Hiện nay, mỗi năm chúng ta vẫn chi cả tỷ USD cho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), trong đó số tiền chi cho thuốc diệt cỏ khá lớn. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng số lượng thuốc BVTV sinh học đăng ký lên 30%, tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học đạt 20%.
Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học ở nước ta còn ở mức thấp, chỉ khoảng hơn 10%. Ðể đạt được mục tiêu nêu trên, ngành nông nghiệp cần phải tập trung tháo gỡ khó khăn cả ở hai khâu sản xuất và sử dụng. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; trong khi diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do BĐKH, dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên, sự bùng nổ công nghệ thông tin và khả năng minh bạch hóa… là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp.Việc phải làm là sản xuất sạch, tiết kiệm chi phí – liên quan cơ giới hóa và tự động hóa. Cơ giới hóa có hai mức độ:1/ Cơ khí hóa: Dùng máy móc thay cho sức người.2/ Tự động hóa: Nghĩa là có thêm bo mạch điện tử để điều khiển máy móc, IT, GIS, wifi, internet, …Các thiết bị góp phần tăng năng suất cây trồng, đồng thời giảm vật tư đầu vào và các thiết bị giảm hao hụt sau thu hoạch. Có thể kể tên như các loại máy: san phẳng mặt ruộng điều khiển bằng laser (san laser), máy gặt đập liên hợp và máy sấy lúa, thiết bị quan trắc cảm ứng, phân bón thông minh…Tuy chỉ là khâu cải tạo đất nhưng công nghệ san laser có ảnh hưởng lớn đến khâu sau thu hoạch. Có khả năng biến những mảnh ruộng chênh lệch bề mặt 0,1 – 1m thành ruộng phẳng, chỉ chênh lệch 0,02m (giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất). Công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và hiệu quả rất cao. Mặt ruộng bằng phẳng dẫn đến lúa ít ngã đổ, lúa đồng đều. Do vậy giảm tổn thất rơi rụng khi thu hoạch và giảm tỷ lệ gãy vỡ hạt do sấy hoặc xay xát. Qua triển khai ứng dụng tại nhiều địa phương như Bạc Liêu, An Giang, Long An… đã chứng minh lợi ích của việc ứng dụng công nghệ này, giúp nông dân tăng lợi nhuận thêm 15 – 25%. Trong đó, tăng năng suất từ 0,5 – 1 tấn lúa/ha/vụ; tiết kiệm nước tưới (bình quân khoảng 50%), giảm lượng giống gieo sạ (20 – 40 kg/ha), phân bón; hạn chế sâu bệnh; thuận tiện cho cơ giới hóa, giảm hao hụt trong quá trình thu hoạch… lợi ích giảm khí thải nhà kính (giảm trung bình 17%). Đặc biệt, hạn chế tối đa thuốc diệt cỏ. Hệ thống này có thể dùng máy để bón phân hữu cơ, giảm chi phí được 30% (tương đương vài trăm triệu USD). Không chỉ là tiền mà còn là bảo vệ môi trường. Để thay thế việc bón phân hóa học thì có thể kể tới: 1/Máy cuộn rơm; 2/ Máy trộn phân hữu cơ; 3/Máy trộn phân chuồng. Các robot (automated robotic systems ARS) giúp tăng năng suất làm việc so với phương cách hiện có, và thích ứng với môi trường nông nghiệp biến động nhờ các xử lý thông minh.Máy móc làm việc ngoài đồng được tự động hóa rất nhiều trong các lĩnh vực sau: lái máy tự động; điều khiển tự động máy công tác; điều khiển và xử lý tự động quay vòng đầu bờ; cảm biến nhận thức; cảm biến cho kỹ thuật biến lượng; tối ưu hóa hoạt động máy; phối hợp các máy và liên lạc giữa các máy móc, thiết bị.Trong năm năm 2012 – 2017, tại Long An việc ứng dụng công nghệ này trên 1.400 ha với 6 máy, sau đó cũng chỉ được 1% diện tích lúa cả tỉnh. Trong khi đó, Ấn Độ làm được 10 triệu ha, trong khi chúng ta chỉ được khoảng 3.000 ha, Campuchia đi sau nhưng đến nay diện tích dùng phương pháp này gấp ba lần Việt Nam.Nguyên nhân lợi ích nhiều nhưng không triển khai rộng rãi được, do đâu? Có thể kể tới các nguyên nhân: Thời tiết, khoảng cách mùa vụ. Nhưng có nguyên nhân chính là sự phân chia lợi ích không hài hòa giữa nông dân – chủ máy. Ấn Độ có chương trình hỗ trợ 50% giá san laser cho nông dân. Ngoài ra, đầu tư vào kỹ thuật nông nghiệp tự động đã tăng 80%/năm trong khoảng 2012 – 2016, với nhiều công đoạn thích hợp với cánh đồng lớn.Trong quá trình sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, tỷ lệ phụ phẩm của lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản là rất lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm từ nông lâm thủy sản năm 2020 trong cả nước trên 156,8 triệu tấn, bao gồm: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (10,6%). Trong đó, phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu từ ngành trồng trọt và chăn nuôi, với hơn 13,9 triệu tấn trong năm 2020 tại Đông Nam bộ và 39,4 triệu tấn tại ĐBSCL.Phụ phẩm trồng trọt sau thu hoạch từ rơm lúa chiếm khối lượng lớn (42,8 triệu tấn), thân cây bắp (10 triệu tấn), rau và quả (3,6 triệu tấn), thân cây mì (3,1 triệu tấn), trái giả đào lộn hột (3,1 triệu tấn) và các loại khác (6,1 triệu tấn). Phụ phẩm từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt gồm: vỏ trấu 8,6 triệu tấn, bã mía 3,5 triệu tấn, lõi bắp 1,4 triệu tấn, vỏ củ mì 1,3 triệu tấn và các loại khác là 2 triệu tấn. Kiên Giang là tỉnh có tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp lớn nhất vùng ĐBSCL với 5,7 triệu tấn mỗi năm, đứng thứ hai là An Giang với 5,2 triệu tấn.Mặc dù vậy, tỷ lệ phụ phẩm cây trồng (vỏ đậu phộng, thân bắp, rơm lúa, thân cây mì, vỏ đậu nành, củi…) được thu gom, sử dụng chỉ chiếm 52,2%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng rơm lúa chỉ 56,3% (cho các mục đích làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, làm chất độn chuồng cho vật nuôi, làm đệm lót sinh học cho vật nuôi, làm nấm rơm, phủ gốc cho cây trồng, lót các loại trái cây…).Nhà nước cần hỗ trợ để không còn vòng lẩn quẩn giữa cung – cầu công nghệ. Nông dân cần máy rẻ, máy tốt trong khi diện tích của chúng ta còn manh mún. Việc liên kết, cần sự chung tay gữa hệ thống chính quyền, Hiệp hội và sự tham gia của khối tư nhân, tổ chức phi chính phủ,…Cần có trung tâm cơ giới hóa, có những kỹ sư “đồng ruộng”, máy nội địa, tận dụng chất xám của nước nhà. Trong đó, có những kỹ sư chân đất và sự hỗ trợ của những doanh nghiệp lớn tham gia vào (như Bùi Văn Ngọ, cơ khí Long An,…).Cơ khí hóa cần có 3 nhà cùng nắm tay nhau là nhà nước – nông dân – doanh nghiệp, thêm nhà nghiên cứu khoa học đồng hành theo 3 nhà kia thì sẽ phá được vòng lẩn quẩn.