Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm (MFDS) đã triển khai Quy định đặc biệt về quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu (QĐĐB) vào ngày 4/2/2016.
QĐĐB bao gồm các chính sách quản lý nhập khẩu thực phẩm nhằm cải thiện hệ thống kiểm tra nhập khẩu hiện tại.Tất cả các chính sách và biện pháp liên quan đến thực phẩm nhập khẩu nằm rải rác trong bốn quy định hiện hành đã được hợp nhất thành một QĐĐB thống nhất này, để đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý thực phẩm nhập khẩu.
Mặc dù hầu hết các điều khoản trong QĐĐB đã tồn tại trong các quy định hiện hành khác, nhưng có hai thay đổi đáng chú ý đã được đưa vào QĐĐB để tăng cường quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu. Hai thay đổi này là 1) bắt buộc phải đăng ký trước các cơ sở thực phẩm nước ngoài và cơ sở chăn nuôi theo MFDS và 2) tạo cơ sở pháp lý để MFDS đình chỉ nhập khẩu từ các cơ sở nước ngoài hoặc các cơ sở từ chối việc thanh kiểm tra tại chỗ. Để biết chi tiết về việc đăng ký trước bắt buộc, vui lòng xem phần IV về các cơ sở thực phẩm và phần V cho các cơ sở chăn nuôi.
Các yêu cầu mới
1. Đăng ký trước bắt buộc đối với các cơ sở thực phẩm nước ngoài muốn xuất khẩu sản phẩm thực phẩm sang Hàn Quốc. Các sản phẩm thực phẩm bao gồm các sản phẩm chế biến, các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, trái cây, thực phẩm chức năng, sản phẩm thuỷ sản, phụ gia thực phẩm và bao bì thực phẩm/vật chứa/thiết bị. Các nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất thực phẩm và đóng gói các sản phẩm nông nghiệp phải được đăng ký với MFDS ít nhất bảy ngày làm việc trước khi kê khai nhập khẩu.Nếu không nộp được giấy đăng ký thích hợp, MFDS sẽ không tiến hành quá trình thông quan hàng hoá.
Đăng ký có thể được thực hiện trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.Một khi các nhà sản xuất nước ngoài được đăng ký với MFDS, thì có giá trị trong vòng hai năm.
Việc gia hạn đăng ký sẽ được hoàn thành ít nhất bảy ngày trước khi đăng ký hết hạn.
2. Đăng ký trước bắt buộc đối với các cơ sở chăn nuôi: MFDS yêu cầu các cơ sở chăn nuôi nước ngoài phải được đăng ký với Hàn Quốc thông qua chính phủ xuất khẩu. Các cơ sở chăn nuôi nước ngoài bao gồm các lò mổ và nhà máy chế biến các sản phẩm thịt, quy trình xử lý trứng, nhà máy sữa, kho bảo quản thịt, v.v., xử lý các sản phẩm chăn nuôi, sữa và trứng được liệt kê trong quy định chăn nuôi của Hàn Quốc. Do việc đăng ký này được yêu cầu phải được thực hiện thông qua chính phủ xuất khẩu, MFDS có kế hoạch tiến hành thảo luận song phương về các chi tiết liên quan đến đăng ký theo quốc gia.
Đối với các nhà máy sữa, MFDS sẽ công nhận các nhà máy đã từng xuất khẩu sang Hàn Quốc trước khi QĐĐB chính thức có hiệu lực vào ngày 4.2.2016, là nhà máy đã đăng ký. MFDS đã lập ra một danh sách các nhà máy đã xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc từ năm 1998. MFDS đã yêu cầu chính phủ xuất khẩu xác minh danh sách để kiểm tra tính xác thực xem liệu có đúng các công ty trong danh sách có từng xuất khẩu sang Hàn Quốc hay không. Bất kỳ cơ sở sữa mới nào không có trong danh mục MFDS đều phải đăng ký thông qua chính phủxuất khẩu.
Nếu một nhà máy chăn nuôi cũng sản xuất các sản phẩm thực phẩm và xuất khẩu các sản phẩm đó sang Hàn Quốc, nhà máy phải đăng ký với MFDS theo quy trình đăng ký cơ sở nước ngoài. Mặc dù một nhà máy chăn nuôi đã từng có hoạt động xuất khẩu trước đó sang Hàn Quốc được công nhận là nhà máy đã đăng ký, nếu cũng chính là nhà máy sản xuất các sản phẩm thực phẩm, thì phải được đăng ký với MFDS. MFDS điều hành hệ thống đăng ký cho các sản phẩm thực phẩm và chăn nuôi tương ứng và nhà máy sẽ được đăng ký cho cả hai hệ thống.
3. Đánh giá vệ sinh sản phẩm nhập khẩu dựa trên sự kết hợp giữa tiêu chuẩn của quốc gia xuất khẩu và các tiêu chuẩn trong Quy định chăn nuôi Hàn Quốc. Nếu không được đánh giá vệ sinh nhập khẩu, các sản phẩm chăn nuôi sẽ không đủ điều kiện để được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Đăng ký cơ sở nước ngoàinhư thế nào?
Việc này có thể được thực hiện trực tuyến hoặc qua đường bưu điện. Đối với các nhà nhập khẩu Hàn Quốc, họ phải có sự cho phép trước của cơ sở nước ngoài về việc đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký cho các cơ sở nước ngoài.
Kiểm tra tại chỗ đối với các cơ sở nước ngoài.
Các quy định trước đây đã không tạo cơ sở pháp lý cho MFDS để tiến hành các biện pháp chống lại các cơ sở nước ngoài từ chối kiểm tra.Bằng cách thêm một số điều khoản cơ sở pháp lý trong QĐĐB, MFDS có thể thực hiện một hành động cần thiết đối với các cơ sở nước ngoài từ chối kiểm tra.
Khi MFDS quyết định tiến hành kiểm tra tại cơ sở nước ngoài, họ sẽ thông báo cho chính phủ nước xuất khẩu hoặc cơ sở nước ngoài về kế hoạch kiểm tra và trước tiên phải tham khảo ý kiến với họ.Nếu một cơ sở nước ngoài từ chối việc kiểm tra tại chỗ, MFDS có thể đình chỉ nhập khẩu từ cơ sở nước ngoài đó.Khi kiểm tra tại chỗ các cơ sở nước ngoài và phát hiện các vấn đề có thể dẫn đến đình chỉ nhập khẩu, MFDS sẽ yêu cầu các biện pháp khắc phục trước khi đặt lệnh đình chỉ nhập khẩu.
Hiện tại, không rõ liệu MFDS sẽ yêu cầu báo cáo về biện pháp khắc phục từ cơ sở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của chính phủ xuất khẩu. Nếu biện pháp khắc phục không phù hợp, MFDS có thể tạm dừng nhập khẩu đối với các sản phẩm từ cơ sở nước ngoài được đề cập.
Ngân Giang