Trong 2 ngày 10 – 11/8, tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Seed to Table (Nhật Bản) tổ chức hội nghị nông nghiệp hữu cơ và giáo dục đào tạo năm 2022.
Theo ông Trần Văn Nhãn, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Nước sạch Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, từ tháng 5/2019 đến nay, Tổ chức Seed to Table đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp về thực hiện dự án “Phát triển Nông nghiệp hữu cơ” theo tiêu chuẩn PGS. Trong khuôn khổ dự án, thực hiện hai nhiệm vụ. Một là tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho nông dân, hai là thực hiện nông nghiệp hữu cơ cho các trường học.
Với ngành giáo dục, Sở NN&PT NT đã thực hiện nhiều lớp tập huấn về nội dung này cho cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo.
Thành lập được 16 điểm trường học có vườn rau hữu cơ trong trường nhằm giúp cho các em học sinh có cơ hội, môi trường thực tập, học tập. Nhiều sản phẩm rau hữu cơ này đã bán trực tiếp cho phụ huynh học sinh và những cá nhân có yêu cầu. Chúng tôi đã thành lập được ban điều phối dự án PGS và có logo nhận diện riêng.
Tại hội nghị, các chuyên gia Nhật Bản trình bày một số nội dung liên quan đến sự thay đổi của nông nghiệp Nhật Bản từ sau khi tiến hành phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Kinh nghiệm làm hữu cơ từ các trường học tại Nhật Bản
Hội nghị với sự tham dự của ngành nông nghiệp, giáo dục và các thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên, nông dân
Bà Mayu Indo đại diện Tổ chức Seed to Table của Nhật Bản tại hội nghị
Chia sẻ trực tuyến tại hội nghị, Nguyên Phó hiệu trưởng, Giáo sư danh dự Trường đại học Kagoshima, ông Manda Masaharu cho biết, năm 1971, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản được thành lập. Các thành viên gồm nhà khoa học, bác sĩ, nhà báo, và nhà sản xuất. Hình thức hợp tác giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng được gọi là ‘TEIKEI’ ra đời và giúp tăng cường hợp tác giữa nông dân và người tiêu dùng.
Ý tưởng “nông nghiệp hữu cơ” như sau: Thông qua thực phẩm ngon và lành mạnh được sản xuất từ ​đất được hỗ trợ bởi độ phì nhiêu của đất và hệ sinh thái đa dạng, người sản xuất tự lập và người tiêu dùng được liên kết chặt chẽ, từ đó góp phần vào sự phát triển và ổn định của xã hội và văn hóa địa phương. Với mục tiêu hiện thực hóa một cuộc sống bền vững và hạnh phúc, chúng ta gọi nền nông nghiệp tạo nên sự thay đổi lớn trong xã hội, đó là “nông nghiệp hữu cơ”.
Sau khi lan tỏa được cuộc vận động nông nghiệp hữu cơ, chính phủ Nhật Bản bắt đầu quan tâm đến vấn đề này và chuẩn bị luật, quy định liên quan, và chế độ cấp chứng nhận hữu cơ. Từ đó, nông nghiệp hữu cơ được áp dụng bởi nhiều nông dân hơn, người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ hơn và mở rộng được thị trường hơn.
“Tuy nhiên, so sánh với các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, sự phát triển của Nông nghiệp hữu cơ tại Nhật Bản còn hạn chế. Số hộ nông dân hữu cơ: 0.2% của tổng số nông dân. Diện tích hữu cơ : 0.5% của tổng diện tích đất nông nghiệp”, ông Manda Masaharu nhìn nhận.
Mặc dù có nhiều thách thức trong việc thúc đẩy nông nghiêp hữu cơ tại Nhật Bản, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản đưa ra một chính sách mới sau khi thấy rõ về sự phát triển Nông nghiệp hữu cơ tại Châu Âu và Mỹ.
Đó là “Chiến lược hệ thống thực phẩm Xanh (2021)”, ông Manda Masaharu nói.
Chiến lược này tập trung vào việc: Không phát thải CO2 trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp; Giảm 50% lượng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật; Giảm 30% lượng sử dụng các loại phân hóa học; Tăng tỷ lệ đất nông nghiệp hữu cơ đến 25%, 1.000.000 ha; Có chính sách mới để thúc đẩy Nông nghiệp hữu cơ tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, việc quan trọng hơn nữa là cần đào tạo nguồn nhân lực để thúc đẩy, phát triển Nông ngiệp hữu cơ. Nhưng việc này, theo ông Manda Masaharu chia sẻ, “Chưa có hệ thống giáo dục rõ ràng trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ tại Nhật Bản. Đến giờ chưa có Trường đại học nào đào tạo các em chuyên về nông nghiệp hữu cơ”.
Phát biểu trực tiếp tại hội nghị, ông Namikawa Naoto – Hiệu trưởng trường cấp 3 Engei TP. Tokyo, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội các Hiệu trưởng Trường cấp ba Nông nghiệp Quốc gia đã chia sẻ về “Tình trạng hiện tại của Trường cấp ba nông nghiệp ở Nhật Bản”.
Ông cho biết, trường cấp 3 Engei có hàng cây bạch quả hơn 110 năm, nơi đây cũng là nơi xuất xứ trái lê lai tạo đầu tiên của Nhật Bản. Ngoài ra còn có các khu vườn hoa hồng, khu vườn cây ăn quả, rau…
“Hàng năm chúng tôi thường xuyên tổ chức việc thực hành bán hàng, marketing cho học sinh về các sản phẩm trong khu vườn do các em làm ra, tổ chức lễ hội theo mùa, hay cho học sinh bán sản phẩm tại Trung tâm thương mại cao cấp DAIMARU”, ông Namikawa Naoto cho biết.
Ông Namikawa Naoto – Hiệu trưởng trường cấp 3 Engei TP. Tokyo chia sẻ về các cách mà trường cấp 3 của ông đang làm hiện nay
Ông Namikawa Naoto – Hiệu trưởng trường cấp 3 Engei TP. Tokyo lắng nghe những chia sẻ từ các đại biểu trong giờ giải lao
Ông Nagasawa Genichi đề xuất một số ý kiến với tỉnh Đồng Tháp như sau:
  • Cần xác định rõ đối tượng bán, bán sản phẩm cho nhóm người giàu hay nhóm khác?
  • Kiếm được lợi nhuận cao nếu bán sản phẩm có chất lượng cho nhóm người giàu
  • Nhóm người giàu quan tâm đến vấn đề SỨC KHỎE (tuổi trẻ vĩnh cửu và trường tồn)
  • Nếu nhà nông áp dụng nông nghiệp hữu cơ thì có được sản phẩm tốt cho đất, môi trường và sức khỏe của con người. Từ đó, nhà nông được “nuôi” bởi nông nghiệp hữu.
  • Tận dụng được các nguồn sẵn có tại tỉnh Đồng Tháp càng nhiều càng tốt (gồm phế thải của nhà máy chế biến cá)
  • Nên tập trung nâng cao chất lượng các đặc sản sẵn có tại Đồng Tháp. Nên tận dụng gạo không đạt tiêu chuẩn và cám cho chăn nuôi, tận dụng phân gà/bò cho trồng lúa, hay tận dụng trái xoài không đặt tiêu chuẩn để chế biến…
  • Sản xuất các nông sản chế biến an toàn, an tâm để dùng được, ngon, đẹp, và có câu truyện mang ấn tường hay cảm động cho người tiêu dùng.
  • Cần đào tạo nguồn nhân lực Dạy nông nghiệp hứu cơ : từ sản xuất đến bán hàng
Một số công việc chăm sóc rau, củ, quả của học sinh cấp 3 trường Engei TP. Tokyo
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Ông Nguyễn Văn Dương thăm Trường Engei TP. Tokyo năm 2019
Bài, ảnh: Trần Quỳnh