Ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp phát biểu khai mạc
Hôm 21/12, sự kiện Mekong Connect thường niên lần thứ 5 đã diễn ra cực kỳ sôi nổi, từ 8:00 – 17:30, tại Nhà văn hoá lao động Đồng Tháp ở thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp).
Diễn đàn năm nay xoay quanh chủ đề “Đưa sản phẩm dịch vụ ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu”, với sự tham gia từ 800 đại biểu là các lãnh đạo từ 4 tỉnh ABCD (An Giang, Bến Tre, Cao Lãnh, Đồng Tháp), các chuyên gia kinh tế từ các tổ chức trong nước và quốc tế, cũng như các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực nông nghiệp và khởi nghiệp.
Mekong Connect 2020 cũng thu hút một lượng lớn các công ty trẻ khởi nghiệp và các doanh nghiệp với mong muốn học hỏi kinh nghiệm và kết nối phát triển, cùng với đó, sự kiện cũng thu hút rất nhiều các cơ quan báo chí cũng như du khách hiếu kỳ.
Buổi sáng của diễn đàn năm nay bao gồm các chương trình chính như: phần phát biểu về các vấn đề bao quát từ đại diện của 4 tỉnh Mekong và lãnh đạo từ các tổ chức kinh tế; lễ trao giấy chứng nhận “HVNCLC-CHN” từ Hội doanh nghiệp HVNCLC cho 13 doanh nghiệp (16 doanh nghiệp đạt) và lễ ký kết phối hợp trưng bày và kết nối thương mại sản phẩm giữa 4 tỉnh ABCD và chương trình Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo (SKC-BSA); buổi hội thảo giữa 5 diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại về những triển vọng để thúc đẩy cho sự phát triển của đồng bằng.
Hoạt động sắp xếp chuẩn bị và đón khách
Sự kiện Mekong Connect năm nay đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của cơ quan báo chí từ nhiều vùng miền cũng như các du khách hiếu kỳ
Phiên khai mạc
Bài phát biểu chào mừng từ ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp về mục tiêu của diễn đàn Mekong Connect và xu hướng “liên kết” để phát triển.
Ông Lê Quốc Phong khẳng định, trong tình hình hiện tại, thì nếu các doanh nghiệp muốn phát triển thì sản phẩm và dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu nhu cầu trong nước, và quốc tế. Nói cách khác là phải hướng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, với tư cách là đơn vị tổ chức, Đồng Tháp rất mong các đại biểu đóng góp nhiều ý tưởng và giải pháp khả thi để cùng tay góp phần tạo ra một Mekong Connect 2020 đổi mới và thiết thực. Và với tinh thần này, Diễn đàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực.
Phần phát biểu chung từ các đại diện tỉnh ABCD và lãnh đạo từ các tổ chức nghiên cứu và kinh tế
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, phát biểu về những nét lớn của kinh tế ĐBSCL và các giải pháp phát triển đồng bằng

 

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Eurocham, cho biết cảm nghĩ của mình về Hiệp định EVFTA và định hướng phát triển ĐBSCL.
Theo ông Nguyễn Hải Minh cho biết cho biết hiện có 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo vệ ở châu Âu. Trong số này có các sản phẩm của ĐBSCL như vú sữa Vĩnh Kim hay muối biển của Bạc Liêu. Ông cũng cho biết thêm thị trường 450 triệu dân tại EU đòi hỏi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và các sản phẩm được lưu thông phải đáp ứng tiêu chuẩn của khối EU về truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch, vệ sinh và phát triển bền vững. Nhưng đáp ứng được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiến xa hơn và củng cố vị trí, gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành AmCham Việt Nam – TP.HCM & Đà Nẵng, phát biểu về đầu tư cho “nguồn năng lượng sạch” để thay đổi kinh tế đồng bằng.
Bà Mary Tarnowka đã nhấn mạnh rằng: “Các doanh nghiệp lớn về năng lượng của Hoa Kỳ đang đầu tư vào tương lai. Chúng tôi tin rằng năng lượng tái tạo có thể thay đổi cuộc chơi cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực sông Mekong. AmCham mong muốn tăng cường quan hệ đối tác kinh tế ở khu vực Mekong để thúc đẩy sự thịnh vượng, đổi mới và tăng trưởng bền vững của các bên”.
Lễ trao giấy chứng nhận “HVNCLC-CHN” từ Hội doanh nghiệp HVNCLC cho 13 doanh nghiệp (16 doanh nghiệp đạt) 
Lễ ký kết phối hợp trưng bày và kết nối thương mại sản phẩm giữa 4 tỉnh ABCD và chương trình Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo (SKC-BSA)
 
Buổi Panel Discussion giữa 5 diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại về những triển vọng để thúc đẩy cho sự phát triển của đồng bằng.
Từ trái sang phải: Ông Phạm Phú Trường – Giám đốc điều hành tổ chức VBI Fast Track; Ông Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường & thể chế nông nghiệp; Bà Bùi Kim Thùy – Đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-Asean; Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương; Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn; và Nhà báo Trần Nguyên

 

Bài thảo luận của ông Phạm Phú Trường đã nhắm tới xu hướng mới là chọn lọc nhà đầu tư cho giai đoạn phát triển mới của đồng bằng.
Ông Phạm Phú Trường, Giám đốc điều hành tổ chức VBI Fast Track, đã cho biết rằng để thu hút đầu tư, các tỉnh ĐBSCL cần phải đi “săn đón” những nhà đầu tư có tầm để kết nối và kéo họ về địa phương chứ không nên lựa chọn nhà đầu tư. Theo ông Trường, các tỉnh ABCD nói riêng và các tỉnh trong vùng ĐBSCL nói chung cần phải kết nối để quy hoạch vùng và phân công nhiệm vụ cụ thể nhằm tìm kiếm được các nhà đầu tư phù hợp.
Bà Bùi Kim Thùy phát biểu về việc tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do để bước vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bà Bùi Kim Thùy, Đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-Asean, nhấn mạnh: “Muốn ra thế giới, các địa phương vùng ĐBSCL cần tập trung tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng chế biến sâu, có thương hiệu”.
Buổi sáng của Diễn đàn đã kết thúc trước giờ nghỉ trưa bằng chương trình gặp gỡ và trao đổi với 2 nhà tư vấn khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo: Bà Nguyễn Phi Vân – Giám đốc Quỹ đầu tư Thiên thần VN và Bà Lê Diệp Kiều Trang – Đồng sáng lập Alabaster, Chủ tịch Harrison.ai kiêm Giám đốc tài chính Arevo, chủ bản quyền in 3D CFRP.