Thăm phòng thí nghiệm tại Trung tâm Food Innovation Service Plant

Cầm trên tay chiếc điện thoại smarphone, ông Trần Phong Lan, Giám đốc công ty cổ phần Hàng hải dầu khí Hải Âu liên tục quay lại toàn cảnh và chi tiết những máy móc thiết bị, cách bày trí không gian trong phòng thí nghiệm của Trung tâm Food Innovation Service Plant (Thái Lan).

Đó là một trong những địa chỉ mà đoàn doanh nghiệp Việt Nam do Trung tâm BSA, Hội DN HVNCLC tổ chức đến thăm, tìm hiểu bên cạnh chương trình tham dự hội chợ Thaifex Thaifex 2019.

Theo ông Trần Phong Lan, sắp tới đây, khi những dự án lớn liên quan đến nông nghiệp, thực phẩm của ông cũng rất cần có những “chi tiết” như vậy, nên cần quay lại để về tham khảo, kể cả việc lập phòng thí nghiệm như Food Innovation Service Plant này.

Đây là trung tâm thuộc Bộ KHCN Thái Lan, mỗi năm được tài trợ khoảng 30.000 USD từ chính phủ, ngân sách còn lại một phần ít là do các doanh nghiệp đến đóng góp.

Mới được thành lập từ tháng 6/2018, nhưng đến nay, trung tâm này đã tự vấn, trợ giúp và làm việc với hơn 150 doanh nghiệp, cơ sở nhỏ và vừa của Thái Lan về rất nhiều lĩnh vực.

Nhận thấy rằng, những doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn toàn không đủ nguồn lực đầu tư cho một sản phẩm khi chưa biết thị trường thế nào, đó là một thực tế ở Thái Lan, nên cần một nơi để doanh nghiệp có thể làm thử nghiệm tất cả những điều trên, và trung tâm Food Innovation thành lập để làm công việc này.

Một trung tâm rất lớn với đầy đủ thiết bị hiện đại, nhưng chỉ có 11 nhân sự vận hành toàn bộ hệ thống ở đây.

Đây là trung tâm làm thử nghiệm sản phẩm mô phỏng theo quy mô, số lượng nhất định trên thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái Lan.

Từ đây họ mới xem thị trường phản ứng ra sao để đề ra những bước tiếp theo cho doanh nghiệp.

“Họ cũng làm thêm những công việc khác như gia công cho doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ và vừa khi họ không đủ kinh phí để thực hiện việc sản xuất”, bà Đàm Sao Mai, chuyên gia mạng lưới khởi nghiệp của BSA cho biết.

Theo các doanh nghiệp đi theo đòan đánh giá, đây là những hỗ trợ rất cần thiết, kịp thời và thiết thực với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan, bởi nhìn thực tế từ doanh nghiệp Việt Nam, nhiều hỗ trợ chưa được như thế.

Theo tính toán của những người làm trung tâm Food Innovation, thực tế, nếu khi ra thị trường những sản phẩm được “ươm tạo” ở đây thành công thì có thể đầu tư, còn không thành công thì dừng lại, nhẹ nhàng, vì số tiền đã chi ra là không đáng kể.

Trước khi đến đây, buổi sáng cùng ngày, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã thăm nhà máy sản xuất bao bì được coi là lớn nhất Thái Lan, công ty Prepack thuộc tập đoàn SCG.

Sau khi được tham quan, tìm hiểu những máy móc công nghệ, sản phẩm mà Prepack hiện nay đang làm cho các doanh nghiệp Thái Lan cũng như những tập đoàn đa quốc gia, ông Lê Hoàng Vĩnh, công ty Số Đỏ, Bến Tre nhận xét:

“Công nghệ làm bao bì trong nhà máy Prepack rất đa dạng, phong phú về chủng loại, màu sắc, kích cỡ… với rất nhiều sản phẩm phù hợp ngoài thị trường. Trong nhà máy, các dây chuyền công nghệ được thiết kế hiện đại, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn khắt khe của thế giới”.

Ông Vĩnh cho biết thêm, đây là một lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Thái Lan, bởi khi sản phẩm ra thị trường, cảm quan đầu tiên của người tiêu dùng về bao bì rất quan trọng, nó kích thích sức mua, sự tìm hiểu của người dùng. Điều này với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì chưa được quan tâm và chăm lo.

“Những doanh nghiệp Việt thường chỉ quan tâm đến việc hoàn thiện sản phẩm khi ra thị trường một cách bình thường, còn ở Thái Lan họ chăm chút, tỉ mỉ và đánh giá rất cao khâu này”, ông Vĩnh nói.

Tại đây, ông Payungsak, GĐĐH công ty cho biết, SCG có nhà máy sản xuất bao bì tại Long An, và rất sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thiết kế, sản xuất những mẫu bao bì chất lượng, với số lượng lớn. Vị GĐĐH này còn cho hay, sẽ sãn sàng hợp tác, chia sẻ với những doanh nghiệp Việt trong vấn đề về công nghệ trong sản xuất ra các loại bao bì mới có chất lượng cao…

Trong những ngày tiếp theo, từ 29/5 – 31/5, đoàn doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đi đến Hội chợ quốc tế Thaifex để tìm hiểu về xu hướng thị trường, cách làm marketing, bao bì, chế biến thực phẩm… 

Thăm phòng thí nghiệm tại Trung tâm Food Innovation Service Plant
Ông Trần Phong Lan cùng cộng sự tìm hiểu mẫu bao bì sản phẩm
Đại diện của Trung tâm Food Innovation Service Plant giới thiệu với DN Việt
Doanh nghiệp Việt nhìn những dây chuyền sản xuất nhỏ tại Trung tâm Food Innovation Service Plant
Ông Payungsak, GĐĐH Prepack chia sẻ việc bảo đảm công nhân phải trải qua 7 quy trình an toàn khi vào nhà máy làm việc
Những chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng mà công ty Prepack đã đạt được
Trao đổi với các doanh nghiệp tại Food Innovation Service Plant
Phòng thí nghiệm tại Food Innovation Service Plant nhỏ nhưng đầy đủ thiết bị hỗ trợ việc nghiên cứu của DN

Ghi lại những hình ảnh trao đổi của đoàn
Các loại bao bì sản phẩm trưng bày
Doanh nghiệp Việt ấn tượng với một số mẫu bao bì đẹp
Đa phần nhiều doanh nghiệp lớn của Thái và các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Thái Lan đều nhờ Prepack thiết kế, sản xuất mẫu bao bì
Hình ảnh bắt mắt từ những con tôm bằng nhựa
Những chia sẻ hết sức bổ ích từ phía Thái Lan được diễn giải qua các chuyên gia của Trung tâm BSA
Những sản phẩm được phát triển nhờ trung tâm Food Innovation Service Plant đã ra thị trường
Hỏi đáp những vấn đề liên quan

Trần Quỳnh