Trong một buổi chia sẻ với các bạn trẻ khởi nghiệp nông nghiệp trước Chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp do Trung tâm BSA tổ chức, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Vinamit cho rằng: Muốn làm nông nghiệp hữu cơ, phải học cách yêu thương đất đai, sinh vật và môi trường sống quanh đó.
Chính cách làm trên mà Vinamit đã đạt được các chứng nhận hữu cơ từ Mỹ và Châu Âu.
Chia sẻ với các bạn đang khởi nghiệp bằng nghề nông, bằng chính tài nguyên bản địa của vùng đất quê hương, ông Viên cũng đưa ra cách làm hữu cơ dựa trên 4 nguyên tắc căn bản để hình thành nên những mắt xích hữu cơ.
Nguyên tắc thứ nhất. “Khi làm sản phẩm hữu cơ đòi hỏi mắt xích trong mối quan hệ phải bình đẳng trong môi trường sản xuất của mình”.
Tức là phải xây dựng một môi sinh bình đẳng, giữa người – người, vi sinh vật, đất…
Bởi đó là những cơ thể sống và chúng ta phải xây dựng ngôi nhà bình đẳng cho tất cả những gì sống trong đó.
Nên ta coi lại triết lý hữu cơ giữ mình với muôn loài trong đó có bình đẳng không.
Nguyên tắc thứ 2, xây dựng hệ sinh thái tự nhiên, hiểu và giữ gìn nó.
Nguyên tắc thứ 3, phải biết chăm sóc ngôi nhà đó
Nguyên tắc thứ 4, tạo ra lối sống lành mạnh, cho chúng ta cuộc sống sức khỏe.
Cho nên, thế giới hiện nay làm sản phẩm hữu cơ người ta cũng nghiên cứu đưa vi khuẩn sống vào trong đó, ông Viên nói.
Ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, khi làm được những điều này, các cơ quan chứng nhận tiêu chuẩn đến, họ cũng sẽ cấp chứng nhận an toàn, bởi họ nhìn cách làm họ hiểu.
Bạn Đặng Thị Huyền Mi, đang khởi nghiệp về nước chấm chẩm chéo của đồng bào dân tộc Sơn La cho biết, hiện nay vấn đề lo lắng của dự án là làm sao kiểm soát chuỗi cung ứng nông sản sạch và phân phối sản phẩm như thế nào.
Ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, dự án cần tìm ra lý do sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng, phải tìm được cảm hứng đó. Nếu bạn bè thích, người địa phương thích… lúc đó mới nghĩ đến phân phối bằng kênh nào.
“Có những kênh phân phối chính bán không được, còn kênh không ngờ thì bán được. Trong đó, những người phân phối online, họ hơn cả những cửa tiệm hiện nay”.
Đinh Thanh Điền, một bạn trẻ khởi nghiệp hỏi, người khởi nghiệp với nguồn vốn hạn chế, không thể tự sản xuất với quy mô lớn và phải thu mua từ những đơn vị khác. Vì thế, chất lượng sản phẩm từ đơn vị thu mua khó lòng mà kiểm soát được. Hay làm hữu cơ mà người xung quanh không làm sẽ rất khó khăn, vậy phải làm sao?
“Chúng ta không làm được cánh đồng lớn thì làm nhỏ, làm ở vùng mà người ta không làm thì kiếm đất khác để làm. Trong đó lưu ý đến vấn đề về nguồn nước vì đây là vấn đề quan trọng. Khi đã có kinh nghiệm làm và có thị trường thì các bạn hoàn toàn có thể mở rộng”, ông Viên gợi ý.
Một bạn trẻ khởi nghiệp hỏi, làm hữu cơ, sản phẩm bảo quản như thế nào, tiêu dùng cho người Bắc – Nam ra sao? Giá thành cũng là bài toán? Muốn nhà máy phải đạt chuẩn gì? Chất bảo quản co cho không…?
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, hãy tìm bằng được công nghệ và giải pháp. Và đừng bận tâm giá cao hay thấp. Không cho chất bảo quản trong sản phẩm. Và giá thành không phải là yếu tố mà là cảm xúc khi người tiêu dùng họ mua hàng”
Ông Viên cho rằng, “ngồi bàn đàm phán nói giá là thất bại, bởi nếu giá rẻ làm sao có thứ tốt. Các bạn khởi nghiệp bằng tài nguyên bản địa, ngoài các tiêu chuẩn khác, nếu có thêm tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 (Tiêu chuẩn công bằng) thì rất tốt”.
Trần Quỳnh