Nhân sâm có tên khoa học là: Abelmoschus sagittifolius Kurz, thuộc họ Bông (Malvaceae). Tên dân gian: Thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên, sâm báo, sâm bố chính thường mọc hoang ở nhiều nơi trên Việt Nam. Sâm thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam như Phú Yên, Quảng Nam, Bình Thuận…
Thân cây cỏ, cao từ 50-100cm, toàn cây có lông. Rễ mập thành củ. Lá mọc so le, có cuống dài, mép khía thành răng. Lá ở gốc không xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5 thùy sâu. Hoa to, màu đỏ, mọc riêng ở kẽ lá. Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt thành 5 mảnh. Hạt nhiều, màu nâu.
Sâm bố chính có chứa chất nhầy ở bên trong khi tróc vỏ ra, vị ngọt nhạt và tính bình. Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, ho, viêm họng, viêm phế quản, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, kinh nguyệt không đều, khí hư, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt.
Sâm bố chính khá giống với đẳng sâm rừng nhưng củ thổ hào sâm chắc hơn đẳng sâm vỏ xù xì đen và thịt nhầy hơn đẳng sâm rừng…
BSA (Tổng hợp)
Chia sẻ
Bài trướcTrái nhàu
Bài kế tiếpRau đắng biển