Nhiều dự án khởi nghiệp với ý tưởng sáng tạo đang hoặc mới ra mắt thị trường đã cho thấy tiềm năng phát triển vượt trội. Những dự án này không chỉ hướng đến các giải pháp bền vững, sáng tạo mà còn có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại. Sự xuất hiện của các dự án có thể mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp muốn tìm kiếm những sáng kiến mới nhằm tạo ra giá trị lâu dài.
Trong buổi thi đầu tiên tại vòng Bán kết 1 Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần 10-2024 tại Đồng Tháp, Ban giám khảo ưu tiên cho các dự án tại bảng A thi đầu tiên. Dù các đội thi đa phần là sinh viên với những ý tưởng, đang ở giai đoạn bắt đầu thương mại, hay sản phẩm đã ra thị trường gần một năm, nhưng các thí sinh cho thấy họ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Trong phần thi của dự án, “Bánh phồng nấm rơm” của Nguyễn Hoàng Ngọc Yến từ An Giang, TS Phan Văn Minh – Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho rằng, việc đưa bột nấm rơm vào trong bánh là điều mới, hay và nên làm. Nhưng nấm làm chế biến thì rất khó, vì nghề trồng nấm có nhiều rủi ro. Vậy cách bạn đưa bột nấm vào sản phẩm như nào?
Dù chủ dự án trả lời chỉ mới sản xuất theo kiểu nấm tươi sau khi trồng sẽ được thu hoạch, sơ chế, luộc, pha trộn với bột và định hình sau đó cho sấy bánh nhưng vẫn được sự khích lệ của TS Minh.
Giám khảo Nguyễn Cẩm Chi – Phó Tổng giám đốc điều hành – Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam đặt câu hỏi cho chủ dự án rằng, cần có sự so sánh giữa bánh phồng nấm và bánh phồng khoai, mít, cá, ngũ cốc,… dù dòng bánh phồng nấm cho người ăn chay chưa nhiều, nhưng phải định vị được giá sản phẩm với các loại sản phẩm trên.
Với giám khảo Nguyễn Thị Quỳnh Viên – Sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hương Đất_thương hiệu rau hữu cơ Happy Vegi, một người có chuyên môn làm về tiêu chuẩn, cho hay, “Bạn làm công bố sản phẩm rồi, thì nên làm thêm các tiêu chuẩn về HACCP hay những tiêu chuẩn khác…”
Với nhóm các thí sinh là nhóm các bạn sinh viên từ TP.HCM trong dự án “Syrup Gừng và sản phẩm phụ của gừng”; hay dự án từ nhóm các sinh viên ở Cần Thơ làm về “Nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm từ quả khế chua”, Ban giám khảo nhận định chung rằng, cách thức chế biến chưa có nhiều nổi bật, do đó, khi làm, các dự án cần làm bật lên được “đâu là yếu tố công nghệ” trong quá trình chế biến sản phẩm của mình.
Mặt khác, khi đi đến việc phát triển các loại cây như gừng, khế làm sản phẩm chế biến, chủ dự án cần có những cơ sở dữ liệu tốt về sản phẩm, cây, con, phải tìm hiểu kỹ, phải điều tra vùng nguyên liệu có đủ không, nhiều không.
“Chẳng hạn như khế chua lên men, không dùng chất bảo quản, nó rất dễ hư”, TS Phan Văn Minh đặt câu hỏi.
Đặc biệt hơn, có nhóm thí sinh “Trương Thành Phúc – Nguyễn Huy Hoàng – Hứa Văn Hải” là những em học sinh THPT trường chuyên tỉnh Kiên Giang với dự án: “Viên nén tái tạo – Hiệp đồng từ đất biển Kiên Giang” cũng nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ từ Ban giám khảo.
Dự án của các học sinh này chọn vỏ trấu, quặng đolomit, rác thải nhựa….để chế biến sản phẩm của mình.
TS Phan Văn Minh đặt câu hỏi, tại sao đưa quặng đolomit vào?
Những thí sinh là học sinh cấp 3 cho rằng, khi thêm vỏ trấu, thêm quặng dolomit vào… thì quặng dolomit sẽ góp phần cho sự cháy hiệu quả hơn.
Trước câu hỏi cho rằng, liệu quặng dolomit cho vào, vậy giá sẽ như thế nào? Có ảnh hưởng đến môi trường do lấy khoáng sản không?…
Nhóm thí sinh cho hay, giá đolomit tại Kiên Lương – Kiên Giang rất rẻ, và cho rất ít quặng này trong sản phẩm đầu ra cuối cùng.
Về cơ bản, dự án còn nhiều điều cần phân tích làm rõ những vấn đề về công bố đề tài khoa học, tuy nhiên ban giám khảo cũng đánh giá cao sự tham gia nghiên cứu khoa học từ các em học sinh cấp 3 này.
Trong khi đó, cũng với nhóm thí sinh từ TP.HCM là dự án “THERMAL SHOWER GEL- Sữa tắm nhiệt Auré chứa tinh chất nhân sâm và tinh dầu gừng”- của Đào Thị Phương Trà, Nguyễn Ngọc Minh Trang, Dư Đức Minh Thành, khi các thí sinh đưa ra những khảo sát thị trường trong bài thi của mình, giám khảo Nguyễn Cẩm Chi phân tích: “3 tháng bán được 500 sản phẩm, vậy dựa trên cỡ mẫu nào? Đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai?
Khi được dự án cho biết khảo sát khoảng 300 mẫu tại TP.HCM, giám khảo Cẩm Chi nhìn nhận: “Cỡ mẫu như này là khá nhỏ để nghiên cứu bán sản phẩm ra thị trường. Mặt khác, trong 3 tháng đầu tư 300 triệu đồng, bán 500 sản phẩm, thu 60 triệu đồng, như vậy rất lâu mới đạt được mục tiêu. Do đó, dự án sẽ khó để kêu gọi đầu tư đạt được con số 500 triệu đồng”.
Cũng là một dự án từ TP.HCM là “Nâng cao giá trị kinh tế của cây Thốt Nốt bằng việc phát triển sản phẩm nước Thốt Nốt đóng chai”, do Nhóm thí sinh Lê Cao Trí, Nguyễn Phạm Anh Thư, Vũ Lâm Huyền Trang làm cùng, giám khảo Trần Hoàng Tuyên – Phó giám đốc Trung tâm BSA, nhận xét, “các bạn khai thác nguyên liệu từ An Giang thì có hình dung được cần bao nhiêu cây để mình khai thác? Cần phải tính được mới có sản lượng cụ thể. Bên cạnh đó là những mối quan hệ của mình với những người khai thác thốt nốt ra sao, để họ có sự tin theo…
Trong khi đó, một dự án làm về “Tăng giá trị cho dây chỉ xơ dừa Bến Tre” của thí sinh Huỳnh Kim Quyên, TS Dương Đức Minh gom ý rằng, những sản phẩm từ xơ dừa rất rẻ, quy mô sản xuất nhỏ với các dòng sản phẩm đó, vậy độ khó, độ tinh tế của các bạn như nào?
Kim Quyên nói rằng, “muốn đa dạng hóa nhiều sản phẩm để làm mới liên tục và tập trung vào việc chăm sóc khách hàng, và tạo ra những sản phẩm mà người dùng cần”.
Về yếu tố tác động đến cộng đồng, xã hội, theo giám khảo Cẩm Chi, dự án có 2 người làm chính, và nếu có đơn hàng nhiều thì có thêm 1 người nữa hỗ trợ. Như vậy, việc tác động xã hội cho người dân là chưa nhiều, và cơ hội phát triển thêm, mở rộng thị trường cũng ít đi. Còn giám khảo Hoàng Tuyên khuyên rằng, sản phẩm trên ở thị trường ở Hàn Quốc dùng nhiều, hay nhiều nơi dùng làm dây neo tàu biển,
“Em nên nghĩ đến điều đó, và thêm những sản phẩm cho người trồng rau, hoa mỹ thuật ở đô thị thì cũng có thể có thêm đầu ra”, ông Hoàng Tuyên nói.
Dự án từ Trà Vinh “NatLife – Sợi xanh từ vi nhựa” – Nhóm thí sinh Huỳnh Phát Tài, Châu Quang Minh, Phạm Thị Huế Trân.
Sản xuất sợi xanh từ vi nhựa, theo 10 tiêu chí phát triển bền vững. Em kết hợp với đoàn thanh niên thu gom rác thải, ở nông thôn và thành phố. Nghiền nhuyễn, tạo thành sợi, thành bông… hướng tới khách hàng làm đồ thủ công và tiền tới là cho ngành dệt may.
Giám khảo Nguyễn Cẩm Chi: Ngoài thị trường có rất nhiều sản phẩm từ nhựa tái chế, họ quảng cáo cứ 2 chai nhựa cộng với bã cà phên sẽ ra được cái áo…. Các bạn nói sản phẩm cuối cùng của mình là gì, và mình kết hợp với phía đối tác là đối tác gì…
Giám khảo Trần Hoàng Tuyên: Mình không giải thích khéo, làm rõ được sản phẩm cho mục đích gì,… thì nên chú ý đến phần đó.
Dự án từ Long An “Túi cỏ bàng thời trang bền vững và thân thiện với môi trường” của thí sinh Dư Ngọc Huyền Trang
TS Phan Văn Minh: Tôi ủng hộ các bạn khi thay thế sản phẩm nhựa. Tại sao những sản phẩm như này lại không tồn tại được lâu? Trong hồ sơ bạn đã nói được những điểm yếu của dự án để tìm cách khắc phục, và vấn đề truyền thông cho sản phẩm rất lớn. Bạn khắc phục sao?
Vì nó có tính thời trang, xu hướng vì có nhiều đối thủ trong khu vực đẹp, giá tốt…Mình truyền thông gián tiếp, sẽ có những bài về môi trường, lồng ghép vào đó là môi trường….
TS Dương Đức Minh sản phẩm của các bạn bán được cho khách du lịch, nhưng mình chưa khai thác nhiều, bạn nên chạy sản phẩm chiến lược để cho thấy nhắc đến sản phẩm đó là nói đến mình.
Với sản phẩm đôi dép, nó rất hay trượt trong nhà vệ sinh, nên phải suiy nghĩ, xem xét.
Nhiều dự án từ Sen của Đồng Tháp
Đầu tiên là nhóm thí sinh từ Đồng Tháp, gồm Nguyễn Thị Mai Hương, Thái Hương Giang, Nguyễn Ngọc Ngân với dự án “Nâng tầm Sen Việt”. Dự án định vị sản phẩm chủ lực là mặt nạ sen rau má. Phân khúc khách hàng là học sinh, sinh viên, đã phân phối tại homestay ở Đồng Tháp, Cần Thơ. Đang chú trọng thu hút khách hàng, dịch vụ cho khách hàng. Muốn tạo thêm những sản phẩm từ sen khác.
TS Dương Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch phân tích, việc chen chân vào các sản phẩm phân khúc khách hàng ở các điểm spa, thẩm mỹ dự án có chiến lược như nào?
“Chúng em được Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC) hỗ trợ về nhà máy sản xuất, và có hứa hẹn sẽ đem sản phẩm lên phân phối ở spa tại TPHCM, nhưng do nguồn lực và nhiều yếu tố chưa đủ nên chưa làm thị trường tại đó”, thí sinh trong dự án trình bày.
Còn giám khảo Nguyễn Cẩm Chi nhận xét, các bạn đang dùng nhiều từ ngữ mang tính chất thời thượng, tôi nghĩ nó hơi khiên cưỡng, đừng đi quá xa mục tiêu, mình tập trung vào sản phẩm, tại sao đắp mặt nạ bằng sen mà không dùng thứ khác…
Giám khảo Trần Hoàng Tuyên, người am hiểu nhiều về ĐBSCL khuyên rằng, các bạn nên tìm hiểu thêm về lá sen, nó có tác dụng giảm cân rất lớn, và có nhiều cách tiếp cận thị trường tốt hơn.
Dự án từ Đồng Tháp “Sen Hồng Tea – Dược trà viên” do thí sinh Trương Hữu Duyên làm chủ. Dự án với định vị là sản phẩm hộp, dạng viên, có ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu lá sen, gừng, thanh long. Sau đó phân loại, ủ trà, phối trộn, kết hợp một số loại thảo mộc và đóng gói, phân phối online và offline.
Giám khảo Nguyễn Cẩm Chi nói thẳng, nếu dự án định vị cho khách hàng 25 tuổi thì rất khó để thuyết phục khách hàng dùng.
Đồng quan điểm này, giám khảo Quỳnh Viên cho biết, đối tượng 25 tuổi trên giờ họ ngại ăn đường, trong khi sản phẩm của thí sinh có đường phèn trong đó…
Theo chủ dự án Hữu Duyên, trước nay nhiều người thường khai thác giá trị từ tâm sen, thân sen, mà ít người khai thác lá sen chế biến, do đó bản thân Duyên muốn đi tìm giải pháp cho bản thân là làm ra sản phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc kết hợp với lá sen và có cả nhụy hoa thanh long.
Thành viên Hội đồng Ban giám khảo chấm thi vòng bán kết tại Đồng Tháp gồm
TS Dương Đức Minh – – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch
Bà Nguyễn Cẩm Chi – Phó Tổng giám đốc điều hành – Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam
TS Phan Văn Minh Không thấy các giai đoạn phát triển của các nghiên cứu sản phẩm, hiện tại chỉ là nghiên cứu thực nghiệm, 1 nửa là nghiên cứu cơ bản. Cái khó của dự án là thu hoạch, tốn chi phí.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Viên – Sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hương Đất_thương hiệu rau hữu cơ Happy Vegi
Ông Trần Hoàng Tuyên – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp
Vòng Bán kết – Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với sự tham gia dự thi của 45 dự án đến từ các khu vực ở ĐBSCL, Đông Nam Bộ, gồm 13 tỉnh thành: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, TPHCM, Bình Dương, Vũng Tàu.
Tham gia đồng hành cùng Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần 10-2024 là nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã gắn bó, như: Công ty TNHH Dịch vụ Ứng dụng Hỗ trợ Doanh nghiệp (HVNCLC- CHN); Công ty Cổ phần Cơ điện Tân Hoàn Cầu; Công ty TNHH SX – TM – DV Qui Phúc; Công ty TNHH Minh Long 1; Công ty TNHH Tân Nhiên; Công ty TNHH SX – TM – DV Bao bì Tăng Phú; BSA Media.
Một số hình ảnh các dự án thi: