(Cafenews)- Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tiếp đà xuống dốc chốt ở 36.100 – 36.400 đồng/kg sau bốn phiên giảm liên tiếp. Tại cảng TPHCM, cà phê robusta mất thêm 24USD chốt tại 1.648 USD/tấn (FOB).
Thị trường | Đơn vị | Ngày
15/3 |
Ngày
16/3 |
Thay đổi |
FOB (HCM) | USD/tấn | 1.672 | 1.648 | -24 |
Đăk Lăk | VND/kg | 36.800 | 36.300 | -500 |
Lâm Đồng | VND/kg | 36.600 | 36.100 | -500 |
Gia Lai | VND/kg | 36.900 | 36.400 | -500 |
Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê
Dự đoán Fed tăng lãi suất khiến giá robusta chìm trong sắc đỏ kéo theo giá cà phê nội địa giảm mạnh. Cụ thể giá thấp nhất ở 36.100 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất ở 36.400 đồng/kg tại Gia Lai. Giá cà phê xuất khẩu loại 5% hạt đen và vỡ giao tại cảng TP.Hồ Chí Minh giao dịch ở mức 1.648 USD/tấn, trừ lùi 80 USD/tấn.
Đây có thể là lần đầu tiên Fed sẽ tăng lãi suất đồng USD trong năm nay tại phiên họp vào giữa tuần sau, trước khi chuyển sang làm việc theo giờ mùa hè ở Bắc bán cầu. Trong khi vụ “sa thải” Bộ trưởng Ngoại Giao của Tổng thống D.Trump vẫn chưa lấy lại sự bình ổn trên chính trường nước Mỹ, theo Diễn đàn của người làm cà phê.
Đồng Real Brazil mất giá (1%) so với đồng USD được cho là góp phần làm giá cà phê giảm mạnh. Đồng Euro và Bảng Anh cũng sụt giảm trước mâu thuẩn ngoại giao giữa Anh với nước Nga về vụ “chất độc” và áp lực tăng hơn nữa của Brexit.
Theo hãng tin Reuters cập nhật từ báo cáo mới nhất của Rabobank thì ngân hàng này đã nâng ước tính dư cung cà phê toàn cầu trong niên vụ hiện tại là 2,6 triệu bao do sản lượng của Ethiopia và Nicaragua tăng và dự kiến niên vụ tới lượng dư thừa sẽ tăng lên 3,2 triệu bao. Những thông tin này tác động lên giới đầu cơ, khiến lượng mua vào chậm chạp, giao dịch thấp, kéo theo giá giảm.
Với cà phê Robusta, Rabobank bày tỏ sự kỳ vọng về giá cho tới khoảng tháng 9 – 10, khi vụ mùa mới ở Việt Nam bắt đầu mới có thể khẳng định được. Theo các nhà kinh doanh cà phê Robusta tại thị trường Đông Nam Á, cà phê Việt Nam hiện nay khó mua vì nhà nông kháng giá trong khi cà phê Indonesia giá cao ngất ngưởng bới mức cộng lên tới 160 – 180 USD/tấn cho cà phê Lampung loại 4.
Vinanet