Chuối Fohla xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật là nhờ kiểm soát và minh bạch chất lượng

Từ quả qủa chuối, quả bưởi, thùng bánh tráng truyền thống cho đến quả cà pháp, con tôm, con cá, thịt gà muốn xuất khẩu được đều phải minh bạch…

Từ quả qủa chuối, quả bưởi, thùng bánh tráng truyền thống cho đến quả cà pháo, con tôm, con cá, thịt gà muốn xuất khẩu được đều phải minh bạch…

Chuyện bắt đầu từ quả chuối FOHLA. Tháng 4/2016, lần đầu tiên 15 tấn chuối thương hiệu FOHLA của công ty TNHH Huy Long An chính thức bán trên các kệ của hệ thống siêu thị Don Kihote (Nhật Bản). Để vào được siêu thị Nhật, ông chủ thương hiệu chuối FOHLA Võ Quan Huy bật mí bí quyết thành công chính là sự minh bạch – yếu tố quan trọng nhất khi làm ăn với Nhật.

Ông Huy nhớ cách nay chưa lâu từng có thời gian làm ăn với khách hàng Nhật, biết rõ tính cách của họ là không gì thay thế được tiêu chuẩn. Từ dó, họ yêu cầu ông làm sai thì sữa, sữa đến đâu minh bạch cho họ biết đến đó, cứ như vậy bằng sự kết nối chân thành sẽ thành công. Chính sự minh bạch mọi thứ mà đến nay, quả chuối thương hiệu FOHLA có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị, cả nhà nhập khẩu lẫn khách hàng đều tin tưởng nhưng như vậy chưa dừng lại, hàng trăm công nhân công ty Huy Long An vẫn ngày đêm vất vả ghi nhật ký sản xuất, cực khổ vô cùng.

Một quả chuối vào được Nhật Bản đáp ứng đến 230 tiêu chuẩn. Cách giám sát chất lượng của Nhật Bản cũng không bao giờ dựa trên số liệu từ người bán cung cấp mà họ luôn tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất. Không cứ gì thị trường Nhật, Mỹ, EU và những thị trường khó tính như Hàn Quốc cũng đang đòi hỏi minh bạch các tiêu chuẩn. Có minh bạch, thị trường mới trở nên thân thiện khi mình biết chịu trách nhiệm về hàng hóa của mình. Con gà, sở dĩ xuất khẩu đi Nhật Bản cũng nhờ yếu tố minh bạch, đáp ứng hơn 200 tiêu chuẩn của họ.

Theo ông Võ Quan Huy, DN Việt Nam phải thay đổi tư duy sản xuất, tư duy ngay trong hành động chứ không thể chần chừ được nữa vì thị trường sẽ bỏ lại chúng ta. Lấy ví dụ từ thị trường Trung Quốc, ông Huy nói có đến hơn 70% trái cây Việt Nam xuất khẩu vào đây nhưng phần lớn xuất tiểu ngạch, xuất thô, hoặc làm gia công nên nhiều khi không bức bách đáp ứng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đặt ra tiêu chuẩn ngặt nghèo, nếu vẫn chần chừ bỏ qua tiêu chuẩn, cách cửa cũng đóng. Ngay cả thị trường nội địa đang cạnh tranh gay gắt với sản phẩm ngoại, nếu chậm chân cũng chết.

Bài học rút ra là muốn xuất khẩu nông sản bền, phải xây dựng tiêu chuẩn cho riêng mình, đồng thời đáp ứng được yêu cầu ở thị trường khó tính nhất chứ không tư duy ở các thị trường dễ dãi. Theo Lê Duy Toàn, giám đốc Công ty Duy Anh (thuộc thế hệ 8X), một doanh nghiệp chuyên làm bánh tráng truyền thống ở huyện Củ Chi, TP.HCM, thị trường xuất khẩu đòi hỏi nhiều hơn ở cách làm truyền thống về chất lượng, về mẫu mã, số lượng. Cứ giữ cách làm bánh cũ xưa sẽ không bao giờ chinh phục được.

Làng nghề bánh tráng truyền thống ở Củ Chi lâu đời thật, người làm có kinh nghiệm thật, nhưng Toàn bảo vẫn chỉ ở quy mộ hộ gia đình, làm theo thời vụ, mỗi ngày công nhân phải sử dụng tay chân ở nhiều công đoạn và quan trọng là vẫn đem phơi nắng. Phơi nắng thì miếng bánh giữ lại hương vị tự nhiên, nhưng khi xuất vào các siêu thị lớn ở Mỹ, châu Âu bánh không trữ được lâu do chưa đạt độ ẩm và dễ phát sinh côn trùng. Thứ bánh này, theo Toàn, chỉ để bán cho số ít cộng đồng người Việt ở nước ngoài muốn trãi nghiệm hương vị quê.

“Lúc đầu Duy Anh nghĩ làm bánh tráng thủ công ngon nên đem sản phẩm truyền thống đi chào ở thị trường Nhật và Hàn Quốc. Họ từ chối vì kiểm tra tiêu chuẩn nào cũng không đạt”, Toàn bảo và suy nghĩ: sản phẩm hướng ra toàn cầu phải có tính cộng đồng cao, sử dụng cho nhiều người ăn, muốn vậy phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Từ sản xuất truyền thống chuyển sang làm bánh công nghiệp có thể biến đổi chút xíu, nhưng phải chấp nhận. Từ suy nghĩ đó, Toàn đầu tư dây chuyền sản xuất bánh tráng tự động hóa, khép kín để đạt được hai mục tiêu: sản lượng tăng lên, sản phẩm đồng đều và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau 7 năm thành lập công ty Duy Anh, đến nay, Toàn lấy được tiêu chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tiêu chuẩn thị trường EU, Nhật và Hàn Quốc. chưa dừng lại, Duy Anh tiếp tục hoàn thiện quy trình trình sản xuất, kiểm soát tối đa nguyên liệu đầu vào, minh bạch thông tin để hướng đến lấy tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm – BRC của Hiệp hội bán lẻ Anh quốc và giấy chứng nhật đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao – Chuẩn hội nhập, do Hội DN HVNCLC xây dựng. Từ các tiểu chuẩn đang có, hiện mỗi tháng Duy Anh sản xuất gần 1.000 tấn sản phẩm các loại, xuất khẩu 80% sản lượng đi 35 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và các quốc gia Âu Châu.

Bảo Ngọc