Những đế chế hàng hải đầu tiên- spiderum.com
Trong bài giảng “The Luxury Trades of the Silk Road: How Much Did Silks and Spices Really Cost?” tại trường đại học Toronto, giáo sư John Munro đặt ra câu hỏi về nhu cầu tiêu thụ gia vị tại châu Âu thời Cổ – Trung đại, hầu hết các câu trả lời của sinh viên đều nhắc tới sự thiết yếu tới mức không thể thay thế của gia vị trong việc ướp và bảo quản thịt, đồ ăn trong thời kỳ chưa có tủ lạnh.
GIA VỊ VÀ ĐẲNG CẤP
Theo Munro, quan điểm nghe có vẻ hợp lý này lại chưa chính xác bởi bảo quản thực phẩm thì hầu hết các loại gia vị đều không thể so được với muối, một loại hàng hóa rẻ hơn khá nhiều dù muối bị đánh thuế không hề thấp trong thời kỳ này.
Theo Munro, xã hội châu Âu thời Cổ-Trung đại vốn đặt nặng lề thói, đẳng cấp nên gia vị là một loại xa xỉ phẩm (luxuries), phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của tầng lớp quý tộc và giới thượng lưu. Thực phẩm khi được nấu cùng với gia vị sẽ có mùi vị thơm ngon đặc biệt và thậm chí tạo nên nhiều cảm hứng, góp phần làm nên sự sang cả cho bữa ăn, phô diễn một cách tinh tế sự giàu sang và khẳng định uy thế trong xã hội.
Loại gia vị phổ biến nhất là hạt tiêu đen (black pepper hay Piper nigrum). Sau cuộc chinh phục Ai Cập vào năm 30 trước CN, những loại gia vị “kỳ lạ” đã khiến những người La Mã tò mò, qua đó mở ra con đường biển hướng thẳng tới miền Nam Ấn Độ. 
Gia vị từ Ấn Độ nhanh chóng được ưa chuộng, không chỉ hiện diện trong khoảng 80% công thức nấu nướng của những người La Mã mà còn được  đánh giá cao về tiềm lực thương mại. Từ đó, nhiều cuộc thám hiểm bằng đường biển xa hơn nữa về phía Đông để tìm kiếm gia vị. Tiêu biểu là một hạm đội gồm 120 chiếc thuyền đã thực hiện một chuyến hải trình từ Alexandria, qua Ấn Độ, tới Trung Quốc và Đông Nam Á sau đó quay lại trong vòng một năm. Tuyến đường này không chỉ tạo nên “con đường gia vị” trên biển phục vụ cho nhu cầu của đế chế La Mã mà còn kết nối eo biển Malacca với châu Âu trong hơn 1500 năm sau đó. 
QUYỀN KIỂM SOÁT GIA VỊ
Tới đầu thế kỷ thứ 7, Hồi giáo ra đời tại bán đảo Ả Rập và nhanh chóng quy tụ những người Ả Rập thành một thế lực mạnh mẽ. Những người Ả Rập vốn nhanh nhạy trong việc buôn bán, đã không bỏ lỡ cơ hội khi Tây La Mã suy yếu đã nắm quyềt thống trị việc mua bán gia vị và hạt tiêu. Vào thời đó, những người Ả Rập sở hữu trình độ khoa học xuất sắc , là ông tổ của kỹ thuật chiết xuất và chưng cất để tạo nên tinh dầu từ thảo dược và nhiều loại gia vị. Vào thế kỷ thứ IX họ kết hợp gia vị và thảo dược để tạo ra các loại siro chữa bệnh chiết xuất từ hương liệu. Tới thế kỷ thứ X, gia vị nhập khẩu từ châu Á thông qua những người Ả Rập đã mang giá trị rất lớn tại châu Âu.
Những người Ả Rập theo Hồi Giáo có lẽ sẽ còn nắm giữ bí mật của gia vị và độc quyền buôn bán mặt hàng này trong nhiều thế kỷ nữa nếu không có sự ra đời Kitô giáo vốn đã đóng vai trò to lớn trong xã hội châu Âu, và càng trở nên quyền lực hơn vào thời Trung cổ.
Năm 1095, Giáo hoàng cùng các vị vương quân quý tộc châu Âu tại Pháp, Đức, Ý… chính thức phát động cuộc Thập tự chinh đầu tiên để khôi phục sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh. Trong vòng 2 thế kỷ, tổng cộng đã có 9 cuộc Thập tự chinh được tổ chức. Sau khi các cuộc thập tự chinh kết thúc vào cuối thế kỷ XIII, những nước cộng hòa nằm trên bán đảo Italia là những thế lực mới.
Vào năm 1453, diễn ra một sự kiện quan trọng trong lịch sử châu Âu: kinh đô Constantinople (Istanbul ngày nay) của đế chế Đông La Mã thất thủ và lọt vào tay những người Hồi giáo của Đế chế Ottoman. Cửa ngõ vào châu Âu hoàn toàn trong quyền kiểm soát của người Ottoman, họ đã đánh thuế nặng lên hàng hóa và gia vị.
CON ĐƯỜNG GIA VỊ  TRÊN BIỂN
Con đường gia vị trên biển- spiderum.com
Để thoát khỏi sự kiểm sóat của Đế chế Ottoman, trong giai đoạn này kỹ thuật hàng hải đã tiến bộ rất nhiều, bản đồ hàng hải được vẽ từ đầu thế kỷ XIV và tinh bàn hàng hải được phát minh vào khoảng năm 1480 giúp các thủy thụ ước lượng khá chính xác vị trí trên biển. Các nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh… đã đầu tư mạnh vào công nghệ đóng tàu để thực hiện những chuyến hải trình kéo dài nhiều năm. 
Năm 1488, nhà quý tộc Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias cùng hạm đội của mình trở thành những người châu Âu đầu tiên vượt qua mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi bằng thuyền. 10 năm sau, hạm đội dưới sự chỉ huy của đô đốc hải quân Bồ Đào Nha Vasco da Gama vượt qua Mũi Hảo Vọng và cập bến Calicut ở Ấn Độ. Khi đặt chân lên Ấn Độ, những cư dân bản địa hỏi điều gì đã đưa ông tới đây, Vasco da Gama đã trả lời “vì Chúa và vì gia vị”.
Những người Bồ Đào Nha sau đó còn đi xa hơn về phía Đông và tiếp cận với quần đảo gia vị bí mật tại Maluku, Indonesia, một nguồn cung cấp gia vị khác ngoài Ấn Độ đã bị các thương nhân Ả Rập giấu kín trong gần 10 thế kỷ.
Hạm đội gồm 5 chiếc thuyền của Ferdinand Magellan rời cảng Seville, Tây Ban Nha vào năm 1519 cùng 237 người với tham vọng tìm con đường tới quần đảo gia vị ở Đông Nam Á, sau 3 năm, chỉ còn duy nhất 1 chiếc thuyền trở về Tây Ban Nha, mang theo 26 tấn gia vị cùng 18 thủy thủ. Đô đốc Magellan, đã chết trong một cuộc chiến với những thổ dân tại Phillipines, nửa năm trước khi cuộc hành trình do ông khởi xướng hoàn tất.
Năm 1600 người Anh thành lập Công ty Đông Ấn (East India Company), một trong những công ty cổ phần đầu tiên tại Anh cũng như trên thế giới, với mục đích buôn bán trao đổi hàng hóa và đặc biệt là gia vị, muối, trà… từ châu Á. Công ty Đông Ấn tại Hà Lan cũng được thành lập vào năm 1602 để đảm bảo vị thế cho Hà Lan tại Ấn Độ, cái nôi của gia vị. Pháp cũng thành lập Công ty Đông Ấn vào năm 1664 và hoạt động chủ yếu ở miền đông Ấn Độ cạnh tranh với người Anh. 
Những đế chế hàng hải đầu tiên- spiderum.com
Sang thế kỷ XVIII, chính quyền bản xứ đối mặt với sự cạnh tranh từ những công ty Đông Ấn, người Anh đã giành thắng lợi và đặt Ấn Độ dưới sự cai trị trong hơn 200 năm sau đó. Còn Công ty Đông Ấn Hà Lan thẳng tay đốt sạch sẽ những cánh đồng nhục đậu khấu không nằm trong vòng kiểm soát của họ và giành quyền cai trị Mã Lai và Indonesia trong hơn 3 thế kỷ, trước khi rơi vào tay người Nhật trong Đệ nhị Thế chiến.  
HORTUS MALABARICUS-  QUYỂN SÁCH VỀ THẢO DƯỢC LÂU ĐỜI 
Thời kỳ này, Hendrik Adriaan van Rheede, từ 1670 đến 1677, là thống đốc của Bờ biển Malabar Hà Lan (phía tây Ấn Độ) và là chỉ huy hải quân, một quản trị viên và nhà dân tộc học, đã thực hiện bản tổng hợp khổng lồ chưa từng có – với sự giúp đỡ của các trợ lý bản địa – của các nhà máy của Bờ biển Malabar để có quyển sách về thảo dược lâu đời Hortus Malabaricus (1678-1693). Cuốn sách in toàn diện, lâu đời nhất về sự giàu có thực vật tự nhiên của châu Á và vùng nhiệt đới, cung cấp chi tiết sống động về các tính chất dược liệu của cây, các bệnh tương ứng và được sử dụng để điều trị ở bản xứ.
Được viết bằng tiếng Latinh, được biên soạn kỳ công trong khoảng gần 30 năm và được xuất bản tại Amsterdam trong khoảng thời gian từ 1678 đến 1693 gồm 12 tập, mỗi tập khoảng 500 trang, với tổng số 742 bản khắc bằng đồng, cung cấp một tài khoản chi tiết về hệ thực vật của vùng Malabar ở Nam Ấn Độ. Ngày nay, Hortus Malabaricus là một nguồn quan trọng cho các nhà sử học về tự nhiên của Ấn Độ.
Với hình ảnh minh họa 742 cây thuộc 691 loài hiện đại, mô tả bằng hình ảnh, dược liệu và các công dụng khác chứa đựng kiến thức tiền Ayurvedic bản địa của các bác sĩ di truyền của Malabar. Cuốn sách cũng mô tả chi tiết sự giàu có thực vật của Malabar và là nguồn thông tin quan trọng nhất về các nhà máy của Ấn Độ và Đông Nam Á.
Tập đầu tiên của Hortus Malabaricus được xuất bản năm 1678, một bản tóm tắt về những loại cây có giá trị kinh tế và y tế ở vùng Malabar phía nam Ấn Độ, được thực hiện khi “Jonkheer” Hendrik van Rheede là Thống đốc Cochin của Hà Lan. Được xuất bản trong mười hai tập bằng bốn ngôn ngữ: Latin, Phạn, Ả Rập và Malayalam.
Các phần tổng hợp đã được chỉnh sửa bởi một nhóm gần một trăm bao gồm các bác sĩ, giáo sư y học và thực vật học, các nhà thực vật học (như giáo sư Arnold Seyn, Theodore Jansson của Almeloveen, Paul Hermann, Johannes Munnicks, Jan Commelin, Abraham Poot, dịch giả của Phiên bản tiếng Hà Lan), các học giả Ấn Độ và vaidyas (bác sĩ) của Malabar và các vùng lân cận, và các kỹ thuật viên, họa sĩ minh họa và thợ khắc, cùng với sự cộng tác của các quan chức công ty, giáo sĩ (Johannes Casearius và Cha Mathew của St. Joseph) tại Varapuzha). Các bản phác thảo được vẽ bởi các nghệ sĩ giúp dễ dàng xác định các loại cây chung quanta. Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Anh và tiếng Malayalam bởi Tiến sĩ K. S. Manilal.
Hendrik Van Rheede- spiderum.com
Hendrik Van Rheede đi thuyền đến Colombo và sau hai tháng tới Bengal. Năm 1690, ông thành lập một chủng viện ở Jaffna. Sau đó, ông đến Tuticorin và Malabar. Cuối tháng 11 năm 1691, ông đi thuyền đến Dutch Suratte, nhưng đã chết trên biển, vào ngày 15/12/1691.
Năm 2018, Đại hội Ayurveda quốc tế lần thứ tư và Hội thảo về Hợp tác Ấn Độ-Hà Lan trong Chăm sóc sức khỏe, bao gồm Ayurveda được tổ chức tại Leiden, từ ngày 1-3 tháng 9 năm 2018. Hortus Malabaricus là một chuyên luận Hà Lan 340 tuổi mô tả thảo dược trong mối liên hệ Ấn – Âu.
Bộ trưởng Bộ Chăm sóc Sức khỏe và Thể thao Hà Lan, ông Bruno Bruins, đã chia sẻ một nền tảng để thảo luận về sự hợp tác Ấn Độ-Hà Lan trong chăm sóc sức khỏe. Cách định nghĩa là sức khỏe không chỉ là sự vắng mặt của bệnh tật mà còn bao gồm cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn cho sức khỏe và tuổi thọ.
Người tham gia đại hội đã đến thăm Thư viện Đại học Leiden để xem kho báu của Hortus Malabaricus và di sản thực vật của thời kỳ hoàng kim Hà Lan được chứng minh bằng bộ sưu tập, sách, bản vẽ thực vật và thăm Vườn bách thảo, Leiden – một trong những vườn thực vật lâu đời nhất ở châu Âu.
Công dân Leiden đã thưởng thức một Hội chợ sức khỏe, có triển lãm về Hortus Malabaricus của Đại học Stanford. Hội chợ sức khỏe bao gồm các cuộc nói chuyện công khai về Thiền, Yoga, phương pháp Ayurveda và thực hành Ayurvedic ( *) thực tế cho cuộc sống hàng ngày và một chuyên luận sử thi liên quan đến các tính chất dược liệu của hệ thực vật ở bang Kerala, Ấn Độ.
ĐÓNG GÓP CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý (1720), Lê Hữu Trác chào đời tại xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Sau này là đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư.
Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.
Lương y Trần Phước Thuận biên dịch cuốn sách “Những Bài Thuốc Kinh Nghiệm Đơn Giản Của Hải Thượng Lãn Ông Tập 1” ( từ quyển 50 đến quyển 57 tức toàn bộ phần Hành giản trân nhu trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh) nói rằng Hải Thượng y tông tâm lĩnh là một công trình y học đồ sộ, được Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) biên soạn trong gần 30 năm gồm 28 tập chia thành 66 quyển. Riêng phần Hành giản trân nhu đã chép được trên 2000 phương thuốc do ông chọn lọc trong các bản thảo đời trước ( như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh) hoặc thu thập được từ các bài thuốc kinh nghiệm trong dân gian.
Đặc điểm của những bài thuốc này là hầu hết đều đơn giản, dễ áp dụng, với vài ba vị thuốc dễ kiếm, trị liệu rất hiệu quả đối với hàng trăm loại bệnh tật thông thường, như đau chân, đau mắt, nhức răng, đau bụng, trúng độc, trùng thú cắn, các trường hợp sưng, trặc, ngứa lở, ho, suyễn, các bệnh do rượu, các chứng bệnh nhi khoa, phụ khoa thường gặp…
Hoàng Lan (tổng hợp)
————————————————————-
(*) Ayurveda (/ jʊərˈveɪdə, -ˈviː – /) [1] là một hệ thống y học có nguồn gốc lịch sử ở tiểu lục địa Ấn Độ. Dhanaugeari, vị thần Ayurveda của Ấn Độ giáo, hóa thân thành một vị vua của Varanasi và dạy y học cho một nhóm bác sĩ, bao gồm cả Sushruta (Trong Sushruta Samhita (Sushruta’s Compendium).Các liệu pháp Ayurveda đã thay đổi và phát triển hơn hai thiên niên kỷ. Các liệu pháp thường dựa trên các hợp chất thảo dược, khoáng chất.
Tài liệu tham khảo:
https://spiderum.com/bai-dang/Gia-vi-va-hanh-trinh-mo-rong-the-gioi-Phan-I-tu-Co-dai-toi-Trung-dai-bdx
https://spiderum.com/bai-dang/Gia-vi-va-hanh-trinh-mo-rong-the-gioi-Phan-II-nhung-de-che-hang-hai-va-thoi-dai-kham-pha-bie
https://wblog.wiki/vi/Hendrik_van_Rheede
https://www.tapchidongy.org/danh-y-le-huu-trac.html
http://www.bvdkquangnam.vn/index.php/tin-tc/y-hc-thng-thc/1322-hi-thng-lan-ong-le-hu-trac-nha-i-danh-y-dan-tc-nha-khoa-hc-ln-ng-thi-la-nha-t-tng-nha-vn-li-lc-ca-nc-ta-th-k-th-xviii