Diễn đàn Mekong Connect 2024 diễn ra trong hai ngày 17 – 18/12/2024 tại Đại học An Giang, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, với chủ đề: “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng ĐBSCL – TP.HCM và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới”, đã khép lại với nhiều điểm nhấn đáng nhớ. Diễn đàn năm nay với hơn 1000 lượt khách tham dự, trong đó có nhiều đại biểu là lãnh đạo trung ương, chuyên gia trong và ngoài nước, các cơ quan ngoại giao. Diễn đàn 2024 đã mở ra nhiều không gian để chia sẻ, thảo luận và kiến tạo những giải pháp chiến lược, hành động cụ thể nhằm thúc đẩy liên kết vùng, khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa và lan tỏa các sáng kiến bền vững. Bản tổng kết này là cái nhìn toàn diện về những hoạt động nổi bật, các ý kiến đóng góp sâu sắc và những định hướng chiến lược đã được đề xuất tại Mekong Connect 2024. Đây chính là nền tảng quan trọng để vùng ĐBSCL cùng TP.HCM vươn xa, trở thành trung tâm kinh tế – thương mại – công nghệ xanh của cả nước và khu vực.
PHẦN I
MỘT SỐ TRÍCH DẪN TỪ CÁC PHÁT BIỂU LIÊN QUAN MEKONG CONNECT 2024
1 – BỘ TRƯỞNG NN & PTNT LÊ MINH HOAN
“Người Đồng bằng đang tự liên kết với nhau bằng liên kết cấp tiểu vùng: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, các tỉnh duyên hải. Người Đồng bằng liên kết với nhau thông qua những sáng kiến: Mekong Connect, Mekong xanh, các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các hội chợ quảng bá nông sản, sản phẩm OCOP. Người Đồng bằng liên kết bằng Đề án “Quy hoạch 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh”. Đây là một phép thử cho tinh thần liên kết trong ngành hàng lúa gạo để nhân rộng sang liên kết vùng chuyên canh cây ăn trái, thuỷ sản”.
2 – BỘ TRƯỞNG BỘ KHCN HUỲNH THÀNH ĐẠT
“Mekong Connect là một diễn đàn thường niên uy tín, là cầu nối vững chắc giữa các tỉnh vùng ĐBSCL với TP.HCM và cả nước. Tôi ghi nhận và đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với cách làm sáng tạo, có tính kế thừa, có mục tiêu rõ ràng để giải quyết các vấn đề thực tiễn”.
3 – PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC UBND TP.HCM DƯƠNG NGỌC HẢI
“Diễn đàn Mekong Connect 2024 năm nay đã thực sự gắn kết được nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, các Doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện, động lực thuận lợi cho TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL hình thành liên kết chuỗi giá trị, định hướng cho doanh nghiệp, nông dân nắm bắt xu hướng thị trường, ứng dụng công nghệ để kết nối chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản và tăng cường hội nhập thị trường quốc tế. Qua đó, định hướng được những giải pháp lớn cho năm 2025, là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025”.
4 – CHUYÊN GIA KINH TẾ PHẠM CHI LAN
“TP.HCM không thể cứ phát triển trên cơ sở những quan niệm cũ của chúng ta về công nghiệp hóa. Nó không thực sự còn đúng với thời đại ngày nay. Một TP.HCM – đầu tàu kinh tế không của chỉ ĐBSCL hay miền Nam mà còn của cả nước, thì không thể cứ đi theo các ngành công nghiệp mang tính chất gia công, sử dụng công nghệ giá rẻ như dệt may, giày dép, đồ gỗ… TP.HCM rất rất cần phải biến mình thành trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại, trung tâm của các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao mới mà Việt Nam đang rất cần như bán dẫn.”
“Khi TP.HCM dịch chuyển thì phải tìm nơi dịch chuyển, nơi dịch chuyển thích hợp nhất chính là các tỉnh ĐBSCL, nơi mà đã cung cấp nguồn lao động cho các lĩnh vực đó. Bây giờ đưa trở lại các ngành đó về cho địa phương, cho các tỉnh ĐBSCL như đàn sếu bay tiếp theo con sếu đầu đàn là TP.HCM, để có thể vượt lên. Thứ hai là nguồn lao động trở về từ TP.HCM cũng rất quý. Đó là nguồn lao động đã trải qua các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, đã quen với thói quen làm việc trong một môi trường thị trường cạnh tranh cao, cả về nhân lực cũng như tất cả các mặt khác. Ngoài ra họ cũng là lực lượng giúp cho khả năng kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh trở thành hiện thực nhiều hơn, vì khi người ta đã từng sống và làm việc ở TP.HCM rồi thì họ sẽ có sẵn lực lượng từ trong xã hội để kết nối với nhau.”
“Tôi cho rằng xu hướng dịch chuyển các công nghiệp sẽ không chỉ dừng lại ở TP.HCM, mà tương lai có thể cả Bình Dương, Đồng Nai cũng cần có sự dịch chuyển để đi vào các ngành công nghiệp mới hơn, như thế sẽ có sự dịch chuyển tương đối nhiều ở khu vực phía Nam để chuyển về ĐBSCL. Khi đó, ĐBSCL nên sẵn sàng bằng ba cách. Thứ nhất, nên chủ động làm việc nhiều hơn những nơi đã là trung tâm phát triển trước mình là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… để xem xem những lĩnh vực gì có thể chuyển dịch được. Thứ hai, là sự chủ động chuẩn bị thêm về các mặt hạ tầng cần thiết cho họ, ngoài lĩnh vực giao thông mà hiện nhà nước, cũng như khu vực đồng bằng đang có những chủ trương khá nhiều, thì cũng rất nên lưu ý hạ tầng điện trên cơ sở xanh. Thứ ba, một trong những điều quan trọng đối với các tỉnh ĐBSCL hiện nay là phải chú ý đào tạo nguồn nhân lực về quản trị. Lao động thì chúng ta có thể có nhiều, nhưng làm được quản trị trong các doanh nghiệp là rất cần.”
5 – ÔNG WATCHARAPONG RADOMSITTIPAT, CHỦ TỊCH HIIỆP HỘI OTOP TOÀN THÁI LAN
“Yếu tố bán được giá ở đây là phải có thương hiệu. Có câu chuyện. Có nhãn mác của vùng miền. Người nông dân họ không biết sản phẩm họ có có giá trị. Chính phủ sẽ phải là người cho họ kiến thức để làm cho sản phẩm của họ có giá trị”
“Cách nhanh nhất để kiếm tiền và đến với người tiêu dùng là gắn OTOP với du lịch, có shop bán OTOP trong các sự kiện, hay lên tivi và kết nối với 17 chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Chính phủ Thái Lan đã có chính sách xây dựng làng OTOP du lịch. Hiện toàn Thái Lan có 680 làng làm du lịch OTOP”.
6 – BÀ PHẠM THỊ XUÂN HƯƠNG TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC
“Nói về liên kết 4 nhà (nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý). Doanh nghiệp đầu tàu nhưng chính quyền là chủ đạo. Có chính quyền thì người dân yên tâm, doanh nghiệp cũng yên tâm đầu tư và bản thân chính quyền cũng như một bộ lọc giúp người dân tránh được nhiều rủi ro”.
“Từ kinh nghiệm cũng như những khó khăn OPC gặp phải khi phát triển các vùng trồng ở các địa phương tôi kiến nghị: Thứ nhất, chính quyền sớm có quy hoạch những vùng trồng trên địa bàn. Một quy hoạch rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc định ra các chiến lược, kế hoạch của mình khi đầu tư. Thứ hai, chính quyền hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại với sản phẩm từ vùng trồng. Thứ ba, chính quyền tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở sơ chế, biến dược liệu tại cụm vùng trồng.”
7 – PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NN&PTNT AN GIANG HỒ THANH BÌNH
“Hôm nay là buổi để chúng tôi giới thiệu với các doanh nghiệp về các cây dược liệu của An Giang. Mong nhận thêm thông tin từ các doanh nghiệp, để chính quyền có thể điều chỉnh quy hoạch, chính sách của nhà nước cho phù hợp. Thứ hai, phải làm sao xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ. Triển khai quy hoạch vùng trồng, vùng bảo tồn, xây dựng các thương hiệu dược liệu. Cuối cùng, An Giang cũng mong muốn chính phủ có các chính sách ưu đãi thêm nữa để thúc đẩy doanh nghiệp đến An Giang đầu tư, phát triển ngành dược liệu”.
8 – BÀ HUỲNH THANH BÌNH MINH, GIÁM ĐỐC QUỸ TAEL PARTNERS VIỆT NAM
“Cơ hội khi mà chúng tôi nhìn vào ĐBSCL là nông nghiệp, lương thực. Đó là những nhu cầu rất cơ bản”.
“Chúng tôi mong muốn kể được câu chuyện để thuyết phục hội đồng đầu tư đầu tư vào. Để như vậy thì doanh nghiệp phải có câu chuyện tăng trưởng của riêng mình. Câu chuyện tạo ra giá trị. Câu chuyện về việc tối ưu hóa các nguồn lực, tăng năng suất, giảm chi phí, giảm thất thoát ra sao. Chẳng hạn, Việt Nam có mức thất thoát của ngành nông nghiệp là 15 đến 40%, tức là hậu thu hoạch bị thất thoát. Những doanh nghiệp nào có giải pháp để giải quyết những vấn đề này, Những doanh nghiệp nào có giải pháp để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, lấy phụ phẩm của ngành nông nghiệp để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, như vỏ tôm, vỏ dừa, vỏ sầu riêng… thì đều là những câu chuyện để chúng tôi thuyết phục các nhà đầu tư đầu tư vào”.
“Nhìn vào các doanh nghiệp ở ĐBSCL chúng tôi thấy rất nhiều cơ hội để đầu tư, nhưng mỗi quỹ thì họ cần một số tiền để bỏ ra tương xứng. Ví dụ chúng tôi đang quản lý một quỹ chừng 1,3 tỷ USD thì chúng tôi cần một khoản đầu tư từ 15 đến 40 triệu USD cho một doanh nghiệp. Để hấp thụ số vốn này thì khả năng doanh nghiệp thực thi phải cực tốt. Ngồi kiểm lại chúng tôi chưa thực sự thấy nhiều cơ hội để đầu tư. Chúng tôi thực sự mong có nhiều doanh nghiệp được ươm tạo, được hỗ trợ, một hệ sinh thái, “cần một làng” để nuôi một doanh nghiệp lớn hơn, để tạo ra tiềm năng để chúng tôi đầu tư”.
9 – BÀ NGUYỄN THỊ THU HÀ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CẤP CAO CÔNG TY TƯ VẤN CLICKABLE IMPACT
“Có ba rào cản ở thị trường Việt Nam. Thứ nhất là khả năng các công ty có thể xây dựng mô hình kinh doanh và quản trị rủi ro, phòng vệ được các rủi ro khí hậu, tránh việc suy giảm tài sản, khả năng sinh lợi của tài sản. Thứ hai, bản thân doanh nghiệp ĐBSCL thường chỉ theo mô hình làm việc với người nông dân. Các mô hình này tạo ra được tác động xã hội tích cực, nhưng lại chưa biết cách làm thế nào để truyền thông về tác động xã hội tích cực đã tạo ra được. Tức là tạo ra được tác động xã hội nhưng phải tìm cách chứng minh và thuyết phục được nhà đầu tư. Thứ ba là năng lực quản lý tài chính một cách minh bạch. Khi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường, việc đầu tiên là kiểm tra xem định giá của công ty như thế nào, bằng cách kiểm tra dự phóng dòng tiền tương lai.”
10 – ÔNG ANDERSON TAN, GIÁM ĐỐC CÔNG TY ACCELEBATOR SINGAPORE
“Chúng tôi nhìn Việt Nam với con mắt đầy ngưỡng mộ và ganh tỵ vì Việt Nam có quá nhiều nguồn lực, nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên. Tôi hy vọng Việt Nam có thể trở thành nơi sản xuất lương thực cho Đông Nam Á. Đó là cách người singapore nhìn vào Mekong và Việt Nam.”
“Hiện nay, Việt Nam còn rất nhiều dư địa phát triển nông nghiệp. Ví dụ chỉ cần nhìn vào sự lãng phí sau thu hoạch, thì chúng ta thấy nếu biến các phế phẩm, các thứ đang bị bỏ phí trong nông nghiệp, nếu được tận dụng một cách hợp lý thì có thể trở thành những sản phẩm có giá trị rất lớn, và phát triển bền vững”.
“Mekong Connect có thể hội tụ các địa phương, chuyên gia, doanh nghiệp toàn vùng như một cái hub thì các nhà đầu tư, như các nhà đầu tư Singapore chẳng hạn, có thể chỉ cần phải tìm đến đó và có thể tìm thấy các cơ hội đầu tư của mình thay vì phải đi khắp cả một vùng ĐBSCL rộng lớn. Chúng ta gom hết lại đây và các nhà đầu tư tìm đến, thì đó là sự kết nối”.
11 – TS PHẠM SỸ THÀNH, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUNG QUỐC (CESS)
“Nhân tài họ sẽ không đến một nơi chỉ để ngồi nhìn cánh đồng lúa, nhìn cò bay, nhìn mấy doanh nghiệp sản xuất dừa. Ít nhất họ phải thấy được cơ hội. Vậy thì chính quyền, tổ chức kết nối vùng đóng vai trò rất là quan trọng trong việc làm sao có chính sách thu hút đầu tư để mọi người đều cảm thấy đây là một cơ hội hấp dẫn. Giải bài toán nhân lực, vẫn phải quay trở lại với bài toán là để không bị di cư về chất xám, để không bị chảy máu chất xám. Thế thì vẫn phải là có những cơ hội để để nguồn nhân lực họ nhìn thấy rằng là họ có thể làm được việc gì đấy tại địa phương mình.”
12 – BÀ TIÊU YẾN TRINH, TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN TALENTNET
“Khi nói về nguồn nhân lực thì mình sẽ khởi đầu từ kinh tế, kinh doanh trước. Thật ra Mekong cũng là một cô gái đẹp, giống như ngọc trong đá nếu khai thác, kết nối được hệ sinh thái. Làm sao kết nối cụm Mekong và TP.HCM mạnh mẽ hơn để tạo ra những giá trị lớn hơn. Trong đó điển hình như du lịch. Hiện tại chưa có hệ sinh thái, nhóm sản phẩm nào cho cả Mekong bằng một hành trình 5-7 ngày dựa trên mỗi khu vực có những đặc thù khác nhau của từng tỉnh, mình phối lại, mình tạo ra một sản phẩm về Mekong du lịch kết nối”.
“Phải Dự báo nhu cầu nhân lực, 4-5 năm để khi ra trường, nguồn nhân lực này sẽ phục vụ được đúng những ngành trọng điểm mà tỉnh có nhu cầu. Đó là bước thứ nhất rất quan trọng về hoạch định nguồn nhân lực mang tính chiến lược. Thứ hai, ĐBSCL đang thiếu hẳn ở khúc quản lý cấp trung để thực hiện ý tưởng và ước mơ của các doanh chủ và việc đào tạo cho nguồn nhân lực công nhân, nhân viên cấp dưới làm thiếu hẳn, không có tính chiến lược và không có tính quản trị.”
13 – ÔNG LÊ QUANG BÌNH, GIÁM ĐỐC ECUE, ĐẠI DIỆN CHƯƠNG TRÌNH GEARS VIỆT NAM
“Rất nhiều quỹ đầu tư người ta bây giờ nhìn vào một mô hình đầu tư hay một dự án người ta sẽ hỏi ngay xem có vấn đề giới trong đấy như thế nào? Đó chính là vấn đề bình đẳng giới liên quan đến cơm áo, gạo tiền rồi đúng không. Thứ hai, ĐBSCL xuất khẩu rất nhiều sang thị trường châu Âu, vậy không biết anh chị có biết tháng tư vừa rồi Liên minh châu Âu đã ra qua một chỉ thị về thẩm định bền vững của doanh nghiệp. Tức là, từ năm 2026 tất cả các doanh nghiệp của châu Âu họ sẽ phải kiểm định hai thứ. Thứ nhất là hoạt động của họ ảnh hưởng thế nào đến môi trường. Thứ hai là hoạt động của ảnh họ hoạt động ảnh hưởng thế nào đến những vấn đề liên quan đến quyền của phụ nữ, bạo lực, quấy rối, lao động trẻ em…”
14 – ÔNG STEPHEN KREPPEL, GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC TƯ VẤN QUỐC GIA, TỔ CHỨC ĐIỀU PHỐI VÀ TIẾP THỊ QUỐC GIA MÔNG CỔ (MNMCO)
“Tôi nghe các bạn nhắc nhiều về giống gạo Japonica của Nhật Bản có giá bán hay giá xuất khẩu cao so với các loại gạo khác của Việt Nam. Nhưng nếu như ST 25 được chọn là gạo ngon nhất thế giới thì vấn đề tôi đặt ra là tại sao các bạn không phổ biến hơn nữa ST25 vì nó là câu chuyện của đồng bằng, là biểu trưng của ngành lúa gạo Việt nam chẳng hạn. Gạo của đồng bằng có giá ngang ngửa với gạo của các nước khác không ngoài tầm với của các bạn, khi các bạn có giống lúa phẩm chất cao, câu chuyện hay”
“Tôi ấn tượng với mô hình kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh mà các tỉnh đồng bằng đang theo đuổi. Chẳng hạn ở gian hàng Hậu Giang, tôi được giới thiệu về cơ sở chế biến rượu, phần bã hèm bia làm thức ăn chăn nuôi hay phân bón, rồi từ rượu chế biến nâng cao thành các loại dầu xoa bóp thảo dược. Đó là sự độc đáo của sản phẩm Đồng bằng”.
PHẦN II
BÁO CÁO TỔNG KẾT DIỄN ĐÀN MEKONG CONNECT 2024
1 – TIỀN MEKONG CONNECT 2024
Chuỗi hoạt động tiền Mekong Connect 2024 đã tạo nên bước đệm quan trọng, khởi động cho những thảo luận và sáng kiến sâu sắc tại Diễn đàn. Với hàng loạt chương trình đa dạng, đây không chỉ là tiền đề để Mekong Connect 2024 thành công mà còn góp phần thúc đẩy liên kết vùng và đổi mới sáng tạo, hướng tới một tương lai phát triển bền vững cho ĐBSCL, TP.HCM và cả nước:
Khảo sát nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh 2024 – trên phạm vi cả nước
Hội thảo thị trường bán dẫn và nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn – tại TP.HCM
Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa nền kinh tế – tại TP.HCM
Kích hoạt mô hình kinh tế xanh – phát triển đội ngũ doanh nhân theo hướng bền vững – tại Vĩnh Long
Chuỗi huấn luyện kỹ năng bán hàng hiệu quả trên các nền tảng thương mại điện tử
Họp báo giới thiệu Mekong Connect 2024 – tại An Giang
2 – DIỄN ĐÀN CHÍNH
Trong hai ngày 17 và 18/12/2024, tại Đại học An Giang, TP Long Xuyên, Diễn đàn Mekong Connect 2024 với chủ đề: “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng ĐBSCL – TP.HCM và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới” đã diễn ra thành công. Sự kiện quy tụ sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, doanh nghiệp và đối tác quốc tế, một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong trong thúc đẩy liên kết vùng, phát huy tài nguyên bản địa và lan tỏa các sáng kiến phát triển bền vững.
Không gian triển lãm
Sáng 17/12, lễ khai mạc diễn ra trang trọng với sự tham dự của lãnh đạo trung ương, địa phương, các chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước, với phần phát biểu trang trọng của lãnh đạo UBND tỉnh An Giang.
Không gian triển lãm với chủ đề “Doanh nghiệp TP.HCM và ĐBSCL tăng cường liên kết, phát huy nội lực hướng tới phát triển bền vững”, gồm 48 Doanh nghiệp với 3 không gian trưng bày:
Khu vực 5 tỉnh thành tổ chức và đồng hành với Mekong connect 2024: An Giang, TP.HCM, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long.
Khu vực của doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Khu vực của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh ĐBSCL và cả nước
Đặc biệt, là khu trưng bày hai công trình kết nối tiêu biểu của Mekong Connect 2024 đã nhận được sự quan tâm lớn: Công trình đưa cây trồng chống biến đổi khí hậu vào chuỗi kinh tế và Bộ tài liệu số hướng dẫn trồng sầu riêng bền vững
Phiên giao lưu quốc tế: Những câu chuyện và hành trình khởi nghiệp xanh
Phiên giao lưu sáng 17/12 với hơn 300 người tham dự, mang đến những câu chuyện truyền cảm hứng từ các chuyên gia và doanh nhân như Tiến sĩ Nguyễn Quân – Cố vấn diễn đàn, Nguyên Bộ trưởng KHCN, Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam; Bà Nguyễn Phi Vân – Chủ tịch Quỹ đầu tư thiên thần Đông Nam Á. Và đặc biệt là các đại diện từ OTOP Thái Lan, như Tiến sĩ Thapana Boonlar, Chủ tịch Hội đồng tư vấn OTOP Traders Thailand, ông Watcharapong Radomsittipat, Chủ tịch Hội đồng thương mại sản phẩm OTOP… Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, các doanh nghiệp khởi nghiệp như Sokfarm, FoodMap Asia và C2T đã kể lại hành trình đầy nỗ lực của mình: từ việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường quốc tế cho đến việc giành được giải thưởng quốc tế danh giá như Kotler Awards 2024. Mỗi câu chuyện là một minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới và sáng tạo trong kinh doanh xanh.
Hội thảo chuyên đề: Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương
Với hơn 300 đại biểu và khách tham dự, buổi chiều ngày 17/12, trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2024, Hội thảo chuyên đề “Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới” đã diễn ra sôi nổi với nhiều góc nhìn đa chiều và các giải pháp thiết thực từ các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp.
Mở đầu từ An Giang, ông Hồ Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, nêu bật tiềm năng của ngành dược liệu – một thế mạnh của địa phương cần được khai thác hiệu quả và bài bản để vừa tạo sinh kế cho người dân vừa gia tăng giá trị kinh tế bền vững.
Từ TP.HCM, bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm OPC, đã có những phân tích sâu sắc về thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu Việt Nam. Bên cạnh đó, bà Hương đề xuất các chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy ngành dược liệu phát triển bền vững, góp phần gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bến Tre tiếp tục khẳng định vai trò là “thủ phủ dừa” của Việt Nam với phần trình bày của ông Trần Văn Đức, Chủ tịch Beinco. Ông Đức chia sẻ cách nâng cao chuỗi giá trị dừa thông qua công nghệ chế biến hiện đại, mở ra hướng đi mới cho sản phẩm chủ lực này trong xuất khẩu.
Từ Đồng Tháp, ông Hoàng Sơn Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp và Chuyển giao công nghệ ngành Bán lẻ, giới thiệu mô hình IMO (Nông nghiệp – Môi trường – Khởi nghiệp). Đây là mô hình kinh tế tuần hoàn tiêu biểu, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp, mở ra nhiều cơ hội khởi nghiệp bền vững cho người dân địa phương.
Một điểm nhấn đặc biệt của Hội thảo là phần trình bày về công trình kết nối giữa TP.HCM và ĐBSCL:
Công trình thứ nhất: Ông Trần Lam Sơn, UV BCH Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), chia sẻ dự án đưa cây trồng chống biến đổi khí hậu – cây năn tượng – vào chuỗi kinh tế, mở ra triển vọng lớn trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL.
Công trình thứ hai: Chuyên gia Huỳnh Quới công bố bộ tài liệu số là công trình cộng đòng với sự tham gia của các Doanh nghiệp TP.HCM như Vinamit, Maybe, BSA – bằng sự hướng dẫn miễn phí của “Bác sĩ sầu riêng Huỳnh Quới” với nông dân trồng sầu riêng bền vững cho người dân ĐBSCL.
Từ góc độ thích ứng biến đổi khí hậu, bà Lưu Thị Lan, Quản lý dự án Mekong NbS, WWF Việt Nam, đã cung cấp các giải pháp sinh kế thuận thiên nhằm tăng khả năng phục hồi và thích ứng của người dân ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
Bổ sung thêm một góc nhìn về canh tác truyền thống, ông Trương Linh Ân, Giám đốc Tập đoàn Khải Nam, chia sẻ tiềm năng và những thách thức trong việc nhân rộng mô hình lúa mùa nổi. Đây là một giải pháp canh tác cổ truyền không chỉ phù hợp với điều kiện tự nhiên mà còn mang lại giá trị kinh tế và sinh thái cao.
Ông Phạm Trọng Chinh, chuyên gia cấp cao về Hệ thống phân phối và Trade Marketing, đã trình bày nội dung về tái thiết kế chiến lược phân phối. Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa kênh phân phối để nâng cao khả năng cạnh tranh và thích ứng với xu hướng thị trường mới.
Cuối cùng là phần toạ đàm đã tạo nên một không gian trao đổi mở, nơi các địa phương, doanh nghiệp và chuyên gia cùng bàn thảo, chia sẻ sáng kiến và giải pháp liên kết hiệu quả. Đây là tiền đề quan trọng để phát huy tối đa tiềm năng của tài nguyên bản địa, thúc đẩy kinh tế địa phương và gia tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh mới.
Phiên Mega Livestream: Thúc đẩy thương mại bền vững qua nền tảng số
Từ 16 giời chiều tối ngày 17/12, Diễn đàn tiếp tục sôi động với phiên Mega Livestream bán hàng trực tuyến trên nền tảng TikTok. Phiên livestream xuyên suốt hơn 5 giờ đồng hồ với sự tham gia của 23 doanh nghiệp – đơn vị, không chỉ là một hoạt động thương mại mà còn là một sự kiện kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp, nhà bán hàng và người tiêu dùng. Với sự tham gia của MCN House of Deera và ba nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng như Hana Ba Mê, Huỳnh Bảo, Võ Thành Luân, phiên livestream đã giới thiệu thành công hơn 40 sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc phần lớn từ các tỉnh ĐBSCL. Tổng phiên live đã tiếp cận 2,5 triệu người, trong đó bán ra gần 1,000 đơn hàng với các nhóm sản phẩm được yêu thích như bánh phồng tôm Cà Mau, khô cá lóc Kim Loan An Giang, Hồng treo gió Đà Lạt, Cà phê hòa tan,… Tỷ lệ hủy đơn chỉ có 0.5%.
Phiên livestream không chỉ quảng bá sản phẩm hiệu quả mà còn mở ra cơ hội thương mại trong kỷ nguyên số, góp phần tạo đầu ra cho tài nguyên bản địa.
PHIÊN TOÀN THỂ MEKONG CONNECT 2024: “NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO LIÊN KẾT BỀN VỮNG VÙNG ĐBSCL – TP.HCM VÀ CẢ NƯỚC”
Sáng 18/12, bước sang ngày làm việc thứ 2, Phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Connect 2024 có sự tham dự của hơn 600 đại biểu, bao gồm đại diện các cơ quan ngoại giao ngoại giao, các doanh nhân và các nhà khoa học, các chuyên gia đa lĩnh trong và ngoài nước… và hơn 50 cơ quan báo đài. Đặc biệt, phiên toàn thể có sự hiện diện của: Ông Huỳnh Thành Đạt – Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng KHCN; Ông Phan Văn Mãi – Uỷ viên TW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM; Ông Trương Quang Hoài Nam – Phó Trưởng ban đối ngoại TW; Ông Kayzad Namdarian, Lãnh sự Kinh tế, Tổng Lãnh sự quán Australia tại TP.HCM; Ông Nguyễn Quân – Nguyên Bộ trưởng KHCN, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam; Ông Phan Thanh Bình – Nguyên uỷ viên TW Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Bà Phạm Chi Lan – Chuyên gia kinh tế cao cấp; Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội DN HVNCLC, Giám đốc Trung tâm BSA… Cùng lãnh đạo tỉnh ủy, HĐND, UBND An Giang, TP.HCM, lãnh đạo UBND các tỉnh thành ĐBSCL.
Đây là phiên làm việc quan trọng nhất của Diễn đàn, thể hiện tầm nhìn chiến lược, tinh thần hợp tác và cam kết hành động của các bên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại và công nghệ bền vững cho vùng ĐBSCL, TP.HCM và cả nước trong bối cảnh mới.
Mở đầu phiên toàn thể là nghi thức khai mạc trang trọng, với bài phát biểu từ Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng, với các nội dung trọng tâm: Khẳng định tầm quan trọng của liên kết vùng; Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế địa phương; Nhấn mạnh vai trò của khoa học và công nghệ…Và kêu gọi hợp tác và hỗ trợ từ các bên liên quan: Tất cả thể hiện cam kết của lãnh đạo tỉnh An Giang trong việc thúc đẩy liên kết vùng, phát huy tiềm năng kinh tế địa phương và ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển bền vững.
Kế đến là phát biểu của Uỷ viên Trung ương Đảng – Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt, tập trung các nội dung: Vai trò và ý nghĩa của Diễn đàn Mekong Connect; Tầm quan trọng của KH &CN; Thúc đẩy liên kết vùng; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo… Và cam kết hỗ trợ từ Bộ KH&CN. Những điểm nhấn này thể hiện tầm nhìn và cam kết của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt trong việc thúc đẩy phát triển bền vững vùng ĐBSCL thông qua khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thứ ba là phát biểu của ông Kayzad Namdarian, Lãnh sự Kinh tế, Tổng Lãnh sự quán Australia tại TP.HCM, nhấn mạnh về: Tầm quan trọng của ĐBSCL; Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; Thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển nguồn nhân lực… Và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tất cả thể hiện cam kết mạnh mẽ của Australia trong việc đồng hành cùng Việt Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, hướng tới phát triển bền vững và thịnh vượng.
Những chia sẻ này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Mekong Connect là diễn đàn liên kết cấp vùng, kết nối các ý tưởng, nguồn lực và sáng kiến phát triển, không chỉ cho khu vực ĐBSCL mà còn cho nền kinh tế quốc gia nói chung.
Một điểm nhấn đặc biệt của phiên toàn thể là phần báo cáo tổng kết chuỗi các hoạt động “Tiền Mekong Connect 2024” qua video trình chiếu, ghi nhận chuỗi hoạt động công phu, ý nghĩa.
Tọa đàm 1: Nguồn vốn đầu tư cho liên kết bền vững
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chuyển dịch, vấn đề huy động nguồn vốn xanh, bền vững trở thành tâm điểm của phiên thảo luận. Với sự điều phối của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Giám đốc Điều hành, Go Global Holdings, Các diễn giả hàng đầu như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, đại diện quỹ đầu tư Tael Partners và tổ chức tư vấn quốc tế Clickable Impact, cùng các nhà đầu tư từ Accelebator Singapore đã đưa ra những phân tích sâu sắc và giải pháp cụ thể. Thảo luận xoay quanh các cơ chế huy động tài chính, đầu tư có trách nhiệm và các gói hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp và địa phương, mở ra cơ hội hợp tác và kết nối hiệu quả giữa nhà đầu tư và các dự án tiềm năng tại vùng ĐBSCL.
Tọa đàm 2: Nguồn nhân lực cho phát triển bền vững
Nguồn nhân lực chất lượng cao là nền tảng quan trọng để hiện thực hóa các chiến lược phát triển vùng. Tại phiên thảo luận này, với sự điều phối của ông Trần Vũ Nguyên, Nhà Sáng lập và Giảng viên chính, AI Education; các chuyên gia đến từ Đại học An Giang, Tập đoàn Thiên Long, Tập đoàn TalentNet, GEARS Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc CESS và các tổ chức giáo dục đã cùng chia sẻ các mô hình đào tạo nhân lực bài bản, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, các ý kiến nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết trong việc phát triển nhân lực ngành bán dẫn, công nghệ cao và chuyển đổi số – những lĩnh vực mũi nhọn giúp ĐBSCL và TP.HCM nắm bắt cơ hội trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Hai tọa đàm trong Phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Connect 2024 không chỉ đóng vai trò như những diễn đàn chia sẻ tri thức, mà còn là nơi định hình các giải pháp chiến lược và hành động cụ thể để thúc đẩy liên kết vùng và phát triển bền vững.
Ra mắt CLB Doanh nông xanh 3 miền
Một sự kiện mang tính biểu tượng của Mekong Connect 2024 là Lễ ra mắt Câu lạc bộ Doanh nông xanh 3 miền. Đây là bước ngoặt quan trọng trong hành trình 10 năm của chương trình Khởi nghiệp Xanh, thể hiện cam kết đồng hành và hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững. CLB không chỉ là nơi kết nối mà còn là trung tâm thúc đẩy những sáng kiến đổi mới sáng tạo, góp phần nâng tầm giá trị nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ký kết thỏa thuận hợp tác
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương là một trong những điểm nhấn quan trọng của Diễn đàn Mekong Connect 2024. Đây không chỉ là minh chứng cho tinh thần liên kết vùng chặt chẽ giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL, mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và công nghệ. Các thỏa thuận lần này tập trung vào việc phát huy nội lực địa phương, khai thác bền vững tài nguyên bản địa và nâng cao chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh mới, tạo nền tảng vững chắc để các địa phương cùng nhau phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu và gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Kết luận Diễn đàn Mekong Connect 2024 và định hướng 2025
Trong bài phát biểu kết luận Diễn đàn Mekong Connect 2024 và định hướng 2025, ông Hải Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM nhấn mạnh: “Diễn đàn Mekong Connect 2024 năm nay đã thực sự gắn kết được nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, các Doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện, động lực thuận lợi cho TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL hình thành liên kết chuỗi giá trị, định hướng cho doanh nghiệp, nông dân nắm bắt xu hướng thị trường, ứng dụng công nghệ để kết nối chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản và tăng cường hội nhập thị trường quốc tế. Qua đó, định hướng được những giải pháp lớn cho năm 2025, là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025″.
Giới thiệu địa phương đăng cai Mekong Connect 2025: Vĩnh Long
Khép lại Diễn đàn Mekong Connect 2024, Ban Tổ chức đã chính thức giới thiệu và trao quyền đăng cai tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2025 cho tỉnh Vĩnh Long. Với vai trò là một địa phương năng động và giàu tiềm năng tại ĐBSCL, Vĩnh Long hứa hẹn sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị của Mekong Connect, tạo nên một sân chơi kết nối và thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững cho cả khu vực.
PHẦN III
BẢN TỔNG HỢP CÁC KHUYẾN NGHỊ
Diễn đàn Mekong Connect 2024 không chỉ là nơi gặp gỡ và chia sẻ, mà còn là cơ hội để lắng nghe những ý kiến, khuyến nghị, kiến nghị giá trị từ lãnh đạo, chuyên gia và doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế. Các ý kiến này được Trung tâm BSA – thường trực quan điều phối diễn đàn – tổng hợp từ những phiên thảo luận, hội thảo, tọa đàm trước và trong diễn đàn, tập trung vào các vấn đề chiến lược cho khu vực ĐBSCL và TP.HCM. Những khuyến nghị này phản ánh tâm huyết và cam kết hành động của các bên liên quan, hướng đến thúc đẩy liên kết vùng, tối ưu hóa nguồn lực, phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế. Đây chính là định hướng để hình thành những giải pháp cụ thể và khả thi, tạo nên bước tiến mới cho tương lai của khu vực.
A – KHUYẾN NGHỊ – TỪ CÁC BÀI VIẾT ĐĂNG TRONG KỶ YẾU MEKONG CONNECT 2024
1 – BỘ TRƯỞNG NN&PTNT LÊ MINH HOAN
Về liên kết vùng
Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh: Xây dựng các liên kết vùng để chia sẻ tài nguyên, hợp tác phát triển kinh tế, và cùng nhau đối mặt với các thách thức chung.
Xây dựng thương hiệu chung: Tạo ra một thương hiệu thống nhất cho cả vùng để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hạ tầng giao thông: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối các tỉnh thành để thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế.
Về phát triển bền vững
Nông nghiệp: Áp dụng các mô hình nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu như tôm – lúa, tôm – cá, và giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học.
Bảo vệ môi trường: Bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và đất.
Phát triển đô thị: Quy hoạch đô thị hợp lý, hạn chế quá trình đô thị hóa tràn lan.
Về đổi mới sáng tạo
Khuyến khích khởi nghiệp: Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Tăng cường đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao.
Đào tạo nguồn nhân lực: Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng.
Về chính sách
Hoàn thiện thể chế: Cải cách thể chế để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư.
Hỗ trợ doanh nghiệp: Cung cấp các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phát triển du lịch: Khai thác tiềm năng du lịch của vùng để tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
2 – CHỦ TỊCH UBND TỈNH AN GIANG HỒ VĂN MỪNG
Liên kết vùng: Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia, và với Thành phố Hồ Chí Minh.
Thu hút đầu tư: Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực ưu tiên.
Phát triển hạ tầng: Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, cảng biển, khu công nghiệp, khu du lịch.
Đổi mới sáng tạo: Áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ.
Phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bảo vệ môi trường: Phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư:
Nông nghiệp công nghệ cao: Sản xuất lúa chất lượng cao, rau màu, cây ăn trái, dược liệu…
Công nghiệp chế biến: Chế biến nông sản, thực phẩm, dược liệu.
Hạ tầng: Xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển, đường giao thông.
Du lịch: Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng.
Logistics: Phát triển các trung tâm logistics, kho bãi.
3 – CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRẦN VIỆT TRƯỜNG
Đổi mới tư duy và tầm nhìn: Cần Thơ cần có những đổi mới tư duy để thích ứng với tình hình mới, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Cải thiện môi trường đầu tư: Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư.
Hoàn thiện quy hoạch: Quy hoạch đô thị theo hướng sinh thái, hiện đại, kết nối với các đô thị vệ tinh trong vùng.
Tăng cường liên kết vùng: Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành trong vùng để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của mỗi địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố và vùng.
Bảo vệ môi trường: Tăng cường bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát triển nông nghiệp bền vững: Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị bền vững.
Phát triển hạ tầng: Đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, logistics để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế.
4 – CHỦ TỊCH UBND TỈNH ĐỒNG THÁP PHẠM THIỆN NGHĨA
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh: Đồng Tháp cam kết tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp sạch, du lịch sinh thái và công nghiệp xanh.
Hợp tác quốc tế: Tỉnh mong muốn tăng cường hợp tác với các địa phương, các nguồn lực hỗ trợ trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển bền vững.
Đổi mới sáng tạo: Đồng Tháp khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và công nghệ.
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp: Tỉnh tập trung xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.
Các giải pháp cụ thể:
Triển khai các mô hình nông nghiệp sạch: Kết hợp các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Phát triển du lịch sinh thái: Khai thác thế mạnh sông nước và hệ sinh thái phong phú.
Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp: Kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức hỗ trợ.
Tham gia các diễn đàn quốc tế: Học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Thông điệp gửi đến Diễn đàn Mekong Connect:
Đồng Tháp mong muốn Diễn đàn Mekong Connect sẽ tiếp tục là nơi hiến kế và chia sẻ sáng kiến để thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững cho các địa phương trong khu vực ĐBSCL.
5 – PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC UBND TỈNH HẬU GIANG TRƯƠNG CẢNH TUYÊN
Phát triển nông nghiệp bền vững:
Liên kết chuỗi giá trị: Tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.
Nông nghiệp hữu cơ: Chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ, giảm sử dụng hóa chất.
Năng lượng tái tạo: Tận dụng tiềm năng năng lượng mặt trời để phát triển nông nghiệp sạch.
Thu hút đầu tư:
Khu công nghiệp và cụm công nghiệp: Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư.
Năng lượng tái tạo: Khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời.
Nông nghiệp công nghệ cao: Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Phát triển bền vững:
Kinh tế tuần hoàn: Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sản xuất.
Bảo vệ môi trường: Tập trung vào các giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên kết vùng:
Mekong Connect: Tham gia mạng lưới Mekong Connect để kết nối với các tỉnh thành trong vùng và học hỏi kinh nghiệm.
Phát triển hạ tầng: Đầu tư vào hạ tầng giao thông, logistics để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương.
6 – CHUYÊN GIA KINH TẾ PHẠM CHI LAN
Đối với TP.HCM:
TP.HCM không thể cứ phát triển trên cơ sở những quan niệm cũ của chúng ta về công nghiệp hóa.
P.HCM rất rất cần phải biến mình thành trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại, trung tâm của các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao mới mà Việt Nam đang rất cần như bán dẫn.
Thành phố có thể vẫn phát triển một số ngành công nghiệp hiện tại nhưng phải trên cơ sở nâng cấp để nó đạt được yêu cầu mới.
Các ngành mới vẫn rất cần ngành cơ khí, nhưng là cơ khí chất lượng cao để có thể tham gia làm được những cái mà lâu nay chúng ta vẫn gọi là các ngành phụ trợ trong công nghiệp.
Đối với ĐBSCL:
Thứ nhất, nên chủ động làm việc nhiều hơn những nơi đã là trung tâm phát triển trước mình là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… để xem xem những lĩnh vực gì có thể chuyển dịch được.
Thứ hai, là sự chủ động chuẩn bị thêm về các mặt hạ tầng cần thiết cho họ, ngoài lĩnh vực giao thông mà hiện nhà nước, cũng như khu vực đồng bằng đang có những chủ trương khá nhiều, thì cũng rất nên lưu ý hạ tầng điện trên cơ sở xanh.
Thứ ba, một trong những điều quan trọng đối với các tỉnh ĐBSCL hiện nay là phải chú ý đào tạo nguồn nhân lực về quản trị.
Đối với Mekong Connect:
Thứ nhất, ngoài Mekong Connect thường niên theo diện rộng chúng ta có thể làm thêm các Mekong Connect theo chủ đề, chẳng hạn, một cuộc “Mekong Connect Xanh” riêng giữa những nhà công nghệ về hướng dẫn cho nông dân hoặc chia sẻ lại cách làm xanh hơn, sạch hơn.
Thứ hai, thành lập một câu lạc bộ giống như LBC (Câu lạc bộ các doanh nghiệp dẫn đầu) nhưng riêng cho vùng. Các thành viên LBC ở các tỉnh khác nhau có thể đứng ra thành lập một câu lạc bộ, thành một đầu mối địa phương.
Thứ ba, phối hợp với các tổ chức nghiên cứu, như VCCI Cần Thơ, Đại học Fulbrightđể cho ra báo cáo hàng năm Mekong Report tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế của vùng Mekong.
7 – TS NGUYỄN QUÂN – NGUYÊN BỘ TRƯỞNG BỘ KHCN, CHỦ TỊCH HỘI TỰ ĐỘNG HÓA VIỆT NAM
Các kiến nghị chính:
Đầu tư vào công nghệ: Ứng dụng các công nghệ như IoT, blockchain, thương mại điện tử vào sản xuất và quản lý.
Xây dựng chuỗi cung ứng minh bạch: Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Phát triển nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng về công nghệ số.
Hợp tác công tư: Tăng cường hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
Phát triển kinh tế xanh: Kết hợp chuyển đổi số với chuyển đổi xanh để phát triển bền vững.
Hướng phát triển:
Nông nghiệp thông minh: Áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí.
Thương mại điện tử: Mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Năng lượng tái tạo: Tận dụng tiềm năng năng lượng tái tạo để phát triển kinh tế xanh.
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp: Tạo điều kiện cho các startup phát triển các giải pháp công nghệ mới.
Chuyển đổi số:
Đây là một quá trình không thể tránh khỏi và là cơ hội để ĐBSCL phát triển bền vững.
Việc hợp tác giữa các bên liên quan, đặc biệt là sự hỗ trợ của Hội Tự động hóa Việt Nam, sẽ giúp đẩy nhanh quá trình này và mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực.
8 – PGS.TS PHAN THANH BÌNH, NGUYÊNCHỦ NHIỆM ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC, THANH NIÊN, THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG CỦA QUỐC HỘI KHÓA 14
Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực:
Đào tạo kỹ năng công nghệ và số hóa cho lao động.
Phát triển nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh.
Đào tạo nhân lực trong chuỗi cung ứng và kinh tế tuần hoàn.
Đào tạo đội ngũ quản lý và triển khai cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Xây dựng các trung tâm đào tạo liên vùng: Tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, quản lý chuỗi cung ứng, và năng lượng tái tạo.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Tận dụng các đối tác quốc tế của TP.HCM để hỗ trợ các chương trình đào tạo nhân lực tại ĐBSCL.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
9 – NHÀ QUẢN TRỊ PHẠM PHÚ NGỌC TRAI
Khuyến nghị:
Đầu tư vào hạ tầng: Xây dựng hệ thống giao thông, cảng biển, và các cơ sở hạ tầng khác để nâng cao kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Phát triển nông nghiệp bền vững: Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị, và phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Đào tạo nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và quản lý.
Hợp tác quốc tế: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Tận dụng tối đa tài nguyên, giảm thiểu chất thải và bảo vệ môi trường.
Xây dựng các trung tâm logistics: Nâng cao hiệu quả vận chuyển và phân phối sản phẩm.
Hướng phát triển:
Chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao: Áp dụng các công nghệ hiện đại như IoT, AI vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí.
Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ: Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, đóng gói và bảo quản nông sản để tăng giá trị gia tăng.
Xây dựng các khu đô thị sinh thái: Kết hợp phát triển đô thị với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Phát triển du lịch sinh thái: Khai thác tiềm năng du lịch của vùng để thu hút khách du lịch và tạo việc làm.
Vai trò của TP.HCM:
Hỗ trợ về vốn: Cung cấp vốn đầu tư cho các dự án phát triển tại ĐBSCL.
Chuyển giao công nghệ: Hỗ trợ ĐBSCL tiếp cận các công nghệ mới.
Đào tạo nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ĐBSCL.
Mở rộng thị trường: Giúp các sản phẩm của ĐBSCL tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.
10 – PGS.TS NGUYỄN PHÚ SON, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Sở Công Thương các tỉnh nói chung và của của 4 tỉnh ABCD nói riêng nên tiếp tục và tăng cường tổ chức một cách thường xuyên và định kỳ các khóa tập huấn chủ để sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Cũng vậy, thông qua các khóa tập huấn này tạo cơ hội nối kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm kinh tế tuần hoàn, đồng thời gợi mở ý thưởng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp.
Hàng năm, Sở Công Thương phối hợp với các sở ngành chức năng có liên quan đến sản xuất sạch hơn tổ chức hội thảo tổng kết, đánh giá kết quả sản xuất sạch hơn để rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất sạch hơn nhằm định hướng phát triển sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả mang tính bền vững cao.
Hàng năm, Sở Công Thương phối hợp với các Viện, Trường trong khu vực để giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực sản xuất sạch hơn, nhằm tạo điều kiện cho các DN tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất UBND các tỉnh nói chung, và các tỉnh ABCD cần xây dựng kế hoạch trung và dài hạn để thực thi chiến lược sản xuất sạch hơn của Chính phủ, và có tổng kết, đánh giá một cách nghiêm túc về kết quả thực hiện.
11 – PGS.TS VÕ HỒNG TÚ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Xây dựng khung pháp lý hỗ trợ:
Ban hành các chính sách ưu đãi về tài chính và thuế cho các HTX áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết, cung cấp công nghệ và tài chính cho các HTX.
Nâng cao năng lực HTX:
Tăng cường đào tạo về kỹ thuật canh tác bền vững và quản lý chuỗi giá trị.
Ứng dụng công nghệ số để theo dõi và quản lý chuỗi sản xuất.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư:
Huy động nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp tư nhân để phát triển hạ tầng và công nghệ phục vụ mô hình HTX.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm:
Xây dựng thương hiệu lúa gạo bền vững ĐBSCL để tăng giá trị xuất khẩu.
Phát triển kênh tiêu thụ nội địa và quốc tế cho các sản phẩm phụ như phân hữu cơ và nấm.
B – KHUYẾN NGHỊ – TỪ CHUỖI HỘI THẢO TIỀN MEKONG CONNECT 2024
1 – TS HUỲNH KỲ TRÂN, CEO CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT MỸ PHẨM LAN HẢO (THORAKAO), CHỦ NHIỆM HBBC
Tại hội thảo tiền Mekong Connecg, TS Huỳnh Kỳ Trân đã chỉ ra những tiềm năng lớn của tỉnh Bến Tre trong việc phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Dựa trên những thế mạnh sẵn có, bà đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể:
Tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo: Bến Tre nên tập trung khai thác tiềm năng năng lượng gió và năng lượng mặt trời để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và góp phần bảo vệ môi trường.
Nâng cao giá trị sản phẩm dừa: Thay vì chỉ bán trái dừa thô, Bến Tre cần tập trung vào việc chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như các sản phẩm từ dầu dừa, nước dừa, các sản phẩm mỹ phẩm và dược phẩm từ dừa.
Khai thác giá trị dược liệu từ dừa: Nên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ dừa dựa trên kiến thức bản địa và các nghiên cứu khoa học hiện đại, tạo ra những sản phẩm độc đáo và có giá trị cao trên thị trường quốc tế.
Phát triển các sản phẩm nông nghiệp khác: Bên cạnh dừa, Bến Tre còn có nhiều loại cây ăn trái khác và nguồn thủy sản phong phú. Việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp giảm rủi ro và tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế địa phương.
2 – TS LÊ HOÀI QUỐC, CHỦ TỊCH HỘI TỰ ĐỘNG HÓA TP.HCM
Tại hội thảo tiền Mekong Connect 2024 TS Lê Hoài Quốc đã chỉ ra những thách thức và cơ hội đối với ngành dừa trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Dựa trên những phân tích này, ông đã đưa ra các kiến nghị sau:
Phát triển giống dừa mới: Cần nghiên cứu và phát triển các giống dừa có khả năng chịu hạn, chịu sâu bệnh tốt hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp bền vững: Áp dụng các phương pháp canh tác bền vững như nông lâm kết hợp, trồng dừa hữu cơ để bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho nông dân.
Chế biến sâu: Tăng cường chế biến sâu các sản phẩm từ dừa để nâng cao giá trị và đa dạng hóa sản phẩm.
Hỗ trợ nông dân: Cung cấp cho nông dân các kiến thức, kỹ năng và công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Liên kết chuỗi giá trị: Tạo ra các chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân.
3 – CHỦ TỊCH UBND TỈNH VĨNH LONG LỮ QUANG NGỜI
Tại hội thảo tiền Mekong Connect 2024 tổ chức tại Vĩnh Long ngày 14/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cam kết tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển và góp phần xây dựng vùng ĐBSCL bền vững với các giải pháp:
Xác định mục tiêu phát triển bền vững:
Tập trung vào kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, và ứng dụng công nghệ cao.
Phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt là sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Khuyến khích đổi mới sáng tạo:
Hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số và sản xuất xanh.
Ưu tiên các dự án sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ cao, và tận dụng nguyên liệu địa phương.
Tăng cường hợp tác khu vực:
Học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác thông qua Diễn đàn Mekong Connect.
Xây dựng kết nối giữa Câu lạc bộ Thương hiệu dẫn đầu của tỉnh với các mạng lưới như Câu lạc bộ Doanh nông – Khởi nghiệp xanh.
Đẩy mạnh vai trò doanh nhân:
Phát triển đội ngũ doanh nhân theo hướng bền vững.
Tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
Đề nghị đóng góp từ cộng đồng:
Kêu gọi các nhà khoa học và doanh nghiệp cùng nhận diện và giải quyết các điểm nghẽn của địa phương.
Đón nhận các ý tưởng và sáng kiến mới để thúc đẩy phát triển tỉnh Vĩnh Long và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
4 – PGS.TS NGUYỄN PHÚ SON – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tại hội thảo tiền Mekong Connect 2024 PGS.TS Nguyễn Phú Son đã phân tích sâu về kinh nghiệm của các quốc gia trong việc phát triển nông nghiệp xanh và kinh tế tuần hoàn, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối doanh nghiệp và hợp tác xã trong chuỗi giá trị. Từ đó ông đưa ra các kiến nghị:
Xây dựng chuỗi giá trị: Kết nối doanh nghiệp và hợp tác xã để tạo ra chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp xanh.
Hỗ trợ doanh nghiệp: Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp xanh, như hỗ trợ vốn, chuyển giao công nghệ, xây dựng thương hiệu.
Phát triển sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng.
Xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp xanh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nâng cao nhận thức: Tăng cường tuyên truyền về lợi ích của nông nghiệp xanh và khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm xanh.
Học hỏi kinh nghiệm quốc tế: Học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã thành công trong phát triển nông nghiệp xanh như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.
Bài học kinh nghiệm từ các nước:
Trung Quốc: Đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, xây dựng hệ thống các viện nghiên cứu nông nghiệp, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất.
Nhật Bản: Coi trọng vai trò của hợp tác xã, tập trung vào chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu.
Thái Lan: Phát triển các cụm ngành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh thương mại điện tử.
5 – ÔNG CHÍN VUI – ĐOÀN VĂN TÀI, HTX TẤN ĐẠT
Tại hội thảo tiền Mekong Connect 2024 ông Chín Vui đã chia sẻ một câu chuyện thành công về việc chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ của HTX Tấn Đạt do ông sáng lập.
Các kiến nghị và bài học rút ra từ kinh nghiệm của ông Chín Vui:
Quy trình sản xuất nghiêm ngặt: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm hữu cơ, việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi sự cam kết cao từ tất cả các thành viên trong hợp tác xã.
Liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp: Việc kết nối với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm là yếu tố then chốt để đảm bảo đầu ra ổn định và giá cả hợp lý cho nông dân.
Hỗ trợ tài chính cho nông dân: Cần có các cơ chế hỗ trợ tài chính để giúp nông dân chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi chi phí đầu tư còn cao.
Xây dựng thương hiệu: Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hữu cơ sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường.
Đào tạo và nâng cao nhận thức: Cần tổ chức các lớp tập huấn để chuyển giao kỹ thuật và nâng cao nhận thức cho nông dân về lợi ích của sản xuất hữu cơ.
Chính sách hỗ trợ từ nhà nước: Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
C – KHUYẾN NGHỊ – TỪ CÁC PHIÊN HỘI THẢO – TOẠ ĐÀM – GIAO LƯU NGÀY 17/12 – DIỄN ĐÀN CHÍNH MEKONG CONNECT 2024
1 – ÔNG WATCHARAPONG RADOMSITTIPAT, CHỦ TỊCH NHÓM DOANH NGHIỆP GIAO THƯƠNG SẢN PHẨM OTOP THÁI LAN
Tại Mekong Connect 2024, ông Watcharapong Radomsittipat,chia sẻ một câu chuyện thành công về việc phát triển sản phẩm OTOP từ trái sapôchê ở Thái Lan, đồng thời giới thiệu tổng quan về mô hình OTOP của quốc gia này.
Kiến nghị và bài học rút ra:
Tìm kiếm giá trị gia tăng cho sản phẩm: Thay vì bỏ đi, trái sapôchê đã được biến thành sản phẩm có giá trị cao hơn thông qua việc đóng gói đẹp mắt, tạo ra các sản phẩm chế biến.
Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu giúp sản phẩm được người tiêu dùng nhận biết và tin tưởng, từ đó nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh.
Kết nối người nông dân với thị trường: Việc kết nối nông dân với các kênh phân phối, các sự kiện và hội chợ giúp nông sản dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng.
Hỗ trợ của chính phủ: Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân phát triển sản phẩm OTOP, thông qua các chính sách khuyến khích, đào tạo, hỗ trợ tài chính và xây dựng hạ tầng.
Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức về sản xuất, kinh doanh và tiếp thị sản phẩm OTOP.
Kết hợp với du lịch: Tích hợp sản phẩm OTOP vào các tour du lịch để quảng bá và tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.
2 – BÀ PHẠM THỊ XUÂN HƯƠNG, TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC
Tại diễn đàn Mekong Connect 2024 bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC – một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm từ dược liệu cho rằng: “Việt Nam là nước được đánh giá có lợi thế về phát triển dược liệu. Tiềm năng chưa được phát huy xứng đáng”. Từ kinh nghiệm của mình bà đã đưa ra ba kiến nghị:
Thứ nhất, chính quyền sớm có quy hoạch những vùng trồng trên địa bàn. Một quy hoạch rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc định ra các chiến lược, kế hoạch của mình khi đầu tư.
Thứ hai, chính quyền hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại với sản phẩm từ vùng trồng. Bởi vì các sản phẩm có xuất xứ vùng trồng, các doanh nghiệp triển khai, sử dụng vùng trồng thì được kết hợp với địa phương để quảng bá. Đó là cách hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều.
Thứ ba, chính quyền tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở sơ chế, biến dược liệu tại cụm vùng trồng. Bởi vì khi doanh nghiệp triển khai vùng trồng, chọn nơi sơ chế, thì mong chính quyền hỗ trợ nơi đặt chiết xuất từ đó đưa về nhà máy chính, vì không đưa nguyên liệu thô về nhà máy được.
3 – ÔNG HỒ THANH BÌNH, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NN&PTNT AN GIANG
Chia sẻ tại Mekong Connect 2024 ông Hồ Thanh Bình cho rằng An Giang có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành dược liệu. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng này, cần có sự nỗ lực của cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Việc xây dựng một hệ sinh thái dược liệu bền vững sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và bảo tồn đa dạng sinh học.
Hướng phát triển:
Tập trung vào các loài dược liệu đặc hữu: Khai thác lợi thế về các loài dược liệu quý hiếm để tạo ra các sản phẩm độc đáo.
Phát triển sản phẩm: Chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu để tăng giá trị và đa dạng hóa sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu của An Giang để tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
Phát triển du lịch dược liệu: Kết hợp du lịch với việc tham quan các vườn dược liệu, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng.
Bài học kinh nghiệm:
Hợp tác công tư: Sự kết hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân là rất quan trọng để phát triển ngành dược liệu.
Đào tạo nguồn nhân lực: Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về dược liệu.
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường: Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về thị trường dược liệu để doanh nghiệp và nông dân có thể đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh hiệu quả.
4 – ÔNG TRẦN VĂN ĐỨC – CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH BẾN TRE, CHỦ TỊCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỪA BẾN TRE (BEINCO)
Cây dừa đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt là cây công nghiệp chủ lực như cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu. Do đó, cần ó chính sách phát triển toàn diện cây dừa. Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Nâng tầm thương hiệu dừa Việt Nam trong nước và quốc tế. Xây dựng cơ chế hợp tác – phát triển bền vững Nông dân – Doanh nghiệp.
Tóm lược
Dựa trên tổng hợp các kiến nghị từ các quan chức, lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp, chúng ta có thể rút ra một số điểm chung và những hướng phát triển chính cho TP.HCM và vùng ĐBSCL:
Điểm chung
Liên kết vùng: Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh trong vùng, chia sẻ tài nguyên, cùng nhau phát triển.
Phát triển bền vững: Tập trung vào nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đổi mới sáng tạo: Khuyến khích khởi nghiệp, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh.
Đầu tư vào hạ tầng: Nâng cấp hệ thống giao thông, cảng biển, khu công nghiệp.
Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng.
Thu hút đầu tư: Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các hướng phát triển chính
Nông nghiệp: Chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến, đóng gói, bảo quản nông sản, xây dựng các khu công nghiệp xanh.
Dịch vụ: Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ logistics.
Đô thị: Quy hoạch đô thị theo hướng sinh thái, hiện đại, kết nối với các đô thị vệ tinh trong vùng.
Các giải pháp cụ thể
Xây dựng các cụm liên kết: Tạo ra các cụm liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã để cùng nhau phát triển.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khuyến khích sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nâng cao giá trị gia tăng.
Xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của vùng, tạo dựng uy tín trên thị trường.
Hỗ trợ doanh nghiệp: Cung cấp các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đào tạo nhân lực: Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và thu hút đầu tư.
5 – BÀ LƯU THỊ LAN – QUẢN LÝ DỰ ÁN MEKONG NBS, WWF VIỆT NAM
Thích ứng với biến đổi khí hậu:
Triển khai các mô hình sinh kế dựa vào lũ như canh tác lúa mùa nổi kết hợp nuôi cá, mô hình tôm – lúa và tôm – rừng.
Khuyến khích áp dụng các chiến lược bền vững, giảm chi phí đầu vào và cải thiện hiệu quả kinh tế cho người dân.
Bảo tồn và phục hồi môi trường:
Phục hồi sinh cảnh đất ngập nước và đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn như Tràm Chim, Láng Sen, Trà Sư.
Cải thiện chất lượng đất, tăng khả năng trữ nước và phục hồi nguồn lợi thủy sản.
Hỗ trợ cộng đồng địa phương:
Tạo việc làm thông qua các ngành nghề thủ công (đan lục bình), khai thác sản phẩm từ mùa lũ (khô/mắm, cá).
Khôi phục giá trị văn hóa truyền thống của mùa nước nổi.
Hợp tác và đầu tư:
Xây dựng các chương trình thí điểm kết hợp với các tổ chức và doanh nghiệp, như dự án Coca-Cola phục hồi sinh cảnh và dự án Mekong NBS.
Thúc đẩy tài chính xanh để hỗ trợ sinh kế bền vững.
Hiệu quả kinh tế và môi trường:
Tăng tỷ suất lợi nhuận từ các mô hình sinh kế dựa vào lũ.
Giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tăng khả năng bồi lắng phù sa và đa dạng sinh học.
6 – ÔNG TRẦN LAM SƠN, ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH HỘI MỸ NGHỆ VÀ CHẾ BIẾN GỖ TP.HCM (HAWA), PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CÔNG TY THIÊN MINH FURNITURE
Phát triển và khai thác cỏ năng tượng:
Tận dụng diện tích 1,8 triệu ha vùng nước lợ, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào với năng suất đạt 10 tấn/ha.
Khai thác giá trị kinh tế tiềm năng lên tới 9 tỷ USD thông qua các ứng dụng đa dạng như thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu công nghiệp, thức ăn gia súc.
Ứng dụng cỏ năng tượng:
Thủ công mỹ nghệ: Sản phẩm sáng tạo độc đáo phục vụ thị trường quốc tế.
Nguyên liệu công nghiệp: Bột giấy, túi giấy, vật liệu kê lót thân thiện với môi trường.
Thức ăn gia súc: Là nguồn bổ dưỡng, hỗ trợ ngành chăn nuôi.
Phát triển bền vững:
Cải tạo đất nhờ rễ cỏ cung cấp oxy, chống mốc, mối và cải thiện sức khỏe đất.
Khai thác theo hướng bảo vệ môi trường, phát triển chuỗi giá trị gắn với nuôi trồng thủy sản.
Chiến lược và vai trò của NATU và HAWA:
Kết nối nhà sản xuất, viện nghiên cứu, và doanh nghiệp để tạo chuỗi giá trị.
Phát triển thương hiệu NATU/Bulrush, mở rộng kênh phân phối và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.
Tạo việc làm cho người dân ĐBSCL, giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Tầm nhìn tương lai:
Đưa cỏ năng tượng trở thành nguồn nguyên liệu chiến lược cho ngành nông nghiệp
nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường.
7 – ÔNG PHẠM TRỌNG CHINH – CHUYÊN GIA CẤP CAO VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TRADE MARKETING, CỰU GIÁM ĐỐC KHÁCH HÀNG & GIÁM ĐỐC TRADE MARKETING CỦA UNILEVER VIỆT NAM
Tham luận đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tình hình hiện tại và xu hướng tương lai của ngành bán lẻ. Các kiến nghị đưa ra trong tham luận sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn để thành công trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Xu hướng chung của thị trường bán lẻ:
Sự cạnh tranh khốc liệt: Các chuỗi cửa hàng lớn mở rộng nhanh chóng, các sàn thương mại điện tử cạnh tranh về giá và dịch vụ.
Chuyển đổi số: Ứng dụng công nghệ vào quản lý, bán hàng, và trải nghiệm khách hàng trở nên phổ biến.
Thay đổi hành vi người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến trải nghiệm mua sắm, sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý.
Mô hình bán hàng đa kênh: Các doanh nghiệp đang tìm cách kết hợp các kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến để tối ưu hóa doanh số.
Sự phát triển của thương mại điện tử: Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, và Temu đang thu hút ngày càng nhiều người dùng.
Thách thức và cơ hội:
Giữ chân khách hàng: Các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để giữ chân khách hàng trong môi trường cạnh tranh cao.
Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu mạnh mẽ là yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng.
Tối ưu hóa chi phí: Các doanh nghiệp cần tìm cách giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
Nắm bắt cơ hội từ thị trường nông thôn: Thị trường nông thôn đang có nhiều tiềm năng phát triển.
Kiến nghị:
Đầu tư vào công nghệ: Ứng dụng công nghệ để quản lý, bán hàng và marketing hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: Tạo ra sự khác biệt và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Cung cấp dịch vụ tốt, giao hàng nhanh chóng và giải quyết khiếu nại hiệu quả.
Phát triển kênh bán hàng đa kênh: Kết hợp các kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Nắm bắt cơ hội từ thị trường nông thôn: Đầu tư vào các khu vực nông thôn để khai thác tiềm năng.
Linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của thị trường: Không ngừng học hỏi và đổi mới để thích nghi với môi trường kinh doanh luôn thay đổi.
Các điểm nhấn khác:
Vai trò của livestream: Livestream đang trở thành một kênh bán hàng phổ biến, nhưng cần được sử dụng một cách hiệu quả và bền vững.
Sự phát triển của các chuỗi cửa hàng nhỏ: Các chuỗi cửa hàng nhỏ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vào sự đa dạng của thị trường bán lẻ.
Thị trường nông thôn: Thị trường nông thôn đang có nhiều tiềm năng phát triển và các doanh nghiệp nên tập trung vào phân khúc này.
D – KHUYẾN NGHỊ – TỪ PHIÊN TOÀN THỂ DIỄN ĐÀN NGÀY 18/12 – MEKONG CONNECT 2024
1 – BỘ TRƯỞNG BỘ KHCN HUỲNH THÀNH ĐẠT
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng, để đạt được các mục tiêu, ý tưởng phát triển bền vững, các địa phương Vùng ĐBSCL cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động gắn với KHCN&ĐMST với các 7 định hướng:
Một là, chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham mưu các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo theo hướng thí điểm các cơ chế mới, cơ chế đặc thù để triển khai các hoạt động theo chiều sâu.
Hai là, tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại các địa phương trong Vùng, gắn với các lĩnh vực khai thác tốt thế mạnh của Vùng.
Ba là, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Bốn là, các cơ quan, đơn vị, các trường Đại học trong vùng tiếp tục quan tâm tới chương trình, nâng cao chất lượng của các đề xuất, cần tập trung đề xuất trúng vấn đề, đúng tầm của nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia.
Năm là, các địa phương, trường/việc, các tổ chức KH&CN có thể tham gia đề xuất các đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN để góp phần đẩy nhanh mục tiêu phát triển bền vững của Vùng.
Sáu là, để thúc đẩy kết nối, hợp tác phát triển Vùng ĐBSCL với TP.HCM và cả nước thì trước hết cần quan tâm đến đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trong đó vấn đề nghiên cứu sử dụng các nguồn vật liệu thay thế nguồn tài nguyên vật liệu tự nhiên (cát, đá, sỏi,…) đang dần cạn kiệt như sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón.
Bảy là tăng cường liên kết vùng, nâng cao nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho hoạt động KHCN&ĐMST.
2 – PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC UBND TP.HCM DƯƠNG NGỌC HẢI
Ông Dương Ngọc Hải khẳng định, để hoạt động liên kết vùng trong giai đoạn sắp tới được triển khai thực chất và hiệu quả cao trong bối cảnh mới, xu hướng phát triển mới của thế giới, TP.HCM sẽ thực hiện hai ưu tiên:
Một là, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: (1) Ưu tiên hợp tác đào tạo lực lượng khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, cơ khí, điện tử, hóa học; (2) Đẩy mạnh liên kết, phối hợp giữa các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng của các địa phương để tổ chức đào tạo đào tạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của cả Vùng; (3) Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc mở rộng ngành nghề đào tạo mới; trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động; (4) Tăng cường trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong đó tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của TP.HCM như công nghệ thông tin, kinh tế số, dịch vụ, xây dựng hệ thống logistics… cho các địa phương.
Hai là, ưu tiên triển khai các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư: (1) TP.HCM và Vùng ĐBSCL chú trọng phát triển hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng hạ tầng cả đường bộ, đường thủy, cảng biển, sân bay và các hệ thống logistics, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc, cầu cảng, hệ thống kho bãi hiện đại để giảm chi phí vận tải và thời gian vận chuyển hàng hóa; nghiên cứu, khai thác các phương thức vận tải để phát triển du lịch kết hợp với phát triển giao thương hàng hóa, dịch vụ; (2) Hoàn thiện hạ tầng, nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, tạo môi trường thuận lợi, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đặc biệt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp từ địa phương; (3) Các địa phương cần tăng cường các hoạt động quảng bá tiềm năng và lợi thế của khu vực, tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp và hợp tác quốc tế để thu hút thêm nhà đầu tư trong và ngoài nước; (4) TP.HCM sẽ tiếp tục tích cực giới thiệu các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư tại các tỉnh Vùng ĐBSCL, tạo động lực đồng hành chính quyền đối với các doanh nghiệp trong hợp tác song phương và đa phương với các tỉnh, thành.
3 – ÔNG KAYZAD NAMDARIAN, LÃNH SỰ KINH TẾ, TỔNG LÃNH SỰ QUÁN AUSTRALIA TẠI TP.HCM
Chính phủ Australia cam kết hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển bền vững, bình đẳng giới và tăng trưởng kinh tế tại ĐBSCL, đồng thời khuyến khích hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Cụ thể:
Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội:
Thực hiện sáng kiến Investing in Women để thúc đẩy bình đẳng giới tại khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Triển khai công cụ GEARS (Đánh giá kết quả và Chiến lược Bình đẳng Giới) để giúp doanh nghiệp tại Việt Nam đạt kết quả tốt hơn trong đổi mới, hiệu suất lao động và giữ chân nhân tài.
Tăng cường mối quan hệ chiến lược Úc-Việt Nam:
Quan hệ hợp tác đã nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Giai đoạn hai của Quan hệ Đối tác Mekong-Australia (222,5 triệu AUD trong 5 năm) tập trung vào an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao tiềm lực kinh tế và bình đẳng giới.
Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng ESG:
Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, hòa nhập để thúc đẩy thành công doanh nghiệp và phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Lời mời tham gia công cụ và hỗ trợ:
Khuyến khích các doanh nghiệp tìm hiểu và áp dụng công cụ GEARS để cải thiện chiến lược bình đẳng giới và tăng năng suất.
Hợp tác với ECUE và BSA để nâng cao năng lực và thực hành bình đẳng giới tại nơi làm việc.
4 – CHUYÊN GIA KINH TẾ PHẠM CHI LAN
Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh rằng ĐBSCL có thể vượt qua các thách thức nếu tận dụng tốt cơ hội, thay đổi tư duy phát triển và huy động được sự đồng lòng từ nhiều phía. Cụ thể:
Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững:
Thay đổi cách phát triển của ĐBSCL, từ mô hình “nâu” và “đen” sang “xanh”.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái, sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm.
Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo thứ tự ưu tiên: thủy sản, cây ăn trái, lúa.
Thực hiện phát triển thuận thiên:
Tuân theo các quy luật tự nhiên để thích nghi với biến đổi khí hậu.
Áp dụng các kinh nghiệm bản địa và truyền thống.
Thay đổi về thể chế và tự chủ địa phương:
Gỡ bỏ các rào cản về thể chế, trao quyền và trách nhiệm cho địa phương.
Phát triển liên kết vùng, quy hoạch theo đặc thù từng địa phương.
Thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm:
Tạo sự đồng thuận giữa nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các chuyên gia.
Phát huy tinh thần quyết tâm, quyết đoán để thực hiện các thay đổi cần thiết.
Đầu tư và huy động nguồn lực:
Tận dụng cơ hội để thu hút vốn đầu tư và các nguồn hỗ trợ quốc tế.
Giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực thông qua sự chủ động thay đổi và tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Xây dựng lòng tin và liên kết:
Gắn kết giữa các cấp lãnh đạo, nhà khoa học, doanh nghiệp, và cộng đồng để phát triển đồng bằng một cách đồng bộ.
Chú trọng thực thi hiệu quả:
Bàn bạc kỹ cách thức triển khai để hiện thực hóa các kế hoạch.
Kết hợp ý chí mạnh mẽ với hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.
5 – BÀ HUỲNH THANH BÌNH MINH, GIÁM ĐỐC QUỸ TAEL PARTNERS VIỆT NAM
Giám đốc Quỹ Tael Partners Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuyển đổi mô hình sản xuất, gia tăng giá trị, ứng dụng công nghệ và xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ mạnh mẽ để thu hút đầu tư hiệu quả vào ĐBSCL. Cụ thể:
Định hướng phát triển thị trường lớn:
Tận dụng các thị trường tiềm năng trong các ngành như thủy sản, lúa gạo, rau-củ-quả.
Mở rộng xuất khẩu đến nhiều quốc gia hơn (hiện tại còn dư địa phát triển so với các nước như Thái Lan).
Tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm:
Chuyển từ sản phẩm thô sang các sản phẩm chế biến, đóng gói, hoặc thực phẩm tốt cho sức khỏe (như nước uống từ trái dừa).
Tạo câu chuyện giá trị riêng cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm biên độ lợi nhuận thấp do cạnh tranh quốc tế.
Giải quyết các vấn đề hậu thu hoạch:
Giảm tỷ lệ thất thoát nông sản sau thu hoạch (hiện ở mức 15-40%).
Phát triển kinh tế tuần hoàn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để tạo giá trị gia tăng (ví dụ: vỏ tôm, vỏ dừa, vỏ sầu riêng).
Ứng dụng công nghệ tiên tiến:
Sử dụng công nghệ để giảm phụ thuộc vào thời tiết và kiểm soát rủi ro.
Tận dụng dữ liệu về thời tiết, môi trường để phân tích, tính toán và giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp.
Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp:
Phát triển các doanh nghiệp địa phương có khả năng thực thi tốt để thu hút các khoản đầu tư lớn từ các quỹ đầu tư.
Hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo, tăng cường năng lực quản lý và thực thi, nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư từ các quỹ lớn.
Tối ưu hóa nguồn lực và chi phí:
Nâng cao năng suất, giảm chi phí và tối ưu hóa các nguồn lực.
Giải quyết các bài toán về tối ưu hiệu quả trong sản xuất và quản lý.
6 – BÀ NGUYỄN THỊ THU HÀ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CẤP CAO CÔNG TY TƯ VẤN CLICKABLE IMPACT
Bà Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh việc khắc phục các rào cản, tăng cường năng lực quản lý và truyền thông, cùng với thúc đẩy vai trò của các nhà đầu tư tác động để tận dụng các cơ hội thu hút vốn tại ĐBSCL. Cụ thể:
Đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư tác động tại Việt Nam:
Khuyến khích các nhà đầu tư tác động đóng vai trò dẫn dắt, thay vì chỉ tham gia hỗ trợ.
Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực khí hậu, với quy mô vốn nhỏ từ 1-5 triệu USD.
Ưu tiên các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ:
Tăng cường các sản phẩm vốn vay cho doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của phụ nữ trên 20%.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong cơ cấu quản lý doanh nghiệp.
Khắc phục ba rào cản lớn trong thị trường Việt Nam:
Xây dựng mô hình kinh doanh và quản trị rủi ro: Doanh nghiệp cần tập trung phòng vệ trước các rủi ro khí hậu, tránh giảm giá trị và lợi nhuận tài sản.
Truyền thông về tác động xã hội: Các doanh nghiệp cần học cách đo lường, chứng minh và truyền tải tác động xã hội tích cực (giảm khí nhà kính, tạo sinh kế cho người có thu nhập thấp) để thuyết phục nhà đầu tư.
Nâng cao năng lực quản lý tài chính minh bạch: Đảm bảo định giá công ty chính xác, cung cấp dự phóng dòng tiền tương lai với khả năng duy trì dòng tiền dương.
Phát triển năng lực khởi nghiệp tại ĐBSCL:
Hỗ trợ các doanh nghiệp từ giai đoạn ý tưởng đến tiếp cận thị trường quốc tế.
Tận dụng kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ các trung tâm khởi nghiệp quốc tế như Singapore để nâng cao năng lực doanh nghiệp địa phương.
Tận dụng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam:
Tập trung vào các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực bền vững, tận dụng nhu cầu quốc tế về sản phẩm và dịch vụ giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Phát huy tác động xã hội và môi trường của các doanh nghiệp ĐBSCL để thu hút đầu tư nước ngoài.
7 – ÔNG ANDERSON TAN, GIÁM ĐỐC CÔNG TY ACCELEBATOR SINGAPORE
Ông Anderson Tan nhấn mạnh cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, đặc biệt trong việc kết hợp tài nguyên tự nhiên của Việt Nam với công nghệ tiên tiến từ Singapore, nhằm phát triển ngành nông nghiệp bền vững và mở rộng thị trường quốc tế. Cụ thể:
Tận dụng tiềm năng nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam:
Biến Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL, thành trung tâm sản xuất lương thực cho khu vực Đông Nam Á.
Tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm giá trị cao, phát triển ngành nông nghiệp bền vững.
Xây dựng một trung tâm kết nối tại ĐBSCL:
Thành lập một “hub” như Mekong Connect để hội tụ các địa phương, chuyên gia, doanh nghiệp trong vùng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, giúp họ dễ dàng tìm kiếm cơ hội đầu tư mà không cần đi khắp ĐBSCL.
Thúc đẩy hợp tác công nghệ nông nghiệp giữa Singapore và ĐBSCL:
Kết hợp công nghệ tiên tiến từ các startup công nghệ nông nghiệp (Agritech) của Singapore với môi trường thực địa rộng lớn và tiềm năng tại Việt Nam.
Phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn hơn cho sản phẩm nông nghiệp.
Sử dụng Singapore như bàn đạp quốc tế:
Tận dụng vị thế của Singapore để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ, tiếp cận thị trường quốc tế.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững để tối ưu hóa lợi ích song phương.
8 – ÔNG TRẦN CÔNG VINH – PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚC SINH
Ông Trần Công Vinh cho rằng, phát triển bền vững không chỉ bảo vệ môi trường và xã hội mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thu hút đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận lâu dài. Ông khuyến nghị:
Minh bạch tài chính và phi tài chính:
Tài chính: Các công ty cần đảm bảo minh bạch trong các báo cáo tài chính, giúp nhà đầu tư hiểu rõ lợi nhuận và rủi ro.
Phi tài chính: Minh bạch trong quản trị môi trường, xã hội và các tiêu chuẩn lao động, thông qua việc xây dựng hệ thống ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị).
Phát triển bền vững là yếu tố sống còn:
Doanh nghiệp cần kiên định và kiên nhẫn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững, mặc dù ban đầu có thể gặp khó khăn hoặc thất bại.
Đầu tư vào phát triển bền vững không chỉ bảo vệ môi trường và xã hội mà còn tạo ra lợi nhuận lâu dài, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả kinh doanh.
Xây dựng niềm tin với nhà đầu tư:
Chuẩn bị báo cáo ESG đầy đủ, với các tiêu chuẩn được chứng nhận quốc tế như UTZ hoặc Rainforest Alliance, giúp thu hút các quỹ đầu tư nhanh chóng.
Thực hiện các sáng kiến nhỏ trước, đạt chứng nhận cần thiết, sau đó mở rộng quy mô.
Tăng cường hợp tác với cộng đồng và chuyên gia:
Làm việc chặt chẽ với nông dân, cộng đồng và chuyên gia để thực hiện các tiêu chuẩn bền vững, đồng thời nâng cao nhận thức và kỹ năng liên quan.
Khai thác nguồn vốn đầu tư quốc tế:
Minh bạch và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn lớn từ các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế, kể cả quỹ đầu tư không hoàn lại.
9 – BÀ TIÊU YẾN TRINH, TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN TALENTNET
Bà Tiêu Yến Trinh kiến nghị tập trung vào khai thác thế mạnh vùng Mekong thông qua kết nối hệ sinh thái, phát triển các Hub kinh tế chuyên biệt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và tận dụng lợi thế từ hạ tầng giao thông để biến Mekong thành một trung tâm kinh tế, công nghệ và dịch vụ hàng đầu.
Khai thác hệ sinh thái và kết nối vùng Mekong – TP.HCM:
Phát triển hệ sinh thái du lịch đặc trưng cho vùng Mekong bằng cách thiết kế các hành trình từ 5-7 ngày, kết hợp đặc thù của từng tỉnh để tạo sự khác biệt so với các nước ASEAN.
Tăng cường kết nối và hợp tác giữa các tỉnh ĐBSCL và TP.HCM nhằm tạo ra giá trị kinh tế lớn hơn.
Phát triển các Hub kinh tế theo thế mạnh địa phương:
An Giang: Tập trung vào kinh tế biên mậu và giao thương với Campuchia.
Bến Tre: Phát triển kinh tế biển và nông nghiệp.
Cần Thơ: Chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, công nghệ cao, logistics và hạ tầng.
Đồng Tháp: Tập trung vào sản xuất trái cây, lúa gạo và nông sản chế biến.
Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bằng cách chuyển từ sản xuất thô sang chế biến, đặc biệt hướng đến các sản phẩm vì sức khỏe và xuất khẩu toàn cầu.
Nâng cấp nguồn nhân lực và thu hút nhân tài:
Cần Thơ: Trở thành trung tâm dịch vụ, công nghệ và logistics, thu hút nhân tài từ các thành phố lớn hoặc từ người gốc Mekong quay về làm việc.
Khai thác tiềm năng của người Việt Nam trong ngành dịch vụ, biến Cần Thơ thành Hub dịch vụ với chi phí cạnh tranh so với các đô thị lớn.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ các ngành công nghệ cao và logistics, góp phần phát triển toàn khu vực.
Tận dụng cơ hội từ hạ tầng giao thông:
Lợi dụng tiềm năng từ dự án cao tốc Bắc Nam kết nối Hà Nội đến ĐBSCL qua 21 tỉnh thành để thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả liên kết vùng.
Biến ĐBSCL thành một trung tâm kinh tế, dịch vụ và sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong 10 năm tới.
10 – TS PHẠM SỸ THÀNH, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUNG QUỐC CESS
TS Phạm Sỹ Thành nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nhân lực bán dẫn gắn với thị trường toàn cầu, phát triển giảng viên Việt Nam chất lượng cao, nâng cao kỹ năng tiếng Anh, và tập trung vào các lĩnh vực tiềm năng như trí tuệ nhân tạo để phát triển lâu dài. Ông khuyến nghị:
Định hướng nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn:
Đào tạo gắn với thị trường toàn cầu: Do quy mô thị trường Việt Nam nhỏ, cần đào tạo nguồn nhân lực không chỉ phục vụ doanh nghiệp trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ chính sách: Chính quyền cần xây dựng cơ chế hỗ trợ, như visa làm việc đặc thù cho kỹ sư bán dẫn tại các doanh nghiệp nước ngoài, tạo kênh kết nối để sinh viên và kỹ sư Việt Nam tiếp cận thị trường lao động quốc tế.
Phát triển kỹ năng tiếng Anh: Khắc phục rào cản ngôn ngữ, tập trung nâng cao trình độ tiếng Anh để kỹ sư có thể giao tiếp hiệu quả, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp và thu nhập.
Phát triển đội ngũ giảng dạy chất lượng cao:
Đào tạo giảng viên bản địa: Không nên đặt kỳ vọng quá lớn vào việc mời kỹ sư từ các doanh nghiệp lớn (như Intel, Samsung) làm giảng viên, do họ bị ràng buộc bởi hợp đồng và khó chia sẻ chuyên môn.
Đầu tư vào giảng viên Việt Nam: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong nước để đảm bảo đào tạo lâu dài và bền vững cho nguồn nhân lực bán dẫn.
Tận dụng cơ hội từ trí tuệ nhân tạo (AI):
AI có tiềm năng bùng nổ hơn bán dẫn: Trí tuệ nhân tạo có phạm vi ứng dụng rộng lớn và phù hợp với Việt Nam hơn so với bán dẫn, vốn là một lĩnh vực đặc thù và hẹp.
Đẩy mạnh đầu tư vào ứng dụng AI: Coi trí tuệ nhân tạo là một cánh cửa mở để Việt Nam tận dụng tiềm năng phát triển trong tương lai.
Liên kết giữa đào tạo và doanh nghiệp:
Mặc dù liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là cần thiết, không nên kỳ vọng hoàn toàn vào doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng giảng dạy, mà nên tập trung vào nâng cao năng lực đào tạo nội bộ tại các trường.
11 – ÔNG LÊ QUANG BÌNH, GIÁM ĐỐC ECUE
Ông Lê Quang Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng hợp tác, bình đẳng giới, minh bạch số liệu và phát triển bền vững trong chiến lược nhân lực và kinh doanh, đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể ông kiến nghị:
Tăng cường hợp tác và kết nối trong nguồn nhân lực:
Xây dựng khả năng hợp tác nhóm: Nguồn nhân lực cần có kỹ năng hợp tác với người khác và khả năng làm việc độc lập. Điều này không chỉ là đào tạo kỹ năng mà còn là thái độ làm việc và hợp tác.
Hợp tác đa lĩnh vực: Khuyến khích sự phối hợp giữa các tổ chức như hợp tác xã (HTX), chính quyền địa phương và cộng đồng để thực hiện các dự án phát triển bền vững.
Khuyến nghị cho doanh nghiệp:
Ưu tiên sử dụng các công cụ có khả năng đánh giá một cách toàn diện tình trạng bình đẳng giới, đa dạng và dung hợp tại nơi làm việc (GEARS là một giải pháp).
Xây dựng chiến lược và kế hoạch thúc đẩy bình đẳng giới song hành chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp – Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nâng cao nhận thức và năng lực về giới cho lãnh đạo và quản lý cấp trung. Kết quả báo cáo GEARS giúp cho tiến trình thiết kế khóa tập huấn phù hợp với chiến lược, bối cảnh và nguồn lực của doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng để doanh nghiệp phát triển đội ngũ quản lý có tư duy đổi mới, thúc đẩy bình đẳng giới, từ đó gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Tham gia mạng lưới thúc đẩy bình đẳng giới, đa dạng và dung hợp. Tại Việt Nam, hiện đã có một số mạng lưới và diễn đàn như Partnership for Developments (P4Ds) và Diễn đàn DEI Việt Nam (Vietnam DEI Forum) đang từng bước hình thành. Đây là những nền tảng kết nối doanh nghiệp, các tổ chức NGO, cơ quan nhà nước, chuyên gia và báo chí nhằm hợp lực, chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra các giải pháp chung.
12 – PGS.TS VÕ VĂN THẮNG, TỈNH ỦY VIÊN, HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, ĐHQG TP.HCM
PGS.TS Võ Văn Thắng cho biết Đại học An Giang đang đổi mới phương pháp đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, bằng cách tích hợp khoa học công nghệ vào chương trình học, với sự hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thời đại và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cụ thể:
Đào tạo nguồn nhân lực cho liên kết bền vững:
Nguồn nhân lực chất lượng cao cần có khả năng làm việc trong môi trường thay đổi nhanh chóng và bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Chuyển hướng đào tạo tại Đại học An Giang:
Trường Đại học An Giang, sau khi trở thành thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM, có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho tỉnh An Giang mà còn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà trường luôn thay đổi và làm mới mình để đáp ứng nhu cầu nhân lực của khu vực.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ:
ĐH An Giang nhận thức được vai trò quan trọng của khoa học công nghệ trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.
Nhà trường đã cập nhật chương trình đào tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, để tích hợp yếu tố khoa học công nghệ.
Mở rộng ngành đào tạo nông nghiệp công nghệ cao:
ĐH An Giang đang triển khai các ngành mới như “Nông nghiệp công nghệ số” và “Kinh doanh nông nghiệp số” với sự hỗ trợ của Đại học Quốc gia Seoul và liên kết với các trường khác như Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM.
Mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh.
Cập nhật chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện đại:
Trường Đại học An Giang chuyển từ đào tạo nông nghiệp truyền thống sang phương pháp đào tạo hiện đại, chú trọng vào khoa học công nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực và quốc gia.
PHẦN IV
ĐỊNH HƯỚNG CHO HỢP TÁC – PHÁT TRIỂN
Diễn đàn Mekong Connect 2024 đã đưa ra những định hướng quan trọng cho sự phát triển của ĐBSCL trong thời gian tới. Để đạt được những mục tiêu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp, người dân và các tổ chức quốc tế.
1 – NHỮNG LĨNH VỰC CẦN TẬP TRUNG:
Liên kết vùng mạnh mẽ: Các tỉnh ĐBSCL cần tăng cường liên kết với nhau và với TP.HCM thông qua các sáng kiến như Mekong Connect, Mekong xanh, và các dự án quy hoạch lớn.
Phát triển chuỗi giá trị: Tập trung vào việc xây dựng các chuỗi giá trị nông sản, thủy sản và các sản phẩm khác, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ứng dụng công nghệ: Khuyến khích doanh nghiệp và nông dân áp dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng.
Phát triển bền vững: Chú trọng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Đào tạo nguồn nhân lực: Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý, để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hiện đại.
Thu hút đầu tư: Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vào các ngành công nghiệp có công nghệ cao và các dự án liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao.
Xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm địa phương, tạo ra sự khác biệt và nâng cao giá trị sản phẩm.
Phát triển du lịch: Khai thác tiềm năng du lịch của vùng, kết hợp với các sản phẩm nông nghiệp và làng nghề để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng.
2 – CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT:
Hạ tầng: Cần đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, điện, nước và các hạ tầng khác để hỗ trợ phát triển sản xuất và kinh doanh.
Nguồn nhân lực: Cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và công nghệ.
Thị trường: Cần mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của vùng, đặc biệt là thị trường quốc tế.
Chính sách: Cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân và các tổ chức khác để họ có thể tham gia vào chuỗi giá trị và phát triển bền vững.
3 – NHỮNG VIỆC CÓ THỂ LÀM NGAY:
Các đơn vị bắt tay triển khai ngay 5 thỏa thuận/hợp tác đã ký kết tại Mekong Connect 2024.
Đưa Mekong Connect với chuỗi hoạt động thường xuyên, xuyên suốt năm với chuỗi các hoạt động gắn với chủ đề, triển khai trên toàn bộ các tỉnh/thành thành viên chính thức của Diễn đàn, đặc biệt là tỉnh chủ nhà trong năm.
Nghiên cứu triển khai một Dự án Hỗ trợ phát triển để hình thành mạng lưới OTOP/OCOP gắn liền với du lịch tại “vùng Diễn đàn Mekong Connnect”.
Diễn đàn Mekong Connect 2024 với những cam kết mạnh mẽ và định hướng hành động rõ ràng. Các ý kiến từ lãnh đạo, chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp đã làm nổi bật tầm quan trọng của liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế xanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mekong Connect 2024 không chỉ là một diễn đàn thảo luận mà còn là nền tảng hành động thực tiễn, tạo động lực mới để các tỉnh thành ĐBSCL, TP.HCM và cả nước cùng hợp tác, phát huy tiềm năng tài nguyên bản địa và hướng tới một tương lai phát triển bền vững, thích ứng với thách thức mới.