Đinh lăng lá xẻ – Polyscias fruticosa (L.) Harm, tên dân gian: Nhân sâm – ngũ gia bì (Araliaceae), đinh lăng lá nhỏ, cây Gỏi cá, nam dương lâm. Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie ở Thái Bình Dương. Cây được trồng ở Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào,… Ở Việt Nam.
Từ lâu Đinh lăng đã xuất hiện trong nhân dân và được trồng khá phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện…để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị. Cây nhỏ, xanh tốt quanh năm, có thể cao đến 2m.
Cây Đinh lăng nhỏ, chỉ cao từ 1-2 mét. Lá kép, chẻ khía, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc.

 

Thường dùng lá như là loại rau ăn kèm, đặc biệt khi ăn gỏi cá. Tính vị, công năng: Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Dược liệu có tác dụng bổ 5 tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết, tăng sữa.
Rễ định lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương . Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng. Rễ và lá sắc uống có tác dụng lợi tiểu chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, chứng khó tiểu tiện.
Bột lá được giã với muối và đắp trị vết thương Cây dễ nhầm lẫn: Đinh lăng rất phong phú về chủng loại: Đinh lăng lá tròn, Đinh lăng lá to hay Đinh lăng lá ráng, Đinh lăng trổ hay Đinh lăng viền bạc.
Các loài này đều không được sử dụng làm thuốc như đinh lăng lá nhỏ.
BSA (Tổng hợp)
Chia sẻ
Bài trướcRau dền gai
Bài kế tiếpCây đuôi chuột