QCVN 20-1:2024/BYT quy định mức giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Những năm gần đây, thị trường TPCN/TPBVSK ngày càng phát triển do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Bên cạnh sản phẩm tốt vẫn có sản phẩm kém chất lượng, một trong những nguyên nhân là do nhà sản xuất không chú ý đến định lượng về các chất ô nhiễm. Vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20-1:2024/BYT Giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
QCVN 20-1:2024/BYT được ban hành nhằm giới hạn tối đa những chất có thể gây ô nhiễm trong thuốc đối với cơ thể nhằm bảo vệ sức khỏe người dùng.
Cụ thể, quy chuẩn kỹ thuật này quy định giới hạn tối đa các chất ô nhiễm (kim loại nặng và vi sinh vật); lấy mẫu và phương pháp thử; yêu cầu quản lý; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với sản phẩm rượu bổ được công bố là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan.
QCVN 20-1:2024/BYT quy định mức giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Theo đó, giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định: Về asen tổng số mức giới hạn là 5,0, asen vô cơ là 1,5ML; cadmi mức giới hạn là 3,0ML và 1,0ML; chì là 10,0ML; thủy ngân là 0,5.
EN 15343 – tiêu chuẩn về khả năng truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế
Mới đây, EN 15343 – tiêu chuẩn về khả năng truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế đã được chính thức công nhận có hiệu lực trên toàn thế giới.
Nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra ngoài môi trường hằng năm gây ra nhiều hệ lụy khác đến hệ sinh thái, EN 15343 – tiêu chuẩn về khả năng truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế do châu Âu ban hành, sau khi được Cơ quan công nhận quốc gia (ENAC) tại Tây Ban Nha công nhận về tính ứng dụng đã chính thức được có hiệu lực trên quốc tế.
Áp dụng tiêu chuẩn đảm bảo về nhựa tái chế chính là cam kết hiệu quả nhất
của doanh nghiệp với nền kinh tế tuần hoàn
Sau một thời gian áp dụng, nhiều doanh nghiệp đã nhận được nhiều lợi ích thiết thực từ EN 15343, cụ thể:
Thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc và tái chế để đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của EN 15343 là khả năng truy xuất nguồn gốc trong quá trình tái chế nhựa. Tiêu chuẩn này yêu cầu mọi bước trong chuỗi tái chế phải minh bạch và có thể theo dõi, từ việc thu gom nguyên liệu đầu vào cho đến sản xuất sản phẩm cuối cùng. Điều này không chỉ làm tăng độ tin cậy của sản phẩm nhựa tái chế mà còn giúp các công ty duy trì danh tiếng bền vững.
Ngoài ra, một doanh nghiệp khi đạt chứng nhận EN 15343 có thể đủ điều kiện giảm thuế bao bì nhựa khi áp dụng.
ISO lần đầu ban hành tiêu chuẩn về nền kinh tế số bao gồm vấn đề xã hội già hóa
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố tiêu chuẩn ISO 25556:2025, một bước tiến trong việc xây dựng một nền kinh tế số toàn diện, thân thiện với người cao tuổi.
Cụ thể, tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 25556:2025 với tên gọi đầy đủ: “Ageing societies — General requirements and guidelines for ageing-inclusive digital economy”. Đây được xem là kết quả của nhóm công tác WG 6 thuộc Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 314, chuyên trách về các vấn đề liên quan đến xã hội già hóa.
ISO lần đầu công bố tiêu chuẩn quốc tề về nền kinh tế số bao gồm người già
Nội dung chính trong bản tiêu chuẩn này tập trung đến các khía cạnh bảo vệ người yếu thế trong xã hội, cụ thể ở đây là người già. Trong đó bao gồm một số nguyên tắc:
Chống lại sự phân biệt tuổi tác (ageism): Xác định và loại bỏ các định kiến và hành vi phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác trong môi trường số.
Tăng cường khả năng tiếp cận: Đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ số dễ sử dụng cho người cao tuổi, bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản và thiết kế thân thiện.
Thúc đẩy sự tham gia: Khuyến khích sự tham gia của người cao tuổi trong việc thiết kế, phát triển và đánh giá các dịch vụ số.
Đào tạo và nâng cao nhận thức: Cung cấp đào tạo cho lực lượng lao động đa thế hệ để nhận biết và tránh các hành vi phân biệt tuổi tác.
Tạo môi trường số an toàn và đạo đức: Không chỉ an toàn mà còn tôn trọng sự đa dạng và phẩm giá của và các ứng dụng được tạo ra phù hợp với người cao tuổi.
Việc ban hành ISO 25556:2025, ISO hy vọng sẽ góp phần vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc, đặc biệt là Mục tiêu 3 (Sức khỏe và hạnh phúc) và Mục tiêu 10 (Giảm bất bình đẳng).
Liên Hợp Quốc thông qua bộ tiêu chuẩn mới cho thị trường tín chỉ carbon
Cơ quan Giám sát Cơ chế tín dụng Thỏa thuận Paris của Liên Hợp quốc đã thông qua các tiêu chuẩn quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả cho các dự án cắt giảm khí thải.
Trong nỗ lực thúc đẩy thị trường carbon toàn cầu, PAMC đã thông qua hai tiêu chuẩn chính để hướng dẫn cách đo lường tác động thực tế của các dự án giảm phát thải. Những quy định này nhằm đảm bảo rằng các tín chỉ phát hành theo Điều 6.4 của Thỏa thuận Paris.
Những tiêu chuẩn này sẽ quy định cách thức các dự án tín chỉ carbon đo lường chính xác tác động giảm phát thải thực tế. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn của các khoản tín chỉ carbon và tránh các cáo buộc về “tẩy xanh” (greenwashing) hoặc các dự án không mang lại lợi ích khí hậu thực sự.
Liên hợp quốc giải quyết vấn đề tín chỉ carbon bằng các tiêu chuẩn mới
Tiêu chuẩn đầu tiên thiết lập các yêu cầu mới về việc đo lường lượng phát thải cơ sở – tức là lượng phát thải sẽ xảy ra nếu không có dự án. Điều này bao gồm việc điều chỉnh giảm ban đầu, chẳng hạn như đặt mức cơ sở thấp hơn 10% so với phát thải thông thường, cùng với mức giảm tối thiểu 1% hàng năm cho tất cả các phương pháp tiếp cận. Những biện pháp này nhằm ngăn chặn việc cấp tín chỉ quá mức và thúc đẩy cải tiến liên tục.
Tiêu chuẩn thứ hai giải quyết vấn đề “rò rỉ” – được hiểu là sự gia tăng phát thải không mong muốn ở nơi khác do hoạt động của dự án. Nó làm rõ rằng các dự án bảo vệ rừng phải phù hợp với chiến lược quốc gia của nước chủ nhà để đủ điều kiện nhận tín chỉ.
Trọng tâm của các tiêu chuẩn mới là giải quyết những thách thức trong việc đo lường, báo cáo và kiểm tra các hoạt động giảm phát thải. Trong đó, các tiêu chuẩn mới sẽ được thiết lập các quy định chặt chẽ hơn, bao gồm:
Phương pháp luận đo lường chính xác: Các tiêu chuẩn sẽ quy định các phương pháp luận khoa học và thống nhất để tính toán lượng khí thải được giảm hoặc loại bỏ bởi một dự án.
Xác minh độc lập: Quy trình xác minh độc lập bởi các bên thứ ba sẽ được tăng cường, đảm bảo rằng các báo cáo về giảm phát thải là chính xác và đáng tin cậy.
Minh bạch dữ liệu: Các quy tắc mới cũng có thể bao gồm các yêu cầu về minh bạch dữ liệu, cho phép công chúng và các bên liên quan dễ dàng truy cập thông tin về các dự án tín chỉ carbon, từ thiết kế đến kết quả giảm phát thải.
Việc thông qua các tiêu chuẩn này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy niềm tin vào thị trường tín chỉ carbon toàn cầu và hỗ trợ các quốc gia trong việc thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Các phương pháp luận đầu tiên của PAMC dự kiến sẽ được phê duyệt vào cuối năm.