Nhiều nước châu Á vừa mở cửa đã thắt chắt chính sách nhập cảnh trở lại trước sự xuất hiện của chủng Omicron. Ảnh: Reuters

Biến thể mới nhất có nguy cơ làm gia tăng tình trạng mất cân bằng vốn làm tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng, đồng thời gây trì trệ cho sự hồi phục kinh tế toàn cầu – OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) khuyến cáo trong báo cáo mới nhất.

Tổ chức quốc tế có trụ sở tại Paris gồm nhiều thành viên là các nước giàu cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ nên “thận trọng” trước chủng virus mới và nhu cầu cấp thiết nhất là đẩy nhanh việc triển khai vaccine.

Các khuyến nghị mới được OECD đưa ra cùng với triển vọng kinh tế hàng năm hai lần với các dự báo tăng trưởng toàn cầu tương tự như ba tháng trước đây nhưng nguy cơ lạm phát cao hơn dự kiến.

Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng của OECD, nói với Financial Times rằng: “Biến thể Omicron đang làm tăng thêm tình trạng bất định. Điều này có thể là mối đe dọa đối với sự phục hồi, trì hoãn sự trở lại bình thường của sinh hoạt xã hội hoặc điều gì đó thậm chí còn tồi tệ hơn”.

Các ý kiến của nhà kinh tế trưởng OECD, không mâu thuẫn với lập trường diều hâu của Chủ tịch Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell hoặc tuyên bố gần đây của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey. Ngân hàng trung ương các nước gần đầy đã thận trọng và áp lạm phát dai dẳng hơn ở Mỹ và Vương quốc Anh yêu cầu một lập trường tiền tệ chặt chẽ hơn.

“Không có chính sách tiền tệ khuông mẫu chung cho tất cả. Bởi tình huống rất khác ở một số nền kinh tế thị trường mới nổi với tỷ lệ lạm phát cao. Mỹ cũng khác với châu Âu và cũng khác với châu Á, nơi các vấn đề lạm phát ít hơn nhiều”, bà Boone nói.

Bà nhấn mạnh sự cần thiết của các nhà hoạch định chính sách phải thông báo rõ ràng rằng họ sẽ không tăng lãi suất do ảnh hưởng của nguồn cung, sẽ sẵn sàng hành động nếu áp lực giá ngày càng gia tăng.

OECD lưu ý rằng sự phục hồi toàn cầu đã mạnh hơn nhiều so với dự báo đầu năm 2021, nhưng OECD cho rằng điều này hiện tạo ra một loạt các tình trạnh mất cân bằng có thể gây hại về lâu dài.  “Sự thiếu hụt nguồn cung có nguy cơ làm chậm tăng trưởng và nếu kéo dài lạm phát sẽ gia tăng,” Boone nói.

Trong các dự báo tăng trưởng, OECD nói tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại từ 5,5% năm nay xuống 4,5% vào năm 2022, tiếp theo là tăng 3,2% vào năm 2023.

Lạm phát ở các nước G20 có thể sẽ tăng từ 3,8% vào năm 2021 lên 4,4% vào năm tới, trước khi giảm xuống 3,8% vào năm 2023. Tuy nhiên, OECD dự báo rằng lạm phát sẽ dưới 2% trong khu vực đồng euro trong năm đó, so với 2,4% trong Anh và 2,5% ở Mỹ.

Trong khi đó, trong bài phát biểu ngày 3-12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh rằng biến thể mới có thể làm nghiêm trọng thêm các vấn đề của chuỗi cung ứng và thúc đẩy lạm phát, song đồng thời cũng có thể làm giảm nhu cầu, gây ra tăng trưởng chậm hơn, vấn đề sẽ nới lỏng sức ép lạm phát.

Bà Yellen cũng cho rằng, gói chi tiêu của chính quyền Tổng thống Joe Biden vào đầu năm nay không phải là nhân tố chính thúc đẩy giá tiêu dùng, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 31 năm vào tháng 10 và cao hơn gấp đôi so với mục tiêu lạm phát 2% hàng năm của Fed.

Bản Tin Thị Trường

1/ Giá vàng SJC miếng giao dịch quanh ngưỡng 60,150 – 60,850 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng so với ngày hôm trước. Chênh lệch giá hai đầu vẫn giữ 700.000 đồng.  Giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.780 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.781 USD/ounce. Vàng thế giới chịu áp lực mất giá khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ chuyển lập trường sang cứng rắn. Điều này được thể hiện trong hai buổi điều trần liên tiếp của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Thượng viện Mỹ.

2/ Tính hết tháng 11, sàn HoSE đã có 45 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, gồm: Tập đoàn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM). Hai doanh nghiệp mất mốc vốn hóa 10 tỷ USD là Tập đoàn Hoà Phát (HPG) do giảm từ 255.400 tỷ đồng xuống 218.950 tỷ đồng và Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) từ 238.300 tỷ đồng xuống 188.140 tỷ đồng.

Trọng 45 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn HoSE, cổ phiếu ngân hàng góp mặt nhiều nhất trong danh sách với 17 cái tên. Tiếp đến, bất động sản có 8 doanh nghiệp.

Sàn HoSE hiện là sàn niêm yết lớn nhất cả nước với 548 mã chứng khoán đang được giao dịch, với giá trị vốn hóa niêm yết đạt 5,7 triệu tỷ đồng trong tháng 11, tăng 2,7% so với tháng 10.

3/ Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nga tính theo lượng. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Nga nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt trên 61 nghìn tấn, trị giá 116 triệu USD, giảm 8% về lượng, nhưng tăng 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga giảm từ 38,78% trong 9 tháng đầu năm 2020 xuống còn 33,53% trong 9 tháng đầu năm 2021.

Nếu tính về kim ngạch, cà phê Việt Nam đứng thứ 2 ở thị trường Nga sau Brazil (133 triệu USD trong 9 tháng đầu năm).

4/ Tổng số lượng xe bị ùn tắc tại ba khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma đến sáng ngày 3-12-2021 là 2.909 xe. Trước tình hình số lượng xe hàng ùn ứ nhiều, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã thông báo rộng rãi và khuyến cáo các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan của các tỉnh cân nhắc xem xét, bố trí thời gian hợp lý để đưa hàng hoá đến các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu.

5/ VinaCapital – một tập đoàn quản lý tài sản tại Việt Nam – đang trong quá trình thành lập một công ty séc trắng (SPEC) để niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore vào năm tới. Tập đoàn này đang làm việc với một nhà tư vấn về khả năng chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) để có thể huy động 250 triệu SGD (183 triệu USD). Đơn vị đã thảo luận với cơ quan quản lý về đợt chào bán tiềm năng này.

VinaCapital là một trong các doanh nghiệp đang tìm cách trở thành công ty đầu tiên niêm yết tại Singapore thông qua SPAC (công ty séc trắng hay công ty mua lại với mục đích đặc biệt). Các đơn vị khác như Novo Tellus, Capital Partners, Tikehau Capital và Vertex Holdings cũng đang chuẩn bị nộp bản cáo bạch vào tuần tới, Bloomberg đưa tin hôm thứ năm.

6/ Cổ phiếu Grab đã tăng vọt trước khi bước vào phiên giao dịch chính thức. Sau khi mở cửa với mức giá 13,6 USD/cổ phiếu, giá cổ phiếu Grab đã giảm hơn 21% trong phiên chào sàn này.

Đây là phiên giao dịch đầu tiên của Grab trên thị trường đại chúng sau khi hoàn tất sáp nhập với công ty séc trắng (SPAC) có tên Altimeter Growth Corp. – thương vụ SPAC lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới.

Cú sụt này khiến giá trị vốn hoá thị trường của Grab “bốc hơi” khoảng 17 tỷ USD. Cổ phần của ông Tan trong Grab, lúc đầu đạt hơn 1 tỷ USD, giảm còn 725 triệu USD – theo ước tính của Bloomberg Billionaires Index. Điều này có nghĩa là Anthony Tan – nhà đồng sáng lập Grab – chỉ làm tỷ phú trong vài giờ đồng hồ.

7/ Didi đã quyết định hủy niêm yết trên thị trường New York đế chuyển về niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong. Quyết định của hãng gọi xe công nghệ được đưa ra chỉ vài tháng sau khi công ty này thực hiện thương vụ niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO) khủng tại Mỹ hồi cuối tháng 6, huy động được hơn 4 tỷ USD và đưa định giá công ty lên hơn 73 tỷ USD. Từ đó đến nay, giá cổ phiếu công ty này đã giảm 44%.

Thông tin này khiến các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc trên sàn chứng khoán Hong Kong đồng loạt lao dốc. Chỉ số Công nghệ Hang Seng – theo dõi hầu hết các ông lớn công nghệ lớn của Trung Quốc giao dịch tại Hong Kong, đã giảm tới 2,7%, mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này bắt đầu hoạt động vào tháng 7 năm ngoái. Các công ty nằm trong chỉ số này chứng kiến vốn hóa sụt khoảng 1.500 tỷ USD so với mức đỉnh hồi tháng 2.

8/ Theo Công ty Đường sắt Lào-Trung Quốc, các dịch vụ vận tải và hành khách dự kiến bắt đầu vào ngày 4-12, với các chặng nội địa giữa Vientiane và Boten. Với tuyến đường sắt này, hành trình từ thủ đô Vientiane đến biên giới Lào – Trung Quốc sẽ rút ngắn từ 2 ngày xuống còn hơn 3 giờ. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỉ USD. Tốc độ vận hành tối đa của tàu đạt 160 km/giờ, bao gồm 9 toa (1 đầu kéo, 1 toa phục vụ ăn uống, 1 toa hạng nhất và 6 toa hạng hai) với tổng cộng 720 chỗ ngồi. 

Tuyến đường sắt Vientiane – Boten dài hơn 400km trên tổng chiều dài toàn tuyến là 1.000km, qua 70 đường hầm xuyên núi tổng cộng 200 km; 150 cây cầu.

9/ Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã phạt 5 ngân hàng lớn tổng cộng 344 triệu euro (390 triệu USD) vì đã tham gia một liên minh giao dịch ngoại hối. Các ngân hàng bị phạt gồm UBS (Thụy Sĩ), Barclays (Anh), RBS (Ngân hàng Hoàng gia Scotland), HSBC (Anh) và Credit Suisse (Thụy Sĩ).

4 ngân hàng UBS, Barclays, RBS và HSBC đều thừa nhận tham gia vào liên minh giao dịch ngoại hối nói trên. Riêng UBS được miễn nộp phạt vì tiết lộ sự tồn tại của liên minh thao túng thị trường giao dịch ngoại hối. Còn Credit Suisse không hợp tác với nhà chức trách.

Theo Reuters, HSBC chịu khoản tiền phạt lớn nhất với 174,3 triệu euro, tiếp theo là Credit Suisse với 83,3 triệu euro, Barclays chịu 54,3 triệu euro và RBS bị phạt 32,5 triệu euro. UBS đã tránh được khoản tiền phạt 94 triệu euro.

Ricky Hồ / BSA

Thời trang Uniqlo được sản xuất với 50% vật liệu tái chế từ năm 2030