“Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, chúng ta hãy đi cùng nhau”. Hội thảo khởi nghiệp hôm nay chính là diễn đàn của các thanh niên, các mô hình khởi nghiệp và doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp để cùng nhau kết nối thông tin, chia sẻ nguồn lực trong các hoạt động lập nghiệp, khởi nghiệp nói chung.

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban dân tộc Phan Văn Hùng tại Hội thảo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có chủ đề “Kết nối nguồn lực – Chia sẻ thông tin”, diễn ra tại Hà Nội vào sáng 22/12/2018, do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp BSA, Tổ Công tác 569 thuộc Ủy ban dân tộc và Ban Thanh niên nông thôn của Trung Ương Đoàn tổ chức.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban dân tộc Phan Văn Hùng chia sẻ tại Hội thảo

Chương trình thu hút gần 250 thanh niên, doanh nghiệp khởi nghiệp đến từ các tỉnh, thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Kan, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang , Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái,  Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Lào Cai, Lạng Sơn, Hưng Yên, Kon Tum và Đà Nẵng.

Hội thảo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có chủ đề “Kết nối nguồn lực – Chia sẻ thông tin” mang mục đích tạo môi trường kết nối các thanh niên, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp Vừa và nhỏ cùng nhau trao đổi định hướng khởi nghiệp, kinh nghiệm lập nghiệp, chia sẻ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, tiếp cận thị trường… Qua đó, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo có được những thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng Hệ sinh thái khởi nghiệp trong và ngoài nước, ký kết hợp tác hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm khởi nghiệp.

Toàn cảnh Hội thảo Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo sáng 22/12 tại Hà Nội

Tại hội thảo, lãnh đạo của nhiều cơ quan, tổ chức như Ủy ban dân tộc, Trung ương Đoàn, Hội DN HVNCLC, các tổ chức ươm tạm khởi nghiệp khu vực phía Bắc đã tập trung chia sẻ những thông tin, kiến thức về khởi nghiệp.

Trong đó, nhấn mạnh đến việc Đề án 844 của Chính phủ, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đã có những hoạt động khuyến khích startup giải quyết thách thức xã hội thông qua đổi mới sáng tạo. Những vấn đề liên quan trực tiếp đến khởi nghiệp như: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp tại các địa phương trong cả nước; Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng từ tài nguyên bản địa; Kinh nghiệm hoạt động của các nhà cố vấn và hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp; Kết nối đầu ra cho sản phẩm; Kinh nghiệm gặp gỡ nhà đầu tư và gọi vốn cho dự án khởi, thương mại hóa sản phẩm và ứng dụng công nghệ số…

Không chỉ chia sẻ kinh nghiệm, Hội thảo còn có các hoạt động khác cung cấp lượng lớn thông tin, kinh nghiệm cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc.

Ngoài ra, chương trình còn có sự chia sẻ kinh nghiệm của nhiều điển hình thành công trong khởi nghiệp. Đặc biệt, phần kết nối trực tiếp giữa 30 dự án khởi nghiệp với đại diện của hệ thống các siêu thị Lotte Mart, Coop Mart Long Biên, Bữa ăn an toàn, Chuỗi cửa hàng Tâm Đạt, Bác Tôm, CT Sao Thái Dương… mang lại cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cơ hội phát triển thị trường, giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Hội thảo Khởi nghiệp ĐMST lần này thu hút gần 250 bạn trẻ tham gia

Trải qua 6 năm tổ chức các hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch với chủ đề “Phát triển tài nguyên bản địa bằng ứng dụng công nghệ” cho nhiều địa phương trên cả nước,  Chương trình Sáng tạo khởi nghiệp SKC của Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp – BSA- đã phát hiện và xây dựng nhiều mô hình khởi nghiệp hay, hoạt động hiệu quả. Trong đó nhiều mô hình khởi sự kinh doanh bằng tài nguyên bản địa của thanh niên được hỗ trợ, tư vấn khởi nghiệp và đạt kết quả tốt.

Một số hình ảnh tại Hội thảo ngày 22/12/2018 tại Hà Nội

Chương trình thu hút gần 250 thanh niên, doanh nghiệp khởi nghiệp đến từ các tỉnh, thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Kan, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái,  Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Lào Cai, Lạng Sơn, Hưng Yên, Kon Tum và Đà Nẵng.
Các chuyên gia, giảng viên các trường ĐH, đại diện doanh nghiệp tham gia tọa đàm
Bà Phạm Hoàng Ngân – thành viên Tổ công tác 569 của Ủy Ban dân tộc chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp tại hội thảo
Ông Phạm Hồng Quất: Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ chia sẻ về Đề án 844 khuyến khích startup giải quyết thách thức xã hội thông qua đổi mới sáng tạo
Hầu hết các chủ dự án khởi nghiệp đến từ các dân tộc vùng núi phía Bắc
Ông Phạm Hồng Quất: Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ chia sẻ về Đề án 844 khuyến khích startup giải quyết thách thức xã hội thông qua đổi mới sáng tạo

Các hình ảnh trưng bày sản phẩm của các dự án khởi nghiệp tại Hội thảo