Theo dự báo của nhiều chuyên gia, sắp tới sẽ bùng nổ các ứng dụng công nghệ cho ngành bán lẻ, ứng dụng trong shopper marketing (tiếp thị khách hàng).

1. Câu chuyện tái định nghĩa chuỗi giá trị phân phối của doanh nghiệp

Như đã đề cập trong hai bài đầu, sự phát triển của công nghệ lẫn thị trường bán lẻ xem lại tài sản của mình trong tương lai. Nếu hai mục tiêu cốt lõi hiện nay là mở rộng số điểm bán lẻ và tăng cường phục vụ khách hàng tại các điểm bán lẻ, thì câu chuyện tương lai sẽ khác đi nhiều.

Chị Thu, chủ tiệm tạp hoá ở Phú Nhuận, trố mắt hỏi tôi: “Ủa, hiện nay tôi thấy bán hàng rất khoẻ nè. Mỗi tuần đều có mấy chú nhân viên bán hàng của công ty tới thăm cửa hàng, họ chủ động chăm sóc cửa hàng, rủ rê tôi mua thêm hàng mới, dụ tôi xếp lại chỗ tốt cho hàng của họ. Khi chú này bước ra, chú khác tới lại đổi vị trí hàng tốt…

Như vậy, sắp tới tôi sẽ chỉ kiểm soát coi có đầy đủ hàng hoá tại điểm bán hay không, còn một công ty khác sẽ “quản” luôn danh sách và các dịch vụ cho khách hàng luôn?”.

Chị Thu là người bán tạp hoá khá rành về vi tính, vì con chị là kỹ sư phần mềm, giúp chị hiểu các thao tác tính toán qua phần mềm máy tính. Còn đa số người bán hàng khác sẽ… bối rối hơn, nhưng xu hướng sử dụng phần mềm dữ liệu sẽ xuất hiện tại Việt Nam sớm, chỉ trong khoảng 3 – 5 năm tới.

Lúc này tài sản điểm bán lẻ: cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ và dịch vụ khách hàng. Người bán lẻ tạp hoá chỉ còn mua hàng, có hoạt động thu hút khách để bán hàng. Doanh nghiệp sẽ không cử nhân viên đến giao hàng, sắp xếp hàng nữa.

Tài sản duy nhất của chủ tiệm chỉ còn là số khách hàng, làm sao có thể tiếp cận càng nhiều shopper, am hiểu sâu sắc suy nghĩ và hành vi của họ, tìm cách “xúi” họ mua hàng nhiều nhất.

2. Shoptech sẽ là điểm khác biệt trong lợi thế cạnh tranh

Shoptech có sẽ là một trong câu trả lời cho thách thức tất yếu này cho doanh nghiệp. Tại thị trường Trung Quốc, ngân sách đầu tư mạnh mẽ cho các giải pháp số hoá shopper marketing trong hai năm qua đã tăng hơn 30%, mà trong đó 70% là đầu tư thông qua các ứng dụng nhằm phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng (big data) và số hoá các phương pháp marketing tại điểm bán hàng. Từ đó, bùng nổ các startup về shoptech (là một trong năm ngành có số lượng startup nhiều nhất tại Trung Quốc).

Riêng tại Việt Nam, thống kê sơ bộ tại ba trong số 10 công ty dịch vụ marketing hàng đầu, cho thấy ngân sách đầu tư cho shoptech cũng tăng 15 – 20% mỗi năm, kể từ năm 2015. Tuy nhiên, 80% đầu tư đến từ một số ít công ty lớn của nước ngoài.Số doanh nghiệp Việt đầu tư mạnh lĩnh vực này còn cực hiếm.

Thực ra, với thực trạng thị trường bán lẻ tại Việt Nam, shopper marketing đã trở thành một mảng độc lập của marketing, và shoptech sẽ là cốt lõi trong quá trình này. Bỏ qua hoặc chậm chân với shoptech là dâng lợi thế cạnh tranh cho đối thủ.

Sau đây là một số đặc điểm cập nhật về shoptech tại thị trường Việt Nam:

– Cần có sự làm mới chiến lược marketing và chiến lược phân phối, để từ đó thiết kế các gói shoptech phù hợp với điều kiện đặc thù doanh nghiệp và tình hình thị trường. Luôn đặt câu hỏi bản thân doanh nghiệp cần gì, cần tới đâu trước khi phát triển gói shoptech.

– Chú trọng vào cơ sở dữ liệu khách hàng trước: đa số các nền tảng shoptech mà các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và ứng dụng thành công bước đầu là nhằm mục đích tạo nền tảng cơ sở dữ liệu khách hàng, giúp doanh nghiệp có các nguồn dữ liệu cơ bản, thuộc sở hữu của mình, từ đó từng bước mở rộng, làm giàu dữ liệu sau, không nên đặt quá nhiều tham vọng cho những bước khởi đầu.

–  Mạnh dạn chuyển ngân sách từ các hình thức marketing truyền thống, vốn càng ngày càng thể hiện sự thiếu hiệu quả, sang các giải pháp mới, nhất là digital marketing. Ngân sách luôn là vấn đề đau đầu với bất kỳ doanh nghiệp nào, thường sẽ không tăng như mức tăng doanh số, cho nên ở đây luôn có sự cân nhắc “hy sinh”. Thực tế các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam một khi đã xác định chiến lược rõ ràng thì sẽ rất mạnh tay chuyển hướng, đó là lý do vì sao đầu tư cho shoptech tăng gấp 2 – 3 lần tăng trưởng toàn ngành, trong khi tổng ngân sách hầu như tăng tương đối hạn chế.

– Luôn theo dõi sự phát triển của thị trường shoptech. Doanh nghiệp có thể đầu tư mạnh tay, nhưng sẽ không thể thành công nếu hệ sinh thái chung của toàn bộ thị trường chưa chín muồi và hỗ trợ đúng mức cho giải pháp của doanh nghiệp. Việc theo dõi các tiến bộ công nghệ ứng dụng trong bán lẻ, sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng nhanh, tìm đúng giải pháp với chi phí thấp và hiệu quả cao.

– Cẩn thận trọng việc chọn đối tác shoptech: có thể nói do đặc thù shoptech là ứng dụng công nghệ cao, nên doanh nghiệp phải chấp nhận thực tế là hầu như mình sẽ không thể tự làm được (ngay cả các doanh nghiệp hàng đầu cũng vậy thôi). Nên lựa chọn một đối tác không chỉ giỏi về công nghệ và phải hiểu về ngành bán lẻ, có thể phát triển và thực thi shoptech cho doanh nghiệp với chi phí phù hợp.Đặc biệt, cẩn thận khi làm việc với các startup trong ngành, điểm mạnh của họ chính là các ý tưởng, giải pháp đột phá; nhưng khâu vận hành luôn là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến sự thành công sau cùng.

– Thuê ngoài là không thể tránh khỏi, nhưng phải cực kỳ chú ý đến việc nâng cao năng lực nội bộ về shoptech, vì những dữ liệu, hay giải pháp dù hay đến đâu, thì cũng phải phù hợp với chiến lược và hệ thống thực thi hiện có của doanh nghiệp. Lực lượng nhân sự nội bộ phải biết biến những lợi thế về dữ liệu, giải pháp shoptech mang lại vào kế hoạch của từng sản phẩm, từng điểm bán hướng đến.Nếu không sẽ phí tiền vô ích, shoptech cuối cùng chỉ là “đánh trống bỏ dùi” mà thôi.

Nói tóm lại, shoptech là một xu hướng mới và không thể bỏ qua cho bất kỳ doanh nghiệp nào, tuy nhiên đưa nó vào ứng dụng thật sự mà một hành trình dài và đầy thách thức. Thành công chỉ dành cho doanh nghiệp nào có tầm nhìn và sẵn sàng cho sự thay đổi.

Khi ‘bà Tám’ số hoá tạp hoá

Phan Tuệ (Chuyên gia phân tích thị trường bán lẻ)