Đại hội đã thông qua các thay đổi quan trọng trong nhân sự quản trị và điều hành tập đoàn Lộc Trời, theo đó ông Huỳnh Văn Thòn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT và tiếp tục là người lãnh đạo cao nhất của Lộc Trời. Ông Nguyễn Duy Thuận tiếp nhận vị trí Tổng Giám đốc điều hành theo mục tiêu và định hướng được HĐQT phê duyệt. Tham gia HĐQT nhiệm kỳ này là 2 hai thành viên mới: Bà Nguyễn Thị Ấm, Giám đốc Đối ngoại – Truyền thông của tập đoàn và Tiến sĩ Philipp Roesler, cựu Phó Thủ tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức. Trong ảnh: Ông Huỳnh Văn Thòn (trái) trao quyết định bổ nhiệm cho tân CEO Nguyễn Duy Thuận.

Đại hội cổ đông thường niên Công ty cổ phần Lộc Trời đã bầu bổ sung tiến sĩ Philipp Rösler, cựu phó phủ tướng Đức vào vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập.

Sáng 23/5/2020, tại 2 điểm cầu An Giang và TP.HCM, Tập đoàn Lộc Trời đã tổ chức  Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2020 theo hình thức trực tuyến. Đại hội đã đồng thuận thông qua nhiều nội dung liên quan chặt chẽ đến việc cải thiện chất lượng quản trị tập đoàn, thông qua chiến lược phát triển của Lộc Trời tiến sâu vào lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và dần tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, với các chỉ tiêu về ngân sách năm 2020 và mục tiêu dài hạn trở thành tập đoàn 1 tỉ đô la Mỹ vào năm 2024.

Theo đó, Đại hội đã thông qua việc bổ nhiệm tân tổng giám đốc cho ông Nguyễn Duy Thuận, thay vị trí ông Huỳnh Văn Thòn – người đã 16 năm kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc công ty. Ông Thòn tiếp tục giữ vị trí HĐQT quản trị tập đoàn.

Cựu phó thủ tướng người Đức gốc Việt bất ngờ được giới thiệu tại đại hội. Thông qua Video, ông đánh giá chiến lược của Lộc Trời phù hợp với xu hướng nền nông nghiệp hiện đại thế giới và “sẽ đóng góp tích cực cho sự thành công của Lộc Trời trong lĩnh vực rất quan trọng là nông nghiệp”. Tháng 3 vừa rồi ông Philipp Rösler cũng tham gia vào quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures với vai trò chủ tịch hội đồng cố vấn. Ông Philipp Rösler nguyên là phó thủ tưởng Đức kiêm bộ trưởng bộ Kinh tế và Công nghệ của nước này năm 2011-2013.

Tân tổng giám đốc Nguyễn Duy Thuận bắt đầu gia nhập Lộc Trời giữa năm 2019 và tham gia trực tiếp vào nhiều vị trí phòng ban khác nhau từ nhân sự, tài chính, bán hàng, marketing và được bổ nhiệm làm giám đốc tài chính tháng 12.2019.

Theo ông Thòn, việc tìm kiếm và chuyển giao công việc điều hành đã được thực hiện nhiều năm qua nhằm chuẩn bị cho nhân sự kế thừa. “Bắt đầu từ hôm nay, Lộc Trời chính thức bước sang một kỷ nguyên mới. Tôi rất vui mừng vì đã tìm kiếm và trao cơ hội cho anh Thuận, người không chỉ kế nhiệm tôi để điều hành tập đoàn mà còn “kế nghiệp” Lộc Trời trong định hướng phụng sự nông nghiệp và nông dân Việt. Tôi cũng mong muốn sớm được làm việc cùng các thành viên Hội đồng Quản trị mà đặc biệt là Tiến sĩ Philipp Roesler khi ông trở về Việt Nam lần kế tiếp”, ông Thòn phát biểu.

Theo báo cáo kết quả hoạt động, từ quý 4 năm 2019, Lộc Trời đã cải thiện rõ rệt chất lượng quản trị tài chính, đạt dòng tiền dương 1.363 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh so với âm 595 tỉ năm 2018. Các khoản phải thu khách hàng giảm 378 tỉ so với đầu năm. Các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm tương ứng 15% và 7%, dư nợ vay ngắn hạn và dư nợ vay dài hạn giảm tương ứng hơn 1.000 tỉ và 150 tỉ so với đầu năm.

Đại hội đã thông qua các nội dung như sửa đổi điều lệ công ty, gia hạn thời gian niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, ủy quyền cho Hội đồng Quản trị chọn đơn vị kiểm toán, mua bảo hiểm trách nhiệm nhà quản lý D&O, trích từ Quỹ đầu tư phát triển cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới nhằm tăng cường sức mạnh nội tại trong các hoạt động cốt lõi của Lộc Trời…vv.

Đại hội cũng thông qua mức chia cổ tức 10% bằng tiền mặt cho các cổ đông.

Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19 gây xáo trộn một cách nghiêm trọng đến các nền kinh tế trên thế giới trong đó có cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Lộc Trời vẫn giữ vững hoạt động kinh doanh của mình, không giảm lương và không cắt giảm nhân viên, đồng thời nỗ lực chuyển đổi các hoạt động cốt lõi để từng bước tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, mang lại lợi ích và nâng cao vị thế của người nông dân, giúp đội ngũ nhân viên có cuộc sống sung túc, các nhà đầu tư đồng hành lâu dài được chia sẻ lợi nhuận, đồng thời hỗ trợ cho việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của đất nước.

Lộc Trời tham vọng trở thành tập đoàn tỉ đô năm 2024 và trong năm 2020 sẽ đạt doanh thu thuần 7.352 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 460 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 360 tỉ – tăng 7,45% chỉ trong 3 quý còn lại của 2020 so với kết quả của cả năm 2019.

Trước đó, đầu tháng 5, Tập đoàn Lộc Trời cũng khởi động dự án quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ứng dụng giải pháp S/4HANA của hãng SAP.

Việc triển khai ERP được công ty công bố nằm trong chiến lược trở thành tập đoàn dịch vụ nông nghiệp hàng đầu khu vực về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và trở thành công ty tỉ đô vào năm 2024.

Theo đại diện Lộc Trời, tổng ngân sách cho dự án khoảng 4 triệu USD và công ty công nghệ Citek là đối tác triển khai. Dự án bao gồm hai giai đoạn, dự kiến hoàn tất để đưa vào vận hành trên toàn hệ thống từ tháng 10.2021. 

Có thể thấy với việc mời một nhân vật có danh tiếng trên thế giới về làm việc, Lộc Trời đang có tham vọng đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam kết nối sâu rộng với thị trường thế giới. 


Đại hội cổ đông thường niên Công ty cổ phần Lộc Trời đã bầu bổ sung tiến sĩ Philipp Rösler, cựu phó phủ tướng Đức vào vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập. Trong video gửi đến Đại hội, ông Roesler phát biểu: “Tôi đã nhận được lời mời của tập đoàn Lộc Trời và rất vinh dự đón nhận vị trí thành viên độc lập của Hội đồng Quản trị. Tôi tin rằng chiến lược của Lộc Trời rất phù hợp với xu hướng của nông nghiệp hiện đại trên thế giới và chờ đợi sẽ đóng góp tích cực cho sự thành công của Lộc Trời trong lĩnh vực rất quan trọng là nông nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế và con người của đất nước Việt Nam. Tôi rất mong sớm được làm việc cùng ông Huỳnh Văn Thòn và thăm nơi đã khởi nguồn hành trình và nuôi dưỡng sự thành công của Lộc Trời ở tỉnh An Giang.”

Vào đầu năm 2019, cựu phó thủ tướng Đức cũng nhận lời mời làm việc cho Quỹ đầu tư VinaCapital, với nhiệm vụ hỗ trợ cho các start up Việt Nam mở rộng thị trường nước ngoài.

Từng giữ các vị trí cao cấp tại chính phủ Đức và bề dày làm việc với các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có niềm tin rằng ông Philipp Roesler, một người Việt gốc Đức sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam.

TS Philipp Roesler cho biết ông rời Việt Nam lúc chín tháng tuổi dưới sự bảo bọc của bố mẹ nuôi vốn là quân nhân người Đức. Ông sống và lớn lên tại thành phố Hamburg (Đức) trong sự êm ấm và dạy bảo tận tình của bố mẹ nuôi. Tốt nghiệp trung học, ông thi đậu vào Trường ĐH Y khoa Hanover và học một mạch đến học vị tiến sĩ. 

Ông trở thành một bác sĩ chuyên về giải phẫu tim mạch và phục vụ trong quân đội của Đức với vai trò bác sĩ quân y từ năm 1992 đến 2003.

Ông bắt đầu tham gia chính trường Đức và được bầu vào vị trí bộ trưởng bộ kinh tế và công nghệ nhiệm kỳ 2009-2013 và đồng thời giữ chức phó thủ tướng nước Đức trong ba năm từ 2011-2013.

Trong thời gian làm việc cho chính phủ Đức, ông đã thúc đẩy và phát triển quỹ khởi nghiệp công nghệ High Tech Grunderfond (HTGF) của Đức. Từ năm 2005, quỹ HTGF đã ra mắt thành công hơn 500 công ty công nghệ cao. Đến nay, quỹ này đã gọi vốn đầu tư trên 1,9 tỉ euro đầu tư vào hơn 1.400 doanh nghiệp.

Sau khi rời chính trường, TS Philipp Roesler tham gia vào ban điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Và cũng thời gian này ông đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa WEF và Việt Nam. Ông đặc biệt chú ý và rất hứng thú với tiến trình phát triển cách mạng công nghệ 4.0 tại Việt Nam.

Đến năm 2018, ông được chính phủ Đức chỉ định làm cố vấn cho Hiệp hội khởi nghiệp Đức và tham gia vào tổ chức German Silicon Valley Accelerator với vai trò kết nối các doanh nghiệp Đức và các doanh nghiệp ở thung lũng Sillicon.

Ông cũng đồng thời là nhà tư vấn cho Quỹ đầu tư công nghệ Founder’s Fund (Mỹ) được biết đến các khoản đầu tư thành công vào Uber, PayPal, Space X…

Theo LT – DĐDN