Cây muối khô (tên khoa học là Rhus semialata Murr) thuộc họ đào lộn hột.
“Cây muối” có tên gọi đông y là Diêm phu mộc. Tổ sâu trên cây muối còn gọi là vị thuốc ngũ bội tử. Tên khoa học: Galla sinensis.
Cây muối phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi của nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng…
Đặc biệt là các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên có rất nhiều cây muối mọc hoang.
Cây muối rừng mọc nhiều tại khu bảo tồn Chư Moray, tỉnh Kon Tum Là loại cây thân gỗ mọc hoang, là loại cây thân gỗ, cao 2-8m.
Hoa muối rừng mọc thành từng chùm màu trắng, kết thành những trái nhỏ như hạt đậu màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu đỏ và nâu sậm.
Đồng bào hái loại quả này về dùng thay cho muối nhờ có vị mặn và chua thanh để tẩm ướp thịt trâu trong các lễ hội quan trọng như đám cưới, dựng nhà…
Thịt gà vốn rất hợp với muối tiêu chanh nên khi dùng trái muối rừng làm gia vị, chất mặn vừa phải, hương chua thoang thoảng hòa quyện đều vào thịt, cho cảm giác thơm ngon mà không ngấy.
Món gà này ăn kèm với bún, điểm tô thêm một cành trái muối màu đỏ tươi trông rất bắt mắt.
Cây muối được biết tới là một vị thuốc nổi tiếng trong bài thuốc nam điều trị bệnh suy thận.
BSA (tổng hợp)
 
Chia sẻ
Bài trướcCây Mì chính
Bài kế tiếpTrái Tiêu sả