(Cafenews) – “Thưa chuyên gia, chúng tôi làm khô cá lóc. Cùng một ao, có đợt cá rất thơm ngon nhưng cũng có đợt cá bị tanh mùi bùn. Vì sao có hiện tượng như vậy? Có cách nào để khắc phục được việc này không?”.  

Một học viên là cựu cán bộ tại Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp đặt câu hỏi tại buổi huấn luyện chủ đề “Mối liên quan giữa tài nguyên bản địa với hệ sinh thái môi trường”, cho Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp chiều Đồng Tháp chiều 24/3.

Giải đáp thắc mắcchuyên gia Phan Văn Minh đến từ ĐH Nông Lâm TP.HCM cho rằng, đây là một trong những vấn đề của người nông dân gặp phải khi sản xuất các loại khô cá.

Chuyên gia Phan Văn Minh. Trưởng Phòng nghiên cứu Công nghệ sinh học môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ và Sinh học môi trường – Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, giải đáp thắc mắc, khó khăn của học viên.

Trước tiên cần xét về đặc tính của từng loại cá xem nó là loại sống ở tầng nước nào. Bên cạnh đó, phải xem xét đến môi trường sinh thái, nguồn thức ăn cho cá có đảm bảo hay không, mật độ thả ra sao…

Với những ao nuôi có mật độ dày, nước bị ô nhiễm thì con cá bị dễ bị tanh mùi thức ăn…. Còn với việc bị tanh mùi bùn thì đó là cá thiếu nguồn thức ăn, phải sục xuống bùn để tìm kiếm mồi nên những con cá này khi chế biến khó được như mong muốn.

Như vậy, người nuôi cá cần có sự chú ý, điều tiết để giúp cân đối môi trường ao nuôi. Đặc biệt, trước khi chế biến, bán thì cần đưa cá sang 1 ao không bùn, nuôi ít nhất 15 ngày thì cá sẽ sạch, không còn mùi tanh của bùn.

Đây cũng là cách mà các đầu mối, nhiều cty chế biến thường áp dụng.

Chuyên gia Phan Văn Minh tại lớp huấn luyện “Mối liên quan giữa tài nguyên bản địa với hệ sinh thái môi trường”.

Với những nông dân trồng lúa, họ có thể sử dụng thiên dịch để diệt rầy, sâu bệnh. Đây là giải pháp tốt giúp hạn chế các dịch bệnh và môi trường sinh thái không bị phá vỡ. Tuy nhiên, giải pháp này cũng không dễ thực hiện.

Với việc nuôi vịt diệt ốc, rầy, sâu bệnh là mô hình hay. Tuy nhiên, cần chú ý đến loại vịt, giai đoạn thả vào ruộng nếu không sản lượng, năng suất lúa sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nên tránh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, bởi những chất hóa học sẽ là tác nhân khiến hệ sinh thái, môi trường bị phá hủy khủng khiếp. Nếu không, các sản phẩm nông nghiệp bị ảnh hưởng, hệ sinh thái bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều hệ lụy, không thể canh tác, sử dụng bền vững.

Ở buổi huấn luyện vào sáng 34/3, chuyên gia Nguyễn Khắc Minh Trí – CEO Công ty Mimosatek, đã có những chia sẻ với 70 học viên về hệ thống tưới thông minh, tưới nhỏ giọt, các điều cần biết về nhu cầu nguồn nước cho các loại cây trồng.

Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông minh để phân tích sâu, dịch bệnh được các nước trên thế giới ứng dụng cũng được chuyên gia này chia sẻ đến các học viên.

Chuyên gia Nguyễn Khắc Minh Trí chia sẻ về hệ thống tưới tự động, các phương pháp tưới giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong sản xuất nông nghiệp.


Khóa huấn luyện khởi nghiệp với chủ đề “Nâng cao quản trị dành cho doanh nghiệp” do Trung tâm BSA, Sở khoa học & Công nghệ Đồng Tháp tổ chức với sự tham gia của 85 học viên là thanh niên khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX làng nghề ở Đồng Tháp. Khóa huấn luyện diễn trong các ngày 15, 16 và 24, 25/3/2018 với sự đồng hành của các đối tác chiến lược của BSA như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên; Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP), Công ty Cổ phần Vinamit, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long.

Anh Tuấn


Theo BSA