Chiều 17/9/2022, tại Khách sạn Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, vòng bán kết 2 của Cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp Nông nghiệp – đổi mới sáng tạo” lần 8 – 2022 chính thức khai mạc. Kết thúc vòng thi khu vực này, khoảng 10 dự án xuất sắc nhất sẽ được chọn vào thi chung kết tại TP.HCM vào trung tuần tháng 10 tới.
Cuộc thi năm nay do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội doanh nghiệp HVNCLC tổ chức với sự đồng hành của Qũy hỗ trợ phát triển Thanh niên, Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau, và Dự án HVNCLC Chuẩn hội nhập đồng tổ chức. Đồng hành cùng cuộc thi còn có nhiều doanh nghiệp hội viên Hội Doanh nghiệp HVNCLC như Công ty Cổ phần Vinamit, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty TNHH Minh Long I, Công ty Cổ phần Cơ điện Tân Hoàn Cầu, Công ty TNHH SX TM DV Qui Phúc, Công ty TNHH Lợi Lợi Dân, Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn Cầu GIBC, Công ty TNHH MTV Trà Tâm Lan….
Mặc dù trải qua một năm đầy sóng gió vì dịch bệnh Covid-19, nhưng khi triển khai cuộc thi được phát động vào tháng 6/2022 đã thu hút được đông đảo thanh niên tham gia. Sau hơn ba tháng nhận bài thi, có 163 dự án đại diện cho 40 tỉnh thành đăng ký, nộp đề cương tham gia. Ở vòng sơ khảo, Ban Giám khảo đã chọn ra 88 dự án tốt nhất, đại diện cho 32 tỉnh, thành tham gia Vòng thi Bán kết, tổ chức tại 3 khu vực là An Giang, Hà Nội và TP.HCM.
Ở vòng bán kết tại Hà Nội, 28 dự án tranh tài đến từ các địa phương như Bắc Kạn, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thái Bình và Thanh hóa. Trong đó, Bắc Kạn là địa phương dẫn đầu khi có 7 dự án tham gia thuyết trình. Thanh Hóa và Lạng Sơn cùng có 4 dự án tham gia. Hà Giang đến với cuộc thi gồm có 3 dự án, Sơn La và Nam Định 2 dự án. Riêng Hà Nội, Nghệ An, Thái Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, mỗi địa phương có 1 dự án tham gia. Ba dự án còn lại ở khu vực miền Bắc được chuyển vào thi vòng bán kết 3 tại TP.HCM sau một tuần nữa.
Ở những mùa trước của cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp Nông nghiệp – đổi mới sáng tạo”, các dự án khu vực miền núi đều có những lợi thế nhất định, khai thác được nguồn tài nguyên bản địa để tạo ra những sản phẩm độc đáo, nhất là các sản phẩm liên quan đến nguồn dược liệu của núi rừng. Do vậy, ở vòng bán kết này, các dự án đến từ đồng bào các dân tộc thiểu số kỳ vọng sẽ tiến xa hơn. Một số dự án triển vọng, được đánh giá cao như “Phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn bản địa trên địa bàn xã Liêm Thủy huyện Na Rì” của Bắc Kạn; các dự án “Bảo tồn nghề thêu dệt gắn với văn hoá người Pà Thẻn” và “Sản phẩm Chè Chốt 468” đến từ Hà Giang; dự án “Sản xuất các sản phẩm từ quả Mác Mật” và dự án “Sản xuất lạp sườn, Khâu nhục truyền thống, sử dụng Gừng Núi làm gia vị đặc trưng và bảo quản tự nhiên” của Lạng Sơn hay dự án “Hồi sinh giống gà trong truyền thuyết – Nuôi gà dưới tán lá rừng tạo sinh kế bền vững cho bà con dân tộc” của Phú Thọ.
Vòng thi này cũng không thể đánh giá thấp các dự án như “NANOSALT – Muối dược liệu Việt Nam” – dự án vừa giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An hay hai dự án của Thanh Hóa là “Sữa gạo lên men Amazake” và “Xây dựng vùng nguyên liệu kết hợp sản xuất các sản phẩm chiết xuất thảo mộc mang thương hiệu Bình An Natural”.
Theo bà Vũ Kim Anh – Trưởng ban tổ chức (BTC) cuộc thi, sau khi tuyển chọn được 88 dự án ở vòng sơ khảo, BTC đã tiến hành tập huấn cho tất cả các dự án lọt vào vòng bán kết. Qua các lớp tập huấn, chuyên gia đã hỗ trợ các dự án trong việc lập kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là viết lại bài thi để cô đọng, phát triển được những điểm mạnh của từng dự án. Vì thế, bài thi của các dự án đã được cải thiện rõ rệt. Đơn cử như ở vòng bán kết 1, diễn ra tại An Giang trong 2 ngày 7 và 8/9 vừa qua, nhiều thí sinh đã trình bày đúng trọng tâm của dự án.
Một số dự án không được đánh giá cao ở vòng sơ khảo nhưng qua phần thi ở vòng bán kết 1 đã nêu bật được những điểm mạnh về tính thực tế, tính khả thi cao, sự sáng tạo thông qua các sản phẩm thực tế, các hồ sơ, chứng nhận của cơ quan chuyên môn. Tính gắn kết và tác động tích cực đến cộng đồng của các dự án cũng là một trong những điểm mạnh do lên kết với các nông hộ nhằm chủ động xây dựng vùng nguyên liệu sạch an toàn, tạo công ăn việc làm cho thanh niên, phụ nữ hay các hoạt động từ thiện… Chính vì thế, BTC mong muốn các dự án khu vực miền Bắc cũng phát huy hết khả năng để giành vé vào thi chung kết.
Ông Phan Văn Minh – Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ sinh học Môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường – Đại học Nông lâm TP.HCM, thành viên ban giám khảo vòng bán kết 1 chia sẻ rằng các dự án vượt qua vòng bán kết 1 có nhiều cải thiện về cách viết và trình bày bài thi. Tính thực tế được đánh giá cao, thể hiện qua các sản phẩm, dịch vụ và cách triển khai của dự án phù hợp với từng địa phương. Đây là sự khác biệt lớn so với những mùa thi trước.
Nếu ở vùng thành thị, dự án tập trung nhiều vào ứng dụng công nghệ thì tại vùng nông thôn, các dự án khởi nghiệp đã tận dụng được nguồn lực là nguồn tài nguyên bản địa, tập trung phát triển nguồn tài nguyên của quê nhà để tạo nên giá trị cao cho nông sản, dược liệu…
Lịch thi chính thức:
-
13h30 – 17h30 ngày 17/9/2022: Khai mạc vòng bán kết 1, các dự án trình bày bài thuyết trình (từ số 01 đến số 12)
-
08g00 – 12g00 ngày 18/9/2022: Các dự án trình bày bài thuyết trình (từ số 13 đến số 24)
-
14g00 – 15g30 ngày 18/9/2022: Các dự án còn lại trình bày bài thuyết trình
-
16g30 ngày 18/9/2022: CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀO CHUNG KẾT
DANH SÁCH 28 DỰ ÁN VÒNG BÁN KẾT 2
STT |
TỈNH/THÀNH |
DỰ ÁN |
HỌ TÊN CHỦ DỰ ÁN |
1 |
Bắc Kạn |
DA Mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái |
Đặng Hành Dũng |
2 |
Bắc Kạn |
Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm Trà hoa vàng |
Dương Khánh Ly |
3 |
Bắc Kạn |
Mô hình tổ chức liên kết trồng, chế biến Sâu Hoa hồng theo chuỗi giá trị có kiểm soát |
Hà Thị Nhâm |
4 |
Bắc Kạn |
Phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn bản địa trên địa bàn xã Liêm Thủy huyện Na Rì |
Hoàng Thị Huệ |
5 |
Bắc Kạn |
Chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp |
Mùng Thị Huyền |
6 |
Bắc Kạn |
Chế biến sản xuất các sản phẩm từ cây Tía Tô |
Phạm Thùy Trang |
7 |
Bắc Kạn |
Dự án chế biến bún ngũ sắc |
Phan Thị Tố Mười |
8 |
Hà Giang |
Sản phẩm Chè Chốt 468 |
Lý Đức Dân |
9 |
Hà Giang |
Sản xuất kẹo khôi Nhung Tía theo chuỗi khép kín |
Nguyễn Thị Hồng Liễu |
10 |
Hà Giang |
Bảo tồn nghề thêu dệt gắn với văn hoá người Pà Thẻn |
Ván Thị Chi |
11 |
Hà Nội |
Reo Coffee – Hệ sinh thái vườn rừng |
Đỗ Lan Hương |
12 |
Hải Phòng |
Sổ gạo – Cánh đồng sẻ chia |
Bùi Ngọc Cường |
Đặng Thị Vi Vi |
|||
Nguyễn Văn Nhị |
|||
13 |
Lạng Sơn |
Sản xuất các sản phẩm từ quả Mác Mật |
Dương Hữu Điện |
Dương Thị Sữa |
|||
Dương Thị Mơ |
|||
14 |
Lạng Sơn |
Nuôi Vịt bản địa thả suối gắn với sinh kế cho phụ nữ thoát nghèo |
Hoàng Thị Bích Ngọc |
15 |
Lạng Sơn |
Nuôi Ếch Hương Núi Mẫu Sơn |
Hoàng Thị Oanh |
Triệu Thị Pham |
|||
16 |
Lạng Sơn |
Sản xuất lạp sườn, Khâu nhục truyền thống, sử dụng Gừng Núi làm gia vị đặc trưng và bảo quản tự nhiên |
Nguyễn Thị Giang |
17 |
Nam Định |
DA phát triển làng nghề giấm truyền thống Bách Cốc cổ |
Vũ Minh Ngọc |
18 |
Nam Định |
Làng sinh thái ven biển |
Doãn Thị Thoa |
Đào Thị Hồng Quyên |
|||
19 |
Nghệ An |
NANOSALT – Muối dược liệu Việt Nam |
Trần Thị Hồng Thắm |
Hồ Xuân Vinh |
|||
Đỗ Thị Lụa |
|||
20 |
Ninh Bình |
Dự án sản xuất Ruốc Tằm nhằm tối ưu giá trị Con Tằm, hỗ trợ phát triển sinh kế cho các làng nghề nuôi tằm truyền thống |
Bùi Thị Ngân Giang |
21 |
Phú Thọ |
Hồi Sinh Giống Gà Trong Truyền Thuyết – Nuôi Gà Dưới Tán Lá Rừng Tạo Sinh Kế Bền Vững Cho Bà Con Dân Tộc |
Nguyễn Văn Đức |
22 |
Sơn La |
Trồng và chế biến các sản phẩm từ cây đu đủ đực tại Yên Châu, Sơn La |
Nguyễn Văn Tuấn |
Nguyễn Văn Toàn |
|||
Hà Ngọc Diệp |
|||
23 |
Sơn La |
Nâng cao giá trị nông sản Sơn La- Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số bản địa |
Bùi Phương Thanh |
24 |
Thái Bình |
Khôi phục làng nghề dệt lụa đũi Nam Cao kết hợp du lịch công đồng |
Lương Thanh Hạnh |
Nguyễn Đức Tính |
|||
25 |
Thanh Hoá |
Sữa gạo lên men Amazake |
Nguyễn Mạnh Tiến |
Nguyễn Lê Ngọc Linh |
|||
26 |
Thanh Hoá |
Mô hình vườn rừng kết hợp chế biến nâng cao giá trị nông- dược địa phương & Giáo dục trải nghiệm |
Nguyễn Thị Mai Hương |
27 |
Thanh Hoá |
Nước mắm Vị Thanh – HTX Chế biến Thủy sản Hải Bình |
Nguyễn Thế Hoàng |
Nguyễn Thị Nhung |
|||
28 |
Thanh Hoá |
Xây dựng vùng nguyên liệu kết hợp sản xuất các sản phẩm chiết xuất thảo mộc mang thương hiệu BÌNH AN NATURAL |
Lưu Thị Thanh Thuỳ |