Thủ tục thông quan: Tại điểm thông quan nhập khẩu, “tờ khai xuất khẩu” cần bao gồm hoá đơn, B/L, và bảo hiểm, v.v sẽ được nộp cho hải quan. Sau khi kiểm tra, thanh tra, nộp thuế tại hải quan, giấy phép nhập khẩu sẽ được cấp.
Các Biện pháp hải quan tạm thời: Khi nhập khẩu từ các nước hưởng lợi ưu đãi (kể cả các nước hưởng ưu đãi đặc biệt), có thể áp dụng mức thuế ưu đãi. Cần có xác nhận của hải quan.
Nhà nhập khẩu muốn hưởng thuế suất ưu đãi cần có giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi được cấp từ nước xuất xứ tại thời điểm xuất khẩu.(Không cần thiết nếu giá trị hàng nhập khẩu là 200.000 JPY hoặc ít hơn).
Quy định Bảo vệ tài nguyên cá: Mục đích của bộ quy định này là đảm bảo việc bảo vệ và nuôi trồng các nguồn tài nguyên thuỷ sản. Theo bộ quy định này được chỉnh sửa vào tháng 10.2007, một nhà nhập khẩu các loại thuỷ hải sản như cá trắm, cá hồi, tôm sú, v.v thuộc hệ thống nhập khẩu bảo vệ nghề cá, phải có giấy phép nhập khẩu. Tham khảo trang chủ của bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản để biết thông tin về hệ thống nhập khẩu bảo vệ thuỷ sản.
Hạn ngạch: Tổng khối lượng nhập khẩu trong thời gian hạn chế được áp dụng cho một số sản phẩm thuỷ sản.
Để nhập khẩu, các tài liệu cần thiết như “Đơn xin nhập khẩu” phải được nộp cho bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp.
Tính đến tháng 12.2009, các sản phẩm thuỷ sản theo hệ thống IQ như sau.
1) Rong biển khô, 2) Rong biển tẩm hương liệu, 3) Rong biển chế biến sẵn (trừ rong biển tẩm hương liệu không đường), 4) Mực, 5) Cá tuyết, 6) Mực sấy khô, 7) Tảo biển chế biến sẵn, 8) Cá thu, 9) Cá mòi 10), Cá trích (trừ cá trích Thái Bình Dương), 11) Tảo monostroma nitidum, 12) Cá ngừ, 13) Tảo biển, 14) Thuỷ hải sản Hàn Quốc (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá tuyết, sò điệp, cá đuối, cá thu), 15) Cá tuyết, 16) Cá minh thái, 17) Sò điệp, 18) Cá cam Nhật Bản, cá thu đao, các loại sò, cá mòi sấy khô.
Quy định kiểm dịch: Không có vùng cấm cho việc nhập khẩu các sản phẩm thuỷ hải sản. Tuy nhiên, các sản phẩm từ các khu vực bị nhiễm bệnh tả hoặc từ các khu vực bị nghi ngờ, sẽ phải chịu sự kiểm tra theo quy định kiểm dịch.
Quy định về phụ gia:
- Cá tươi bao gồm cá ngừ, cá đuối, v.v không được có carbon dioxide theo quy định Vệ sinh thực phẩm.
- Các sản phẩm biển được nuôi đôi khi được phép chứa các chất kháng sinh hoặc chất chống nấm mốc, được sử dụng để tăng sản lượng, việc sử dụng phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản. Ví dụ, chỉ được phép 0,10ppm kháng sinh.
- Cá nóc phải có giấy chứng nhận sức khoẻ đính kèm do cơ quan chính phủ của nước xuất khẩu cấp, trong đó phải bao gồm các loài và khu vực khai thác như một phần của thông báo nhập khẩu.
- Hơn nữa, nếu cần thiết, thanh tra sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ. Nếu không có vấn đề gì, thông báo nhập khẩu thực phẩm sẽ được đóng dấu “Đã qua”; nếu bị từ chối, các nhà nhập khẩu sẽ được hướng dẫn thực hiện các biện pháp để huỷ bỏ việc nhập khẩu.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật cho thực phẩm đông lạnh sẽ được áp dụng cho phi lê cá đông lạnh và sò ốc để ăn sashimi, quy định số lượng trực khuẩn trên mỗi mẫu 1 gram là 100.000 hoặc ít hơn và trực khuẩn ruột kết âm tính.
- Các sản phẩm hải sản chế biến đông lạnh sau khi xử lý nhiệt sẽ có 3.000.000 hoặc ít hơn trực khuẩn trên 1 (một) gram mẫu và Escherichia-Coli (E-coli) phải âm tính.
- Các sản phẩm thuỷ sản khô, ướp muối, chế biến sẵn phải tuân thủ các tiêu chuẩn phụ gia, v.v.
Quy định Vệ sinh thực phẩm: Các nhà nhập khẩu bắt buộc phải gửi hai bản sao của thông báo nhập khẩu đến bộ phận kiểm tra vệ sinh thực phẩm của trạm kiểm dịch tại điểm nhập khẩu, theo quy định Vệ sinh thực phẩm. Nếu không có vấn đề gì sau khi kiểm tra, thông báo sẽ được đóng dấu “Đã qua” và một bản sao trả lại cho nhà nhập khẩu.
Ghi nhãn dị ứng theo quy định Vệ sinh thực phẩm: Ghi nhãn các loại thực phẩm có chứa các chất gây dị ứng như bào ngư, mực nang, trứng tôm cá, tôm, cua, cá hồi và cá thu được dùng làm nguyên liệu. Tham khảo Phụ lục 8 “quy định Vệ sinh thực phẩm” để biết chi tiết và các mẫu ghi nhãn.
Ngân Giang