Ông Nguyễn Văn Khôi – Quyền vụ trưởng vụ tiêu chuẩn – Tổng Cục tiêu chuẩn chất lượng đo lường chất lượng – Bộ KH&CN chia sẻ tại Tọa đàm

Nông nghiệp của chúng ta xuất khẩu chưa mạnh, còn hạn chế, chủ yếu là bán trong nước và khi doanh nghiệp xuất khẩu ra quốc tế thì còn nhỏ lẻ, qua các kênh trực tiếp của doanh nghiệp như B2B. Trong khi đó, nhà nước (tầm vĩ mô) và doanh nghiệp chưa có chuẩn chung để thuận lợi cho xuất khẩu.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Khôi – Quyền vụ trưởng vụ tiêu chuẩn – Tổng Cục tiêu chuẩn chất lượng đo lường chất lượng – Bộ KH&CN tại buổi tọa đàm “Tuân thủ tiêu chuẩn & Thương mại hóa sản phẩm: Chìa khóa hội nhập” do Hội DN HVNCLC tổ chức vào sáng 18/10 trong khuôn khổ Lễ hội Sức khỏe và Dinh dưỡng, tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TP.HCM. Chương trình có những chia sẻ từ đại diện của Bộ KH&CN, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, đại diện Global Gap.

Nông sản nhiều khó khăn khi xuất khẩu

Ông Nguyễn Văn Khôi – Quyền vụ trưởng vụ tiêu chuẩn – Tổng Cục tiêu chuẩn chất lượng đo lường chất lượng – Bộ KH&CN chia sẻ tại Tọa đàm

Theo vị đại diện của Bộ KH&CN, trong thời gian gần đây, thị trường nông sản của Việt Nam phát triển rất mạnh, được dự quan tâm và sự đầu tư của doanh nghiệp. Các chính sách của nhà nước thông thoáng đã góp phần giúp doanh nghiệp có nhiều lạc quan trong sản xuất, xuất khẩu. Trong năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 37 tỷ USD, cao hơn mặt hàng dầu thô và tăng 5% so với 2016.

“Hiện Việt Nam có 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD và 5 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu tăng đồng nghĩa với việc mở ra rất nhiều phương án xuất khẩu khác nhau, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc. Có thể thấy, nông sản đang là thế mạnh của doanh nghiệp Việt không chỉ trong nước mà còn cả xuất khẩu”. Ông Nguyễn Văn Khôi chia sẻ.

Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt cũng gặp nhiều thách thức khi xuất khẩu, nhất là các yêu cầu về bao bì nhãn mác, bao bì… hay các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các nước. Một trong những khó khăn nữa là vấn đề áp dụng công nghệ để đảm bảo các yêu cầu còn hạn chế.

Tại hội thảo, Bộ KH&CN hi vọng các doanh nghiệp tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ về những mong muốn gì đối với cơ quan quản lý tiêu chuẩn. Từ đó có sự phối hợp với nhau, lên được kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn sát với yêu cầu của địa phương, sát với nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đầy xuất khẩu.

Thực tế, ngành nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu chưa mạnh, còn nhiều mặt hạn chế, chủ yếu là bán trong nước và khi doanh nghiệp xuất khẩu ra quốc tế thì còn nhỏ lẻ, chủ yếu qua các kênh trực tiếp của doanh nghiệp như B2B, hai bên thỏa thuận với nhau đưa ra tiêu chuẩn. Trong khi đó ở cấp Quốc gia, cấp vĩ mô, nhà nước và doanh nghiệp chưa có chuẩn chung để thực hiện.

Đây cũng là một trong những yêu cầu cần phải đặt ra đó là cần sự phối hợp giữa Bộ KH&CN, các Hiệp hội và ban ngành các địa phương để cùng bàn với nhau, đưa ra được chiến lược chung, giúp cho danh nghiệp tiếp cận một cách củ thể hơn. Ông Khôi nhấn mạnh.

Doanh nghiệp đoàn kết xây dựng chuẩn chất

Ông Aalok Paqndit – Giám đốc truyền thông tiếp thị của Hiệp hội bán lẻ Á – Phi chia sẻ về cơ hội của nông sản Việt Nam tại Tọa đàm

Tại tọa đàm, chuyên gia quốc tế, ông Aalok Paqndit – Giám đốc truyền thông tiếp thị của Hiệp hội bán lẻ Á – Phi cho rằng, ở Việt Nam rất giàu tài nguyên, có những sản phẩm đa dạng và rất khác với các quốc gia khác. Ví dụ như Singapore chẳng hạn, họ phải sử dụng công nghệ để phát triển sản phẩm vì thiếu tài nguyên, nhưng ở Việt Nam có lợi thế rất lớn. Các doanh nghiệp Việt nên tập trung sử dụng những tài nguyên bản địa để phát triển sản phẩm. Đặc biệt là nên kết hợp với nhau để tạo nên sức mạnh, phát triển thành từng nhóm để có thành quả tốt hơn.

Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta cũng đã nghe nhiều tiêu chuẩn của Mỹ, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác. Vậy bây giờ, doanh nghiệp Việt cùng nhau phát triển và phấn đấu để tự hào với câu “Made in Việt Nam”. Làm sao được điều đó thì tôi nghĩ là ngoài việc đoàn kết, doanh nghiệp phải xây dựng được tiêu chuẩn để khi ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp tự tin với chuẩn chất, được chấp nhận trên thế giới.

Chính phủ Việt Nam đang có những chương trình thiết thực dành cho doanh nghiệp để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Ngay như Hội DN HVNCLC cũng đang nỗ lực giúp doanh nghiệp đạt được các chuẩn quốc tế nữa, tôi tin rằng trong tương lai, doanh nghiệp Việt sẽ tham gia bình đẳng tại sân chơi dành cho các doanh nghiệp nước ngoài khác. Ông Aalok Paqndit khẳng định.

Lễ hội giúp người dân tiếp cận sản phẩm đạt chuẩn

Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng phải tuyên truyền để người dân tiếp cận với sản phẩm đạt chuẩn và nâng cao ý thức tiêu dùng

Đồng thuận với những chia sẻ trên, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM thêm rằng: “Chúng ta có mặt tại Lễ hội Sức khỏe và Dinh dưỡng với những sản phẩm hướng về thực phẩm dinh dưỡng liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Với sự tham gia của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thì cũng thể hiện làm sao để kết nối các doanh nghiệp, làm sao để cho người dân tiếp cận, làm quen, từ đó có thói quen tiêu dùng, lựa chọn những sản phẩm đạt chuẩn. Chắc chắn đây cũng là một trong những phầm là làm sao để cho người dân TP.HCM sử dụng được sản phẩm an toàn ngày một tăng về tỷ lệ”.

Trong thời gian vừa qua, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố không chỉ tập trung vào việc ngăn chặn thực phẩm bẩn mà phải làm sao để tỷ lệ người dân được sử dụng thực phẩm sạch, đạt chuẩn được nâng lên. Để làm được điều này thì phải bắt đầu từ việc tuyên truyền cho người dân thay đổi được ý thức. Tuyên truyền cho người dân hiểu rằng 1 đồng bỏ ra ngày hôm nay có thể phải đổi bằng nhiều đồng để đánh đổi sức khỏe trong tương lai. Phải tuyên truyền về văn hóa tiêu dùng văn minh, phải mua ở những nơi có địa chỉ tin cậy rõ ràng, mua bán có hoa đơn để sau đó còn có các giải quyết khác như truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm…

Để người dân sử dụng thực phẩm an toàn, sạch thì phải có sự phối hợp với nhiều sở ngành để đảm bảo làm sao người dân đủ điều kiện tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn, đạt chuẩn. Sắp tới các Hội cũng sẽ làm nhiều và chúng tôi cũng sẽ có sự phối hợp để thực hiện nhiều lễ hội như thế này nữa. Bà Phong Lan nói.

Bài & ảnh: Anh Tuấn