Nhà nhập khẩu hàng tươi sống phải tuân thủ Quy định về tiêu chuẩn hoá và ghi nhãn thích hợp các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp: 1) tên sản phẩm, 2) nguồn gốc, 3) nội dung và 4) tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.
Ghi nhãn chất lượng sản phẩm thuỷ sản và chế biến phải được thể hiện bằng tiếng Nhật và tuân thủ các quy định:
1) Quy định về tiêu chuẩn hoá và ghi nhãn thích hợp các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp,
2) Quy định vệ sinh thực phẩm,
3) Quy định đo lường,
4) Quy định về y tế,
5) Quy định về thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực,
6) Quy định chống lại các khoản phí không hợp pháp và diễn giải gây hiểu lầm,
7) Quy định phòng chống cạnh tranh không lành mạnh và Quy định về thương hiệu.
Nhà nhập khẩu hàng tươi sống phải tuân thủ Quy định về tiêu chuẩn hoá và ghi nhãn thích hợp các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp: 1) tên sản phẩm, 2) nguồn gốc, 3) nội dung và 4) tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.
Nhà nhập khẩu hàng chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau về nhãn theo tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng đối với thực phẩm chế biến của Quy định về tiêu chuẩn hoá và ghi nhãn thích hợp các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp và các yêu cầu tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói theo Quy định vệ sinh thực phẩm: 1) tên sản phẩm, 2) thành phần, 3) nội dung, 4) ngày hết hạn, 5) phương pháp bảo quản, 6) quốc gia xuất xứ và 7) tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.
Tên sản phẩm: cung cấp trên nhãn phù hợp với Quy định tiêu chuẩn hoá và ghi nhãn thích hợp của luật về Sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp và vệ sinh thực phẩm.
Thành phần: phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ mức cao nhất đến thấp nhất trên nhãn phù hợp với Quy định tiêu chuẩn hoá và ghi nhãn thích hợp của luật về Sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp và vệ sinh thực phẩm.
Tên chất phụ gia: phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ mức cao nhất đến thấp nhất trên nhãn phù hợp với Quy định vệ sinh thực phẩm. Tên chất và việc sử dụng tám chất phụ gia sau đây phải được ghi trên nhãn: chất làm ngọt, chất chống oxy hoá, màu nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm trắng, chất làm đặc/chất ổn định/chất tạo gel/chất tẩy trắng, thuốc kháng nấm. Để biết chi tiết về cách sử dụng và bảo quản phụ gia, Thông báo số 370 của bộ Y tế, lao động và phúc lợi “Tiêu chuẩn về thực phẩm và phụ gia” quy định giới hạn tối đa cho phép của các chất phụ gia cho mỗi loại thực phẩm.
Các quy định và tiêu chuẩn phù hợp với Quy định vệ sinh thực phẩm (Thông báo số 370 của bộ Y tế, lao động và phúc lợi) cũng yêu cầu nồng độ natri nitrit đặc biệt trong trứng cá hồi và trứng cá hồi muối (và trứng cá tuyết muối) phải dưới 0,005g/kg.
Chất dị ứng: khuyến nghị ghi rõ trên nhãn theo Quy định vệ sinh thực phẩm để ngăn chặn các mối nguy hiểm cho người tiêu dùng (hình).
Ghi nhãn thành phần là bắt buộc đối với các sản phẩm có chứa tôm hoặc cua và được khuyến cáo cho những sản phẩm có trứng cá hồi.Nếu tên của các thành phần không thể xác định các thành phần cụ thể thì phải liệt kê rõ.
Trọng lượng: được thể hiện rõ bằng đơn vị gram trên nhãn. Dung sai giữa trọng lượng thực và trọng lượng ghi trên nhãn phải nằm trong mức cho phép.
Ngày hết hạn: phải bao gồm ngày hết hạn và ngày “best by” (sử dụng tốt nhất). Thông tin đầu tiên áp dụng cho các loại thực phẩm có chất lượng giảm nhanh trong vòng năm ngày kể từ ngày sản xuất, trong khi thông tin sau áp dụng cho loại thực phẩm có chất lượng không dễ bị hư hỏng nhanh.
Phương pháp bảo quản: để duy trì hương vị ở trạng thái chưa mở cho đến ngày “best by” phải được ghi trên nhãn phù hợp với Quy định tiêu chuẩn hoá và ghi nhãn thích hợp của luật nông nghiệp và lâm sản và vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm yêu cầu ghi nhãn ngày hết hạn phải được đánh dấu “Bảo quản dưới 10 độ C”, trong khi các nhãn “best by” phải được đánh dấu “Tránh ánh sáng trực tiếp ở nhiệt độ phòng”. Tuy nhiên, phương pháp bảo quản có thể không cần áp dụng cho các sản phẩm có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Nước xuất xứ: phải được ghi trên nhãn sản phẩm nhập khẩu, và đặc biệt áp dụng cho sản phẩm liệt kê phía dưới.
Chất lượng:theo Quy định tiêu chuẩn hoá và ghi nhãn thích hợp của luật về Sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp và vệ sinh thực phẩm, cần phải ghi nhãn trong các trường hợp sau: “Defrosted” cho các sản phẩm đông lạnh được rã đông; “Farmed” cho các sản phẩm thuỷ sản nuôi.
Nhà nhập khẩu: tên và địa chỉ phải được ghi trên nhãn phù hợp với Quy định tiêu chuẩn hoá và ghi nhãn thích hợp đối với các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp và Quy định vệ sinh thực phẩm.
Thành phần dinh dưỡng và calories: phải được thể hiện trên nhãn, gồm các thành phần dinh dưỡng, cấu trúc (ví dụ amino axit trong protein), và các loại thành phần (ví dụ axit béo trong chất béo). Nếu như các tên chung như “vitamin” được ghi nhãn thay vì miêu tả rõ tên các chất dinh dưỡng, thì phải liệt kê rõ các thành phần trên nhãn. Thông tin dinh dưỡng và calories phải được thể hiện trên nhãn, theo thứ tự sau: 1) Calories (kcal/kilocalories); 2) Protein (g/grams); 3) Chất béo (g/grams); 4) Carbohydrate (g/grams); 5) Sodium; 6) Các thành phần dinh dưỡng khác.
Bao bì: Các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện về bao bì, đóng gói và sử dụng thương hiệu.
Ngân Giang