Nông sản đang gặp khó từ thị trường xuất khẩu chính, còn thực phẩm xuất khẩu thì có nhiều đòi hỏi về tiêu chuẩn và xuất hiện nhiều xu hướng tiêu dùng mới. Từ đó, Hội DN HVNCLC, trong chương trình thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch nông sản-thực phẩm, đã tổ chức một tour đi học – nghiên cứu tại các trung tâm nổi tiếng về thực phẩm ở Thái và ngay tại Hội Chợ Thaifex (đoàn có 40 nghiên cứu viên và học viên với sự hướng dẫn của TS Đàm Sao Mai (chuyên về phát triển sản phẩm) và Ngô Đình Dũng (chuyên về phân tích thị trường).

Tính đến 30/5/2019, study tour đã đi thăm xong 3 điểm:

1/ Trung tâm Food Innopolis trong Đại học Thammasat, tìm hiểu tổng quan về hệ sinh thái ngành Công nghiệp thực phẩm Thái Lan (ngày 27/5/2019).

2/ Cty Bao bì lớn nhất Thái Lan- CT Prepack Thailand

3/ Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ Thái, Trung tâm thử nghiệm thực phẩm nhằm hỗ trợ DN nhỏ chuỗi OTOP – mỗi làng một SP-tại Thái (Thailand Institute of Science and Technological Research-Food Innovation Service Plant)

Và điểm thứ 4, sẽ thăm tiếp vào ngày 2/6/209 là Trung tâm Thực hành về an toàn của ngành Công nghiệp thực phẩm : Betagro – Innovation Center và Factory.

Trong 3 ngày 29, 30/5 và 1/6, đoàn DN và học viên đang đi thăm các khu vực gian hàng (có hơn 2.500 gian hàng của 41 nước và các tổ chức quốc tế), đặc biệt là khu Thông tin về Đổi mới sáng tạo của ngành Công nghiệp thực phẩm toàn thế giới và kết quả nghiên cứu sâu về những nét mới của thị trường thực phẩm TG sau 2019.

Sau đây là bài ghi nhận đầu tiên của tôi sau mấy ngày đi thăm hội chợ và dự hội thảo, tọa đàm. 

BỐN XU HƯỚNG CHÍNH CỦA TIÊU DÙNG THỰC PHẨM TOÀN CẦU SẮP TỚI?

Đó là: Sản phẩm không nên chứa GLUTEN, ĐƯỜNG và KHÔNG GÂY DỊ ỨNG. Đang nổi bật một làn sóng mới của THỰC PHẨM ĂN LIỀN. Các siêu thực phẩm quí giá đang được săn tìm là những gì? Các dạng PROTEIN thay thế khi biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng hành tinh.

1/Sản phẩm không nên chứa GLUTEN, ĐƯỜNG và KHÔNG GÂY DỊ ỨNG.

Người tiêu dùng đã và đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm không chứa gluten, không chứa đường và không gây dị ứng. Tất cả cũng do người tiêu dùng ngày càng có ý thức: Ăn uống phải tốt cho sức khỏe. Năm 2018, 23% sản phẩm thực phẩm và đồ uống mới bắt đầu nhấn mạnh các yêu cầu này.

Thị trường thực phẩm thế giới dự kiến sẽ ghi nhận CAGR ước tính 4,84% từ 2018 – 2023. Thị trường bán lẻ các sản phẩm không chứa gluten nổi bật; nó được dự đoán, mức tăng trưởng toàn cầu lên 4,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, tức là tăng 3 tỷ đô la Mỹ từ năm 2016 .

Nổi bật nhiều sản phẩm bánh, kẹo không chứa gluten.

2/Đang nổi bật một làn sóng mới của THỰC PHẨM ĂN LIỀN

Sự gia tăng các sản phẩm ăn liền (RTE), chủ yếu phục vụ cho dân số ASEAN với lực lượng lao động bùng nổ là các millennials, đến năm 2025, họ sẽ chiếm 3/4 tổng lực lượng lao động toàn cầu. Do lối sống bận rộn, di chuyển nhiều, không có thì giờ chế biến thức ăn, lại theo các chế độ ăn kiêng đa dạng, họ muốn thực phẩm tiện lợi và cá nhân hóa, dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm RTE tăng lên. 

Qui mô các gia đình cũng ngày càng ít người hơn và nấu các bữa ăn công phu, chi tiết không còn là lựa chọn đáng giá như trước. 

Một ví dụ cho xu hướng ngày càng tăng của các sản phẩm RTE là hộp bento (như kiểu Nhật) được bán thông qua các phương tiện bán lẻ không người lái, chẳng hạn như máy bán hàng tự động. 

Konbini Vending & Automatic, hiện đang phục vụ thị trường Thái Lan và Singapore, hiện đang có kế hoạch thâm nhập các thị trường ASEAN khác như Việt Nam. 
RTE kết hợp với việc sử dụng máy bay không người lái như một hình thức giao hàng nhanh. Ví dụ, Fling Asia đang lên kế hoạch ra mắt dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái F & B trong một khu vực nhỏ của Thái Lan vào quý II năm 2019.

3/Các dạng protein thay thế & sự phổ biến của ĂN CHAY

Một xu hướng thực phẩm đang phát triển khác là thịt thay thế, được thúc đẩy cấp bách hơn bổ tình hình biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) cho thấy rằng 18% lượng khí thải nhà kính toàn cầu đáng kể là do sản xuất chăn nuôi. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc tìm kiếm các sản phẩm thay thế thịt nuôi như thịt nuôi cấy và các sản phẩm thay thế từ thực vật. 
Bạn có biết rằng bốn trong số năm thị trường ăn chay hàng đầu trên toàn cầu hiện nay đặt ở châu Á? 

Ấn Độ dẫn đầu với 390 triệu người ăn chay, tiếp theo là Indonesia (66,9 triệu), Trung Quốc (51,9 triệu) và Pakistan (33,2 triệu). Innova Market Insights chia sẻ nhiều thông tin chi tiết bằng triển lãm và hội thảo: ’10 xu hướng tiêu dùng hàng đầu năm 2019 ‘ tại HC.

Ngoài các sản phẩm từ thực vật, côn trùng ăn được cũng đang ngày càng phổ biến và được chấp nhận. Hiệp hội côn trùng thực phẩm và thức ăn châu Á (AFFIA), khyến khích sử dụng côn trùng làm thức ăn đang phát triển các dòng sản phẩm dựa trên côn trùng, mì ống, bánh mì kẹp thịt, bánh mì và thậm chí bơ đậu phộng.

4/Đâu là các ‘siêu thực phẩm” mà công nghiệp thực phẩm thế giới sục tìm?

Đây là những thực phẩm dự kiến sẽ trở thành món chủ lực trên bàn ăn của người tiêu dùng. Người châu Á đang giảm ăn gạo ăn và các siêu thực phẩm sẽ lấp vào cho đầy, khoảng trống này. Sản xuất các siêu thực phẩm phổ biến, như hạt mè, hạt chia, quinoa, rong biển và kombucha là một ngành công nghiệp tỷ đô.

Chỉ riêng thị trường hạt chia dự kiến sẽ tăng lên giá trị 2,1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022, và đã tăng 1,8 tỷ đô la Mỹ từ năm 2017. 

Kim Hạnh