Thổ nhân sâm có tên khoa học là: Talinum paniculatum (Jacq.) Gaertn. Thuộc họ Rau sam Portulacaceae. Ngoài ra còn một số tên dân gian như: Thổ cao ly sâm, thổ nhân sâm, đông dương sâm, cứa ly sinh (Thái), mằm sâm đăm (Tày). Cây có thể trồng được ở các vùng lạnh như Lào Cai, Hà Giang… và vùng nóng như đồng bằng, trung du Bắc Bộ.
Cây mọc tự nhiên thưòng thấy ở các vùng núi đá vôi như huyện Yên Minh, Quản Bạ tỉnh Hà Giang; Chiêm Hóa – Tuyên Quang; Quảng Hòa, Hà Quảng, Trà Lĩnh – Cao Bằng; Tràng Định, Bắc Sơn – Lạng Sơn; Thủy Nguyên – Hải Phòng; Kỳ Sơn – Nghệ An… Độ cao phân bố từ 400 đến 1300 m.
Thổ nhân sâm được nhân giống bằng hạt. Loài này có thể cao đến 60 cm và thân nhẵn bóng. Lá mọc so le, dày, gần như không cuống hoặc có cuống rất ngắn, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, gân lá mờ, hai mặt nhẵn gần như cùng màu. Hoa của chúng có màu hồng tím, mọc thành từng chùm nhỏ khá đẹp mắt.
Quả thổ nhân sâm khi già tự mở, hạt phát tán ra xung quanh. củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp thanh giải thử nhiệt cơ thể, làm mát gan.
Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt.
Thổ nhân sâm dược dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể hư nhược, ra mồ hôi váng đầu, ù tai, hoa mắt, trẻ em tỳ hư tiết tả, phụ nữ đới hạ. Còn dùng chữa bệnh phổi, ho, sốt nóng. Cây thổ cao ly sâm mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta vì nhiều người nhầm là cây nhân sâm. Sự thực hai cây khác hẳn nhau về hình thái cũng như về họ thực vật.
Có điều đáng chú ý là một số tỉnh ở Trung Quốc như Triết Giang, Giang Tô, An Huy, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên là nơi cây này cũng mọc hoang và được trồng làm cảnh, người ta cũng gọi cây này với những tên cao ly sâm, thổ cao ly sâm v.v… và cũng dùng nó làm thuốc bổ thay sâm.
BSA (Tổng hợp)        
Chia sẻ
Bài trướcRau đắng biển
Bài kế tiếpThổ nhân sâm 3 cạnh