Chúng ta thường nói về tác hại nguy hiểm của biến đối khí hậu nhưng lại cứ nghĩ rằng nó là chuyện ở một nơi rất xa xôi với mình. Trên thực tế, Đông Nam Á là một trong những khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất khi chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Vào năm 2020, nhiệt độ của trái đất ấm hơn khoảng 0,98 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20. Đó cũng năm nhiệt độ cao thứ hai được ghi nhận trong lịch sử. Cùng năm đó, Jakarta ghi nhận lượng mưa cao nhất kể từ năm 1866, dẫn đến lũ lụt lớn cướp đi sinh mạng của hàng chục người. Tại Philippines, cơn bão Vamco đã quét qua nước này vào tháng 11.
Tại Việt Nam thì còn thấy rõ hơn. Năm 2020, thiên tai diễn ra không theo quy luật, dị thường, khốc liệt với 13 cơn bão trên biển Đông; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất… Đặc biệt, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11.2020, bão, lũ xảy ra liên tiếp tại khu vực miền Trung với cường độ rất mạnh, trên phạm vi rộng đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Ước tính năm 2020, thiên tai gây thiệt hại cho Việt Nam hơn 35.181 tỷ đồng.
Trong khi đó, mực nước biển toàn cầu đã tăng từ 21 đến 24 cm do các sông băng và băng từ 2 cực tan chảy. Điều này khiến một số thành phố đông dân cư như Jakarta, Bangkok và TP.HCM có nguy cơ bị dưới mực nước biển vào năm 2050.
Theo thỏa thuận Paris, 196 quốc gia này sẽ hành động để hạn chế phát thải khí nhà kính và hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2 độ C, so với mức tiền công nghiệp.
Công nghệ khí hậu, đôi khi được gọi là công nghệ xanh đề cập đến các công nghệ có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Công nghệ đó bao gồm những đổi mới trong giao thông vận tải như nhiên liệu xanh và xe điện, hệ thống nông nghiệp, xây dựng và quản lý tòa nhà, cũng như Big data và internet vạn vật phân tích thông tin liên quan đến tác động của hành vi con người đối với khí hậu.
Grab hiện đang vận hành khoảng 8.500 xe điện tại Indonesia.
Ở Đông Nam Á, đầu tư vào công nghệ khí hậu đang tăng tốc khi một số tập đoàn và quỹ đầu tư mạo hiểm đang đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp để phát triển các giải pháp xử lý các thách thức về môi trường. Vào tháng 10 năm ngoái, Wavemaker Partners đã ra mắt công ty liên doanh công nghệ khí hậu có tên Wavemaker Impacts, trong khi Microsoft khởi động Thử thách công nghệ xanh Singapore vào tháng 11.
Theo một dự án nghiên cứu do công ty thăm dò dữ liệu Holoniq có trụ sở tại New York thực hiện vào năm ngoái, thực phẩm nông nghiệp, năng lượng tái tạo và các phương tiện giao thông chạy bằng điện là một trong những danh mục lớn nhất trong công nghệ khí hậu ở Đông Nam Á. Được thực hiện với sự hợp tác của một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các doanh nhân năng lượng sạch có tên New Energy Nexus, báo cáo đã xác định 50 công ty khởi nghiệp về công nghệ khí hậu hứa hẹn nhất ở Đông Nam Á. Khoảng 68% trong số các công ty này được thành lập từ năm 2010 đến năm 2014, trong khi 10% được thành lập trong thời kỳ đại dịch từ năm 2020 đến năm 2021.
Trong lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp, Singapore đang dẫn đầu với việc phát minh và phát triển các loại protein thay thế. Kể từ năm 2018, hàng chục công ty khởi nghiệp như vậy đã xuất hiện và thu hút các khoản đầu tư đáng kể. Trong số đó phải kể đến Next Gen Foods được đầu tư 30 triệu USD vào năm ngoái, Shiok Meats đã huy động được hơn 20 triệu USD kể từ năm 2019 và TurtleTree Labs thu hút tài trợ gần 40 triệu USD cho đến nay. Một số công ty thực phẩm toàn cầu như Avant Meats của Hồng Kông hay Givaudan và Buhler cùng của Thụy Sĩ đã thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng như cơ sở sản xuất thí điểm cho các loại protein thay thế ở thành phố Sư tử.
John Kim là đối tác quản lý của Amasia, một công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào công nghệ xanh có trụ sở tại Singapore. Ông Kim cho biết các quốc gia khác nhau ở Đông Nam Á có những thách thức môi trường khác nhau và các giải pháp khác nhau. Ông Kim phân tích: “Ví dụ, Singapore sử dụng khí đốt tự nhiên để tạo năng lượng và tập trung vào chuyển đổi các phương tiện giao thông chạy bằng điện trở nên phổ biến hơn.
Hơn 50 công ty ở Indonesia sử dụng các tấm pin mặt trời của Xurya đặt trên mái các tòa nhà của họ.