Thạc sĩ Dương Hương Quỳnh – Chuyên gia Trung Tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch, Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam., là thành viên nữ duy nhất tham gia hội đồng giám khảo

Ngày 29/9, tại Hội trường Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hà Nội, 20/26 dự án khu vực phía Bắc đã tham gia tranh tài ở vòng bán kết 3, cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4. Kết quả, 9 dự án xuất sắc đã giành vé vào chung kết xếp hạng.

Tại vòng bán kết 3, có 20 dự án đến từ các tỉnh, thành là Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Nghệ An, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Thanh Hóa và Ninh Thuận tham gia trưng bày sản phẩm và trình bày bài thi trước hội đồng giám khảo.

Khác với 2 vòng trước, ở vòng bán kết 3, các dự án tâp trung vào nguồn tài nguyên bản địa từ rừng, núi. Trong đó, nhiều dự án đến từ Hòa  Bình, Sơn La và Lai Châu, Hà Giang đặc biệt là Bắc Kạn đã có phần thi thành công. Tuy nhiên, chỉ có 9 dự án xuất sắc nhất đã được chọn vào vòng chung kết, diễn ra vào cuối tháng 10 tới.

Danh sách các dự án vượt qua vòng bán kết 3:

1 Xử lý rác hữu cơ bằng ấu trùng ruồi lính đen (sâu canxi) Nguyễn Xuân Trường Hà Nội
2 SX dầu quế & các sản phẩm tẩy rửa sinh học từ quế Lê Duy Hưng Phú Thọ
3 Chăn nuôi gà ta thả đồi gắn với chuỗi giá trị sản phẩm Phan Văn Tuân Bắc Kạn
4 KD táo sấy du lịch, sử dụng máy sấy tiết kiệm điện nhờ tận dụng NLMT Lê Thị Nhã Trang Ninh Thuận
5 Chuỗi nông nghiệp sạch khép kín Đinh Tuyết Nhung Bắc Kạn
6 Phát triển thị trường cho sản phẩm gà nướng & chẩm chéo của đồng bào dân tộc Thái – Tây Bắc Đặng Thị Huyền Mi/Nguyễn Xuân Tùng/Vì Xuân Thủy Sơn La
7 Farmstay – Nông nghiệp bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu sổ Đồng Văn – Hà Giang Lưu Thị Hòa/Củng Thị Mây/Phan Xuân Thắng Hà Giang
8 Xây dựng nhà truyền thống dân tộc Hmông – Hòa Bình, khôi phục ngành  nghề truyền thống dệt thổ cẩm , khai thác những sáng tạo vẽ sáp ong , thêu, kết hợp du lịch nhằm  phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn văn hóa cộng đồng dân tộc Hmông Sùng Y Xía/Phàng Y Mao Hòa Bình
9 Nâng cao giá trị đặc sản Cam Vinh thông qua ứng dụng công nghệ trồng cam sinh thái, phát triển sản phẩm chế biến và du lịch trải nghiệm vườn cam Nguyễn Thị Lê Na/Lô Thị Thùy/Phan Thị Thanh Huyền Nghệ An

Tại vòng thi này, một trong số dự án được đánh giá cao và đi tiếp phải kể đến là “Xử lý rác hữu cơ bằng ấu trùng ruồi lính đen (sâu canxi)” của Nguyễn Xuân Trường – Hà Nội. Đây là một trong những dự án được xem là có sức ảnh hưởng đến môi trường, xã hội hiện nay là việc sử dụng côn trùng để xử lý rác thải hữu cơ.

Trong khi đó, dự án “Chăn nuôi gà ta thả đồi gắn với chuỗi giá trị sản phẩm” của Phan Văn Tuân, Bắc Kạn được chọn đi tiếp bởi có tính thương mại hóa cao, sản phẩm được thực hiện theo dây chuyền khép kín từ nguồn gốc, chăn nuôi, giết mổ cho đến bao bì khá ổn.

Đặc biệt, dự án đã thể hiện rõ ràng về các giá trị về tầm ảnh hưởng, lan tỏa trong cộng đồng cũng như xây dựng được quy trình sản xuất thông qua việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.  Bắc Kạn còn có thêm một dự án khác lọt vào chung kết cuộc thi năm nay đó là “Chuỗi nông sản sạch khép kín” của Đinh Tuyết Nhung.

Nguyễn Xuân Trường, Hà Nội trình bày dự án “Xử lý rác hữu cơ bằng ấu trùng ruồi lính đen (sâu canxi)”
Sản phẩm của dự án “Xử lý rác hữu cơ bằng ấu trùng ruồi lính đen (sâu canxi)”
Ấu trùng sâu can xi của dự án “Xử lý rác hữu cơ bằng ấu trùng ruồi lính đen”

Trong ngày thi 29/9, có nhiều dự án, ý tưởng về du lịch – phát triển tài nguyên bản địa của núi rừng Tây Bắc tham gia. Trong đó phải kể đến các dự án như:

-Farmstay – Nông nghiệp bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu sổ Đồng Văn – Hà Giang của Lưu Thị Hòa;

-Dịch vụ trải nghiệm tại khu du lịch cộng đồng bản Bon, của Hoàng Thị Dung, Sơn La;  Nông trại dâu tây xứ Mường, của Nguyễn Đăng Đức, Hòa Bình;

-Du lịch sinh thái kết hợp tiêu thụ nông sản địa phương của Lý Thị Quyên, Bắc Kạn;

-Du lịch trải nghiệm văn hóa Việt – Lào của Tòng Thị Nguyên và Hoàng Thị Hồng Quyên, Sơn La…

Tuy nhiên, chỉ có 2 dự án thuyết phục được ban giám khảo là “Farmstay – Nông nghiệp bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số Đồng Văn – Hà Giang” của Lưu Thị Hòa và “Xây dựng nhà truyền thống dân tộc H’mông, khôi phục ngành  nghề truyền thống dệt thổ cẩm, khai thác những sáng tạo vẽ sáp ong, thêu, kết hợp du lịch nhằm  phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn văn hóa cộng đồng dân tộc Hmông” của Sùng Y Xía, Hòa Bình giành vé đi tiếp.

Như vậy, kết thúc 3 vòng bán kết tại Bến Tre, TP.HCM và Hà Nội, BTC đã chọn ra được 34 dự án vào vòng chung kết, sẽ diễn ra tại TP.HCM vào 2 ngày 27, 28/10 tới. Trong đó, đoàn Bến Tre có 7 suất, Đồng Tháp dứng thứ 2 với 5 dự án. Lâm Đồng chiếm 3 vé, Bắc Kạn và TP.HCM, An Giang mỗi tỉnh có 2 dự án lọt vào vòng cuối cùng. Các dự án còn lại thuộc về  Cà Mau, Kon Tum và Đà Nẵng, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng, Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ.

Phan Văn Tuân, Bắc Kạn trình bày phần thi của dự án “Chăn nuôi gà ta thả đồi gắn với chuỗi giá trị sản phẩm”
Gà Thả đồi của Phan Văn Tuân, Bắc Kạn được chế biến, đóng gói hút chân không

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4” được thực hiện dưới sự bảo trợ từ Đề án 844 của Chính phủ về việc Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua Bộ KHCN, do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp BSA, Hội DN HVNCLC, Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Vinamit, Công ty Cổ phần Cơ điện Tân Hoàn Cầu,  Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long, Công ty TNHH Minh Long 1, Công ty TNHH SX-TM Thời trang Việt Hưng, Công ty TNHH MTV Trà Tâm Lan, Công ty TNHH SX TM DV Quà Việt, và một số đối tác khác phối hợp tổ chức nhằm hỗ trợ những thanh niên có ý tưởng, dự án kinh doanh khởi nghiệp phù hợp trong các lĩnh vực: nông nghiệp nông thôn, có ứng dụng công nghệ trong sản xuất, thực hiện sản phẩm.

Một số hình ảnh tại vòng bán kết 3 vừa kết thúc

Đại diện các dự án nhận cờ lưu niệm, quà của BTC và các doanh nghiệp tài trợ
Các thành viên Hội đồng giám khảo vòng bán kết 3 nhân quà từ BTC và các nhà tài trợ
Lê Thị Nhã Trang, Ninh Thuận lọt vào chung kết với dự án “KD táo sấy du lịch, sử dụng máy sấy tiết kiệm điện nhờ tận dụng năng lượng mặt trời
Sản phẩm của dự án “KD táo sấy du lịch, sử dụng máy sấy tiết kiệm điện nhờ tận dụng năng lượng mặt trời của Lê Thị Nhã Trang, Ninh Thuận
Đoàn Bắc Kạn tham gia vòng bán kết 2 với 4 dự án, trong đó có 2 dự án xuất sắc vào chung kết
Tòng Thị Nguyên và Hoàng Thị Hồng Quyên, dân tộc Thái (trằng) chờ đến lượt tham gia thuyết trình dự án Du lịch trải nghiệm văn hóa Việt Lào
Tiến sĩ Hà Việt Quân – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổ trưởng Tổ Công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc – thành viên hội đồng giám khảo đặt câu hỏi cho các chủ dự án
Đây là lần thứ 2, Ông Trần Trí Dũng – Chuyên gia về khởi nghiệp Kinh doanh và đổi mới sáng tạo, Chuyên gia giám sát và đánh giá kết quả của chương trình hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam do Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ ngồi ghế nóng tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp do BSA tổ chức
Thạc sĩ Dương Hương Quỳnh – Chuyên gia Trung Tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch, Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam., là thành viên nữ duy nhất tham gia hội đồng giám khảo
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ơn – Trưởng bộ môn thực vật – Trường ĐH dược Hà Nội, GĐ Cty Dược DK Pharma có nhiều lời khuyên cho các dự án phát triển trong thời gian tới
Ông Đỗ Đình Cường – Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Nội, TGĐ Cty đào tạo, cung ứng nhân lực và tư vấn du lịch chia sẻ những kiến thức, kỹ năng dành cho các dự án liên quan đến du lịch Homstay
Thạc sĩ khoa học Trần Anh Tuấn – Giám đốc công ty tư vấn Chiến lược và Thương hiệu The Pathfinder tham quan khu trưng bày sản phẩm của các dự án tại vòng bán kết 3
Các thành viên Hội đồng giám khảo tham quan, tìm hiểu sản phẩm của các dự án
Nguyễn Thị Lê Na, Nghệ An trong phần thi về dự án “Nâng cao giá trị đặc sản Cam Vinh thông qua ứng dụng công nghệ trồng cam sinh thái, phát triển sản phẩm chế biến và du lịch trải nghiệm vườn cam”
Lưu Thị Hòa, Hà Giang vào chung kết cùng với dự án “Farmstay – Nông nghiệp bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu sổ Đồng Văn – Hà Giang”
Đặng Thị Huyền Mi, Nguyễn Xuân Tùng, Vì Xuân Thủy, Sơn La vượt qua vòng bán kết khi tham gia đề tài “Phát triển thị trường cho sản phẩm gà nướng & chẩm chéo của đồng bào dân tộc Thái – Tây Bắc”
Sùng Y Xía, Hòa Bình vui mừng vào chung kết với dự án “Xây dựng nhà truyền thống dân tộc Hmông – Hòa Bình, khôi phục ngành nghề truyền thống dệt thổ cẩm , khai thác những sáng tạo vẽ sáp ong , thêu, kết hợp du lịch nhằm phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn văn hóa cộng đồng dân tộc Hmông”
Đinh Tuyết Nhung, Bắc Kạn thành công trong phần thuyết trình về dự án “Chuỗi nông nghiệp sạch khép kín”
Lê Duy Hưng, Phú Thọ giành vé vào chung kết với dự án “SX dầu quế & các sản phẩm tẩy rửa sinh học từ quế”
9 dự án xuất sắc nhất vòng bán kết 3, được chọn vào vòng chung kết xếp hạng, diễn ra vào 27, 28/10/2018 tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Theo BSA