Bà Nguyễn Phi Vân: Những mô hình kinh doanh tạo ra hành trình mua sắm mới để kết nối khách hàng sẽ lên ngôi trong tương lai

Hiện nay, nhiều nước khu vực ASEAN đang có sự đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề số hóa, công nghệ, đặc biệt là các nước đều có chiến lược, chính sách đào tạo và hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp địa phương trong việc số hóa để nâng năng lực cạnh tranh. Trong xu hướng đó, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp cơ hội và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Dẫn đầu (LBC) đã có buổi trò chuyện với bà Nguyễn Phi Vân – Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền Chính phủ Malaysia xoay quanh các dự báo về xu hướng chuyển động thị trường thế giới tương lai. 

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, sẽ chịu ảnh hưởng bởi 5 xu hướng chuyển động lớn. Cụ thể, là chuyển động về thị trường thế giới; ứng dụng công nghệ trở thành mảnh ghép sống còn; chuyển động dân số tạo ra phong cách sống và hành vi tiêu dùng mới; áp lực về khủng hoảng môi trường; thứ tự ưu tiên mới, nhận thức mới, thái độ và động cơ mới. 

*Môi trường sản xuất kinh doanh chịu tác động bởi các yếu tố nào?

Bà Nguyễn Phi Vân: Thống kê những năm qua, xu hướng chuyển động thị trường đã và đang ảnh hưởng lớn nhất đến doanh nghiệp Việt là dân số và hệ giá trị. Còn hiện nay, hai xu hướng này thay đổi hay không là công nghệ với những ứng dụng của nó trong ngành nghề của mình; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bởi chính người tiêu dùng sẽ chọn lựa những thương hiệu hay sản phẩm được sản xuất kinh doanh từ các mô hình mang lại giá trị cho hành tinh.

Đặc biệt, gần đây trên thị trường nói nhiều đến chuyển đổi số có liên quan gì đến 5 xu hướng chuyển đổi thị trường, hoặc câu chuyện tự nhiên đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện nhưng đã tạo ra sự thay đổi hoàn toàn khác đối với ngành doanh nghiệp đang hoạt động. Đáng chú ý, công nghệ đang tác động làm thay đổi tất cả các ngành nghề và không có lĩnh vực nào thoát khỏi sự chuyển đổi này.

*Với những chuyển động đó, liệu mô hình kinh doanh truyền thống có còn phù hợp?

-Liên quan đến chuyển động số, có những mô hình mới ra dựa trên làn sóng công nghệ và ứng dụng công nghệ trở thành mảnh ghép sống còn trong việc kết nối với sức mạnh trong quá khứ của doanh nghiệp từ những mô hình sản xuất kinh doanh truyền thống.

Hay nói cách khác, doanh nghiệp bắt buộc phải tái tạo mô hình sản kinh doanh truyền thống bằng cách cộng hưởng những mô hình hiệu quả trong quá khứ với việc ứng dung công nghệ để bắt kịp xu hướng thời đại. Điển hình, các điểm bán lẻ đang được công nghệ hóa, với việc chủ tiệm tạp hoá (trực tiếp và trực tuyến) bắt đầu hiểu vai trò của dữ liệu khách hàng, giá trị thương hiệu và khả năng kiểm soát giá trị doanh nghiệp.

Mô hình “tiệm tạp hóa” tại Việt Nam đang thay đổi, dù nhỏ nhưng nhiều tiệm tạp hóa bắt đầu quan tâm việc tối ưu hoá kinh doanh: không còn giữ nhiều vốn lưu động để tăng tồn kho, quan tâm đến dòng tiền ra – vào hiệu quả, cẩn thận hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp, chú ý chọn sản phẩm có tính thanh khoản… Hơn thế nữa, họ tìm nguồn cung cấp rẻ, ổn định và các cơ hội mua bán trên mạng để tăng doanh số.

Nếu nhìn vào xu hướng chuyển đổi hiện nay cho thấy có những mô hình sản xuất kinh doanh hiện tại đang lỗi thời và cần tạo ra giá trị mới cho sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta đang có như thế nào.

*Còn áp lực về khủng hoảng môi trường sẽ tác động như thế nào đến các doanh nghiệp trong việc định hướng kinh doanh?

-Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam như thời tiết, băng tan, nguồn nước, hủy diệt rừng, giảm năng suất mùa vụ, mất cân bằng sinh thái… Điều này, dẫn đến nguồn cung năng lượng, thực phẩm, nước… cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, việc phát triển các đô thị và công nghiệp hóa tạo ra những vấn đề ô nhiễm môi trường, quản lý rác thải cho thành phố trên toàn thế giới.

Các xu hướng chuyển thị trường trên toàn cầu đã thay đổi quá nhiều và sẽ tiếp tục chuyển động không ngừng, nên tái tạo lại mô hình kinh doanh của mình là câu hỏi khó nhất đòi hỏi các CEO phải thực sự nghiêm túc suy nghĩ.

Trong đó, hai chuyển động quá nguy hiểm và cơ hội, cụ thể đối với toàn cầu hóa, các CEO không chỉ dừng lại việc phát triển trong thị trường nội địa, mà còn đặt doanh nghiệp trong bối cảnh khu vực, cũng như thế giới.

Đồng thời, cần tư duy doanh nghiệp, thương hiệu Việt nhưng không ngừng nỗ lực phát triển và vươn tầm vóc toàn cầu là vấn đề doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức và kịp thời thích ứng.

*Tại sao, “mô hình kinh doanh” là câu hỏi khó nhất đối với các CEO?

-Trong dòng chảy chuyển động công nghệ, thì ½ dân số thế giới đã online, 53% người tiêu dùng online cho biết họ cảm thấy lạc lõng khi ngắt kết nối và 31% người tiêu dùng online chỉ muốn liên lạc online. Bên cạnh đó, một số thống kê chỉ ra rằng, có khoảng 61% dân số thế giới sống tại thành thị đến 2030, 38 megacities – với dân số trên 10 triệu dân trên toàn thế giới. Đặc biệt, có 995 triệu người già trên 65 tuổi đến năm 2030, trong đó tại Trung Quốc chiếm ¼ số người. Song song đó, di tản là nguyên nhân tăng ½ dân số đến năm 2030 tại Tây Âu, Australasia và Bắc Mỹ.

Theo các khảo sát nghiên cứu, người tiêu dùng muốn cuộc sống của mình đơn giản hơn và đây cũng là bài toán khó đối với doanh nghiệp trong xây dựng hành trình tương tác với khách hàng, nhất là những người tiêu dùng đầu cuối. Trong suốt hành trình khách hàng tương tác với thương hiệu qua những điểm tiếp xúc nào và tại những điểm tiếp xúc đó thương hiệu của doanh nghiệp có tương tác với họ không? Chính vì vậy, để xây dựng lại mô hình tương tác mới, quan hệ mới giữa mô hình sản xuất kinh doanh, thương hiệu với người tiêu dùng.

Do đó, người tiêu dùng và khách hàng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm xã hội, môi trường, đơn cử là cuộc chiến rác thải nhựa hay kinh tế tuần hoàn đang diễn ra mạnh mẽ và sẽ còn thúc đẩy trong hiện tại cũng như tương lai. Dẫn chứng cụ thể, có thể thấy 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, còn trên thị trường đã và đang phát động những chương trình hướng đến vấn đề “lương tâm xanh”. Mặt khác, trong một thế kỉ có rất nhiều vấn đề xã hội và nhiều trong số đó có thể kể đến như vấn đề bình đẳng giới, nghề nghiệp cho phụ nữ, hội nhập vào thời kỳ công nghệ mới… Như vậy, các doanh nhân cộng đồng cần phải lưu ý đến những vấn đề này, xem xét có thể góp phần giải quyết các mục tiêu trên như thế nào thông qua sự các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

*Doanh nghiệp quốc gia khác đầu tư chuyển đổi số như thế nào?

Thống kê cho thấy, doanh nghiệp những quốc gia khác đã đầu tư chuyển đổi số hóa, công nghệ cách đây khoảng 5 năm và bây giờ bắt đầu gặt hái thành quả. Doanh nghiệp cần có lộ trình ngắn hạn và dài hạn trong sự kết hợp hài hòa để hội nhập về kinh tế hiệu quả và thành công tại nhiều thị trường.

Trên thực tế, sự chuyển động của kinh tế, dẫn đến những thị trường đang là thị trường tiêu dùng lớn nhất có thể kể đến, gồm: châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông – châu Phi… Vì vậy, muốn chinh phục được thị trường, doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài số hóa và ứng dụng công nghệ.

Việt Nam từng là một trong những thị trường tiêu dùng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng hiện nay các nước có thị trường tiêu dùng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới chuyển động về khu vực châu Phi – Trung Đông. Chính vì vậy, doanh nghiệp không nên chủ quan, cần chuyển hướng phục vụ cho người tiêu dùng như thế nào, trong đó chú trọng người nông thôn và thành thị trên cơ sở nền tảng phát triển các cụm thành phố để đưa hàng hóa vào những khu vực này. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có chiến lược như thế nào để kết nối được với thị hiếu tiêu dùng, nhất là người già đang có tỷ lệ tăng cao và ngày càng nhiều người dân ưu tiêu sử dụng sản phẩm tự nhiên, bản địa, an toàn thực phẩm, organic… Song song đó, doanh nghiệp cần tạo ra những trải nghiệm đáp ứng nhu cầu tiện ích cho người tiêu dùng hơn là chỉ nghĩ về việc bán sản phẩm, dịch vụ.

Hành trình số hóa thúc đẩy thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh, hướng đến những giải pháp kết nối người tiêu dùng hiệu quả. Nên dù online hay offline, thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tư duy tái tạo mô hình kinh doanh để thích ứng với thị trường, yêu cầu của người tiêu dùng, với vấn đề trải nghiệm là một trong những yếu tố cần quan tâm, bên cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng.

Nếu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam tự làm thì không thể làm được, do không có chương trình hỗ trợ từ Chính phủ, do đó doanh nghiệp này cần tìm nhưng công ty lớn hợp tác, trở thành nhà cung cấp, kêu gọi đầu tư. Tiếp theo đó, rồi mới nói đến vấn đề mô hình kinh doanh và thương hiệu.


Mô hình nào?

Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng đòi hỏi trải nghiệm và sự chuyển dịch thị trường gieo hạt, sống khỏe, sống xanh, tương đồng với sự chuyển động của tầng lớp thu nhập khá, chất lượng đạt chuẩn. Ngoài ra, những mô hình kinh doanh tạo ra hành trình mua sắm mới để kết nối khách hàng sẽ lên ngôi trong tương lai. Chuyển động hệ giá trị đặc biệt quan trọng với định hướng của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng mới và họ muốn trả tiền cho trải nghiệm. Như vậy, nếu các thương hiệu Việt muốn mang lại trải nghiệm là cần trả lời câu hỏi: tôi bán gì, chứ không phải sản phẩm mà tôi bán là gì? – Bà Nguyễn Phi Vân


Khuyến nghị cho các nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp

Trước những diễn biến phức tạp và chuyển đổi nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, kéo theo sự ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế nội địa, ông Sunil Puri – Trưởng phòng Nghiên cứu – Châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo (CCL) đưa ra 6 khuyến nghị cho nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp, nhân sự châu Á:

  1. Đáp ứng các xu hướng có thể thay đổi của thế giới như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững… trong đó các nhà lãnh đạo cần mạnh dạn dám nghĩ khác về những thách đố và cơ hội. Đồng thời, dám tạo ra kỹ năng và năng lực mới, để đón nhận tương lai trong tâm thế luôn theo dõi và giám sát các chuyển động xung quanh, tạo ra trải nghiệm mới.
  1. Nhiều lãnh đạo trên toàn cầu phải tự tìm câu trả lời riêng cho doanh nghiệp mình là những vấn đề giữa hiệu suất, mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn. Bên cạnh đó, chọn lựa giải pháp duy trì dây chuyền sản xuất theo kiểu truyền thống để giữ việc làm hay đẩy mạnh chuyển đổi tự động hóa để giảm việc làm. Còn vấn đề của các quốc gia là tạo ra luật mới để thúc đẩy kinh tế đi lên hay giữ luật cũ để an toàn cho mô hình kinh doanh truyền thống.
  1. Những nhà lãnh đạo nhân sự doanh nghiệp phải sẵn sàng theo đuổi những điều không biết, chưa biết; chủ động đưa ra các quyết định mà có khi 10 năm tới mới thấy kết quả. Muốn hiện thực hóa điều này, không còn cách nào khác ngoài tăng khả năng dự báo dài hạn, sẵn sàng đặt tư duy cá nhân vào các quỹ đạo của giới khoa học, giới kinh doanh, nhằm nắm bắt và hiểu rõ xu hướng vận hành sắp tới của thế giới. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới tạo ra được sự bứt phá trong hoạt động lãnh đạo, vận hành công ty và tạo ra sự bứt phá nhảy vọt.
  1. Hệ thống vận hành của mỗi doanh nghiệp trong hiện tại sẽ góp phần định hình cho thế giới ngày mai, do đó giải pháp nhân sự phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực và văn hóa Á Đông phải được tạo ra từ chính khu vực này. Hay nói một cách khác, “giải pháp của châu Á, bởi châu Á”, chứ không phải là nhập khẩu giải pháp từ Âu, Mỹ hay các khu vực khác trên thế giới để áp dụng vào doanh nghiệp châu Á. Quan điểm này, không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực nhân sự mà còn nói chung cho tất cả các mô hình kinh tế truyền thống và hiện đại. Theo đó, doanh nghiệp cần sẵn sàng loại bỏ các học thuyết và xu hướng không phù hợp với văn minh – triết lý và sự phát triển của châu Á. Đơn cử, là chủ nghĩa bảo hộ, rào cản kỹ thuật… hiện nay đang gia tăng ở nhiều quốc gia trên toàn cầu.
  1. Không ai có thể dự báo trước được tương lai một cách chính xác trong 5 năm, 10 năm hay 20 năm, nhưng các nhà lãnh đạo cần có cách nhìn học hỏi và hành xử khác, đồng thời nâng cao năng lực biết dự báo về khuynh hướng tương lai. Dẫn chứng cụ thể, việc dự báo về sự dịch chuyển thị trường sản xuất của thế giới từ Trung Quốc sang các nước châu Á, hay làm sao để phát triển tư duy hợp tác, học hỏi không ngừng để đón nhận, cũng như thích ứng nhanh chóng với mô hình kinh doanh mới. Mặt khác, nếu không kịp thời bắt kịp xu hướng thì trong cuộc phát triển và chuyển động thị trường thế giới, không ít doanh nghiệp sẽ bị rớt lại phía sau. Song song đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọnng nghĩa vụ khuyến khích các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp cậnh và thông hiểu xu hướng này. Trong quá trình tìm kiếm kinh nghiệm, giải pháp đôi khi không tới từ chính nội bộ doanh nghiệp, nội bộ ngành hay nội bộ quốc gia mà có thể đến từ xa hơn…

Nhân Phương (thực hiện, theo LBC))