Cát cánh có tên khoa học là Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC. Loài thực vật thuộc họ hoa chuông (Campanulaceae phân bố ở miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Được trồng nhiều ở Trung Quốc. Trồng vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo).
Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình) & Trung Bộ (Phú Yên). Cây thân thảo sống lâu năm cao 50 – 80m. Rễ phình thành củ nạc, đôi khi phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt. Lá dưới mọc vòng hoặc đối xứng nhau, không có cuống, phiến lá hình trắng, mép lá có răng cưa to và lá trên thân mọc cách.
Hoa mọc đơn độc có hình chuông, màu lam tím hay trắng và mép có 5 thùy, các thùy có gân nổi rõ. Hoa thường mọc vào tháng 5-8, quả hình trứng ngược vào mùa ở tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Việc sơ chế rễ luôn bao gồm ngâm và rửa (thường chà xát với muối biển thô và rửa lại nhiều lần), loại bỏ vị đắng.
Ở Hàn Quốc, rễ hoa chuông được sử dụng làm nguyên liệu cho các món kim chi, rau và bibimbap. Có rất nhiều cửa hàng bán nước sốt hoa chuông. Rễ cũng được sử dụng để làm món tráng miệng, chẳng hạn như doraji-jeonggwa. Nước Xi-rô làm từ rễ được gọi là doraji-cheong (mật ong rễ hoa chuông) để làm doraji-cha (trà rễ hoa chuông).
Ngoài ra còn dùng với rượu infuse gọi là doraji-sul, thông thường sử dụng soju chưng cất hoặc rượu mạnh.
Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết. Cát cánh chữa mụt nhọt và chế thuốc mỡ dùng ngoài để chữa một số bệnh ngoài da.