Ứng dụng mạng xã hội trong đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp

1013
Bà Vũ Kim Chi – Phó trưởng ban - Ban xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm về việc đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp thông qua mạng xã hội

Trong thời đại số bùng nổ như hiện nay, việc tạo ra được kênh đối thoại mạng xã hội, giúp kết nối giữa chính quyền và doanh nghiệp là cần thiết. Qua ứng ứng dụng như facebook, zalo… doanh nghiệp sẽ kịp thời nắm bắt thông tin, còn chính quyền sẽ tiếp thu được những ý kiến rừ chính doanh nghiệp để có hướng giải quyết kịp thời.

Đây là chia sẻ của các chuyên gia, diễn giả tại Hội thảo “Sử dụng mạng xã hội trong đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM  kết hợp với Facebook Việt Nam tổ chức vào sáng 14/12 tại TP.HCM.

Sự kiện thu hút gần 100 lãnh đạo các tỉnh, thành, đại diện các doanh nghiệp tham gia.

Toàn cảnh Hội thảo “Sử dụng mạng xã hội trong đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp” diễn ra vào sáng 14/12

Theo ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI – kiêm Giám đốc VCCI tại TP.HCM, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng internet cao trên thế giới với 64 triệu người. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa lọt vào top 10 thế giới về tỷ lệ người dùng internet và dự báo đến năm 2020, số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam sẽ đạt trên 80% dân số với khoảng 76 triệu người.

Đặc biệt, lượng người dùng internet thông qua điện thoại rất cao với 7,7 triệu người, trong đó 5,5 triệu sử dụng điện thoại thông minh. Trong thời gian qua, nhiều cơ quan nhà nước sử dụng internet, mạng xã hội để tương tác, đối thoại với doanh nghiệp, với người dân và điển hình là Cổng thông tin chính phủ. Do đó, việc đối thoại giữa chính quyền với người dân, hay với doanh nghiệp thông qua internet là việc cần phải được phát huy, mở rộng. Điều này sẽ giúp các bên kịp thời nắm bắt qua lại các thông tin (cung cấp thông tin, kiến nghị, phản hồi giải quyết…)

Ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI kiêm Giám đốc VCCI tại TP.HCM chia sẻ tại hội thảo

Bà Vũ Kim Chi – Phó trưởng ban – Ban xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh chia sẻ rằng, Quảng Ninh là một trong những điển hình trong việc xây dựng được fanpage làm kênh đối thoại giữa người dân với chính quyền từ nhiều năm nay. Từ thực tiễn, địa phương này tiếp tục tạo kênh kết nối giữa chính quyền và doanh nghiệp thông qua fanpage DDCI. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp một cách nhanh và kịp thời. Việc tạo được kênh đối thoại thông qua ứng dụng của mạng xã hội giúp chính quyền thu thập được ý kiến của doanh nghiệp, từ đó có phản hồi nhanh chóng, thỏa đáng.

Bà Vũ Kim Chi – Phó trưởng ban – Ban xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm về việc đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp thông qua mạng xã hội

Thông qua việc giải quyết những ý kiến, thắc mắc của doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh sẽ đánh giá được năng lực của các của các sở, ban, ngành như thế nào và có đáp ứng được công việc chuyên môn hay không. Tất cả được công khai nên không có cơ quan nào có thể chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm. Với các câu hỏi gửi về, yêu cầu các sở, ngành phải trả lời ngay lập tức. Với những câu hỏi khó thì cũng không quá 3 ngày làm việc là phải phản hồi cho doanh nghiệp. Trong trường hợp ý kiến của doanh nghiệp liên quan đến nhiều sở ngành thì đơn vị nào liên quan phần nào phải trả lời và cũng không quá 3 ngày phải giải quyết xong. Bà Vũ Kim Chi chia sẻ.

Ông Noudhy Valdryno – Quản lý cao cấp Facebook khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho rằng: Ở Việt Nam, sự tăng trưởng của Facebook rất nhanh. Trong 66 triệu lượt người sử dụng internet trong 1 tháng thì có đến 62 triệu lượt người sử dụng facebook. Trong đó có đến 60 triệu lượt sử dụng trên điện thoại, thiết bị thông minh.

Điện thoại giúp chúng ta nhanh hơn, bên cạnh hình thức, thể loại nội dung cũng thay đổi nhanh chóng, làm cho người sử dụng chuyển thông tin nhanh hơn. Để tiếp cận đối tượng là doanh nghiệp, chính quyền cần lập facebook, tạo tài khoản để tương tác. Cần chú trọng đến vấn đề hỗ trợ bảo mật, ít bị làm giả để tương tác với người dân, với doanh nghiệp. Một trong những yếu tố sử dụng facebook là tính xác thực về các nội dung đưa lên fanpage. Chính quyền nên nghiên cứu, xem thử đâu là những xu hướng hiện nay, vấn đề gì người dân, doanh nghiệp quan tâm tâm nhất.

Ông Noudhy Valdryno – Quản lý cao cấp Facebook khu vực Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ cách thức sử dụng fanpage sao cho cuốn hút

Facebook là một nền tảng truyền thông xã hội, chúng ta phải hiểu những gì đang xảy ra, những người theo dõi là ai, sống ở đâu, cần gì để mình đưa đến thông điệp, thông tin cho họ. Những nội dung đưa lên cần có tính bền bỉ và đa dạng, và phải đăng thường xuyên, không nên để nó im lặng quá lâu, phải đủ thú vị để lôi kéo họ vào cuộc đối thoại, và phải có sự tương tác lập tức…, từ đó xây dựng được cộng đồng, mang đến cho họ những thông tin bổ ích về chính sách, đường lối của nhà nước… Ông Noudhy Valdryno nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, từ việc xây dựng kênh kết nối này, doanh nghiệp tiếp cận thông tin liên quan nhiều hơn và nhanh chóng, đóng góp ý kiến để chính quyền có hướng cải thiện. Doanh nghiệp tương tác nhiều thì tăng cường mức độ cầu thị, giải trình của các ban ngành trong tỉnh… từ đó thay đổi thái độ làm việc giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp.

Ông Lê Quốc Cường – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm của TP.HCM trogn việc ứng dụng mạng xã hội trong đối thoại với người dân
Toàn cảnh Hội thảo “Sử dụng mạng xã hội trong đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp” diễn ra vào sáng 14/12
Hội thảo thu hút gần 100 lãnh đạo các tỉnh, thành, đại diện các doanh nghiệp tham gia.
Đại diện các doanh nghiệp tham gi hội thảo về ứng dụng mạng xã hội trong đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp

Tuấn Anh (Theo BSA)