Tiêu điểm:
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vaccine Covid
Ít nhất 15 hãng bảo hiểm phi nhân thọ trong tổng số 62 hãng bảo hiểm ở Thái Lan đã nộp đơn xin phép được bán các hợp đồng bảo hiểm với các tác dụng phụ mà vaccine ngừa Covid-19 có thể gây ra cho khách hàng. Đối tượng của họ là những người giàu có hay nhân viên các tập đoàn lớn tiêm vaccine tại các bệnh viện tư ở Thái Lan.
Trong ngày 26/3, Văn phòng Ủy ban Bảo hiểm thông báo đã cấp phép cho 8 công ty bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm mới này.
Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà hôm 1/3 với mục tiêu tiêm chủng cho 31,5 triệu người, tức 45% dân số trong tổng dân số 69 triệu người vào cuối năm nay. Theo Trung tâm quản lý tình trạng Covid-19, hiện có khoảng 73.500 người đã tiêm chủng. Trong số này có khoảng 830 người, tức 1,13% số đã tiêm chủng, gặp phản ứng phụ từ hai loại đã được chính phủ nước này phê chuẩn, gồm vaccine của hãng AstraZeneca từ Anh và Sinovac từ Trung Quốc.
Nhiều người Thái hiện đang quan tâm đến hiệu quả và tác dụng phụ của vaccine ngừa Covid-19, nhất là sau khi các tin tức về phản ứng của vaccine AstraZeneca tại các nước châu Âu. Trong đó có một số các trường hợp nghẽn mạch máu não, khiến khoảng hơn 10 nước tạm dừng sử dụng vaccine này.
Nhà chức tranh Anh và EU tuần rồi đã kết luận rằng các lợi ích của vaccine vượt trội so với các nguy cơ. Tuy nhiên, e ngại về các tác dụng phụ có thể có đã ám ảnh nhiều người dân Thái Lan, khiến họ từ chối việc tiêm vaccine này. Một khảo sát gần đây của Viện Sức khỏe công cộng thuộc Bộ Y tế cho thấy: chỉ 55% trong tổng số hơn 55.000 người tham gia khảo sát nói rằng sẽ sàng tiêm vaccine.
Sự miễn cưỡng và ngờ vực của một bộ phận dân cư đã tạo cơ hội cho các hãng bảo hiểm. Các công ty tung ra sản phẩm bảo hiểm ngừa tác dụng phụ có các công ty lớn như Bangkok Insurance, Dhipaya Insurance, Muang Thai Insurance và Viriyah Insurance.
Chẳng hạn, Bangkok Insurance bắt đầu tiếp thị sản phẩm bảo hiểm giá thấp 99 baht đến 679 baht một năm, tức khoảng từ 73.500 đồng 505.000 đồng/năm. Đối với người đóng 99 baht một năm, mức đền bù hay chi trả chi phí y tế hay điều trị tại bệnh viện do tác dụng phụ của vaccine Covid tối đa là 100.000 baht. Trong khi đó, Muang Thai Insurance bán hợp đồng 1.000-1.200 baht, với mức đền bù cao nhất là 2 triệu baht.
Các hãng bảo hiểm Thái Lan bắt đầu bán các hợp đồng bảo hiểm lây nhiễm Covid-19 từ đầu năm 2020 khi dịch mới bùng phát. Khoảng 250.000 khách của hãng Dhipaya Insurance đã mua sản phẩm này, giúp hãng này có thu nhập 1,5 tỷ baht. Giám đốc điều hành Somporn Suebthawilkul nói những khách hàng này đã mua thêm sản phẩm mới chi trả cho các khoản chữa trị tác dụng phụ của vaccine.
Hiện các chương trình tiêm chủng đang được thực hiện tại các bệnh viện công và hoàn toàn miễn phí. Nhưng chính phủ Thái Lan sẽ sớm cho phép các bệnh viện tư được phép nhập khẩu và phân phối các loại vaccine đến những người có điều kiện tài chính và đồng ý chi trả để tiêm phòng.
Ông Somporn nói rằng hãng bảo hiểm đang thảo luận với các đối tác bệnh viện tư để bán các hợp đồng bảo hiểm. Các khoản phí này có thể bao gồm luôn trong chi phí chích ngừa trọn gói của các bệnh viện tư. “Chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm khách sau khi các bệnh viện tư được chính phủ bật đèn xanh cho phép nh
Bản Tin Thị Trường
1/ Theo thông tin của Bloomberg Vacccine Tracker, sau 4 tháng tính từ khi thế giới bắt đầu tiêm chủng thì hơn nửa tỷ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm trên toàn thế giới. Lượng lớn vaccine Covid-19 được dành cho các nước phát triển vốn đã đặt mua sẵn hàng trăm triệu liều. Tính trong tổng số vaccine Covid-19 được phân phối tính đến hiện tại, khoảng 39% được chuyển vào Mỹ và EU. Tính trung bình, mỗi ngày có 12 triệu liều vaccine Covid-19 được tiêm trên thế giới. Tuy nhiên, theo thông tin gầy đây, số lượng các ca nhiễm Covid-19 lại đang tăng trở lại, như vậy xu thế này đã đảo chiều sau nhiều tháng suy giảm liên tiếp.
2/ Giá vàng miếng SJC ở mức 54,92 – 55,32 triệu đồng/lượng, giảm 180.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào – bán ra. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch trên sàn Kitco hiện đang ở mức 1.726,8 USD/ounce, giảm 7,5 USD/ounce, tương đương 0,43% so với chốt phiên trước. Theo giới phân tích, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại và đồng USD lên cao nhất trong 4 tháng đã làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.
3/ Be Group đã đặt ra mục tiêu mở rộng dịch vụ liên kết đặt xe taxi truyền thống qua ứng dụng Be với cột mốc 27 tỉnh thành trong năm nay. Theo Be Group, đây là kết quả hợp tác với Liên minh Taxi Việt và nền tảng công nghệ điều vận xe trực tuyến EMDDI, vốn đã được thiết lập từ trước. Cụ thể, dịch vụ liên kết đặt xe taxi qua ứng dụng Be (beTaxi) dự kiến mở trộng thêm 20 thị trường mới như Bắc Ninh, Bình Định, Hải Dương, Huế, Cần Thơ… Chỉ trong năm 2020, ứng dụng này đã kết nối hơn 4.000 taxi truyền thống lên nền tảng. Với dịch vụ beTaxi, khách sẽ không trả tiền theo đồng hồ cố định mà giá cước sẽ được thể hiện cố định ngay trên ứng dụng khi khách đặt dịch vụ. Đây là giá cước đã bao gồm thuế nhưng chưa gồm phụ phí cầu đường, bến bãi…
4/ Tại lễ trao giải Asia’s 50 Best Restaurants được tổ chức trực tuyến vào ngày 25/ 3, nhà hàng Anan Saigon tại TP.HCM đã vinh dự dành được thứ hạng 39 dựa trên bình chọn từ 300 chuyên gia, bao gồm các nhà văn ẩm thực, nhà phê bình, đầu bếp và chủ nhà hàng. Đây là lần đầu tiên sau năm 2013, Việt Nam có một đại diện xuất hiện trên danh sách này.
Không chỉ nổi tiếng ở Sài Gòn và Việt Nam nói riêng, Anan đã và đang ngày càng được nhiều bạn bè quốc tế biết đến, yêu thích. Nơi này cũng từng giành nhiều giải thưởng danh giá.
Bếp trưởng kiêm chủ sở hữu của Anan Saigon, Peter Franklin nói rằng việc nhà hàng Việt Nam được nêu tên trong danh sách Asia’s Best 50 Restaurants (Top 50 Nhà hàng Chất lượng nhất tại Châu Á) là một chiến thắng lớn và xứng đáng cho ngành ẩm thực Việt.
Trước khi công bố giải thưởng chính, danh sách các nhà hàng đạt thứ hạng từ 51 đến 100 đã được hội đồng chia sẻ. Trong đó, TUNG Dining tại Hà Nội giành vị trí thứ 98.
Bên cạnh đó, trong hạng mục Essence of Asia (Tinh Hoa Châu Á), một số đại diện thân quen khác đến từ Việt Nam cũng đã được xướng tên như Pizza 4P’s, Ngọc Sương Seafood & Bar và Bánh mì Madam Khanh ở Hội An.
5/ Vingroup cho biết họ hiện đang đàm phán với nhà lắp ráp iPhone Đài Loan Foxconn để sản xuất pin và các bộ phận khác cho xe điện, một ngành công nghiệp mà cả hai công ty đang cố gắng bức phá. Sự hợp tác này sẽ tạo ra nền tảng mới cho Vingroup và Foxconn để phát triển lâu dài. Theo Reuters, Foxconn được cho là đã đề nghị mua lại dây chuyền sản xuất xe điện từ VinFast, nhưng VinFast lại muốn duy trì hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu xe hơi thân thiện với môi trường của mình. Foxconn cũng đã sản xuất phụ tùng xe hơi tại Việt Nam và đang có kế hoạch đầu tư thêm 700 triệu USD vào năm 2021.
6/ Liên kết sản xuất lúa giữa nông dân và doanh nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn được thực hiện từ nhiều năm nay tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chứng minh hiệu quả mang lại rất lớn cho cả hai bên. Thế nhưng, mô hình này gần đây vẫn chưa tăng được quy mô sản xuất, diện tích sản xuất, vẫn chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể so với diện tích sản xuất toàn vùng. Mỗi ha lúa tham gia cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10 đến 15% và giá trị sản lượng có thể tăng từ 20 đến 25%, thu lãi thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha so với canh tác thông thường. Đẩy mạnh liên kết sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững hiện là yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp, nông dân và ngành nông nghiệp hiện nay.
7/ Bộ Thương mại Thái Lan vừa công bố một số biện pháp nhằm tăng sản lượng gạo xuất khẩu trong năm 2021 lên 6 triệu tấn, với giá trị khoảng 150 tỷ Baht. Theo đó, nước này sẽ coi các nước: Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh và Iraq là những thị trường trọng điểm với các thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ (G2G). Để đạt mục tiêu đã đặt ra cho năm 2021, Thái Lan cần phải xuất khẩu được ít nhất 500.000 tấn gạo mỗi tháng. Tuy nhiên, lượng gạo xuất khẩu của nước này trong hai tháng đầu năm thấp hơn so dự kiến do giá gạo tương đối cao so các đối thủ cạnh tranh. Gạo Thái Lan hiện đã đạt được những thành công ban đầu tại Canada, với lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này tăng 21%, từ 80.000 tấn năm 2019 lên tới 120.000 tấn trong năm 2020.
8/ Teikoku Databank, một công ty phân tích dữ liệu tín dụng của Nhật Bản, cho biết từ tháng 2/2020 đến nay, Nhật Bản đã có 1.200 doanh nghiệp bị phá sản, chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo báo cáo này, nhóm ngành “dịch vụ nhà hàng” chịu tổn thất lớn nhất với 195 doanh nghiệp phá sản, tiếp theo là nhóm ngành “xây dựng và kinh doanh xây dựng” với 104 doanh nghiệp phá sản. Thủ đô Tokyo là địa phương có số doanh nghiệp tuyên bố phá sản nhiều nhất với 287 công ty, tiếp đó lần lượt là Osaka với 113 công ty và Kanagawa với 69 công ty. Teikoku Databank cho rằng Nhật Bản đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp nhưng việc các doanh nghiệp phải rút ngắn thời gian hoạt động khiến công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, số doanh nghiệp phá sản ở Nhật Bản được dự báo sẽ chưa thể dừng lại ở con số hiện nay.
9/ Truyền thông Australia đã đưa tin các nhà sản xuất rượu vang của quốc gia này đang chuẩn bị kế hoạch kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong bối cảnh quốc gia lớn nhất châu Á dự kiến sẽ sớm công bố nâng thuế nhập khẩu đối với rượu vang Australia lên mức xấp xỉ 220%. Bắc Kinh dự kiến sẽ áp mức thuế mới trong khoản từ 215-218% đối với mặt hàng rượu vang xuất khẩu của Australia trong vòng 5 năm tới. Năm ngoái, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế tạm thời lên đến 200% dành cho mặt hàng này, với lý do các nhà sản xuất rượu của Australia đã nhận được sự trợ cấp từ chính phủ và bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất.
10/ Từ tháng 6, chủ kênh hoạt động ngoài nước Mỹ sẽ phải tuân thủ chính sách khấu trừ thuế thu nhập mới của YouTube.
Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA
Sagrifood giảm giá sốc các mặt hàng thịt heo tại Big C – An Lạc