Trong báo cáo gửi Hội đồng quản trị Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Lê Hồng Hà cho biết hãng hàng không quốc gia đã thực hiện 12 chuyến bay đưa người Việt từ Mỹ về nước trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8/2020.

Tiêu điểm:

Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ

Các chuyến bay thương mại thường lệ TP.HCM – San Francisco dự kiến sẽ bắt đầu từ tuần tới nhằm phục vụ cho nhu cầu hồi hương của người Việt tại Mỹ. Vietnam Airlines nói sau khi khai thác hết thị trường bay hồi hương, hãng sẽ chuyển sang giai đoạn 2 – khai thác thương mại – đường bay này trong năm 2022.

Trong báo cáo gửi Hội đồng quản trị Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Lê Hồng Hà cho biết hãng hàng không quốc gia đã thực hiện 12 chuyến bay đưa người Việt từ Mỹ về nước trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8/2020. Sau khi khai thác hết số chuyến bay hồi hương được nhà chức trách Mỹ phê duyệt, thị trường này đã đóng băng trong hơn sáu tháng qua.

Dư thừa máy bay thân rộng

Thị trường bay quốc tế giảm mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh. Dự báo sớm nhất là đến năm 2023 thị trường mới có thể hồi phục và trở về mức trước đại dịch. Vì thế, nguồn máy bay thân rộng của ngành hàng không thế giới, trong đó có Vietnam Airlines, sẽ dư thừa.

Việc bán máy bay dư thừa hoặc cho thuê lại sẽ gặp nhiều khó khăn ít nhất là cho đến hết năm 2023. Vì thế, việc mở thêm đường bay thẳng đến Mỹ sẽ giúp Vietnam Airlines có cơ hội tăng thêm doanh thu, giảm thiệt hại tài chính khi dư thừa nguồn lực.

Việc khai thác đường bay thẳng sẽ thực hiện theo hai giai đoạn. Sau khi hoàn tất các thủ tục xin phép bay thường lệ với nhà chức trách Mỹ, hãng dự kiến sẽ bay một chuyến mỗi tuần và có thể lên ba chuyến mỗi tuần cho đến khi hết nhu cầu hồi hương của người Việt. Sớm nhất là tuần tới, Vietnam Airlines có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên nếu nhà chức trách Mỹ phê duyệt kế hoạch của hãng.

Chiều từ Mỹ về Việt Nam, Vietnam Airlines cho biết sẽ “cung cấp tiêu chuẩn dịch vụ trên không theo hướng đơn giản, thuận tiện cho khai thác, tương tự các chuyến bay hồi hương đã thực hiện, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu phòng chống dịch và tối đa khả năng cung ứng các dịch vụ từ Việt Nam để tiết kiệm chi phí”.

Chiều từ Việt Nam đi Mỹ, hãng sẽ mở bán vé phục vụ khách có nhu cầu quay lại Mỹ làm việc, học tập trên nguyên tắc đảm bảo an toàn sức khỏe cho hành khách.

Giấc mơ bay thẳng Việt – Mỹ thành hiện thực sau 18 năm

Sự tham gia của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines trên đường bay thẳng Việt – Mỹ luôn là tâm điểm sự chú ý của mọi người kể từ khi hiệp định hàng không Việt – Mỹ được ký kết ngày 4/12/2003 tại Washington.

Ban đầu, mọi người đã kỳ vọng là Vietnam Airlines sẽ mở đường bay thẳng vào năm 2006. Tuy nhiên, mọi việc cứ kéo dài đến nay. Và hãng đã hiện thực hóa kế hoạch bay thẳng vào thời điểm bất ngờ nhất khi hàng không thế giới vẫn còn tê liệt vì dịch Covid-19.

Đường bay thẳng được định nghĩa là không có điểm dừng (non-stop) hoặc có điểm dừng kỹ thuật để tiếp nhiên liệu nhưng không được đón trả khách. Hiệu quả kinh tế của đường bay đến Mỹ phụ thuộc vào bay thẳng hay bay có dừng kỹ thuật và loại máy bay. Phương án của Vietnam Airlines là chọn Tokyo hay Osaka là điểm dừng kỹ thuật. Ngay cả khi Vietnam Airlines có loại máy bay hiện đại Airbus 350 hay Dreamliner 787, hiệu quả kinh tế vẫn là bài toán hóc búa cần giải.

Theo tính toán của Vietnam Airlines vào những năm 2005-2006 khi hãng có ý định thực hiện đường bay thẳng đến Mỹ bằng máy bay Boeing 777-200, mỗi năm hãng có khả năng lỗ 100 triệu USD. Khi đưa các loại máy bay mới vào khai thác, mức lỗ giảm xuống thấp nhất là 5 triệu USD và cao nhất khoảng 30 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, khoản lỗ này có thể lên đến 50 triệu USD/năm để “tạo lập thị trường và giữ vững thị phần” – theo nhận định của một chuyên gia hàng không tại TP.HCM.

Chính vì khoản lỗ thấy rõ này mà Đại hội cổ đông Vietnam Airlines trong hai năm 2018-2019 đã xác định hãng cần tập trung vào các tuyến bay Đông Bắc Á vốn đem lại hơn 50% doanh thu và lợi nhuận của hãng.

Thị trường bay Việt – Mỹ được ước tính có từ 700.000 đến gần một triệu lượt khách bay mỗi năm. Thời điểm trước dịch, nhiều hãng hàng không Mỹ và các nước châu Á khác bán các vé khứ hồi nối chuyến từ 1.300 – 1.600 USD/khách.

Trên 12 chuyến bay hồi hương của Vietnam Airlines, giá vé một chiều từ Mỹ về Việt Nam là hơn 2.000 USD.  Mức giá này sẽ tiếp tục được giữ vững trên các chuyến bay hồi hương sắp tới, nếu được phép của nhà chức trách Mỹ.

Bản Tin Thị Trường

1/ Giá vàng miếng SJC đang ở mức 55,1 – 55,5 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch trên sàn Kitco hiện đang ở mức 1.732 USD/ounce, giảm 7,3 USD/ounce, tương đương 0,42% so với chốt phiên trước. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục suy yếu do đồng USD lên mức cao nhất trong 2 tuần làm giảm sức hấp dẫn của kênh đầu tư kim loại quý.

2/ Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 4 năm liên tiếp từ 2017 đến 2020, Trung Quốc là nhà cung cấp số 1 các loại thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam. Riêng trong hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu loại hàng đặc biệt này cũng tăng mạnh lên 117 triệu USD, tăng 25 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc hai tháng qua ước đạt khoảng 49,1 triệu USD, chiếm khoảng 42% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này. Tính bình quân, trong hai tháng qua, Việt Nam chi gần 19 tỷ đồng mỗi ngày để nhập loại hàng hóa này từ Trung Quốc, tăng hơn 2 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm trước. Theo một số chuyên gia về nông nghiệp sở dĩ Việt Nam nhập nhiều loại thuốc trừ sâu, nguyên liệu từ Trung Quốc bởi chi phí rẻ, không gặp khó khăn từ bản quyền phát minh, sáng chế.

Việt Nam chi gần 300 triệu USD nhập thuốc trừ sâu Trung Quốc.

3/ Công ty cổ phần nghiên cứu và sản xuất VinSmart (thuộc tập đoàn Vingroup) đã chuyển giao dự án nghiên cứu phát triển trạm gốc 5G gNodeB cho Tổng công ty Công nghệ cao Viettel (VHT) thuộc tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội Viettel. Theo thỏa thuận của lãnh đạo hai tập đoàn ngày, Vingroup đã chuyển giao miễn phí cho Viettel toàn bộ dự án gồm trang thiết bị nghiên cứu đã đầu tư, hệ thống tri thức cùng các kết quả nghiên cứu đạt được và đội ngũ nhân sự trực thuộc. Mục tiêu chương trình là tiến tới thương mại hóa thành công trạm gốc di động 5G chất lượng cao đầu tiên của Việt Nam. Trạm có công nghệ hiện đại do người Việt làm chủ công nghệ. Trong năm 2021, Viettel sẽ cơ bản hoàn thành nghiên cứu cho sản phẩm Macrocell với vùng phủ sóng rộng hơn và số lượng ăng-ten lớn hơn.

4/ Theo Kinh Tế Sài Gòn, đại diện của Việt Nam là Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã đàm phán và ký kết thành công hợp đồng bán 50.000 tấn gạo cho Bangladesh với giá trên 600 USD/tấn, đây là mức giá giao hàng tại điểm đến của bên mua. Theo nguồn tin về giá bán, thì hợp đồng được ký kết với mức giá 605 USD/tấn (giá CIF) và mức giá FOB (giá giao hàng tại cảng của bên bán) là trên 520 USD/tấn. Theo Bộ trưởng Tài chính Bangladesh cho biết, quốc gia này đã thông qua đề xuất nhập khẩu tổng cộng 350.000 tấn gạo theo phương thức mua trực tiếp từ Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Thêm vào đó, theo Giám đốc Công ty cổ phần Trung An, từ đầu năm, Việt Nam đã có những đơn hàng xuất khẩu với giá rất cao.

5/ Ngày 26/3 sắp tới, Hàn Quốc sẽ mở thầu để thu mua hơn 200.000 tấn gạo, với nguồn cung cấp đến từ Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Úc và Việt Nam. Cụ thể Hàn Quốc sẽ tổ chức đấu thầu để mua 208.217 tấn gạo và các đơn vị trúng thầu sẽ giao hàng đến các cảng được chỉ định trong khoảng thời gian từ 1/5/2021 đến 31/10/2021. Trong 208.217 tấn gạo nói trên, sẽ có một lô hàng có khối lượng 11.236 tấn được Hàn Quốc mua từ Việt Nam, với cảng đến là Mokpo, thời hạn giao hàng đến 30/6/2021.

6/ Apple có thể đạt được doanh số 250 triệu chiếc trong năm 2021, đồng thời đưa iPhone 12 là mẫu máy bán chạy nhất lịch sử của hãng. Theo công ty đầu tư Wedbush cho biết số đơn hàng iPhone trong quý một năm nay dự kiến từ 56-62 triệu đơn vị. Trong khi số đơn hàng của quý hai dự kiến từ 40-45 triệu đơn vị. Nhờ nhu cầu khách hàng tăng cao và ổn định, iPhone 12 có thể sẽ vượt qua kỷ lục của iPhone 6. Hai mẫu iPhone 6 và 6 Plus ra mắt năm 2014, từng giúp đưa doanh số iPhone đạt mức 231 triệu chiếc vào năm 2015 và là thế hệ iPhone thành công nhất từ trước đến nay. Trong các năm gần đây, Apple thường giảm số đơn hàng iPhone theo mùa vụ. Tuy nhiên, trong ba tuần gần đây, những chuỗi cung ứng không nhận được yêu cầu cắt giảm từ đối tác Mỹ. Đây là điều hiếm có trong nhiều năm qua.

7/ Hôm nay, Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia đã kêu gọi chính phủ chuẩn bị kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho giới công nhân dệt may nước này, cũng như khuyến nghị đưa các nhà máy dệt may vào danh sách ưu tiên trong chiến dịch tiêm chủng. Chính phủ Campuchia đã có kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 miễn phí cho các công nhân dệt may nước này nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động cũng như lợi ích của của chính các nhà máy. Campuchia đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên toàn quốc sau khi nhận được 600.000 liều vaccine Sinorpharm (Trung Quốc) và 324.000 liều vaccine AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất thông qua cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

8/ Tập đoàn Intel sẽ mở rộng đáng kể năng lực sản xuất chip tiên tiến của mình khi giám đốc điều hành mới công bố kế hoạch chi tới 20 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy ở Arizona và mở cửa nhà máy cho khách hàng bên ngoài. Intel hiện là một trong số ít các công ty bán dẫn còn lại vừa thiết kế vừa sản xuất chip của riêng mình. Trong khi các nhà thiết kế chip đối thủ như Qualcomm và Apple chỉ dựa vào các nhà sản xuất hợp đồng. Chiến lược này sẽ thách thức trực tiếp hai công ty khác trên thế giới có thể sản xuất chip tiên tiến nhất là Công ty TNHH Sản xuất Chất bán dẫn của Đài Loan (TSMC) và Công ty Điện tử Samsung của Hàn Quốc. Nó cũng nhằm mục đích nghiêng cán cân quyền lực về công nghệ trở lại Hoa Kỳ và châu Âu khi các nhà lãnh đạo chính phủ ở cả hai lục địa đều lo ngại về rủi ro của việc tập trung sản xuất chip ở Đài Loan do căng thẳng với Trung Quốc.

9/ Pfizer đã bắt đầu thử nghiệm tính an toàn trên con người đối với một loại thuốc viên mới để điều trị Covid-19, có thể được sử dụng khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nếu thành công trong các thử nghiệm, thì thuốc dạng viên này có thể được kê đơn sớm trong trường hợp lây nhiễm để ngăn chặn sự nhân lên của virus trước khi bệnh nhân bị ốm nặng. Nếu mọi thứ vẫn tiếp tục diễn ra tốt đẹp, thì Pfizer có thể bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 và giai đoạn 3 vào đầu quý II, với khả năng cho phép nó được sử dụng khẩn cấp từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm vào cuối năm nay, tùy thuộc về cách đại dịch tiến triển. Hơn thế nữa, Pfizer cũng đang hiện thử nghiệm một loại thuốc kháng Covid-19 khác dưới dạng tiêm tĩnh mạch ở một số bệnh nhân Covid-19 nhập viện.

Nếu mọi thứ vẫn tiếp tục diễn ra tốt đẹp, thì Pfizer có thể bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 và giai đoạn 3 vào đầu quý II.

10/ Asset World, tập đoàn kinh doanh bất động sản và khách sạn của tỉ phú Thái Lan, Charoen Sirivadhanabhakdi, đang lên kế hoạch mua lại các khách sạn đang gặp khó khăn do Covid-19 nhằm đón đầu sự phục hồi của ngành du lịch Thái Lan mở cửa trở lại dự kiến vào cuối năm nay. Tập đoàn sẽ đầu tư 30 tỉ baht (gần 1 tỉ USD) trong giai đoạn 2021-2025 cho việc thu mua này.

Hơn 100 khách sạn lớn đang rao bán ở Thái Lan và con số này đang tăng lên từng ngày. Asset World lên kế hoạch thâu tóm các khách sạn mất khả năng hoạt động do hết tiền từ năm ngoái. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong suốt năm qua, khiến thời điểm mua bị dời nhiều lần. Hiện Asset World hiện sở hữu 15 khách sạn ở Bangkok, Hua Hin, Samui, Phuket và Chiang Mai và cũng phát triển các dự án cao ốc văn phòng, bán lẻ và các dự án giải trí ở các điểm đến du lịch.

Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA

Chipset MediaTek Wi-Fi 6 được sử dụng cho Máy tính xách tay chơi game mới của ASUS