Để doanh nghiệp không bị thất thế trên thị trường, việc phát triển đồng bộ nhiều kênh bán hàng là rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào cửa hàng tạp hóa, siêu thị, sàn thương mại điện tử và chương trình khuyến mãi. Sự thành công của các kênh này đòi hỏi một chiến lược tổng thể và linh hoạt, nhằm tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, không phụ thuộc vào một kênh bán hàng duy nhất.
Ngày 3/7, Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC), Hội Doanh nghiệp HVNCLC tổ chức chương trình Ăn trưa làm việc với chủ đề “Lộ trình chuyển đổi số hướng đến thị trường”.
Tại đây, ông Phạm Hồng Sơn, chuyên gia về thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số hệ thống phân phối cho biết, sự đầu tư cho các cửa hàng tạp hóa, bách hóa, đầu tư cho kênh siêu thị, sàn thương mại điện tử, hay đầu tư cho khuyến mãi thì người quản lý phải có một cái nhìn tổng thể.
Thực tế hiện nay, có những doanh nghiệp, TMĐT đóng góp 30% tổng doanh thu, nên họ đầu tư nguồn lực để phát triển trên kênh bán hàng tiềm năng này.
Theo quan điểm của ông Sơn, sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp phải nằm ở người tiêu dùng cuối cùng, bởi bản chất của các sàn TMĐT cũng là nơi bán lại sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp ra một sản phẩm tốt, thì marketing rất quan trọng (kể cả kênh truyền thống và hiện đại) đó là điểm tạo ra sức lan tỏa ra bên ngoài.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang đi theo hướng với các kênh khác nhau sẽ có dòng sản phẩm khác nhau.
Thường một dòng sản phẩm mới hoặc dòng cao cấp lợi nhuận sẽ cao hơn, nên khi bán dòng sản phẩm này doanh nghiệp tính toán để không ảnh hưởng đến kênh truyền thống.
Thực tế rằng, đa phần các kênh truyền thống những mặt hàng cao cấp thường không phải là xương sống của họ. Do đó, với các mặt hàng mới, doanh nghiệp sẽ đẩy lên sàn TMĐT nhiều hơn, và chấp nhận chi tiêu nhiều hơn trên kênh này.
Ông Sơn cho hay, đây là điều doanh nghiệp cần hiểu để khi đi thương thuyết với các sàn TMĐT, “chúng ta có thêm sự tự tin, có “đối trọng” không bị phụ thuộc hoặc theo kiểu ở chiếu dưới”.
Tương tự, xu hướng phát triển kênh online, siêu thị cũng biết mình không phải là người duy nhất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trong quá trình đàm phán nhằm chủ động yêu cầu nhà bán lẻ đưa ra những đề nghị hợp lý.
Chuyên gia Phạm Hồng Sơn chia sẻ tại sự kiện
Cần cái nhìn bài bản cho giảm giá, khuyến mãi
Tại buổi ăn trưa làm việc, một số ý kiến của doanh nghiệp tâm tư, trong xu thế giảm giá, khuyến mãi, làm sao để họ không bị cuốn theo xu hướng này, và có thể cạnh tranh với các đối thủ.
Theo quan sát của ông Sơn, nhiều doanh nghiệp bây giờ chạy doanh số theo quý, theo tháng, do đó, nhiều khi tuần cuối cùng họ chạy rất nhiều (có doanh nghiệp tuần cuối chạy đến hơn 60% doanh số).
“Điều này gây nên sự “nhiễu” trong thị trường, nên người điều hành cần có cái nhìn lâu dài, bài bản, bền bỉ trong việc bán hàng”.
Ông Sơn giải thích, doanh nghiệp kích mạnh bán hàng quá sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về hệ thống sau này, “chẳng hạn như những nhà bán lẻ họ sẽ đợi, tâm lý họ sẽ nghĩ công ty này kiểu gì ngày cuối cũng giảm, cũng khuyến mãi…”.
Theo thống kê, hiện kênh truyền thống với khoảng 700.000 cửa hàng tạp hóa, trong 20 năm qua tốc độ tăng trưởng khoảng 5%, kênh siêu thị chiếm 20% thị phần tăng trưởng 10%. Riêng kênh online tại Việt Nam dù chỉ chiếm 5% thị phần nhưng tăng trưởng đến 30%-45%/năm.
Theo ông Sơn, mặc dù tăng trưởng thấp nhưng hiện nay các chủ cửa hàng tạp hóa ngày càng năng động, nắm bắt xu hướng công nghệ 4.0 và tiếp cận với mô hình như siêu thị, cửa hàng tiện tích.
Trong xu thế về dữ liệu, số hóa kênh phân phối thì gần đây nhiều doanh nghiệp bắt đầu việc giữ quan hệ trực tiếp với cửa hàng, nhất là phải lấy được thông tin của khách hàng cá nhân để có dữ liệu.
Trong khi đó, các cửa hàng tạp hóa hiện cũng đang thay đổi nhiều, họ năng động hơn, bắt đầu số hóa cửa hàng mình.
Về giao hàng, ông Sơn lưu ý, doanh nghiệp cần chú ý vấn đề chi phí giao hàng trong 24 tiếng hay mấy ngày, vì chi phí rất khác nhau, nếu doanh nghiệp không định vị được chất lượng giao hàng với khách hàng thì sẽ mất uy tín thương hiệu.
Các doanh nghiệp tham dự chương trình
  
  • Câu Lạc Bộ Doanh Nghiệp Dẫn Đầu (Leading Business Club – LBC) là một Câu Lạc Bộ của các nhà lãnh đạo – mà nòng cốt là những doanh nghiệp lớn nhất, phát triển nhất của Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Ngoài ra, còn có những doanh nghiệp dẫn đầu các ngành kinh tế của Việt Nam, cùng phấn đấu cho sự phát triển của doanh nghiệp và của đất nước. LBC là thành viên chính thức của VCCI Việt Nam. Đây là CLB đối nhân, tập họp các nhà quản trị có kinh nghiệm và thực lực, có tinh thần, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm dẫn đầu vì sự tiến bộ của xã hội và cộng đồng, đặc biệt là trách nhiệm với lớp các nhà quản trị trẻ kế thừa cũng như lớp trẻ khởi nghiệp. Nguyên tắc kết nạp thành viên của LBC khá chặt chẻ, cần có sự đồng tình của toàn ban chủ nhiệm và không có sự phản đối của thành viên. Ban chủ nhiệm luôn ý thức củng cố và phát triển các nguồn lực trong cộng đồng doanh nghiệp, nhưng cũng luôn tôn trọng nguyên tắc nội bộ là sự tham gia của thành viên mới là đảm bảo góp phần cho uy tín chung và đóng góp cho trách nhiệm chung của CLB.
Thông tin liên hệ:
  • Văn phòng LBC: 60/2 Lý Chính Thắng, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Tel: 028-38466136-38466513.
  • Người liên hệ: Minh Nguyễn (Mr.) – Trưởng Ban Điều hành LBC
  • Email: minhnguyen@bsa.org.vn- HP: 0908 610 821
Bài, ảnh: Trần Quỳnh