Chua lè (Phú Yên) – có tên khoa học: Emilia sonchifolia (L) DC, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tên dân gian: Rau má lá rau muống hay còn gọi Rau má lá rau muống cuống rau răm, Dương đề thảo, Tiết gà, Cỏ mặt trời, Tam tróc, Hồng bối diệp, Nhất điểm hồng.
Loài liên nhiệt đới mọc hoang khắp nơi, ở bãi cỏ ven đường, bờ ruộng ẩm, bãi cát. Thân cao 30-50cm, màu xanh hoặc tím tía, nhẵn. Có thể thu hái cây quanh năm. Cắt lấy cây trên mặt đất, rửa sạch đem phơi hay sấy khô. 
Lá ở cây còn non, nom tựa như lá rau má, lá ở cây trưởng thành không cuống, có tai ở gốc, lá ở phía dưới cuống có cụm hoa dài tựa như lá rau muống, hình bầu dục không cuống gốc lá xoè rộng ôm lấy thân. Cụm hoa hình đầu, thưa, mang hoa giống nhau màu hồng hay tím nhạt. Quả bế hình trụ, có một chùm lông trắng.
Với rau này, người dân thường dùng phần lá hoặc đọt non để ăn, ngon nhất là khi lá đang từ rau má chuyển qua rau muống. Cây có vị chua đặc trưng có thể thay thế cho chanh, sấu, khế… Có lẽ nhờ vị chua đó mà nó được gọi tên là cây Chua lè!
Ngoài ra, cây còn công dụng giải nhiệt, tiêu độc, mụn nhọt, giảm sốt, ho, cảm cúm, viêm đường hô hấp, đau họng, nhọt ở miệng; viêm ruột tiêu chảy, lỵ; bệnh đường tiết niệu; viêm vú, viêm tinh hoàn; viêm thần kinh da, viêm vết thương bầm giập, rắn cắn (cả cây sắc uống). Lá tươi giã ép lấy nước nhỏ vào tai chữa viêm tai có mủ…
BSA (tổng hợp)
Chia sẻ
Bài trướcThổ nhân sâm 3 cạnh
Bài kế tiếpCây Húng vịt