Sau gần hai tháng mở cửa trở lại, hồi phục kinh tế tại các tính phía Nam diễn từ từ, chậm hơn mong đợi. Ảnh: Nikkei Asia
Có đến 22 gã khổng lồ về công nghệ thế giới đang săn tìm các nhà cung ứng trong nước tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2021 (SFS 2021) diễn ra tại TP.HCM trong ba ngày 24 đến 26-11. Trong khi đó, các tập đoàn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam lại lên tiếng về sự hồi phục chậm chạp, không như mong đợi tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau gần hai tháng mở cửa trở lại từ ngày 1-10.
Năng lực hạn chế
Khoảng 100 nhà cung ứng công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có tiềm năng đã được các tập đoàn nước ngoài và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối chọn và xác nhận sẽ gặp gỡ để thảo luận khả năng cung ứng. Dự kiến khoảng 230 cuộc kết nối đăng ký trực tiếp và trực tuyến tại SFS 2021.
Các tập đoàn lớn như Intel, Samsung, Bosch, Panasonic, Schindler, ABB, Techtronic Industries, Nextern, Rawlplug, Nipro… đang cần các nhà cung ứng linh kiện Việt Nam trong các lĩnh vực như điện, điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, in 3D trên chất liệu carbon, robot và tự động hóa nhà máy, thiết bị truyền tự động, tự động hóa công nghiệp… Danh mục các chi tiết linh kiện đã vượt quá 400.
Ngoài các đại diện đã tham gia trong các hội nghị các năm trước như Samsung, TTI, Panasonics, Bosch, Juki, Towa, Nextern, Schindler…, SFS năm nay còn có những gương mặt mới từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Có thể kể đến Rawlplug, Arevo, ABB, Fujikura Fiber Optics, Mabuchi Motor, Premo, Lixil, Einhell…
Theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Công nghiệp hỗ trợ thuộc Sở Công Thương TPHCM, các tập đoàn sản xuất lớn của thế giới hoạt động tại Việt Nam đang đẩy mạnh tìm kiếm nhà cung cấp tại chỗ để tăng tỷ lệ nội địa hóa. Dịch Covid-19 làm cho sản xuất công nghiệp giảm đáng kể và các nhà sản xuất nước ngoài muốn tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước để tối ưu hóa trong sản xuất.
“Nhu cầu tìm các sản phẩm linh kiện trong nước của các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài rất lớn. Vấn đề hiện nay là khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế”, bà Duy Oanh nhận định.
Qua ba lần hội nghị và triển lãm trước đó, hàng chục doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước đã trở thành nhà cung ứng cho các tập đoàn lớn. Chẳng hạn như Hiệp Phước Thành, Nhật Minh, Duy Khanh, Tiến Thịnh… đã có nhiều đơn cung ứng linh kiện cho các nhà sản xuất lớn và đang có kế hoạch mở thêm nhà xưởng.
Hồi phục từ từ, chậm hơn dự định
Trong một diễn biến khác, Nikkei Asia đưa tin các tập đoàn nước ngoài đang lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng khó hồi phục sớm bởi tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, chính sách đóng cửa biên giới khiến các chuyên gia nước ngoài và gia đình gặp khó, các quy định không nhất quán giữa các địa phương, chi phí xét nghiệm và việc truy tìm F0 ở một số tỉnh. “Sự hồi phục của kinh tế Việt Nam sẽ diễn ra từ từ, chậm hơn dự kiến với các tác động kéo dài đến năm 2022”, báo cáo của Bank of America đề ngày 15-11 nêu rõ.
Điều đó đặt ra những rủi ro toàn cầu đối với việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa như quần áo và đồ nội thất, cũng như tư duy đổi mới sáng tạo khi Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị.
Khi bối cảnh hồi phục của Việt Nam không chắc chắn, các nhà đầu tư lo ngại rằng các quốc gia đối thủ láng giềng như Thái Lan và Indonesia sẽ tăng tốc, bứt phá trước Việt Nam. “Người lao động Việt Nam vẫn miễn cưỡng đi làm trở lại do lo ngại về sức khỏe thể chất và tinh thần”, Bank of America nhấn mạnh.
“Kỳ vọng về việc bình thường hóa nhanh chóng có thể là quá lạc quan, đặc biệt là trong lĩnh vực may mặc và giày dép sử dụng nhiều lao động,” báo cáo viết.
Những lĩnh vực đó có thể tạo ra “hiệu ứng cánh bướm”, ngân hàng Mỹ tiếp tục. Giá hàng tiêu dùng tại Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam – sẽ tăng 5% trong nửa đầu năm 2022, Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu hàng dệt may, may mặc và giày dép lớn thứ hai thế giới trong năm 2020, chỉ xếp sau Trung Quốc – theo số liệu của Ủy ban Thương mại Liên Hiệp Quốc (UN Comtrade).
Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Giám đốc điều hành cụm cảng lớn nhất Cái Mép – Thị Vải ở phía Nam, nói rằng các tỉnh nên cùng làm việc với nhau để giúp chuỗi cung ứng không bị phá vỡ. Ông đề nghị chính quyền xem xét và học hỏi mô hình “factory sandbox” của Thái Lan. Mô hình “đệm cát nhà máy” này bao gồm các yếu tố chủ chốt như điều phối vaccine, xét nghiệm và kiểm soát dịch để các nhà máy có thể duy trì sản xuất liên tục. Tuy giống “ba tại chỗ” của Việt Nam, nhưng “factory sandbox” về lý thuyết là giúp bốn tỉnh trong khung thử nghiệm này giảm thiểu các quy định mâu thuẫn, chồng chéo hà chức trách xem xét “hộp cát nhà máy” gần đây của chính phủ Thái Lan, nơi điều phối vắc xin, xét nghiệm và kiểm dịch để các công ty có thể duy trì sản xuất. Về lý thuyết, bốn tỉnh nằm trong sandbox, làm giảm các quy định mâu thuẫn. Hệ quả là cũng sự gián đoạn của nguồn cung.
“Thật là đau lòng khi xuất khẩu của Việt Nam giảm trong khi Thái Lan vẫn duy trì được đà tăng xuất khẩu. Cả hai nước có nhiều điểm tương đồng, nhưng kết quả lại khác”, ông Nguyễn Xuân Kỳ phát biểu tại một sự kiện của AmCham (Phòng Thương mại Mỹ) tổ chức.
Bản Tin Thị Trường
1/ Giá vàng thế giới trong này 24-11 giảm khoảng 1% và chạm mức thấp nhất trong ba tuần đầu của tháng 11 sau khi các nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tăng lãi suất nhanh hơn dự định.  Trên thị trương thế giới, giá vàng giao ngay giảm 0,9% xuống còn 1.788,51 USD/oz. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 1,3% ở mức 1.783,8 USD/oz.  Như vậy, giá vàng thế giới trong ngày thấp hơn khoảng 5,8% (109 USD/oz) so với đầu năm 2021.
Trong nước, giá vàng miếng SJC giảm thêm 150.000 – 200.000 đồng mỗ lượng. Eximbank mua vào còn 59,2 triệu đồng/lượng và bán ra 59,7 triệu đồng/lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) mua vào với giá 59,15 triệu đồng/lượng và bán ra 59,95 triệu đồng/lượng… Vàng miếng SJC vẫn đang cao hơn giá thế giới 10,5 triệu đồng/lượng.
2/ Theo Cục Hàng hải Việt Nam, 10 tháng qua, số lượt tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài thông qua cảng biển Việt Nam đạt hơn 59.100 lượt – tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020.
3/ Trong khi vận tải tàu biển gặp khủng hoảng, hàng không điêu đứng vì các đường bay mở cửa hạn chế, nhiều doanh nghiệp logistics đã lãi khủng, vượt lợi nhuận cả năm chỉ trong ba quý đầu năm. Tiêu biểu, Công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (mã VOS) mới đây công bố báo cáo tài chính với lãi trước thuế gần 186 tỷ đồng trong quý 3 và hơn 406,8 tỷ đồng chỉ sau 9 tháng đầu năm. Như vậy, so với kế hoạch, VOS vượt xa mức lợi nhuận đề ra dù còn cả quý 4 phía trước. Doanh nghiệp kinh doanh kho bãi và vận tải là Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá (mã DXP) cũng hoàn thành sớm mục tiêu lợi nhuận khi đạt 40,9 tỷ đồng (đạt 125% kế hoạch) sau 9 tháng đầu năm.
4/ Bộ Công Thương hôm 23-11 đã quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm phụ gia thực phẩm (sorbitol) có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc. Bộ Công Thương cho biết kết quả điều tra chính thức cho thấy lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc gia tăng đột biến. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Trước đó, Bộ Công Thương đã tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 12-2020 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9-2020. Quá trình điều tra vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương, các quy định liên quan cũng như Hiệp định Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
5/ Thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15-7-2021 đến hết năm 2021, với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.
Riêng 4 ngân hàng thương mại quốc doanh tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, lũy kế từ 15-7-2021 đến 31-10-2021 tổng số tiền lãi giảm của 16 ngân hàng là khoảng 15.559 tỷ đồng (tăng 3.323 tỷ đồng so với 30/9/2021 tương ứng tăng 27,16%), đạt 75,48% so với cam kết.
Nòng cốt của chương trình giảm lãi suất vẫn là bốn ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.996 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,3 triệu tỷ đồng cho gần 3,2 triệu khách hàng.
6/ Giá dầu châu Á tiếp tục tăng cao trong phiên chiều ngày 24-11 khi giới đầu tư vẫn hoài nghi về hiệu quả của việc chung tay mở kho dự trữ dầu mỏ do Mỹ dẫn đầu và tập trung sự chú ý vào cuộc họp sắp tới của các nước sản xuất dầu mỏ.
Giá dầu Brent biển Bắc tăng 13 xu Mỹ (0,2%) lên 82,44 USD/thùng, sau khi tăng 3,3% trong phiên trước đó. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 20 xu Mỹ (0,3%) lên 78,70 USD/thùng.
Chuyên gia phân tích hàng hóa Satoru Yoshida thuộc tổ chức Rakuten Securities của Nhật Bản, cho biết: “Các nhà đầu tư đã thất vọng bởi quy mô đợt giải phóng dầu mỏ dự trữ chung của Mỹ và nhiều nước khác nhỏ. Ngoài ra, những nỗ lực phối hợp của các nước tiêu thụ dầu mỏ làm dấy lên lo ngại Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+, có thể chậm tốc độ tăng sản lượng của họ. Ông cho rằng hiện giới đầu đang hướng tới cuộc họp tiêu theo của OPEC+ vào ngày 2-12 sắp tới.
7/ Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đã khiến nhiều hãng công nghệ gấp rút điều chỉnh kế hoạch đầu tư. Samsung Electronics có kế hoạch đầu tư 17 tỷ USD cho nhà máy chip tại bang Texas, Mỹ. Hãng Apple liên kết với hãng chip TSMC của Đài Loan, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn chip của Qualcomm.
Hiện tại Apple đã áp dụng công nghệ chip siêu nhỏ chỉ 4-nanometer của hãng TSMC cho vi mạch sóng 5G, được phát triển độc quyền cho các sản phẩm Apple như các iPhone thế hệ mới. Điều này sẽ khiến Qualcomm mất đi 20% thị phần linh kiện trong các thế hệ iPhone kế tiếp từ năm 2023.
Chính phủ các nước cũng dành nhiều ưu đãi cho các hãng chip công nghệ mới của nước ngoài lập hãng xưởng tại đất nước họ. Mới nhất, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố gói hỗ trợ lên đến 5,2 tỷ USD dành cho ngành bán dẫn, tiêu biểu là TSMC và một số hãng chip lớn khác của Nhật Bản.
8/ Nhật Bản sẽ lưu hành thí điểm loại tiền điện tử riêng trong thời gian từ nay đến năm 2022 với sự bảo trợ của các ngân hàng, tổ chức tài chính cũng như 70 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản. Đồng tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành đã tác động đến thị trường các đồng tiền mã hóa. Bitcoin – đồng tiền số được xem như đầu tiên và có giá trị nhất thế giới – tiếp nối đà trượt giá kéo dài trong tuần qua, giảm 1% xuống còn khoảng 56.377 USD/Bitcoin.
9/ Các loại nguyên liệu chủ chốt để sản xuất pin xe điện đã tăng phi mã trong năm qua. Chẳng hạn, cobalt đã tăng khoảng 90%, trong khi ;ithium đã tăng hơn 400% trong một năm qua. Công ty con chuyên về luyện kim và hóa chất của tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản tuyên bố sẽ tái chế pin xe điện bằng công nghệ cao. Chi phí này tương đương hay rẻ hơn chi phí sản xuất pin xe điện của tập đoàn cung cấp trước đây.
Công nghệ nghệ độc quyền của Sumitomo cho phép hãng thu lại một lượng lớn với độ tinh chất cao các thành phần từ pin xe điện cũ, như tithium, cobalt và một số chất khác. Điều này sẽ củng cố vị thế nhà máy tái chế pin xe điện của liên minh Sumitomo, Nissan và 4R khánh thành vào năm 2018.
Ricky Hồ – Ngô Vũ / BSA

Nhà bán lẻ Nam Phi tìm cách thoát khủng hoảng chuỗi cung ứng châu Á