Tiến sĩ Philip Charles Zerrillo, Trường ĐH SMU Singapore cùng Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chia sẻ về góc nhìn của nền kinh tế Việt Nam và các quốc gia Asean

Tại buổi ăn trưa làm việc, Tiến sĩ Philip Charles Zerrillo chia sẻ: Hãy nhìn vào Philippines, sau khi tổng thống mới Rodrigo Duterte lên nắm quyền, quốc gia này có nhiều bất ổn về chính trị, có nhiều bạo động.

Điều này khiến họ đánh mất vị thế của 1 trong những nơi sản xuất lớn nhất thế giới. Trong khi đó, thị trường Thái Lan không còn năng động như trước đây. Dân số, động lực sản xuất của Thái không còn nhiều và ngày càng giảm dần so với 10 năm trước đây. Tương lai quốc gia này không còn có sự thu hút tốt như trước đây.

Do đó, trong khối Asean, Việt Nam chắc chắn sẽ nổi lên, có mặt trong top những quốc gia sản xuất lớn trên thế giới. Việt Nam có nền chính trị ổn định, có nguồn lực dân số trẻ và ổn định sẽ là những yếu tố giúp phát triển nguồn cung hàng hoá cho thế giới. Hiện các doanh nghiệp Singapore đang tìm kiếm các cơ hội tại VN là điều không khó nhận ra.

Ở Singapore, họ nhìn ra được nhiều vấn đề của nền kinh tế thị trường và tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy Việt Nam sẽ học hỏi được điều gì từ kinh nghiệm của quốc gia này?

Theo tiến sĩ Philip Charles Zerrillo (Dr Z), Thái Lan và Phlippines đang chững lại trong việc thu hút đầu tư là cơ hội rất lớn cho Việt Nam

Các chuyên gia đại học SMU chỉ ra rằng, có đến 15% dân số toàn Thế giới nằm ở khu vực Asean. Trong đó, Việt Nam đã có tới 90 triệu dân, là 1 trong những quốc gia đóng vai trò rất quan trọng về kinh tế ở khối Asean trong tương lai. Đặc biệt nền kinh tế ở đây phát triển rất tốt, tầng lớp trung lưu đang phát triển khá nhanh. Đây là cơ hội rất quan trọng về mặt thị trường và đồng thời là cơ hội để sản xuất hàng hoá.

Singapore chủ yếu tìm kiếm hàng hoá ở các thị trường như Việt Nam hay một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là lựa chọn đầu tiên, bởi đây là thị trường rất tốt, tiềm năng nên không chỉ doanh nghiệp Singapore mà còn nhiều quốc gia khác mong muốn tìm cơ hội để đầu tư.

Toàn cảnh buổi Ăn trưa làm việc “Vị thế của Việt Nam trong Trật tự kinh tế thế giới mới từ góc độ Singapore”

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để tận dụng cơ hội

Việt Nam đang hội nhập sâu với thế giới với mong muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Do đó, nền kinh tế Việt Nam rất cởi mở với các quốc giá khác.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nêu thực trạng và các giải pháp, mục tiêu của nền kinh tế Việt Nam đến năm 2030, 2050.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phân tích: Tốc độ GDP đầu người của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng 2.000 USD/năm. Các khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, việc đặt ra mục tiêu thu nhập bình quân 3.000 USD/người/năm vào năm 2020 rõ ràng là không thực hiện được. Mục tiêu này đến năm 2050 là 10.000 USD/người vẫn là câu hỏi khó. Trong khi đó, dự kiến việc cân bằng sức mua theo GDP của VN tăng trưởng 51 tỷ USD vào năm 2030.

Bà Nguyễn Hồng Trang – Tổng Giám đốc Công ty Thời trang Sơn Kim, một trong những doanh nghiệp tham gia buổi Ăn trưa làm việc nêu quan điểm về thị trường, những khó khăn, giải pháp.

Trước nhưng băn khoăn của doanh nghiệp về việc Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh từ thị trường thế giới. Các vấn đề về chất lượng sản phẩm, về thị trường, sự cạnh tranh thiếu bình đẳng, chịu sức ép về giá…., các giáo sư của ĐH SMU, Singapore như ông Gerard George, bà Annie Koh cũng như chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, thị trường hiện nay mở ra quá nhanh, các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như quốc gia khác phải cạnh tranh rất khốc liệt với mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc.

Do đó, nếu muốn cạnh tranh về mặt giá thì các doanh nghiệp cần phải đầu tư công nghệ và phải tính đến chiến lược dài hạn để làm sao ngày càng giảm được giá thành sản phẩm xuống thấp nhất. Cần thay đổi mô hình, hình thức kinh doanh, bổ sung thêm các dịch vụ cho khách hàng.

Giáo sư Gerard George chia sẻ về những việc cần làm của doanh nghiệp để cạnh tranh với hàng trôi nổi, hàng giá rẻ Trung Quốc.

Chia sẻ câu chuyện tại Singapore, giáo sư Gerard George cho biết: Ở Singapore các công ty tập trung kinh doanh qua các app, kể cả công tác logistic. Có start-up xây dựng mô hình cửa hàng trên mạng nhưng sau một thời gian phát triển, họ mở thêm các cửa hàng offline để phục vụ những người đặt hàng online. Các cửa hàng truyền thống không thể biến mất mà chỉ tăng thêm vai trò quyết định mua hàng của người dùng. Đây không chỉ là nơi để người tiêu dùng đến mua hàng mà còn là nơi để trải nghiệm các sản phẩm.

BSA