Ngày 12/6/2024, tại Pavillon Convention Center (TP.HCM), Diễn đàn Quốc tế về Kinh doanh sáng tạo – IIBF 2024 đã diễn ra với sự tham dự của hơn 300 khách trong nước và quốc tế cùng hơn 50 cơ quan báo đài tham dự và đưa tin.
DANH SÁCH BÁO ĐÀI ĐƯA TIN, TRUYỀN THÔNG VỀ IIBF 2024: TẠI ĐÂY
Chủ đề của IIBF 2024 là “Ứng dụng công nghệ thực chiến để tăng cường nội lực và tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt Nam”, do Hội DN HVNCLC tổ chức với sự phối hợp thực hiện và điều phối của Trung tâm BSA, CLB DN dẫn đầu LBC, CIO Việt Nam.
Diễn đàn cũng nhận được sự  bảo trợ, cố vấn và đồng hành của Bộ Khoa học và Công nghệ  (KH&CN) với vai trò là đối tác công tư từ năm 2014 đến nay.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đã tham dự và có bài phát biểu đề dẫn, đánh giá về ý nghĩa của Diễn đàn trong tình hình hiện nay và gợi mở nhiều cách làm mới trong tương lai.
“Bộ KH&CN đánh giá cao việc Diễn đàn quốc tế về Kinh doanh sủng tạo năm 2024 chọn chủ đề chính là “Ứng dụng công nghệ thực chiến để tăng cường nội lực và tạo thể bứt phá t phủ cho DN Việt Nam”. Chủ đề năm nay cho thấy tính bức thiết của việc tăng cường đầu tư và triển khai ứng dụng công nghệ, đặc biệt là CNTT trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, dưới sức ép của tốc độ tiến bộ công nghệ và sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Đồng thời, các nội dung dự kiến được thảo luận năm nay phản ánh rất đúng xu thế có tính toàn cầu, trong đó KHCN&MT trở thành một trong những yếu tố tiên quyết quyết định tốc độ và chất lượng phát triển của các nền kinh tế. Tôi tin tưởng rằng, Diễn đàn này là cơ hội tốt để các DN, các tổ chức và đại diện quốc tế từ những nền kinh tế phát triển, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến việc đưa nhanh những kết quả, thành tựu của KHCN&ĐMST vào thực tiễn kinh doanh…”. (Xem chi tiết theo link dưới đây)

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: IIBF là sự phối hợp công tư cho khởi nghiệp sáng tạo

Phần I: Công nghệ bền vững và chuyển đổi kép
Ngay sau phần phát biểu của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Diễn đàn chuyển sang thảo luận nội dung lớn thứ nhất là “Công nghệ bền vững và chuyển đổi kép”, bắt đầu với một báo cáo chuyên sâu về: “Tương lai của doanh nghiệp Việt Nam dưới tác động của các xu hướng công nghệ lớn” qua trình bày của ông Shashi J, Phó Tổng Giám đốc, Tư vấn Công nghệ Ernst & Young Vietnam. Với báo cáo này, E&Y đã phác hoạ rõ nét các xu hướng công nghệ lớn và phân tích tác động của chúng đối với các công ty Việt Nam trong khía cạnh phát triển kinh doanh và cạnh tranh.
Tiếp đó là phần chia sẻ (qua ghi hình) của bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam về những kinh nghiệm của Thụy Điển trên phương diện chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số cũng như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo.

Ngay sau đó là phần trình bày của ông Bùi Văn Trịnh – Phó Tổng Giám đốc Kiểm toán và Đảm bảo, Công ty Deloitte Việt Nam về một nghiên cứu Deloitte thực hiện vào quý I/2023, về “Những thách thức và giải pháp của doanh nghiệp trong việc lựa chọn công nghệ bền vững cho tiến trình chuyển đổi kép”, qua đó cung cấp thêm thông tin về sự phát triển của chiến lược phân tích dữ liệu và thương mại kỹ thuật số giữa các công ty hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng tại ba nền kinh tế số lớn nhất Đông Nam Á: Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Để làm rõ hơn chủ đề “Những thách thức và giải pháp của doanh nghiệp trong việc lựa chọn công nghệ bền vững cho tiến trình chuyển đổi kép”, sau phần trình bày của ông Bùi Văn Trịnh là cuộc toạ đạo, với sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả:
  1. Ông Trần Bằng Việt – Founder & CEO, Đông A Solutions – Điều phối phiên thảo luận 
  2. Ông Shashi J(agadiswaran), Phó Tổng Giám đốc, Tư vấn Công nghệ Ernst & Young Vietnam
  3. Ông Bùi Văn Trịnh – Phó Tổng Giám đốc Kiểm toán và Đảm bảo Deloitte Việt Nam
  4. Ông Lý Duy Khiêm – Giám đốc Trung tâm Điều hành thông minh, Becamex IOC
  5. Ông Doron Shachar – CEO & Founder, Renova Cloud

Phần II: Các lĩnh vực kinh doanh sáng tạo từ thực trạng biến đổi khí hậu

Sau phần toạ đàm, Diễn đàn chuyển sang nội dung lớn thứ 2: “Các lĩnh vực kinh doanh sáng tạo từ thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay”. Với bối cảnh, trong những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu đang dần trở thành bình thường mới, với các biểu hiện thời tiết cực đoan ngày càng diễn ra với tần suất nhiều hơn, cường độ lớn hơn và khó đoán định hơn. Hiện trạng này đã đem lại những tác động tiêu cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như khan hiếm tài nguyên, đứt gãy chuỗi cung ứng, và những hệ quả tiềm ẩn khác. Tuy nhiên, những khó khăn này cũng chính là mảnh đất màu mỡ cho những ý tưởng, giải pháp đổi mới và sáng tạo, thông qua việc vận dụng các bước tiến công nghệ đương thời kết hợp với tri thức bản địa, để từ đó phát triển thành những mô hình kinh doanh vừa giải quyết các vấn đề của xã hội vừa đem lại hiệu quả về mặt doanh thu. Thông qua nội dung này, Diễn đàn mong muốn đem lại cho cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, các công ty khởi nghiệp, các công ty cung ứng giải pháp công nghệ tại Việt Nam những gợi mở về những mô hình tiên phong và những lĩnh vực tiềm năng (như quản trị tài nguyên nước, công nghệ tối ưu năng lượng, quản lý tài nguyên và tái chế, năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững …vv…) để từ đó có thể cân nhắc và định hướng đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường.

Và mở đầu nội dung này là phần chia sẻ về “Đổi mới kinh doanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay” do ông Eliseo Barcas – Phó Chủ tịch Liên minh PRO Vietnam, đồng thời là Tổng Giám đốc TetraPak, trình bày, đã mang đến những sáng kiến ​​của các thành viên Liên minh tái chế – PRO Việt Nam trong việc thúc đẩy nền kinh tế bao bì tuần hoàn và giúp việc tái chế trở nên dễ tiếp cận và bền vững hơn.

Để mở rộng đề tài này, thêm một phiên thảo luận sôi nổi với sự tham gia của:

  1. Nhà báo Trần Phi Tuấn – Thạc sĩ chính sách công Fulbright – Điều phối thảo luận
  2. Ông Eliseo Barcas – Tổng Giám đốc TetraPak – Phó Chủ tịch Liên minh PRO Vietnam
  3. Ông Dương Văn Ni – Nhà Sáng lập Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu và Bảo tồn ĐBSCL (MCF)
  4. Lê Nguyễn Ngọc Hân – Giám đốc An toàn, Sức khỏe và Môi trường Suntory PepsiCo Vietnam (SPVB)
  5. Ông Nguyễn Khắc Minh Trí – Founder & CEO, MimosaTek
  6. Ông Lê Viết Đông Hiếu – Trưởng phòng Phát triển Bền vững Duy Tân Recycling

Những nội dung chính của các phiên buổi sáng được tổng hợp tại đây: IIBF 2024: Khách hàng đến từ smartphone và chiến lược nhắm trúng ‘con ruồi’

https://bsa.org.vn/iibf-2024-khach-hang-den-tu-smartphone-va-chien-luoc-nham-trung-con-ruoi/
Và đây là Recap toàn bộ diễn tiến IIBF 2024 sáng 12/6/2024

BUỔI CHIỀU: 2 WORKSHOP LỚN

Phát biểu mở đầu phiên thảo luận buổi chiều IIBF, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc văn phòng phía Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ, cho biết 20 năm trước, “khi chúng tôi nói về ứng dụng công nghệ bao giờ cũng phải ngồi chiếu dưới. Trong giới khoa học công nghệ thì họ thường ưu tiên giới hàn lâm, học thuật hơn, nên trong các diễn đàn giao lưu học thuật, chúng tôi ngồi chiếu dưới. Nhưng bây giờ thì khác, tất cả đều đồng thanh đề cao ứng dụng khoa học công nghệ, đó là điều hết sức đáng mừng”. Tôi còn nhớ một vị tiền bối trong ngành của chúng tôi từng nói rằng: “Chỉ có doanh nghiệp mới đi đến cùng ứng dụng công nghệ”. Giờ chúng ta mới bàn đến chuyện ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp thì thật là hơi trễ, nhưng trễ nên càng phải bàn và càng phải bàn cho tới” – ông Nguyễn Mạnh Cường nói.

I – Ứng dụng công nghệ để thúc đẩy thương mại tiêu dùng
Với Workshop 1 này, có 3 diễn giả là những người “thực chiến” trong lĩnh vực thương mại điện tử trình bày 3 đề tài cùng với đó là những phần hỏi đáp, hướng dẫn thực hành cho doanh nghiệp quan tâm:
  1. Ông Phạm Hồng Sơn – Chuyên gia về Thương mại điện tử và Chuyển đổi số hệ thống phân phối: Vận dụng thương mại điện tử trong chuyển đổi số cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp
  2. Ông Nguyễn Hải Triều, Founder & CEO, PrimeData.ai: Ứng dụng công nghệ và dữ liệu để tối đa giá trị khách hàng đa nền tảng
  3. Ông Đặng Tiến Hoàng (ViruSs) – Chuyên gia Omnichannel: Xác định mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc gia tăng doanh thu trên nền tảng trực tuyến.
Những nội dung chính của Workshop này được tổng hợp tại đây: IIBF 2024: Chuyển đổi số cuối cùng vẫn là câu chuyện tăng doanh số và tiết giảm chi phí

https://bsa.org.vn/iibf-2024-chuyen-doi-so-cuoi-cung-van-la-cau-chuyen-tang-doanh-so-va-tiet-giam-chi-phi/

I – Chuyển đổi FMCG bằng AI: Thông tin chi tiết, chiến lược và công cụ dành cho lãnh đạo doanh nghiệp
Tham gia Workshop 2 là 3 diễn giả đến từ 3 công ty công nghệ lớn, đang thực chiến trong lĩnh vực AI:
  1. Ông Lê Trọng Hùng – Founder & CEO, NamiQ: Chuyển đổi kinh doanh dựa trên AI trong FMCG: Hướng dẫn dành cho nhà lãnh đạo
  2. Ông Đặng Hữu Sơn, Founder & CEO, LovinBot: Cách mạng hóa các chiến dịch tiếp thị FMCG với Generative AI
  3. Ông Trần Công Sơn – Giám đốc Giải pháp, Tập đoàn SAP: Tạo chuỗi cung ứng bền vững, linh hoạt và chống rủi ro với Business AI của SAP.
BAN TỔ CHỨC IIBF 2024 TRÂN TRỌNG CÁM ƠN:
  • QUÝ LÃNH ĐẠO, CÁC CHUYÊN GIA, CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU… ĐÃ THAM DỰ, THẢO LUẬN, CHIA SẺ THÔNG TIN, GÓC NHÌN, CÁCH LÀM HIỆU QUẢ… GÓP PHẦN CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA DIỄN ĐÀN
  • CÁC NHÀ BÁO ĐÃ THAM DỰ, ĐƯA TIN VỀ IIBF 2024
  • QUÝ DOANH NGHIỆP LÀ NHỮNG NHÀ TÀI TRỢ ĐÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG IIBF 2024

ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU IIBF 2024, VUI LÒNG TRUY CẬP TẠI ĐÂY

ĐỂ XEM VÀ NHẬN HÌNH ẢNH IIBF 2024, VUI LÒNG TRUY CẬP TẠI ĐÂY

BAN TỔ CHỨC IIBF 2024