Tham tán nông nghiệp Pháp Alexandre Bouchot trao đổi với đoàn cán bộ nông nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam tại hội chợ.

(Cafenews) – Ông Trần Thành Nam, thứ trưởng bộ NN-PTNT, cùng đoàn cán bộ và doanh nghiệp Việt Nam tới Salon International de L’Agriculture 2018 (Hội chợ quốc tế nông nghiệp Pháp 2018), có vẻ như đã tìm thấy những cơ hội thực tế hơn sau khi tham quan, kết nối B2B, trao đổi hợp tác quốc tế về thúc đẩy thương mại nông nghiệp vào EU từ ngày 23/2 – 4/3/2018. 

Tại Việt Nam, bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) cũng đã gặp đại sứ Pháp ở Hà Nội, đưa ra những nội dung cụ thể trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Ông Nam nói rằng tròn năm năm hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, nhận lời mời của bộ Nông nghiệp và thực phẩm (NN-TP) Pháp, chúng tôi cùng các doanh nghiệp Việt Nam tới Pháp tiếp tục đưa ra những nội dung cụ thể mà hai bên cùng quan tâm; trong đó có nội dung tăng cường hợp tác toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp, dịp tốt để thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai nước.

Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (DN.HVNCLC) cùng các doanh nghiệp, chuyên gia cùng làm việc, mối quan tâm của chúng tôi là cách xây dựng bộ tiêu chí, luật định, cách vận hành, hợp tác công – tư trong việc chứng nhận tiêu chuẩn, lộ trình nâng cấp và sự thừa nhận lẫn nhau.

“Bên cạnh việc đánh giá, kiểm định, chứng nhận, lâu nay thuộc về các tổ chức nước ngoài. Tôi mong muốn bên cạnh đó có tiêu chuẩn Việt Nam được các tổ chức quốc tế thừa nhận”, ông Nam nói.

Việt Nam luôn phải ứng phó với biến đổi khí hậu, tôi rất mong muốn hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực chống xói lở bờ sông, bờ biển trong thoả thuận đã ghi nhớ giữa hai bộ, trong đó có sự hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp cảng cá, cảng biển, giám sát quy trình sản xuất, đánh bắt trên biển liên quan tới truy xuất nguồn gốc, hàm ý của ông cả về khả năng minh chứng với EU (Thẻ vàng).

Việc đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực giống cây trồng vật nuôi, hợp tác chuyển giao công nghệ phát triển giống lợn ỉ và “bò còi” cho nhiều sữa, đã có một tập đoàn của Pháp hứa sẽ tìm kiếm trong ngân hàng gien để đáp ứng nhu cầu này. Ông Nam nói, Việt Nam muốn hợp tác nhiều hơn trong việc ứng dụng công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, mong hỗ trợ đào tạo, chuyển giao, giám sát quá trình chứng nhận sản xuất hữu cơ theo chuẩn EU.

Việt Nam có mô hình sản xuất hữu cơ phát triển khá nhanh, nhưng nông dân đang là lực lượng yếu thế. Việt Nam phải có bộ tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất hữu cơ được quốc tế công nhận, ông Nam nhấn mạnh.

Ông Nam kỳ vọng sau khi hội DN.HVNCLC tìm hiểu, nhiều doanh nghiệp có thể tìm thấy khả năng tham gia hội chợ và có cách giúp doanh nghiệp tiếp cận cơ hội mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy ở chợ đầu mối (mô hình được nhiều quốc gia đánh giá cao), và mong bộ NN-TP Pháp ủng hộ để các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ, xây dựng quan hệ tại chợ đầu mối Rungis và các hội chợ.

Mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại với những nội dung mang tầm quốc gia khi hội nhập quốc tế cần một lộ trình, đầu tư công – của rất lớn và phải đủ sức tạo bất ngờ. Tunisia là bất ngờ dưới sự nâng đỡ của EU, nhiều quốc gia ở châu Phi cũng vậy. Công nghệ EU mở đường cho nhiều sản phẩm ra thị trường mang theo thông điệp “Gia đình sản xuất chuyên nghiệp”.

Châu Âu chuẩn bị cho giai đoạn áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ “toàn trị” vào năm 2021. Pháp vẫn là nước sản xuất và xuất khẩu nông sản dẫn đầu EU và cũng tiên phong trong việc giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật từ chương trình Ecophyto, và tiếp tục đưa ra kế hoạch hành động tới năm 2025.

Liên hiệp Pháp từng có lãnh thổ rộng 13.000.000km², chiếm 8,7% diện tích đất trên toàn thế giới, nhưng Thế chiến 2 làm cho đất nước này thiếu gạo. Lính thợ từ Đông Dương bị điều sang Camargue, biến nơi này thành vùng lúa nổi tiếng thế giới. Vào thời đó, quy trình canh tác hữu cơ, thậm chí thuận thiên vẫn có đủ gạo. Và nay, trong tổng số hơn 550.00km2 đất tự nhiên, 82% diện tích đất dành cho nông, lâm nghiệp. Việc áp dụng kỹ thuật hiện đại và các giải pháp hỗ trợ của EU, Pháp vẫn là nước sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu ở châu Âu.

Ông Frédéric Lambert, giám đốc đối ngoại, bộ NN-TP Pháp, cho rằng Việt Nam và Pháp có nét tương đồng: nền nông nghiệp tương đối lớn, cả hai cùng muốn hướng tới nông nghiệp hữu cơ, phát triển cuộc sống nông thôn, đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Nước Pháp có chương trình giải pháp cụ thể về nông nghiệp sinh thái, có đủ sáng kiến và sẵn sàng chia sẻ, giúp Việt Nam ứng dụng.

Đánh bắt hải sản, những vấn đề liên quan đến biển, được xem là cơ hội hợp tác tăng cường hơn nữa giữa hai nước.

Bài, ảnh Hoàng Lan


Theo TGTT