Ảnh minh họa

Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Hồng Thu, giám đốc công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu, Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trong cuộc trao đổi với Thế Giới Hội Nhập.

Sau chuyến đưa xoài đi Mỹ đầu tiên (8 tấn), hai tuần nay công ty còn xuất thêm 60 tấn sang Mỹ. Tuỳ vào đơn đặt hàng của đối tác mà mỗi chuyến công ty gởi 1 – 3 tấn xoài qua đường hàng không sang Mỹ. Cái khó nhất bây giờ không phải nằm ở chỗ chất lượng, mà chi phí vận chuyển của mình cao quá. Đối tác nói hàng của mình chất lượng không thua các đối thủ, nhưng lấy hàng chi phí cao, về lâu dài mình sẽ bị cạnh tranh về giá.

Sản lượng xoài xuất đi Mỹ thật ra không phải là nhiều, nhưng mình được tiếng vang. Các thị trường khác, đối tác khác nhìn thấy hàng của mình vào Mỹ được, nên tăng thêm uy tín. Hiện nay, các địa phương đang quy hoạch vùng trồng, các chương trình hỗ trợ trồng xoài của nhà nước, tư nhân đều hướng tới sản xuất sạch, có tiêu chuẩn, cho nên doanh nghiệp làm hàng đỡ lo.Vấn đề sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật thì không sợ, vì tất cả đều có chứng nhận VietGAP tới GlobalGAP. Doanh nghiệp phải liên kết với nông dân thông qua các chương trình khuyến nông, các hợp tác xã, tổ hợp tác có uy tín, sản xuất có quy trình đàng hoàng, đồng thời tư vấn nông dân yêu cầu từ nhà nhập khẩu người ta chuộng loại xoài gì, kích cỡ bao nhiêu, màu sắc thế nào…”

Vùng nguyên liệu xoài của Chánh Thu hiện nay có khoảng 500ha, mỗi tháng công ty xuất khẩu đi các nước khoảng 600 container, gồm nhiều loại trái cây.Làm trái cây xuất khẩu nhiều năm nay, kinh nghiệm cho thấy phải ổn định đầu ra cho vùng nguyên liệu, từ đó cân bằng lợi ích cho người trồng. Giá cả mua từ nhà vườn liên kết phải từ bằng hoặc cao hơn các chành, vựa của lái…

>>Để quả xoài vào Mỹ

>>Người Việt ở Mỹ: Ăn xoài cho thoả nỗi nhớ

>>Gia tăng giá trị trái xoài, cách nào?

>>Địa lợi, nhân hoà và GAP

>>Xoài làm thay đổi gu trái cây của người Mỹ

Lan Hoàng