Các doanh nghiệp Việt Nam nên đi theo hướng online, không nên mở những mặt bằng tại Ấn Độ, như thế sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều về các chi phí.
Trong những ngày tham dự Lễ hội Sức khỏe và Dinh dưỡng diễn ra tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, từ ngày 18 – 21/10, ông Aalok Panndit – Giám đốc truyền thông tiếp thị Hiệp hội bá lẻ Á – Phi đã chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Đầu tiên, ông Aalok Panndit chia sẻ về những xu hướng ở thị trường Ấn Độ và châu Á.
Theo ông Aalok Panndit, có những xu hướng sau:
Xu hướng thứ nhất: Người tiêu dùng quan tâm đến những gì tự nhiên và hữu cơ, họ không muốn trong sản phẩm có thêm những chất phụ gia, màu và mùi vị khác ban đầu. Họ quan tâm đến những công ty có uy tín, làm việc có trách nhiệm…
Xu hướng thứ hai: Người tiêu dùng hiện nay có nhiều kiến thức và thông tin hơn, họ thường tìm hiểu xem các doanh nghiệp lấy nguồn nguyên vật liệu từ đâu, liệu họ có đang nhập hàng từ các đơn vị không đáng tin cậy hay không; khi làm có sử dụng lao động trẻ em không; có khai thác tài nguyên thiên nhiên bền vững không…
Nghĩa là người tiêu dùng quan tâm hơn tới yếu tố đạo đức và bền vững, ông Aalok Panndit nói.
Trong khi đó, nói về thị trường Ấn Độ, ông Aalok Panndit cho hay, hiện nay thị trường tiêu dùng thực phẩm Ấn Độ gần như đã bão hòa và chín muồi, có nhiều sản phẩm của các công ty tạo nên một thị trường rất đông đúc. Trong khi đó, thị trường Việt Nam còn đang mới nổi.
“Nên nếu nói về chiến lược thì tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam nên đi theo hướng online, không nên mở những mặt bằng tại Ấn Độ, như thế sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều về các chi phí.
Làm online thì oanh nghiệp Việt Nam có thể quảng cáo trên các website, điều này sẽ giúp họ tiếp cận người tiêu dùng nhiều hơn”.
Theo ông Aalok Panndit, ngành hàng có tiềm năng mà Việt Nam có thể thâm nhập vào Ấn Độ và châu Á là thực phẩm và nông sản, tiếp đến là các mặt hàng gia vị, rau thơm tự nhiên.
“Và một điểm nữa theo tôi là độc đáo là các bài thuốc truyền thống của Việt Nam hoàn toàn có cơ hội ở các thị trường này. Nhưng trong việc phát triển các bài thuốc truyền thống, doanh nghiệp Việt cần phân biệt được rõ sản phẩm Việt Nam và Trung Quốc, bởi mặt này hơi giống nhau”.
Đến dự Lễ hội Sức khỏe và dinh dưỡng, đi tham quan các doanh nghiệp bán hàng trong đó và nhận thấy có rất nhiều sản phẩm tiềm năng, hay và lạ để có thể đi xa hơn, nhưng ông Aalok Panndit cho rằng,
“Tôi nghĩ các doanh nghiệp nên để thêm trên bao bì của sản phẩm phần tiếng Anh để người nước ngoài có thể biết được, bởi đa phần tôi thấy ghi có tiếng Việt không thì chưa linh động lắm”.
Thị trường Việt Nam theo tôi nghĩ hiện nay chưa được khai thác nhiều, điều này không hẳn là bất lợi, nhưng dẫu sao cũng cần những sự thay đổi.
Ông Aalok Panndit hiến kế: Muốn sản phẩm Việt Nam đến được nhiều nơi ở thị trường châu Á, thì Việt Nam cần làm sao thu hút nhiều người tiêu dùng châu Á đến với mình. Bằng cách nào? Hãy làm du lịch thật tốt để thu hút khách châu Á tới, khi đó họ mới có những trải nghiệm về Việt Nam, biết được cụ thể con người, sản phẩm như thế nào. Làm được điều này tôi tin các doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội xuất khẩu sang các nước ở khu vực châu Á.