Vào tháng 2/2023 vừa qua, Hội DN HVNCLC, Trung tâm BSA có tổ chức một buổi giao lưu, trò chuyện, giới thiệu bộ sách: “ĂN ĐỂ SƯỚNG HAY ĂN ĐỂ SỢ” của tác giả Vũ Thế Thành – chuyên gia ATTP nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Song song đó, BSA cũng ra mắt Kênh truyền thông Khoẻ Vui: nơi có những video xoay quanh chủ đề ATTP, ăn sao để… ngon mà không sợ, được chia sẻ trên các nền tảng MXH, thu hút được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp.
Trong khi đó, những sản phẩm ẩm, món ăn truyền thống địa phương đang dần được khai thác và phát triển thành sản phẩm thương mại, nhiều trong số đó đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn thực phẩm và tính bền vững trong sản xuất và tiêu thụ vẫn cần nhiều sự đầu tư. Cần có sự kết hợp giữa các bên liên quan như nhà nghiên cứu, chuyên gia an toàn thực phẩm, doanh nghiệp và các nghệ nhân ẩm thực để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo tồn giá trị ẩm thực truyền thống.
Và buổi toạ đàm “Ẩm thực truyền thống, làm sao để: An và lành” được tổ chức vào sáng 12/4/2023 là cơ hội để các chuyên gia, doanh nghiệp, nghệ nhân ẩm thực, nhà phê bình cùng thảo luận về những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm và bảo tồn giá trị ẩm thực truyền thống, đồng thời đề xuất những giải pháp để tăng cường an toàn thực phẩm và bảo tồn giá trị ẩm thực truyền thống.
Buổi toạ đàm với sự có mặt của:
1. Bà Bùi Thị Sương – PGĐ Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt
2. Ông Vũ Thế Thành – Chuyên gia ATTP
3. Anh Trần Công Khanh – Tức Nhà báo Ngữ Yên
4. Anh Nguyễn Lê Quốc Tuấn – Tổng Giám đốc Công ty Sông Hương Foods 5.
Và TS Nguyễn Thị Hậu là người điều phối cuộc toạ đàm.
Ngoài ra đến tham dự chương trình còn có các khách mời là các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam, DN thực phẩm, đầu bếp chuyên nghiệp… và đông đảo phóng viên báo đài:
Dưới đây là nội dung buổi toạ đàm:
(TTXVN) – Hành trình tìm kiếm, bảo tồn giá trị ẩm thực bản địa Việt
Ngày 12/4, tại tọa đàm “Ẩm thực truyền thống an và lành” do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia cho rằng, tính truyền thống, bản địa trong ẩm thực không đóng khung mà biến đổi theo thời gian và những giá trị tinh hoa được nghiên cứu, bảo tồn. Ẩm thực truyền thống Việt Nam cân đối hài hòa các nhóm thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng, gia vị được cấu trúc trong một món ăn bản địa.
(NNVN)- Bảo tồn giá trị ẩm thực truyền thống gắn với phát triển du lịch
Theo chuyên gia an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành, thực phẩm truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, và cũng có thay đổi đôi chút. Ngay các làng, các thôn cạnh nhau, nhưng cách làm món ăn truyền thống cũng khác nhau, mỗi người một “chiêu gia truyền”. Như làm chả lụa của người miền Bắc, không ai giống ai; bún bò Huế…
Nói về ẩm thực truyền thống, ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn – Giám đốc Công ty Sông Hương Food cho rằng, Khoảng 10-15 năm trước, những hũ dưa, cà pháo muối còn xuất hiện nhiều trên đường phố Việt Nam. Không chỉ ở nông thôn, ngay tại thành phố, món ăn này cũng nhận được tình yêu đặc biệt từ người dân. Dù cuộc sống đã phát triển hơn nhiều 10-15 năm trước, bằng cách này hay cách khác, những món ăn dân dã đó vẫn hiện hữu trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt Nam… Tiếp nối truyền thống này, ông Lê Quốc Tuấn cho biết, năm 2023, Công ty Sông Hương Food xác định, bên cạnh tiếp tục xuất khẩu những món ăn truyền thống của Việt Nam như mắm ruốc, mắm cà pháo, bánh bột lọc, bánh nậm… sẽ biến cà pháo trở thành một sản phẩm du lịch.
Ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Sông Hương Food cho biết, công ty xác định năm 2023 bên cạnh tiếp tục xuất khẩu những món ăn truyền thống của Việt Nam như mắm ruốc, mắm cà pháo, bánh bột lọc, bánh nậm… sẽ biến cà pháo trở thành một sản phẩm du lịch. Theo ông Tuấn, công ty vừa phối hợp với chính quyền tỉnh Tây Ninh dự kiến tháng 8-2023 hình thành tour tham quan Núi Bà Đen kết hợp chiêm ngưỡng “vườn cà pháo nhà Sông Hương Food”. Với diện tích 5 hecta, trong đó có phòng trưng bày sản phẩm, giới thiệu quy trình làm ra các sản phẩm cà pháo… Sau đó, du khách tham quan vườn cà để biết quy trình trồng cà, tưới tiêu, hái cà và chụp ảnh lưu niệm. “Khi kết hợp được với du lịch chắc chắn sẽ trở thành một sản phẩm độc đáo để thu hút du khách trong và ngoài nước hiểu hơn về ẩm thực truyền thống Việt Nam” – ông Tuấn nói.