Người phụ nữ đang tìm việc tại một hội chợ việc làm ở Seoul. Người già Hàn Quốc vẫn đang chật vật cạnh tranh với giới trẻ để có thu nhập trang trải chi phí hàng ngày. Ảnh: Reuters

GDP tính theo đầu người của Hàn Quốc gần 31.500 USD, thuộc loại cao trong khối nước nhà giàu OECD. Nhưng tỷ lệ người lớn tuổi từ 65 tuổi vẫn phải làm việc để thoát khỏi nghèo khổ chiếm tỷ lệ gần 70%, cao nhất trong khối OECD. Tình trạng này bộc lộ những điểm yếu về cấu trúc của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Ở tuổi 69, bà Kim Jung-mi cùng lúc làm ba công việc. Bà dành đến ba giờ những ngày trong tuần để đưa đón một bé hai tuổi đi học mẫu giáo và được trả công 9 đô la mỗi giờ, sau đó bà đến rửa rau tại một cửa tiệm bán kim chi. Thỉnh thoảng, bà nhận dắt chó đi dạo cho hàng xóm.

Những công việc dành cho người cao tuổi đã giúp Hàn Quốc đạt mức thất nghiệp kỷ lục 2,7% trong tháng 2 vừa rồi – với gần một nửa số việc làm gia tăng là do tăng trưởng số lượng công việc dành cho người từ 60 tuổi trở lên.

Hãng tin Reuters nói xu hướng chuyển sang công việc bán thời gian được trả lương thấp là một hiện tượng toàn cầu. Và điều này đã giúp Hàn Quốc đứng đầu trong khối OECD về tỷ lệ việc làm tạm thời cho những người từ 65 tuổi trở lên. Gần 70% số người trong nhóm tuổi này đang làm việc, cao hơn 38,1% ở Nhật Bản và 13,2% đối với mức trung bình của khối OECD.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc tập trung nhiều việc làm cho nhóm dân số cao tuổi cho thấy tính chất mong manh của nền kinh tế trong nước.

“Tôi biết mình bị trả lương thấp hơn so với một số người trẻ hơn trong khu vực. Nhưng tôi biết làm gì nếu không nắm lấy cơ hội này”, bà Kim cho biết. Bà nói bà hạnh phúc với việc làm hiện tại, dù chỉ là người quét dọn.  

Với những công việc như vậy, bà Kim không được hưởng bất kỳ phúc lợi xã hội nào hoặc được tăng lương khá một chút. Những công việc như vậy cũng không giúp thúc đẩy tiêu dùng tư nhân của Hàn Quốc, vì nhiều người trong độ tuổi như bà Kim đang làm việc để thoát nghèo. Với họ, ráo mồ hôi thì hết tiền.

Tỷ lệ người cao tuổi ở Hàn Quốc sẽ vượt qua bất cứ quốc gia nào khác vào năm 2050. Người cao tuổi ở Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ tự tử cao nhất. Và tỷ lệ nghèo tương đối của nhóm từ 65 tuổi trở lên ở nước này cao nhất trong khối OECD. Khoảng 45% trong nhóm tuổi này đang sống với thu nhập ít hơn 50% so với mức thu nhập khả dụng.

Tiền lương hầu như không tăng. Dữ liệu từ Cục Thống kê Hàn Quốc cho thấy, tăng trưởng tiền lương danh nghĩa cho người làm công ăn lương của Hàn Quốc là 1,7% vào năm ngoái sau khi tăng 0,3% vào năm 2020.

Nhà kinh tế Yoon Jee-ho thuộc chi nhánh Ngân hàng Citi ở Seoul nói rằng tỷ lệ nghèo đói cao cho thấy sự yếu kém về cơ cấu.

Yoon nói: “Những người ở độ tuổi trên 65 của Hàn Quốc có xu hướng có thu nhập thấp hơn so với các nền kinh tế lớn khác, một phần do hệ thống lương hưu hiện tại chưa bao phủ khắp dân số cũng như mức tiết kiệm cá nhân chưa đủ nhiều”.

Nhân khẩu học không phải là duy nhất.

Tại Nhật Bản, công dân cao tuổi ngày càng trở thành một phần quan trọng trong nguồn lao động của đất nước, khi khoảng 13% lực lượng lao động từ 65 tuổi trở lên, tăng so với mức 9% vào năm 2012. Hơn 3/4 là người bán thời gian đảm nhận các vai trò như người dọn dẹp. , tài xế taxi và nhân viên cửa hàng.

James Cho, CEO của nền tảng Pleasehelp giúp kết nối giữa người tìm việc với những công việc lặt vặt, cho biết nhiều người sắp nghỉ hưu cũng bận rộn đi tìm việc như những người ở độ tuổi 20-30.

“Không có giới hạn tuổi tác ở Hàn Quốc. Chỉ cần có thể sử dụng điện thoại thông minh, người già cũng có thể kiếm tiền”, Cho nói. Ông nói rằng có đủ mọi việc không tên dành cho người tìm việc, bao gồm những việc đơn giản như bắt gián, đánh lộn mướn hay giao hàng.

Tổng thống mới đắc cử Yoon Suk-yeol đã cam kết với cử trị rằng sẽ đem lại tăng trưởng việc làm ổn định do khu vực tư nhân dẫn dắt. Ông đang có lợi thế là thừa hưởng nền kinh tế phát triển có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong 11 năm vào năm ngoái, với mức lương tối thiểu cao hơn 42% so với 5 năm trước.

Tỷ lệ dân số cao tuổi tăng nhanh gây ra mối đe dọa ngày càng lớn đối với tài chính công, bởi càng ngày có nhiều người cần trợ cấp xã hội nhưng nguồn thu thuế lại giảm khi số người làm việc ngày ít đi.

“Nghỉ hưu? Tôi không chắc chắc lắm. Tôi cố gắng làm đến đâu hay đến đó”, bà Kim nói.

Ricky Hồ / BSA 

Hai nhà thầu của Apple tham gia chuỗi cung chip của “nhà táo”