở đâu trong khi bất kỳ ai có hồ sơ gốc cũng có thể đến hãng vận chuyển nhận hàng và nhận định đây có thể là một vụ lừa đảo.
Do đó, Vinacas đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Ý, Thương vụ Việt Nam tại Ý làm việc với các cơ quan thẩm quyền và hãng tàu tại Ý đề nghị các hãng tàu áp dụng biện pháp ‘khẩn cấp” tạm thời giữ lại các lô hàng đang nằm tại cảng và sẽ tới cảng. Các hãng tàu không giải phóng hàng cho người nhận dù họ trình hồ sơ gốc mà chỉ cho phép giải phóng hàng khi có xác nhận từ công ty chủ hàng (người bán, tức các công ty Việt Nam). Mọi thông tin hãng tàu nhận được từ phía người nhận hàng phải thông báo ngay cho công ty chủ hàng.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/ban-100-container-dieu-sang-y-qua-moi-gioi-doanh-nghiep-lo-gap-lua-dao-20220308205311479.htm
  1. Giá phân bón lập đỉnh trong 50 năm, nông dân than trời
Hôm 7/3, giá phân bón bán tại thị trường trong nước đã chính thức lập đỉnh mới, trong vòng 50 năm. Tình trạng này được cho là có liên quan đến tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine Trong đó, Nga (cùng với Trung Quốc) là hai nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới đã hạn chế bán ra để ổn định thị trường nội địa.
Cùng đó, một phần do tác động bởi giá dầu khí tăng mạnh. Khí thiên nhiên chiếm đến 90% chi phí sản xuất amoniac. Liên minh châu Âu áp lệnh trừng phạt lên Belarus, chiếm 20% sản lượng cung kali toàn cầu, cũng gia tăng quan ngại đến thị trường phân bón.
Chi phí phân bón cấu thành từ 40-60% tổng chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Chính vậy, giá phân bón tăng cao sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến người làm nông. Nhất là việc tăng giá rơi vào giai đoạn chuẩn bị cho vụ Hè – Thu, thường gieo trồng vào các tháng 4-5 hằng năm.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/gia-phan-bon-lap-dinh-trong-50-nam-nong-dan-than-troi-161220803193023563.htm
  1. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, người nuôi lỗ nặng
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, cho biết, năm 2021, trước đà tăng phi mã của giá thức ăn chăn nuôi, Chính phủ quyết định giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu từ ngày 30/12/2021 như lúa mì từ 3% xuống 0%, ngô từ 5% xuống 2% để hỗ trợ người chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay, giá thức ăn chăn nuôi không những không giảm mà còn tăng cao, khiến người chăn nuôi từ nuôi lợn đến gia cầm, thủy sản đều rất chật vật.
Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, một loạt doanh nghiệp lớn ngành chăn nuôi vừa thông báo tiếp tục tăng giá thức ăn chăn nuôi. Công ty CP MMS Feed (hệ thống Nhà máy Proconco & Anco) tăng giá bán thức ăn nuôi lợn và gà thịt thêm 300 đồng/kg, thức ăn gia cầm và lợn con tăng 240 đồng/kg, các loại khác tăng 200 đồng/kg. Công ty TNHH De Heus thông báo tăng giá bán 300 đồng/kg với các sản phẩm thức ăn đậm đặc dành cho lợn và gà; tăng 240 đồng/kg thức ăn dành cho lợn con và gia cầm đẻ; tăng 200 đồng/kg cho các loại thức ăn còn lại (không áp dụng cho thức ăn thủy sản).
Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc kinh doanh miền Bắc Công ty TNHH De Heus, cho biết, hiện giá nguyên liệu của công ty nhập về tăng gần như 100%. Việc nhập khẩu từ các thị trường đang rất khó nên từ nay đến hết quý II, giá các loại nguyên liệu nhập khẩu sẽ còn tăng cao.
Theo ông Sơn, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được dự báo vào khoảng 28-30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới với trị giá 12-13 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện 85% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. “Nếu không có chính sách, giải pháp để hướng tới tự chủ nguồn thức ăn hoặc tận dụng các nguyên liệu trong nông nghiệp để thay thế, ngành chăn nuôi sẽ luôn rơi vào tình trạng bấp bênh, rủi ro”, ông Sơn nói.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết, từ sau Tết Nguyên đán, ngành chăn nuôi tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn khi giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao. Giá dầu đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, ngô tăng khoảng 9%… dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản thành phẩm cũng tăng từ 3-13%.
Theo ông Thắng, nguyên nhân giá nguyên liệu thức ăn tiếp tục tăng mạnh chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ. Đồng thời, căng thẳng giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) cũng tác động lớn đến giá ngô và lúa mỳ trên thị trường.
Thống kê cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 551 triệu USD thức ăn chăn nuôi, và nguyên liệu (giảm 19% so với cùng kỳ), chủ yếu nhập từ Argentina, Brazil và Mỹ. Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn lúa mỳ (khoảng 20% tổng sản lượng nhập khẩu) và 3% tổng sản lượng ngô từ Nga và Ukraine, nhưng hiện thị trường này đang tắc, ảnh hưởng đến nguồn cung.
Ông Thắng cho biết, những nguyên liệu này hiện không phải là thế mạnh của Việt Nam nên phần lớn vẫn phải nhập khẩu. Trước mắt, Cục đề nghị các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi rà soát lại nguồn cung, chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, tránh tình trạng tăng giá sốc.
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-thuc-an-chan-nuoi-tang-cao-nguoi-nuoi-lo-nang-post1421692.tpo
  1. 20 triệu USD được rót vào start-up Việt Jio Health
Jio Health, start-up trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại Việt Nam vừa hoàn thiện vòng gọi vốn series B trị giá 20 triệu đô la do quỹ đầu tư Heritas Capital có trụ sở tại Singapore dẫn đầu. Các nhà đầu tư khác bao gồm Fuchsia Ventures, Kasikorn Bank Group và nhà đầu tư hiện hữu Monk’s Hill Ventures.
Jio Health thành lập năm 2014 với vai trò sử dụng công nghệ hiện đại để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu với chi phí phải chăng. Qua ứng dụng trên smartphone, nền tảng này giúp hỗ trợ các y bác sĩ thăm khám và chăm sóc bệnh nhân mọi lúc mọi nơi một cách thuận tiện hơn. Khách hàng có thể chủ động lựa chọn bác sĩ cũng như đặt lịch khám bệnh, hẹn khám tại nhà, tư vấn sức khỏe trực tuyến hoặc tại phòng khám đa khoa của Jio Health. Khách hàng có thể quản lý y bạ gồm kết quả xét nghiệm tại nhà, hình ảnh chẩn đoán hay đơn thuốc… khi sử dụng ứng dụng này.
Nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Jio Health, Raghu Rai cho biết, công ty hiện có 150 nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc đa chuyên khoa trên nền tảng của mình.
Nguồn vốn từ khoản đầu tư này được cho là giúp startup này mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho nhiều người tiêu dùng, hỗ trợ việc ra mắt các phòng khám thông minh bổ sung ở các khu vực, mở rộng nhà cung cấp và nhóm hỗ trợ lâm sàng, đồng thời thúc đẩy đổi mới nền tảng công nghệ hơn nữa.
Nguồn: https://vneconomy.vn/20-trieu-usd-duoc-rot-vao-start-up-viet-jio-health.htm
TIN TỨC VỀ THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH
  1. Công ty nghiên cứu thịt thực vật từ công nghệ in 3D: xác định Trung Quốc và Úc là thị trường chủ lực.
Công ty Hồng Kông Alt Farm đang xem Trung Quốc và Úc là thị trường tiềm năng để tung sản phẩm mới – thịt bò Wagyu “thực vật” từ công nghệ in 3D trong 12- 18 tháng sắp tới.
Alt Farm là công ty con được thành lập bởi Đại học khoa học và công nghệ Hồng Kông (HKUST), đã nghiên cứu thành công công nghệ in thực phẩm 3D có thể giúp “in trực tiếp” ra thực phẩm với những cấu trúc nhất định, đây là sự khác biệt rất lớn so với công nghệ in thực phẩm 3D trước đây – thường tạo ra thành phẩm dưới dạng gel sệt và phải qua nhiều bước xử lý thêm trước khi hoàn chỉnh.
“Hầu hết các công nghệ in thực phẩm 3D hiện tại đều tập trung để phục vụ nhóm người lớn tuổi để tạo ra các thực phẩm mềm có thể nhai nuốt dễ dàng, hoặc được dùng để tạo hình cho sôcola. Còn công nghệ của chúng tôi thì hoàn toàn khác, mục tiêu của chúng tôi là trực tiếp “in” ra các thực phẩm thông thường.  – Giám đốc điều hành của Alt Farm Kenny Fung cho biết
“Chúng tôi đã phát triển được một loại vòi phun được cấp bằng chế mà có thể tạo ra các phản ứng enzym sinh hóa để làm đông cứng thành phẩm in ra và tạo ra nhiều kết cấu khác nhau ví dụ như kết cấu dạng sợi trong các sản phẩm thịt thực vật.
Vòi phun này có hai khoang, thành phẩm ban đầu sẽ có dạng gel sau đó sẽ trải qua các quá trình xử lý khác nhau để đạt được kết cấu mong muốn sau cùng. Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là “in” ra các thực phẩm từ thực vật, nhưng hiện tại công nghệ này cho phép chúng tôi điều chỉnh kết cấu của thành phẩm để tạo ra độ dai và độ giòn mong muốn.” – Ông Fung chia sẻ
Sản phẩm đầu tiên mà công ty sắp ra mắt là thịt bò thực vật Wagyu kích cỡ A5. Công ty đã sử dụng đậu nành, đậu, tảo, canxi, dừa, bơ hạt mỡ và cacao để tổng hợp lại và “in” ra một lát “thịt bò” Wagyu.
Giám đốc vận hành Alt Farm Joanna Hui cho biết: Hầu hết các công ty in 3D hiện nay đều tập trung vào việc bán máy in, và chẳng tạo ra mấy giá trị đột phá, còn mục tiêu của chúng tôi là tạo ra và bán những sản phẩm hoàn chỉnh, và để làm điều đó, chúng tôi sẽ hợp tác với các nhà chế biến và phân phối thực phẩm.
Hiện tại lĩnh vực giá trị nhất chính là tạo ra những sản phẩm để bán lẻ, do đó chúng tôi đang xem Trung Quốc và Úc là hai thị trường rất tiềm năng. Và danh mục sản phẩm chúng tôi đang hướng tới chính là các loại thịt thực vật như thịt lát, sashimi, … và các sản phẩm phù hợp.
Ngoài việc cải thiện kết cấu của sản phẩm thịt thực vật, Alt Farm còn muốn ứng dụng công nghệ hiện tại vào việc tùy chỉnh cá nhân hóa thực phẩm theo nhu cầu của người dùng.
Theo bà Hui, với công nghệ của công ty, việc tinh chỉnh thực phẩm từ thành phần, hình dáng và giá trị dinh dưỡng hay hơn nữa là điều hoàn toàn khả khi. Rồi sẽ đến thời điểm khách hàng sẽ không cần phải dùng thêm thực phẩm bổ sung ngoài các đồ ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe của mình. Họ có thể làm một bài test để biết xem là mình đang thiếu chất dinh dưỡng nào và theo đó điều chỉnh lại hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tạo ra thực phẩm organic hay gluten-free theo cách tương tự.
Bên cạnh tham vọng rất lớn của công ty, thì hiện tại việc thương mai hóa sản phẩm này đang gặp nhiều khó khăn và trở ngại lớn nhất chính là tốc độ “in” thực phẩm.
“Hiện tại, để in ra 1 lát thịt hoàn chỉnh cần từ 3 – 4 tiếng, hiển nhiên sẽ là trở ngại rất lớn để sản xuất hàng loạt. Đây là vấn đề cần phải giải quyết, và một trong những giải pháp chính là tăng số lượng máy in. Máy in 3D thông thường có giá thành khá cao, nhưng chúng tôi có khả năng cải tạo một số loại máy in khác để làm thành máy in thực phẩm với giá thành từ 2000-3000 HK$, nên giải pháp này hoàn toàn khả thi.” – ông Fung cho biết.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/03/08/Plant-based-3D-printing-firm-identifies-China-and-Australia-as-key-future-markets
BSA MEDIA